ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)


Loại hình khai hoang do nhà nước chủ trì



tải về 260.01 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích260.01 Kb.
#3009
1   2   3   4

2. Loại hình khai hoang do nhà nước chủ trì

a. Hình thức đồn điền : bao gồm các loại

- Đồn điền do binh lính làm, đồn điền do tù phạm làm. Việc cày cấy hoa lợi thu được đều là của chung, không chia đất riêng cho từng người.

- Đồn điền do dân thường làm đất trong phạm vi đồn điền được chia cho từng người, mỗi người được khoảng 2ha.

Kết quả của việc lập đồn điền 1814 có 9876 người đến 1822 giảm xuống còn 9703 người. Năm 1854 giảm xuống còn 7500 người. Như vậy, tổng cộng khoảng 2709 người, diện tích được khia phá 54158 ha.

b. Hình thức khẩn hoang lập ấp

- Nguyễn Văn Thoại mộ dân khai hoang lập ấp được khoảng 20 xã, thôn.

- Nguyễn Tri Phương tổ chức mộ dân khẩn hoang lập ấp với quy mô lớn nhất năm 1853 lập được 124 ấp.

Hình thức đưa tù phạm đi khai hoang mà địa điểm chính là An Giang, nhà nước giao cho từng người cấp cho trâu, bò, nông cụ, lương thực....



III. Kết quả khẩn hoang

Theo kết quả đo đạt 1836 tổng diện tích đất đai khai hoang ở Nam Kì lục tỉnh là 630075 mẫu, trong khi đó những năm 70 của thế kỉ XVIII là 162241 như vậy trên thực tế tăng được 467834 mẫu.



IV. Tình hình canh tác

Về phương thức canh tác cũng như thế kỉ XVIII chưa có gì thay đổi lớn. 1868 tổng số diện tích đất trồng lúa chiếm gần 79% tổng diện tích đất canh tác.



V. Những biến động kinh tế – xã hội

1. Dân số tăng nhanh

- Năm 1819 số dấn đinh 97100 người, còn dân số 485500 người, đến năm 1829 số dân đinh giảm xuống 8790 người và dân số 593950 người.

- Năm 1847 số dân đinh là 165598 người dân số tăng lên 827999 người.

- 1867 theo thống kê của Pháp dân số Nam Kì tăng lên 1204278 người.



2. Kinh tế phát triển

a. Nông nghiệp

Diện tích ngày càng được mở rộng đất canh tác, lúa cũng tăng lên nhiều nên sản lượng lúa gạo sản xuất ra cũng tăng mạnh và số thóc gạo dư thừa để xuất khẩu cũng tăng lên. Lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chính của Nam Kì lục tỉnh, bán ra các tỉnh ở miền Trung và ở nước ngoài.



b. Thủ công nghiệp

Có bước phát triển mới và ở Nam Kì lục tỉnh có thể sản xuất được một số sản phẩm cần thiết phục vụ cho cuộc sống và trao đổi với các vùng các ngành nghề thủ công phát triển mạnh lúc bấy giờ như : đóng ghe, tàu, dệt, khai mỏ sắt, làm đồ sắt, làm dầu đậu phọng, làm đường mía...



c. Thương nghiệp

Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa Nam Kì lục tỉnh phát triển lên một bước. Việc mua các sản phẩm nông-lâm-thủy sản, các sản phẩm thủ công nghiệp trong nội vùng trở nên tấp nập hơn, tỉnh nào cũng có nhiều tụ điểm mua bán nhiều chợ búa (theo Đại Nam Nhất Thống Chí).

Đến giữa thế kỉ XIX toàn Nam Kì có 93 chợ lớn, nhỏ việc mua bán giữa Nam Kì lục tỉnh giữa trong nước và ngoài nước cũng phát triển hơn các thế kỉ trước.

3. Mâu thuẫn xã hội gia tăng

Giai cấp địa chủ đã hình thành ngay từ lúc mới bắt đầu vùng Đồng Nai-Gia Định nhưng số lượng còn ít. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII tầng lớn điền chủ đã khá đông đảo và sang nửa đầu thế kỉ XIX cùng với đà tiến chuyển của công cuộc khẩn hoang thì tầng lớp điền chủ lại lớn mạnh hơn về số lượng và tài sản, trong khi đó người nông dân nghèo vẫn nghèo vì nạn cho vay nặng lãi và kim tính đất đai cửa địa chủ, khiến cho nhiều người không có ruộng đất canh tác phải đi cày cấy làm thuê, làm mướn hoặc làm tá điền cho điền chủ.

Sự phát triển mạnh mẽ của sở hữu ruông đất lớn, của giai cấp địa chủ cùng với tình trạng ruộng đất công chia cho dân ngày càng bị thu hẹp khiến cho sự phân hóa ở Nam Kì lục tỉnh ngày càng thêm sâu sắc. Trong nửa đầu thế kỉ XIX mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp điền chủ ngày càng trở nên quyết liệt và đã dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra như : khởi nghĩa của Hà Âm Hà Dương (1838, 1846) Khởi nghĩa của Lâm Sâm Trà Vinh 1841.

- CÁC NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM



1. Hãy hiểu một cách gọn, đủ hai khái niệm văn hóa, văn minh ?

a. Văn hóa

Con người có bà tư chất quý giá nhất : trí tuệ, tiếng nói và lao động. Trong quá trình thích ứng và chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển, con người ngay từ buổi đầu đã sống hợp quần, đã biết sử dụng và phát huy ba tư chất quí giá riêng của mình. Trong lao động và sinh sống hợp quần, họ đã phát triển dần các tư chất như tiếng nới, trí tuệ để tạo nên một cái “thiên nhiên thứ hai” của mình, đó là xã hội. Cuộc sống ngày càng phát triển, sự kết hợp giữa ba tư chất nói trên đã giúp con người tạo nên được những cái gọi là tri thức, là kinh nghiệm, là phát minh nhằm nâng cao ổn định năng suất, kết quả của lao động sản xuất, ổn định các mối quan hệ xã hội. Tất cả những gì con người tạo ra đó, từ những công cụ, dụng cụ thô sơ nhất, những qui tắc ứng xử đơn giản nhất, đều có tác dụng tích cực đối với cuộc sống riêng của mỗi người cũng như cuộc sống chung của cả cộng đồng, đối với việc duy trì và phát triển xã hội loài người.

Vậy có thể hiểu, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử thực tiễn. Để nhấn mạnh nội dung chính của khái niệm “văn hóa”, ta cũng có thể hiểu nó là “tổng hòa các giải pháp mà con người tìm thấy cho các vấn đề do môi trường xung quanh đặt ra cho nó”. Một chiếc rìu tay bằng đá, một cái bình bằng đất nung, một sợi dây chuyền kim loại, tập quán nhuộm răng, ăn trầu, một định lí toán học, một hệ thống chữ viết, tục thờ cúng….đều là những biểu hiện của văn hóa. Ở mỗi một biểu hiện đó ta đều thấy có yếu tố tự nhiên, yếu tố con người và giá trị tinh thần.

Khi một dân tộc hình thành thì những nét văn hóa đó sẽ trở thành bản sắc, phân biệt văn hóa của dân tộc đó của các dân tộc khác. Chính vì vậy mà chúng ta thường nói văn hóa Việt, văn hóa Thái, văn hóa Chăm và sau đó, văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Quốc, Văn hóa Nhật Bản và sau nữa là văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đông.

Bên cạnh là nghĩa rộng của khái niệm văn hóa. Trong cuộc sống hiện tại, khái niệm văn hóa được hiểu hẹp hơn, nhằm chỉ sinh hoạt tinh thần của con người, thậm chí chỉ là sinh hoạt nghệ thuật, tín ngưỡng, trong văn hóa theo nghĩa hẹp này, người ta cũng phân thành các loại văn hóa ứng xử, văn hóa ăn uống….

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, như lịch sử đã cho thấy, sự giao lưu, tiếp xúc, hòa hợp giữa các tộc người, các dân tộc ngày càng mở rộng, chặt chẽ. Giao lưu văn hóa đã trở thành tất yếu và cũng là một nhân tố cực kì quan trọng của sự phát triển xã hội. Trong giao lưu, có những nét văn hóa mất đi nhưng cũng có nét văn hóa được du nhập. Giữ gìn và tiếp thu văn hóa là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.



2. Văn minh

Văn minh về văn hóa xuất phát từ cùng một nội dung họat động của con người, do đó, chúng ta có thể hiểu văn minh là trình độ phát triển cao của văn hóa.

Enghen đã định nghĩa : “Như vậy, văn minh là giai đoạn phát triển xã hội mà trong đó sự phân công lao động, sự trao đổi giữa người và người bắt nguồn từ sự phân công đó và nền sản xuất hàng hóa bao trùm cả hai sự kiện trên đạt đến mức phát triển đầy đủ và làm đảo lộn toàn bộ xã hội trước đó”. Từ một cách nhìn chung, có người định nghĩa “Văn minh là trình độ phát triển cao của văn hóa, khi mà con người ý thức được vai trò của văn hóa, hiểu được khả năng của những gì họ nhận thức được vai trò của văn hóa, hiểu được khả năng cửa những gì họ nhận thức được để giải đáp các vấn đề đặt ra”. Cũng cùng cách hiểu đó, có người nhấn mạnh thêm mục tiêu của văn minh là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, con người hoàn thiện hơn.

Trên cơ sở những cách hiểu khác nhau đó, chúng ta có thể định nghĩa, văn minh là trạng thái xã hội đã vượt qua thời kì dã man, bất an, đã có sự phân công lao động và giao lưu kinh tế để trên cơ sở đó, tổ chức thị tộc được thay thế bằng một tổ chức chính trị, bằng nhà nước và con người có ý thức được vai trò của văn hóa, của tri thức để sử dụng nó vào việc làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, con người ngày càng hoàn thiện hơn.

Cụ thể hơn, khi bàn về khái niệm văn minh, có thể chia ra thành hai phạm trù : một phạm trù xã hội, hai là hành vi của con người.

Một xã hội văn minh tức là một xã hội đã vượt qua thời kì dã man, thể hiện bằng sự ra đời của tổ chức nhà nước, của gia đình một vợ một chồng, phân công lao động và sự giao lưu giữa các cộng đồng.

Lịch sử loài người phát triển qua những thời đại khác nhau, thể hiện sự tiến lên không ngừng. Một thời đại – trừ thời nguyên thủy, đều tương ứng với một trình độ văn minh chung. Bên cạnh đó, dần dần hình thành những nền văn minh của các dân tộc vừa mang những nét chung vừa mang những nét riêng. Sự phát triển của các nền văn minh này dần dần, thông qua giao lưu, hòa hợp lại thành một nền văn minh của cả loài người.

Tóm lại, văn minh là một trạng thái xã hội phản ánh thành quả hoạt động tích cực của con người nhằm thúc đẩy xã hội loài người không ngừng chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Văn minh là sản phẩm của con người, lịch sử văn minh gắn liền với lịch sử xã hội loài người nhưng không phải là lịch sử xã hội.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Những điều kiện, tiêu chí chính của một xã hội văn minh là gì ?

a. Điều kiện : Mỗi nền văn minh đều ra đời và phát triển trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định.

Thứ nhất, đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống ổn định của một tộc người nhất định, nghĩa là vùng đồng bằng rộng lớn có khí hậu thuận lợi cho sự phát triển sớm một nền nông nghiệp hoặc là một vùng đất có thể tụ cư, có điều kiện địa lí thuận lợi cho nền sản xuất thủ công và trao đổi buôn bán với bên ngoài.

Thứ hai, điều kiện kinh tế là điều kiện chủ yếu. trên cơ sở một nền kinh tế phát triển, mà ban đầu là nông nghiệp, con người mới có điều kiện định cư lâu dài, xây dựng làng xớm, chăm lo sản xuất, phân công lao động và từng bước hợp nhất các cộng đồng, tổ chức quản lí cộng đồng. Từ những tiền đề đó nền văn minh mới được hình thành.

Tuy nhiên trên từng bước đường phát triển hơn nữa, thủ công và thương nghiệp phải đóng một vai trò to lớn vì đó là tiền đề cho sự ra đời của các đô thị. Đô thị với những hoạt động đa dạng và nhu cầu của nó, với sự biến chuyển không ngừng của nó là điều kiện cơ bản để phát triển nền văn minh về chiều cao cũng như về chiều rộng.



Thứ ba, là điều kiện cư dân. Không phải với bất cứ số lượng cư dân nào cũng tự tạo cho mình được một nền văn minh, mặc dù học có thể tiếp nhận một trình độ văn minh nhất định từ nơi khác đưa tới. Phải là một cư dân có số lượng đông đảo, cùng tộc người, sống hòa hợp với nhau trên một lãnh thổ nhất định khá lâu đời, có những mối quan tâm chung về các mặt và cùng mong muốn xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn, bình ổn hơn.

b. Các thành tố

  • Thành tố kinh tế : Sự phát triển kinh tế vừa là điều kiện vừa là thành tố của văn minh vì kinh tế luôn là cơ sở hạ tầng của các chế độ xã hội. Nông nghiệp trồng lúa, dùng cày là một thành tựu to lớn, đặt nền cho sự ra đời của văn minh. Tiếp đó, việc đào các con kinh lớn phục vụ nông nghiệp, đắp đê chống lũ … là những thành tựu phản ánh một trình độ mới của văn minh.

Sự ra đời của đại công nghiệp bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã làm thay đổi cả nền văn minh loài người trước đó…

  • Thành tố chính trị : Trước hết, nhà nước là một sản phẩm của một xã hội đã phát triển, của sự hợp nhất một khối cộng đồng trên cùng một lãnh thổ nhất định. Thứ hai, một khi đã ra đời, nhà nước có chức năng duy trì trật tự an ninh xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên và bảo vệ cuộc sống an toàn của lãnh thổ do mình quản lí. Sự phát triển của nhà nước vừa phản ánh trình độ tổ chức xã hội và quản lí xã hội, vừa phản ánh mối quan hệ giữa người và người, xét ở góc độ văn minh. Nhà nước là một thành tố quan trọng của văn minh.

Nói đến nhà nước là nói đến luật pháp. Luật pháp phản ánh ý thức quyền lực của con người đối với sự an ninh, trật tự xã hội về mọi mặt.

  • Thành tố về đạo đức : Mỗi xã hội, mỗi dân tộc đều có những chuẩn mực, quan niệm riêng về đạo đức, phản ánh trình độ văn minh tinh thần của nó. Nói đến thành tố đạo đức là nói đến các lĩnh vực ứng xử xã hội, gia đình tôn giáo, tín ngưỡng.

  • Thành tố tư duy : Sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng như giữa người va người nhằm không ngừng cải tiến cuộc sống, làm đẹp con người là một thành tố cực kì quan trọng của nền văn minh. Thành tố tư duy bao gồm nhiều mặt hoạt động : văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Hãy cho biết trên đất nước Việt Nam có những nền văn minh nào ?

Nước Việt Nam ngày nay trải dài trên 1500km của một vùng đất ven biển vốn có một lịch sử rất lâu đời. cách đây nhiều vạn năm, trên vùng núi rừng Bắc bộ, bắc Trung bộ và bắc Nam bộ đã có con người sinh sống. Xuất phát từ nhiều tộc người có ngữ hệ khác nhau, sinh sống trên những vùng đất có điều kiện tự nhiên khác nhau, những con người nguyên thủy đó dần dần tụ cư, tạo nên những nền văn hóa khác nhau. Vì vậy cho đến ngày nay, các nhà sử học chỉ có thể chấp nhận rằng, trên đất nước ta có ba nền văn minh.



  • Văn minh Việt có nguồn gốc từ nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc hình thành trên vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ là nền văn minh cổ nhất, được duy trì cho đến ngày nay.

  • Văn minh Chăm với sự tồn tại của vương quốc Chăm-pa trến đất trung và nam Trung bộ trong các thế kỉ II-XVII

  • Văn minh Phù Nam, một quốc gia tồn tại ngắn ngủi, từ thế kỉ I-VI trên đất Đông Nam bộ.

Bên cạnh còn có nền văn hóa của các tộc người thiểu số như Tày-Thái, Mường, Khơme Nam bộ…

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



4. Văn minh Văng Lang - Âu Lạc bắt nguồn từ đâu (cơ sở hình thành) ?(Những nền văn hóa làm nền cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc)

Cách đây nhiều vạn năm, trên đất bắc Việt Nam đã có con người sinhh sống. Núi rừng miền bắc không chỉ xanh tươi quanh năm mà còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển. Những dải núi đá vôi với nhiều hang động, mái đá thuận lợi cho việc cư trú của con người : sườn núi, suối, song có nhiều loại đá khác nhau có thể làm công cụ lao động ; rừng nhiều muôn thú, nứa tre cứng thuận lợi cho săn bắt, làm công cụ, xây dựng sàn, chòi...Dựa vào những điều kiện đó, con người nguyên thủy đã sớm tạo nên các nền văn hóa như : Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn và từ đó, tìm đến vùng châu thổ các con sông lớn để tạo nên những nền văn hóa, phát triển cao hơn như Hoa Lộc, Phùng Nguyên.

Cư dân Phùng Nguyên đã nâng kĩ thuật chế tác đồ đá mài lên trình độ cao với đủ loại dụng cụ, cưa, khoan.... Sử dụng những chiếc rìu mài nhẵn, gọn nhẹ, những chiếc cuốc đá nhỏ nhắn, người Phùng Nguyên phát huy các kinh nghiệm trồng trọt thu được ở các nền văn hóa trước đó để sáng tạo ra nghề nông trên châu thổ trung lưu sông Hồng. Những nắm gạo cháy, dấu vết phấn hoa của loài lúa nước Oriza sativa, những bình vại lớn có đường kính miệng bình 70-80cm ...còn để lại ở các di chỉ đương thời đã khẳng định điều đó. Nghề nông trồng lúa đã giúp con người định cư lâu dài hơn và từ đó, hình thành các làng xóm. Chăn nuôi cũng phát triển hơn.

Nghề làm gốm phát triển cao với hàng loạt sản phẩm khác nhau như nồi, bình, bát...được trang trí nhiều đồ án hoa văn khác nhau : hình chữ S, hình đường cong uốn lượng phức tạp, các giải chữ S nối liền nhau có các hình tam giác xen ở giữa...làm cho đồ đựng vừa dễ dùng vừa đẹp mắt.

Các rìu mài nhẵn nhỏ nhắn và các hình loại đồ gốm hoa văn khác nhau đã chứng tỏ sự phát triển của mĩ cảm của người Phùng Nguyên. Ốc thẩm mĩ của người Phùng Nguyên còn thể hiện trong việc chế tác đồ trang sức. Những vòng tay, những chuỗi hạt đá được khoan tiện tinh vi vừa phản ánh trình độ kĩ thuật làm đá của người Phùng Nguyên, vừa nói lên sự tiến bộ trong cuộc sống tinh thần của họ.

Một thành tựu rất quan trọng của nền văn hóa Phùng Nguyên và cũng là của văn hóa Hoa Lộc là sự phát minh ra kĩ thuật luyện kim đồng thau, chuẩn bị cho con người vượt qua ngưỡng cửa của thời đại văn minh.

Song song với Phùng Nguyên, văn hóa Hoa Lộc cũng nói lên sự phát triển của kĩ thuật chế tác đá, luyện kim và đặc biệt là nghề làm gốm với hàng loạt đồ án hoa văn tự nhiên, độc đáo, đẹp mắt.

Văn hóa Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) đã tạo nên những tiền đề cho sự ra đời của văn minh Văn Lang-Âu Lạc.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5. Những điều kiện hình thành phát triển của văn hóa Văn Lang - Âu Lạc ?

a. Điều kiện tự nhiên

Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc tồn tại chủ yếu trên châu thổ các con sông lớn như : sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, nó bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn, gần hồ Đại Lí (vân nam Trung Quốc) chảy vào nước ta ở vùng Hà Khẩu (Lào Cai) hàng năm chuyển tải một khối lượng phù sa lớn lấp vịnh Biển Đông để tạo nên một đồng bằng rộng lớn, màu mỡ, đồng bằng bắc bộ này còn được bồi đắp thêm bởi phù sa sông Thái Bình.

Sông cả bắt nguồn từ Tuần Giáo và Pu Sam chảy theo hướng Tây bắc-Đông nam và đổ ra Biển Đông. Cùng với sông Chu, phù sa của sông Mã đã tạo nên đồng bằng Thanh Hóa.

Sông Cả cũng góp phần tạo nên những đồng bằng nhỏ ở Nghệ An.

Miền bắc Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đế gió mùa. Nhiệt độ tuyệt đối có khi xuống đến 3-50C hoặc lên đến 420C. Nhìn chung thời tiết miền Bắc Việt Nam thuận lợi cho sự sinh trưởng các sinh vật và cuộc sống của con người.

Những điêu kiện tự nhiên nói trên thực sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cuộc sống định cư lâu dài của con người.

b. Điều kiện dân cư

Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta có thể biết cư dân nguyên thủy sống trên các vùng đồng bằng bắc Việt Nam đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam Á (Việt-Mường, Môn-Khơme), Hán-Thái. Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hòa lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn. Số lượng khá đông, cùng nghề nông trồng lúa nước làm nền kinh tế chủ yếu và cũng có ít nhiều những phong tục, tập quán giống nhau.



c. Điều kiện kinh tế

Do nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng ngày tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, do tính phúc tạp của một số ngành nghề, trong xã hội thời đó đã nảy sinh sự phân công lao động, nghề luyện kim, đúc đồng ngày càng phát triển. Thông qua các di vật tìm được ở các di chỉ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun rồi đến Thiệu Dương, Đông Sơn, chúng ta hiểu rằng hồi ấy đã có hàng lọat công cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng. Trong số này đáng chú ý nhất là hàng loạt lưỡi cày đồng xuất hiện, cũng chứng tỏ rằng, người đương thời đã chuyển nghề nông dùng cuốc sang nghề nông dùng cày. Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Cả, Mã, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày của người dân nơi đây. Từ đây, nảy sinh những hoạt động văn hóa phản ánh mối quan hệ giữa các cộng đồng người với tự nhiên, giữa người với người ở các cộng đồng nông nghiêp.

Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, nuôi gà, lợn, trâu...cũng ngày càng phát triển. Lương thực thực phẩm tăng lên và ngày thêm đa dạng. Đời sống của người dân cũng được đảm bảo hơn, ổn định hơn.

Như trên đã nói, các nghề thủ công như luyện kim và sau này là rèn sắt, làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người. Số lượng đồ đồng tăng lên với nhiều loại dụng cụ như rìu, dao, mũi giáo, mũi tên, liềm, các nhạc cụ bằng đồng như : chiêng, trống, tượng đồng.. số lượng đồ gốm cũng phong phú : bát, đĩa, bình....

Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của nghề luyện kim đồng thau đã tạo nên cái nền cân thiết và cơ bản cho sự chuyển biến của xã hội từ trạng thái nguyên thủy sang thời đại văn minh. Mặc dù còn nhiều hạn chế, bấy giờ đã có sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các vùng, nhất là các công cụ bằng đồng, các bát đĩa, bình gốm. Giao lưu là sợi dây nối liền các làng, các vùng tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



6. Những thành tựu chính của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc ?

a. Về chính trị - xã hội

Bộ máy chính quyền trung ương còn đơn giản nhưng được duy trì cho đến cuối thời An Dương Vương, mặc dù Âu Lạc là quốc gia hợp nhất, rộng lớn hơn Văn Lang. Dựa vào các phát hiện của khảo cổ học, chúng ta biết rằng các vua Hùng, các Lạc hầu, Lạc tướng đều thuộc lớp người giàu có, nhiều của cải. Các vua Hùng đều có nuôi nô tì phục vụ trong nhà.

Chính quyền trung ương phụ trách các công việc chung như bảo vệ quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức các làng bản bảo vệ đồng ruộng mùa màng khi có thiên tai. Những công việc cụ thể của địa phương giao cho các Lạc tướng, người đứng đầu bộ.

Văn Lang được chia thành 15 bộ, mỗi bộ gồm nhiều làng bản hay chạ, do Bồ Chính trông coi. Làng, Chạ là đơn vị hành chính cơ sở, vốn là những cộng đồng thị tộc đã hình thành từ lâu đời, nay tụ hợp lại. Do đó, Làng, Chạ vẫn là những đơn vị kinh tế hầu như độc lập, có những sinh hoạt văn hóa riêng của mình. Già làng vẫn là một lớp người giữ vai trò quan trọng nhất trong Làng Chạ.

Trong các Làng, Chạ gia đình một vợ một chồng đã là đơn vị tế bào, trình độ của lực lượng sản xuất và kinh tế nông nghiệp đương thời cũng như các truyện cổ tích được truyền lại đã chứng tỏ điều đó.

b. Về kinh tế

Cơ sở kinh tế của văn minh Văn Lang- Âu Lạc là nông nghiệp lúa nước. Trên cơ sở phát triển nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng ngày càng được sản xuất nhiều hơn và có nhiều hình dạng hơn. Lưỡi cày đồng ra đời đã thúc đẩy nền nông nghiệp dùng cày phát triển.

Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ cao. Người ta không chỉ sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn dần dần công thức hóa tỉ lệ chất kim loại trong hợp kim đồng thau.

Trên cơ sở phát triển kĩ thuật luyện kim đồng thau, người Việt cổ đã sáng tạo ra nghề nấu sắt.

Nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa cũng thể hiện một trình độ phát triển kinh tế của người Việt cổ, phục vụ yêu cầu trang phục.

c. Về sinh hoạt và trang phục

Nhà ở phần lớn là nhà sàn máy cong lợp lá cọ hay rơm rạ. Tường vách bằng tre, nứa, trát đất sét hoặc để nguyên. Trông nhà có chỗ cất thóc lúa. Dưới sàn nhà chỗ nuôi trâu bò, gà lợn.

Sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ ăn mặc ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng : phụ nữ thường mặc yếm, áo cách hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội, họ mặc váy xòe, cắm thêm long chim hoặc cả lá cây. Tóc ít khi để xõa mà thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau.

Nam thường cỏi trần, mặc khố, đầu cạo trọc. Dân sống ven sông thường có tục vẽ mình để tránh “giao long” làm hại. Các Lạc hầu, Lạc tướng có áo giáp đồng hộ thân khi đi chiến đấu.

Nối tiếp truyền thống làm đẹp của tổ tiên, người Việt cổ thích trang sức các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá.

d. Đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội

Nhìn chung xã hội Văn Lang-Âu Lạc đã chuyển sang chế độ phụ quyền. Người cha trong gia đình nắm mọi quyền hành, đặc biệt là ở các gia đình Lạc hầu, Lạc tướng. Tuy nhiên, vai trò người phụ nữ còn rất quan trọng. Những câu truyện cổ tích, những nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ một đã chứng tỏ điều đó.

Trong làng xóm, người già rất được tôn trọng và đóng vai trò là người dàn xếp các cuộc tranh chấp, quyết định các mối quan hệ trong nội bộ cũng như đối ngoại. Người già cũng là các thầy giáo của thế hệ trẻ và là người giữ gìn những tục lệ của cộng đồng.

Hôn nhân một vợ một chồng dần dần phổ biến, mặc dù đây đó còn giữ lại chế độ hôn nhân anh em chồng, tục bắt cóc cô dâu…

Nhuộm răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã hình thành tục lệ chung. Cùng với nó, tục ăn trầu, cũng phổ biến và được truyền từ đời này sang đời khác.

Từ sớm, những cư dân trên đất Việt Nam đã có một quan niệm nhất định về linh hồn. Tục chôn người chết sớm hình thành ở người thời Bắc Sơn, Quỳnh Văn. Dưới thời Hùng Vương, việc chôn người chết được tiến hành nghiêm túc kèm theo nghi lễ. Người ta tìm thấy nhiều kiểu áo quan khác nhau từ bình, thạp đến thân cây khoét rỗng. Việc chôn người chết cùng với các công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức đã thể hiện một quan niệm nhất định về sở hữu cá nhân.

Ngôi sao 14 tua giữa mặt trống đồng tượng trưng cho mặt trời, và việc dống trống đồng vào ngày lễ hội cầu mưa…chứng tỏ người Việt cổ đã theo tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần sấm, thần mưa.. những hiện tuợng tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Lễ hội là một hoạt động có ý nghĩa tín ngưỡng vừa có ý nghĩa sinh hoạt vui chơi tập thể của người Việt cổ. Những hình khắc trên trống đồng đã phản ánh các lễ hội ngày mùa, cầu mưa, cầu nắng, cầu đánh thắng giặc…Trong những buổi đó, người ta đánh trống da, trống đồng, chiêng cồng, hóa trang nhảy múa, ca hát.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 260.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương