ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)



tải về 260.01 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích260.01 Kb.
#3009
1   2   3   4

Tóm lại : Những tín ngưỡng, lễ hội, tập tục của người Việt cổ thời Hùng Vương đánh dấu một cuộc sống mới vui tươi, tập thể và hòa hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung trong tín ngưỡng, lễ hội, mỗi làng, chạ vẫn có những sinh hoạt văn hóa riêng của mình.

e. Nghệ thuật

Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc là trống đồng và thành Cổ Loa.



  • Trống đồng là sản phẩm nghệ thuật trang trí và kĩ thuật đúc đồng đương thời. Mặc dù vào đầu công nguyên, các lực lượng xâm lược đã nhiều lần thu vét trống đồng của người Việt cổ đưa về nước hoặc phá đi. Nhưng đến nay các nhà khảo cổ vẫn phát hiện được hơn 170 chiếc ở khắp nơi trên đất bắc Việt Nam. Trống đồng thể hiện một trình độ kĩ thuật luyện kim đương thời.

Kiểu dáng các hình trang trí trên mặt trống, tang trống thể hiện một trình độ nghệ thuật cao, óc thẩm mĩ tịnh tế, một quan niệm nhất định về quan hệ giữa người và thế giới xung quanh. Cấu tạo của trống hài hòa, cân đối. Chẳng hạn, khi quan sát trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, ta có thể thấy : mặt trống tròn, giữa có ngôi sao nhiều cánh, xung quanh có hàng chục vành, mỗi vành có một loại hoa văn khác nhau : hươu, nai, chim…tất cả đều được khắc môt cách tinh tế, có cùng kiểu dáng, đều đặng và đẹp. Tang trống in nổi hình chiếc thuyền có người chèo, người cầm cung tên. Các thuyền này vừa thuộc loại thuyền đua, vừa thuộc loại thuyền chiến.

Mỗi chiếc trống đồng thường có cách trang trí khác nhau, mặc dầu vẫn giữ được những nét đặc sắc chung, nhưng không dừng lại ơ một trình độ cách điệu như nhau. Hoa văn trên trống đồng phản ánh cả một bước tiến của quan niệm thẩm mĩ của người thợ thủ công đương thời.

Trống đồng vừa là nhạc khí vừa là hiện vật tượng trưng cho uy quyền của người thủ lĩnh.


  • Thành Cổ Loa được xây dựng vào thời An Dương Vương, trên một bờ sông Hoàng thuộc châu thổ sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, thành có hai vòng hình bầu dục, cao khoảng 12 m, chân được kè đá vững chãi. Chu vi của thành ngòai khoảng 8km, của thành trong là 6.5km. Tất cả đều bằng đất. Ở giữa thành trong là một vùng đất rộng, nơi đặt vinh thự của An Dương Vương và các Lạc tướng, Lạc hầu. Ở đây cũng có các trại binh, kho vũ khí.

Thành Cổ Loa vừa là một đô thành, vừa là một quân thành, một mô hình phổ biến của các hoàng thành thời xưa.

Âm nhạc, nhảy múa đã trở thành một nhu cầu trong các buổi sinh hoạt lễ hội hay giải trí. Những hình người hóa trang long chim, tay nắm tay nhau như đang nhảy múa được in trên trống đồng Ngọc Lũ gọi lên một cảnh múa xòe của người Thái ngày nay. Nhạc khí chiêng, cồng, trống, sênh, phách, khèn…đã nói lên sự phong phú của âm nhạc đương thời. Không dùng lại ở nhảy múa ca hát, họ còn tổ chức các cuộc đua tài mà trong những biểu hiện của nó là hình thành những chiếc thuyền đua trên tang trống đồng. Những người chèo thuyền vui khỏe sau những ngày lao động vất vả. Những cuộc đua thuyền vừa chuẩn bị cho lao động , vừa là chuẩn bị cho chiến đấu giữ nước, giữ làng. Ý thức về tộc người, về đất nước đã hình thành dù còn chưa vững chắc.



----------------------------------------------------=--------------------------------------------------------------------

7. Bối cảnh lịch sử và điều kiện hình thành phát triển nền văn minh Đại Việt ?

Đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ - Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau những tháng năm dài dưới ách đô hộ ngoại bang. Đặc biệt từ sau cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Tiên Hoàng, nền thống nhất đất nước được khôi phục và củng cố thêm một bước dưới thời Tiền Lê. Nhà Lê suy vong nhà Lý lên thay.

Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, ông cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là một bước tiến mới thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc của giai cấp thống trị dân tộc. Cũng từ đây Thăng long đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của nước Đại Việt và Việt Nam sau này.

a. Thời kì độc lập tự do của quốc gia Đại Việt kéo dài gần 1000 năm từ TK X – XIX đây là thời kì độc lập lâu dài nhưng không phải độc lập trong thanh bình mà luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm : hai lần chống Tống, ba lần chống quân Mông – Nguyên thời Trần, chống quân xâm lược Minh của Vương triều Hồ lãnh đạo quét sạch quân Minh, chống Xiêm – Thanh, chính cuộc sống trong độc lập, trong đấu tranh đó đã tác động đến tâm tư tình cảm của con người Việt Nam. Lòng yêu nước trở thành tình cảm và tư tưởng cao quý nhất và sâu sắc nhất của họ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cả tư tưởng chủ đạo của nền văn hóa, văn minh đó.

b. Nền văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ những truyền thống sản xuất chiến đấu của tổ tiên, được kê thừa những di sản văn hóa, văn minh của thời kì Văn Lang – Âu Lạc và hàng nghìn năm chiến đấu chống Bắc thuộc. Vì vậy nó càng có điều kiện phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước được thanh bình.

Đây là thời kì hình thành của chế độ phong kiến từ TK X tiến tới xác lập ở TK XV và đến TK XVI trở về sau, những quan hệ sản xuất phong kiến đã trở thành những quan hệ thống trị và ngày càng được củng cố. Nó dẫn đến tình trạng Đại Việt bị phân chia cắt làm hai miền : Đàng Trong và Đnàg Ngoài với ự tồn tại của các tập đoàn thống trị khác nhau.

Đến giữa TK XVIII, việc xác nhập miền đất Nam Bộ ngày nay vào lãnh thổ Đại Việt đã cơ bản hoàn thành. Cũng ở giai đoạn này, Phương tây chuyển mình mạnh mẽ với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những thuyền buôn cửa các lái buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Giava… Cuối TK XVIII lãnh thổ đã trải dài suốt từ ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mau. Sau hơn 200 năm chia cắt, chế độ phong kiến đã kiềm hãm sự phát triển của toàn xã hội và đến lúc phải thống nhất đất nước trong tình hình mới.

Phong trào nông dân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giao phó, tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong và vua Lê chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Và đánh tan Xiêm ở trận Rạch Gầm – Xoài Múc chiến thắng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mãn Thanh, vĩnh viển xóa bỏ ranh giới sông Gianh. Đại Việt lại trở thành một nước thống nhất với những tiềm lực mới, nhưng triều đại Nguyễn ở TK XIX đã không đủ khả năng sử dụng những tiềm lực đó.

Đất nước ở trạng thái trì trệ, mâu thuẫn và chẳng bao lâu đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân pháp.

Hoàn cảnh xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nền văn hóa và văn minh Đại Việt.



c. Nhưng mặt khác, trong điều kiện hòa bình, dân số vẫn ngày càng tăng lên nhu cầu khẩn hoang đặc biệt là vùng đất phía năm, đang từng bước sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng làm tăng thêm những sản phẩm mới của đất đai, núi rừng, sông biển. Thủ công nghiệp phát triển kĩ thuật loại hình sản phẩm. Đó là cơ sở quan trọng để mở rộng hơn nữa sự phân công lao động xã hội, tạo tiền đề cho sự ra đời của đo thị.

TK XVI-XVII đã có sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đại Việt không chỉ buôn bán với TQ, NB, AĐ mà còn buôn bán với TBN, BĐN….do sự phát triển của thủ công nghiệp, lâm nghiệp dẫn đến sự ra đời của đô thị Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An..

Giáo dục ngày càng phát triển cuối thời Trần sang thời Lê sơ khoa cử đã trở thành một trong những phương thức tuyển chọn quan lại của triều đình, hầu hết các làng ở Đàng ngoài và sau đó ở Đàng trong đều có các lớp học tư do các thầy đồ phụ trách. Làng đã dành một số ruộng phục vụ việc nuôi thầy và khuyến khích học tập.

---------------------------------------------------==-------------------------------------------------------------------



8. Những thành tựu chính về chính trị, kinh tế, giáo dục mà nhân dân ta đã đạt được trong thời kì văn minh Đại Việt ?

a. Thành tựu chính trị

  • Tổ chức bộ máy nhà nước

Ngay từ buổi đầu độc lập, dân tộc ta bắt tay vào việc xây dựng cho mình một nhà nước riêng theo mô hình quân chủ chuyên chế. Nhà nước gồm hai bộ phận : trung ương và địa phương

Chính quyền trung ương đứng đầu là vua – người nắm mọi quyền lực chủ yếu của đất nước. Vua có quyền quyết định tối cao cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo. Vua thống trị theo cha truyền con nối. Dưới vua đó là tả hữu tướng quốc và tam thái, tam thiếu, tam tư. Ngoài ra còn có cả hệ thống cơ quan, quan lại cao cấp khác.

Ở địa phương, mặc dù làng xã là cơ sở nhưng bên trên đã có một hệ thống hành chính lớn nhỏ khác nhau, từ Lộ, Phủ, Châu đến, Huyện. Mỗi đơn vị đều có một nhóm quan lại và quân đội cai quản.

Xã không còn là những tế bào độc lập mà từ đầu thời Trần đã được nhà nước quản lí hộ tịch, ruộng đất. Sang thờ Lê sơ nhà nước tăng cường thêm một bước việc quản lí thôn xã thông qua chính sách quân điền, nhà nước bắt quan lại cấp thôn xã phải khai sổ đinh. Đến TK XV, Đại Việt đã trở thành một khối thống nhất có tổ chức và trật tự do nhà nước quản lí. Đó là một hệ thống chính quyền phong kiến tập trung cao độ, thể hiện sức mạnh chi phối của triều đình trung ương xuống các địa phương và quyền chuyên chế tuỵêt đối của nhà vua.



  • Luật pháp

Thời kì đầu tiên của quốc gia độc lập chua có luật nên nhà nước thường xử tội theo ý vua, đến thời Tiền lê luật pháp vẫn còn tùy tiện.

Năm 1002 Lê hoàn bắt đầu định luật lệ

Thời lý hoạt động lập pháp cửa nhà nước bắt đầu phát triển. Năm 1042 Lý Thái Tổ ban hành bộ luật Hình thư đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, đánh dấu một bước tiến của nền văn minh Đại Việt. Đến đời trần hoạt động luật pháp được tăng cường hơn nữa.

Năm 1230 Trần Thái Tông cho soạn Quốc triều hình luật. Luật pháp của nhà Trần về nội dung và đặc điểm cũng giống pháp luật của nhà Lý nhằm bảo vệ nền thống trị và quyền lợi kinh tế của vua quan, quý tộc, duy trì và củng cố quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền, đặc biệt là của nhà vua. Năm1483 với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức, luật pháp mới thật sự trở thành một hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Luật Hồng Đức không chỉ phản ánh những lợi ích của tầng lớp thống trị còn phản ánh thực tế phân hóa của xã hội Đại Việt đương thời.

Từ TK XVI đến đầu TK XVIII cả Đàng trong và Đàng ngoài đều sử dụng luật Hồng Đức.

Sang TK XIX Gia Long ban hành một bộ luật mới lấy tên là Hoàng triều luật lệ hay luật Gia Long. Bộ luật này được biên soạn trên cơ sở sao chép bộ luật của nhà Thanh.

Bộ luật Gia Long củng cố thêm tính chất thủ cựu, lạc hậu của chế độ chính trị làm mất dần bản sắc dân tộc.

b. Thành tựu kinh tế


  • Nông nghiệp : nông nghiệp dùng cày sức kéo trâu bò trở thành phổ biến ở vùng đồng bằng. Các vua nhà Tiền lê, nhà Lý luôn luôn chăm lo đến sản xuất nông nghiệp : đầu mùa xuân, vua thường có lễ cày tịch điền khuyến khích nông nghiệp, cấm giết trâu bò, miễn giảm thuế cho dân trong những năm màu màng thất thu.

Thời Lê sơ nhà nước ban hành phép quân điề.

Thời Lý – Trần nhân dân Đại Việt biết sử dụng kĩ thuật thâm canh trong làm ruộng, một năm hai ba vụ.

Do nhu cầu của công tác trị thủy, nhà nước rất quan tâm đến việc đắp đê. Năm 1077 nhà Lý cho đắp đê sông Như Nguyệt (sông Cầu). Năm 1108 đắp đê Cơ Xá dọc sông Hồng. Năm 1248 nhà Trần tổ chức việc đắp đê qui mô lớn ở nhiều Lộ, Phủ, thế kỉ XV vua Lê xuống lệnh đắp đê biển chạy suốt từ Ninh Bình đến nam Hải Phòng, diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng. Kĩ thuật sản xuất trồng được nhiều giống lúa khác nhau cho nâng xuất cao. Ngoài trồng lúa còn trồng cao lương, kê, khoai, sắn, trồng cây ăn quả cũng khá phát triển. Sự phát triển nông nghiệp vùa đảm bảo sự ổn định cho cuộc sống của cư dân, vừa tạo cơ sở cho sự tồn tại của bộ má nhà nước và nâng Đại Việt lên một địa vị một quốc gia cường thịnh bậc nhất Đông Nam Á vào TK XV.


  • Thủ công nghiệp : trên cơ sở nền nông nghiệp phát triển, kinh tế công thương nghiệp cũng có những bước tiến đáng kể, các nghề thủ công truyền thống như : chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, nghề rèn sắt, nghề in bản gỗ, nghề đúc đồng…….

Ở TK XV đã có những làng, phường thủ công chuyên nghiệp, phường Hàn Đào nhuộm điều, làng Huê Cầu nhuộm thâm.

Nghề gốm vốn có truyền thống lâu đời, tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng tinh xảo, thời Lý, Trần nghề gốm sứ đã đạt đến một trình độ công nghệ cao và trình độ thẩm mĩ đặc sắc được các lái buôn nước ngoài ưa chuộng.

Ở TK XVI-XVII nghề làm gốm phát triển trong cả nước, nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà, Vân Đình, Hàm Rồng, Phú Khang, Biên Hòa.

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Đến TK XVII, nhiều đồ gốm sứ nước ta xuất khẩu sang phương Tây.

Nghề làm đường phát triển cả Đàng trong lẫn Đàng ngoài.

Nghề đúc đồng nhu : Chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, và tượng phật chùa Quỳnh Lâm.

Nghề khai mỏ Đàng ngoài cũng phát triển.

Nghề làm đồ trang sức, nghề khảm vàng, bạc ngày càng đạt trình độ cao, nghề sơn mài cũng hình thành và để lại nhiều tác phẩm, được người nước ngoài ưa chuộng.

Nghề làm giấy tiếp thu công nghệ làm giấy của người Trung Quốc đã chế tạo các loại giấy bằng nguyên liệu địa phương.

Nghề đóng thuyền đã xuất hiện sớm được cải tiến không ngừng.

Nhìn chung ở thời kì Đại Việt các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển rộng rãi hơn trước, vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặc hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài. Một số nghề mới ra đời, đã đóng góp đáng kể vào bước tiến kĩ thuật và văn hóa.

c. Thành tựu về giáo dục

Ở thời kì đầu giai đoạn quốc gia phong kiến độc lập, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam.

Nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập và thi cử. Năm1070 nhà Lý dựng Văn Miếu, đúc tượng Chu Công, Khổng Tử, mở Quốc Tử Giám, là nơi dạy học cho con vua và con em hàng ngũ quí tộc quan lại.

Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để lựa chọn nhân tài.

Thời Trần nhà nước chính qui hóa việc học hành, thi cử, lập quốc học viện để cho con em quí tộc, quan lại, vào học. Năm 1247 nhà Trần đặt danh hiệu tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) dành cho những người đỗ đầu. Nhiều nhà nho xuất hiện và ngày càng có địa vị trong xã hội như: Mạc Đỉnh Chi, Trương Hán Siêu, Chu Văn An….

Sang nhà Lê việc giáo dục càng được chú trọng, mở mang, cơ quan giáo dục lớn nhất là quốc Tử Giám. Tại các đạo, bên cạnh các trường do nhà nước quản lí còn có các lớp học tư. Giáo dục thời Lê sơ so với thời Lý – Trần có phần rộng rãi hơn. Con em quí tộc, quan lại được đi học, đi thi mà cả con em bình dân học hành ưu tú cũng được đi học, đi thi, không kể giàu, nghèo.

Các trường học được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo một tầng lớp nho sĩ đông đảo trung thành với chế độ phong kiến, tài liệu học tập đều là giáo lí nho gia, như Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử.

Năm 1427 Lê lợi đã cho mở kì thi đầu tiên lấy 36 người đỗ tiến sĩ. Năm 1429 Lê lợi mở khoa thi Minh Kinh để khảo xét các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống. Năm 1434 Lê lợi bắt đầu qui định các thể lệ thi cử và bàn định mở khoa thi tiến sĩ, đặc biệt Lê Nhân Tông, Thánh Tông chế độ khoa cử ngày càng phát triển. Hệ thống quan lại của nhà Lê đều được tuyển qua thi cử, chỉ có số ít là quý tộc, tôn thất.

Tuy nhiên trước ảnh hưởng của quan hệ hàng hóa, tiền tệ và sự sa đọa của hàng ngũ quan lại, giáo dục thi cử ngày càng suy thoái.

Ở Đàng trong, từ năm 1464 chúa Nguyễn cũng mở khoa thi chính để chọn người làm quan, nội dung học tập vẫn là Tứ thư Ngũ kinh.

Ở Đàng ngoài cứ 9 năm mới tổ chức thi một lần và số người đỗ đạt mỗi khoa không nhiều (khoảng từ 5 đến 7 người).

Thời Tây Sơn Quang Trung ban hành “Chiếu lập học” bắt các xã phải mở lớp học cho dân năm 1789 Quang Trung đã mở kì thi Hương đầu tiên ở Nghệ An. Năm 1822 nhà Nguyễn mở khoa thi hội đầu tiên. Từ đó về sau nhà Nguyễn vẫn tổ chức các kì thi để tuyển lựa người tài sung vào bộ máy nhà nước.





~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~Trang - -~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 260.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương