Đông Nam Á thụt lùi trong khi Miến Điện đi tới rfi



tải về 11.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích11.62 Kb.
#13504
Đông Nam Á thụt lùi trong khi Miến Điện đi tới

RFI

Thái Lan, phản kháng trong tiếng cười và nước mắt. Ở Đông Nam Á, độc đoán lên ngôi trong khi các quyền tự do bị vất bỏ. Đó là tựa của hai bài báo của Libération về tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á theo chế độ đa đảng nhưng dân chủ nhường chổ cho các lãnh đạo cai trị độc đoán.

Trước hết là trường hợp Thái Lan. Hai năm sau cuộc đảo chính, chế độ quân sự lún sâu vào chuyên chế. Tuy nhiên, các biện pháp trấn áp dù thô bạo, núp sau vỏ bọc « bảo vệ vương quyền » vẫn không dập tắt được tiếng phản kháng của giới trẻ mà « lòng quả cảm, tính khôi hài, sử dụng pháp luật và mạng xã hội » là vũ khí để tranh đấu bảo vệ không gian tự do. Cha của một sinh viên nạn nhân của chính quyền quân sự khẳng định : « Chưa bao giờ một chính quyền do quân đội cầm đầu phải đối phó với sức mạnh khủng khiếp của mạng xã hội và internet » như chế độ của tướng Chan-O-Choa.

Cụ thể, một nhóm sinh viên thanh niên đệ đơn kiện chính quyền quân sự tội « vi phạm hiến pháp » của chế độ quân chủ lập hiến. Ở các chế độ dân chủ, kiện chính phủ là chuyện bình thường, nhưng ở nước Thái Lan của tướng Chan-O-Choa, hành động này vô cùng can đảm. Toà sơ thẩm và phúc thẩm đã bác đơn, nhưng hiệp hội luật sư nhân quyền cho biết họ sẽ đưa lên Tối cao Pháp viện.

Một sinh viên bị bắt vì đọc to quyển tiểu thuyết « 1984 » của nhà văn George Orwell ở một nơi công cộng, nội dung mô tả một lãnh tụ bí danh « anh cả » đứng đầu một chế độ công an trị. Ra tù, sinh viên này lấy bí danh là Champ1984 cho biết phong trào tranh đấu « bắt đầu từ số không ». Khởi đầu là một nhóm sinh viên « tân dân chủ » ở đại học Thamasat, rồi lan dần ra các đại học khác.

Họ tập trung ở Bangkok trước, vì ở thủ đô có nhiều báo chí. Để đối phó với bạo lực, giới trẻ dùng vũ khí hiệu quả nhất là nhạc hài vì các tướng lãnh rất sợ bị chế nhạo, bị mất uy thế vì bị đem ra làm trò cười cho dân chúng.



Nhưng theo Libération, Thái Lan chỉ là con bệnh biểu tượng của xu hướng « độc tài hóa » mà một số nước Đông Nam Á đang ngả theo. Từ Cam Bốt của Hun Sen, nay tự xưng và bắt báo chí phải nghi là « thủ tướng siêu đẳng, siêu cường » , thủ tướng Najib Razak của Malaysia bị tố tham ô cho đến Philippines của tổng thống mới đắc cử Rodrigo Dutarte, kẻ chủ trương « quên đi nhân quyền ».

Theo giải thích của chuyên gia Pháp David Camroux thì dường như đại bộ phận thành phần trung lưu nghĩ rằng chế độ dân chủ không đủ hiệu quả để mang lại phúc lợi xã hội và chống tham ô. Ý tưởng ở tây phương cho rằng giai cấp trung lưu mang lại dân chủ dường như không chính xác ở châu Á. Thành phần này khám phá ra rằng giới lãnh đạo muốn duy trì một nhà nước yếu để dễ khuynh đảo. Do vậy, họ đòi một chính quyền mạnh. Cuối cùng, Miến Điện, tuy con đường dân chủ hóa còn bất trắc, nhưng có thể xem là « gương mẫu » so với Thái Lan, Cam Bốt.
tải về 11.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương