ĐẢng cộng sản việt nam


II/ GIỮ VỮNG VÙNG KHÁNG CHIẾN, PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN



tải về 1.81 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.81 Mb.
#12948
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

II/ GIỮ VỮNG VÙNG KHÁNG CHIẾN, PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN

Bên cạnh việc tập trung sức chỉ đạo phong trào nhân dân du kích chiến tranh, Huyện ủy Hàm Thuận cũng tăng cường chỉ đạo giữ vững vùng kháng chiến, phát triển thế trận toàn dân, toàn diện. Về kinh tế, ta tập trung phát triển sản xuất, tăng thu ngân sách tài chánh đi đôi với giải quyết vấn đề ruộng đất. Nông hội huyện tiếp tục thực hiện giảm tô, giảm tức, tạm cấp công điền, ruộng vắng chủ cho nông dân. Giữa năm 1949, ta mời một số chủ ruộng trong vùng địch ra giáo dục, quy định mức thu tô lúa không quá 25% sản lượng và ta mua lại số lúa ấy của họ bằng ngân phiếu kháng chiến; vận động địa chủ Lục Thị Đậu cho ta cho nhân dân khai mương dẫn nước về Bình Lâm, phục vụ sản xuất.

Năm 1948, sáp nhập Phòng kinh tế và Phòng Tiếp tế thành Phòng Kinh tiếp Tế (do ông Đặng Dung làm Trưởng phòng; đồng chí Nguyễn Kim Bồng làm Phó) thì việc chỉ đạo công tác kinh tế tài chánh chặt chẽ hơn, phong trào sản xuất tiết kiệm có nhiều tiến bộ. Bên cạnh phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân còn đẩy mạnh các nghề đánh cá, làm muối, đường, làm đệm, bắn bông dệt vải và làm bột mì, bánh tráng mì, khắc phục được tình trạng mì lát hư hao nhiều. Đồng bào ở hậu cứ Tam Minh đã sử dụng một số bãi ngang, cửa lạch, bưng, rẫy thành vùng sản xuất trù phú làm muối, đánh cá, trồng đậu, mì, bắp, lúa.... Nhờ đó, Tam Minh thành nơi an dưỡng cho cán bộ, bộ đội trong toàn tỉnh. Các xã như Dân Thạnh, Dân Đồng thành lập các Tiểu nông đoàn (hình thức vần đổi công).

Năm 1949 ở Hàm Thuận thời tiết nắng hạn, lúa bị tiêm lụn và địch càn quét giết trâu, bò, cướp hàng trăm xe lúa (chúng cướp phá hết 50% tổng sản lượng). Đồng bào Tam Giác, Ô Rô phải ăn củ nần, trái tre… thay cơm và thương bệnh binh nằm viện có lúc cũng ăn củ nần. Nhằm kịp thời giải quyết một phần khó khăn, chính quyền từ huyện đến xã phát động phong trào sản xuất rau màu. Đồng thời huyện huy động nhân dân làm thêm ba công trình thủy lợi: Đập Bàu Tiết (Dân Thạnh), Đập Suối Rách (Xuân Bình), mương nước Bình Lâm (Đồng Tiến). Mặc khác, phát động cán bộ và chiến sĩ tham gia sản xuất tự túc.

Trong hoàn cảnh chiến tranh dù cho quân thù đốt phá, dân ở vùng kháng chiến vẫn sản xuất cả ban đêm dưới tầm đại bác của địch. Ông già Thước ở Trũng Tre có sáng kiến trồng bo bo chống đói; ông Đặng Ngọc Lục ở Kim Ngọc cùng gia đình tình nguyện chăm sóc 30 ha ruộng tự túc của Cơ quan huyện. Các đoàn thể còn trồng khoai lang, mì, nuôi gà kháng chiến. Ở các xã Miền Đông (Dân Thạnh, Dân Đồng, Quang Cảnh...) phụ nữ dùng cuốc thay cày đã sản xuất đậu, mì, đủ trang trải lương thực cho vùng kháng chiến.

Đồng thời với việc bao vây kinh tế địch, hạn chế dùng hàng ngoại hóa, ta khuyến khích nhân dân tự trồng bông, dệt vải. Toàn huyện dấy lên phong trào tự sản xuất vải để mặc, làm sống lại một nghề truyền thống đã một thời bị mai một. Đồng bào từ vùng kháng chiến đến vùng tạm bị chiếm đều thi đua trồng bông dệt vải. Nhờ đó đã giải quyết được một phần vải mặc cho cán bộ và nhân dân. Niềm tự hào về tấm áo do ta tự sản xuất còn in đậm qua câu ca dao thời ấy:

“Anh mặc áo vải ta thô,

Nhưng em quý chuộng vì đồ nước ta.

Còn dùng ngoại hóa xa hoa,

Đẹp thì có đẹp nhưng mà em khinh.”

Gắn liền với việc tăng gia sản xuất là nhiệm vụ bảo vệ mùa màng. Hàng năm khi lúa chín vàng đồng, Huyện ủy huy động cán bộ, dân-quân-chính-Đảng thành lập Ban bảo vệ mùa màng và phối hợp với bộ đội chia từng đoàn xuống các cánh đồng cùng nhân dân thu hoạch. Lực lượng cán bộ kinh tế của Đồng Nai Thượng và bộ đội chủ lực cũng tham gia thu hoạch và bảo vệ mùa. Ta thành lập những “Đoàn gặt xung phong”, bám vào các cánh đồng gần đồn, chia thành tổ: gặt, bó, gánh, đạp lúa ngay trong đêm. Nhờ đó khi trời vừa hừng sáng lúa đã được đưa về đến nơi cất giấu. Anh Lê Văn Òn (người bị bị câm, điếc) cũng xin vào Đội gặt xung phong xã Hàm Liêm. Đối với vùng bị tạm chiếm, ta vận động đồng bào chỉ đem về số lúa đủ ăn, còn lại bán, đóng thuế hoặc ủng hộ cho kháng chiến. Các xã Hàm Kiệm, Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Nhơn, Hàm Đức có nhiều tấm gương tiêu biểu trong phong trào bảo vệ mùa màng. Cánh đồng “Ba Thôn”46 là nơi thường diễn ra những cuộc giằng co ác liệt giữa ta và địch. Nhiều trận bộ đội, du kích, dân quân gương mẫu đã đánh địch để dân thu hoạch lúa. Trong một trận bảo vệ mùa màng, anh Nguyễn Canh, dân quân gương mẫu xã Hàm Thắng đã chiến đấu và hy sinh trên cánh đồng Ba Thôn.Trong một trận khác, ông Nguyễn Kiến An, cán bộ tiếp tế xã Hàm Thắng đã ngâm mình dưới nước, dùng trạc tre làm bè đưa hơn một tiểu đội cán bộ, chiến sĩ qua sông Cái, thoát vòng vây của địch. Ông là người có sáng kiến dùng bè tre chuyển lúa qua sông giữa mùa nước lũ. Chính nhờ có lòng dân và nhiều tấm gương mưu trí kiên cường mà cánh đồng Ba Thôn và nhiều nơi khác bị đồn giặc bủa vây, lúa vẫn thuộc về kháng chiến. Trong năm 1950, Hàm Thuận thu được 3.285 xe47 lúa về vùng kháng chiến.

Ở Hàm Đức trong trận do Trung đội Trưởng- Lê Trung Thu phục kích tại thôn Hiệp Thạnh đánh địch ở đồn Ma Lâm đi càn về đến Đá Chồng, giải thoát hai người dân và thu lại khoảng 10 con trâu bị chúng bắt. Tiếp đó, Trung đội đồng chí Thu phối hợp với Đại đội 216, do đồng chí Trần Văn Gía chỉ huy đánh lui hai cánh quân địch từ Ma Lâm càn xuống và từ Phan Thiết càn lên hướng Xa Ra, diệt gần một trung đội, bảo vệ an toàn cho Đại hội phụ nữ xã đang tổ chức ở Ba Chòi.

Từ cuối năm 1949, Huyện ủy xây dựng ngân sách, nguồn thu là quỹ ủng hộ và đóng đảm phụ kháng chiến, các loại thuế, nhất là thuế lâm và hải sản. Ngay ở những vùng địch tạm chiếm, ta cũng lập được những trạm thu thuế có công an và du kích phối hợp. Ngoài trạm thuế ở Phú Hài do ông Huỳnh Ngọc Mỹ phụ trách, huyện còn có nhiều trạm thu thuế lâm sản và các tổ vào Mũi Né, Phú Hài thu thuế nước mắm. Việc thu thuế muối ở Tân Phú, Lại An, Tân Xuân, huyện cử ông Trần Trung Chánh làm Trưởng ban, mỗi mùa muối Hàm Thuận thu được 15.000 đồng Đông Dương.

Phú Hài, Mũi Né là nơi đóng góp tiền thuế lớn nhất huyện và có nhiều cơ sở tích cực đi vận động tài chánh. Nhiều hàm hộ cũng hết lòng ủng hộ kháng chiến như các ông Tám Bé, Hồ Tá Tự, Lâm Vĩnh Bá... Nguồn thu to lớn, thường xuyên và cơ bản nhất vẫn là quỹ ủng hộ kháng chiến. Đồng bào vùng kháng chiến ủng hộ lương thực, thực phẩm; đồng bào vùng tạm bị chiếm ủng hộ bằng tiền Đông Dương và nhiều mặt hàng thiết yếu.

Bao vây kinh tế và phá hoại mùa màng là một hình thức đấu tranh giữa ta và địch. Địch phá hoại mùa màng vùng kháng chiến, ta thì bao vây kinh tế vùng địch. Sau hội nghị Tỉnh ủy ở Cóc Chua vào tháng 5-1948 kiểm điểm về công tác bao vây kinh tế địch, đầu năm 1949, ta tiếp thu kinh nghiệm về công tác này của Nam bộ (tại Bà Rịa). Từ đó Hàm Thuận có chủ trương biện pháp thích hợp, khắc phục tình trạng trước đây là nghiêm cấm mọi sự giao lưu hàng hóa giữa hai vùng ta và địch. Việc đấu tranh giữ giá trị bạc Việt Nam và Tín phiếu cũng diễn ra gay gắt. Những năm về sau, ta để nhân dân hai vùng tự do trao đổi, giao lưu hàng hóa trên cơ sở ta nắm các mặt hàng nông, lâm sản.

Bên cạnh công tác giáo dục, kết hợp biện pháp chính quyền, ta chủ động trong giao lưu hàng hóa, tiêu dùng tiền của kháng chiến. Tiền Việt Nam và Tín phiếu dần dần được lưu hành rộng rãi. Tình cảm của đồng bào vùng tạm bị chiếm đối với Hồ Chủ tịch thể hiện qua việc tiêu dùng, quý trọng đồng tiền Việt Nam, có người nói: “Bạc rách, còn cái râu cụ Hồ là tôi còn xài”.

Vùng kháng chiến Hàm Thuận có nhiều chợ, trong đó có 4 chợ lớn là: chợ Tam Minh, chợ cây Sò Đo (Quang Cảnh), chợ Dầu Bà Én (Dân Thạnh) và chợ Dầu (Tân Thành) sau chuyển thành chợ Cây Xây. Chợ Cây Xây có nhiều mặt hàng cần thiết, đồng bào khắp nơi về đây trao đổi, mua bán. Chợ kháng chiến cũng là nơi gặp gỡ, thăm hỏi nhau giữa gia đình có người thân đi kháng chiến. Ngoài yêu cầu phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho dân, ta còn thông qua chợ kháng chiến để liên lạc, nắm tình hình và tuyên truyền, giác ngộ đồng bào vùng tạm bị chiếm. Qua mua bán đi lại, phụ nữ Hàm Thuận và Phan Thiết đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến. Các chị len lỏi đi bộ hàng chục cây số với những gánh hàng nặng trĩu. Nhờ đôi chân, đôi vai và tinh thần của các chị mà tình cảm, tin tức, tiền cùng nhiều mặt hàng thiết yếu (mực in Sạc-bon-ne, văn phòng phẩm, pin, dây điện, thuốc tây...) từ hậu phương đều đặn đến chiến trường. Tác dụng như vậy nên chợ kháng chiến đã tồn tại trong sự đấu tranh gay gắt; địch cũng lợi dụng những nơi đó để cài gián điệp, tung tin đồn nhảm, lung lạc tinh thần cán bộ, nhân dân và nắm tình hình để đánh phá vùng kháng chiến. Tại khu căn cứ Bàu Thiêu, quán xá đông vui tấp nập, từ lò bánh mì, bánh tráng, lò nhuộm đến nơi sản xuất guốc, bánh mứt, có cả quán bán vải, hớt tóc, may quần áo… Những ai đã đến đây chắc hẳn còn nhớ mãi món gỏi, canh dưa hồng, phở thịt dông thơm ngon hồi ấy.

Thực hiện chủ trương: “Văn hóa hoá kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa” của Đảng, Hàm Thuận đã đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ. Các đoàn thể có nhiều biện pháp cổ động như: lập hàng rào đố chữ, hội phụ nữ phát động chị em không lấy chồng dốt... Các hình thức dạy và học đa dạng, lớp đêm, lớp trưa thu hút mọi người học tập. Nhân dân ở vùng kháng chiến tự tạo các phương tiện dạy và học như: hái trái trâm làm mực, lấy khoai mì lát khô làm phấn, lấy thầu dầu, dầu rái, chai mống, tràm khô làm đèn... Nhiều cán bộ hội mẹ chiến sĩ, từ bàn tay chai sần cầm viết đưa đến đâu giấy rách đến đó, vậy mà vẫn kiên trì học tập đến khi viết được bản báo cáo cho đoàn thể. Đến cuối năm 1949, nhiều người được cấp giấy chứng nhận biết đọc, biết viết. Vùng Tam Minh có phong trào Bình dân học vụ sôi nổi nhất. Xã Minh Thành đã thanh toán nạn mù chữ đầu tiên trong tỉnh. Hàm Thuận được Bộ Giáo dục khen là huyện có phong trào Bình dân học vụ tốt.

Đối với tỉnh, từ năm 1947 tổ chức các trường Tiểu học và Trung tiểu học ngày càng quy mô và nền nếp48. Dù điều kiện khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, sách giáo khoa nhưng nhờ các thầy cô nhiệt tình, tận tụy năng nổ của các Thầy Khuông, Thầy Sum, Nguyễn Hạp, Nguyễn Phúc Dưỡng, Nguyễn Sơn, thầy Kỳ, cô Phương Lâm... nên đã đào tạo ra nhiều học sinh có năng lực và phẩm chất tốt, hầu hết đã trở thành cán bộ, chiến sĩ trung kiên. Các trường học nằm trên địa bàn Hàm Thuận, nên Ban khuyến học xã vận động đồng bào giúp đỡ trường từ khâu xây cất, bảo vệ đến việc chăm lo đời sống giáo viên. Các trường này góp phần đào tạo nhiều con em cũng như giúp cho phong trào bình dân học vụ của Hàm Thuận phát triển đều khắp.

Từ năm 1947, một số xã vùng du kích của Hàm Thuận đã hình thành được các đội văn nghệ mạnh như: Đội Sao Việt ở Xuân Bình, Đội Hồng Việt ở Đồng Tiến. Những năm sau, phong trào văn nghệ quần chúng càng phát triển rộng mạnh. Cùng với đoàn Đuốc Sống của huyện, các đội văn nghệ xã đã làm nòng cốt trong phong trào văn nghệ quần chúng. Sau các trận chiến thắng, các ngày lễ, phụ nữ, thanh niên các xã thường cùng bộ đội đốt lửa trại sinh hoạt văn nghệ. Ngoài những tiết mục phản ánh thành tích trong chiến đấu, sản xuất, còn có những vở kịch, bài tấu mang nội dung đã kích thói hư, tật xấu, mê tín dị đoan. Các thể loại phổ biến hồi ấy là kịch, tấu, bài chòi, ngâm thơ, ca nhạc... Mãi đến hôm nay, những người kháng chiến nghe những nhạc cụ quen thuộc như tiếng đàn măn-đô-lin, ạc-mô-ni-ca, sáo trúc... trổi lên những bài ca hùng tráng hồi ấy vẫn thấy bồn chồn, xao xuyến, tưởng như mới ngày nào mình đang ở chiến khu.

Tiếng hát, tiếng đàn, giọng “hò lờ” đối đáp vui nhộn không những ở vùng căn cứ mà cả trong vùng địch tạm chiếm. Tiếng nói từ tình cảm chân thành của những cô gái Hàm Thuận đối với các chiến sĩ Vệ quốc đoàn thật ngọt ngào, ấm áp qua những câu hò:

“ Thà em chịu tiếng kén chồng,

Chờ người Vệ quốc hết lòng chiến chinh”.

“. . .Trời mưa ướt lá trầu vàng,

Ướt em em chịu, ướt Vệ quốc đoàn em thương ... ”.

Đoàn Sao Vàng (Đội tuyên truyền quân dân chính Đảng của tỉnh) ngay từ đầu đã gắn bó với đồng bào Hàm Thuận. Nhiều chiến sĩ trong đoàn là con em của Hàm Thuận. Đồng bào chăm sóc các chiến sĩ văn nghệ ấy từ bát cháo, nồi canh đến quả trứng gà. Những đêm đoàn biểu diễn ở địa bàn Hàm Thuận, đều đông nghịt người từ khắp nơi trong huyện và còn đồng bào ở Phan Thiết cũng vượt qua sự ngăn cấm, bắt bớ của địch về chiến khu xem văn nghệ cách mạng. Những ngày lễ kỹ niệm, ngày thành lập đơn vị tiểu đoàn, trung đoàn, đồng bào khắp nơi trong tỉnh cũng về chiến khu xem văn nghệ, thể thao chia vui cùng bộ đội.

Thiết thực đáp lại tình cảm và sự khao khát về nghệ thuật của đồng bào, các chiến sĩ đã hết lòng biểu diễn. Đáng nhớ nhất là buổi chiều ngày 22 tháng 4 năm 1950 , trong đợt phát động thi đua phục vụ Chiến dịch Hè của ta năm 1950 và tiễn đưa đơn vị Chế Bồng Nga tăng cường lên Tây nguyên giữa lúc Đoàn Sao Vàng chuẩn bị biểu diễn ở Gò Ông Bền (xã Hàm Liêm) pháo địch bắn vào làm một số đồng bào bị thương, đêm biểu diễn văn nghệ vẫn tiếp diễn phục vụ cho khoảng 4.000 đồng bào đến xem.

Về thông tin báo chí, Huyện phát hành tờ báo “Học tập”, do hai đồng chí Lưu Phương (Lê Vọng, Hoàng Minh) và Đào Tiến phụ trách, cùng với tờ tin in bằng bột nếp của các xã đã phổ biến kịp thời tin tức thời sự cho cán bộ và nhân dân. Tờ tin của xã Đồng Tiến có nội dung phong phú, cách trình bày đẹp được tỉnh chọn đưa đi triển lãm khắp nơi. Ở Ma Lâm, Phú Long, Phú Hài, Mũi Né, Ngã Hai... ta sử dụng truyền đơn, báo chí như một loại vũ khí sắc bén trong việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.

Về y tế cuối năm 1948, Phòng Dân y huyện được củng cố, tăng cường cán bộ để xây dựng ban Dân y xã, mở lớp tập huấn cho cán bộ cứu thương, toàn huyện đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh và dùng thuốc Nam. Cuối năm 1949, huyện thành lập Trạm xá ở Triền chuẩn bị phục vụ chiến dịch Đông Xuân 1950-1951. Từ 10 giường bệnh phát triển lên 20 giường. Trạm xá, ban Dân y huyện cùng các xã chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ngày càng kịp thời hơn.


*

* *


Đầu năm 1950, cán bộ quân-dân-chính-Đảng Hàm Thuận được quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Trung ương Đảng về tổng động viên nhân tài, vật lực với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng” do tỉnh tổ chức ở Cóc Chua. Sau Hội nghị của tỉnh, Huyện ủy Hàm Thuận thành lập Ban vận động từ huyện đến xã đi tuyên truyền phát động nhân dân. Một số nơi như Dân Thạnh, Dân Đồng có sáng kiến lập sổ vàng truyền thống để từng người dân tự nguyện đăng ký mức đóng góp của mình. Đây là đợt động viên sức người, sức của rộng lớn ở huyện và tỉnh. Dù đời sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng đồng bào đã đóng góp vượt chỉ tiêu lúa bán, lúa ủng hộ. Nhiều người còn ủng hộ cả trâu, xe. Riêng xã Dân Thạnh bị nắng hạn, thất mùa nhưng cũng đóng góp hơn một trăm xe lúa.

Nhiều nữ thanh niên, hội viên phụ nữ ở Hàm Kiệm, Tam Giác, Miền Đông xung phong đi dân công hàng tháng, tập trung về các kho lương thực của huyện, tỉnh, của Trung đoàn 812 ở Tam Minh, Hố Đất (Hồng Lâm), trên vùng Núi Một (Hàm Chính)... xay lúa, sàng gạo. Mỗi điểm tập trung luôn có từ 30 đến 50 chị phục vụ. Những chị có con nhỏ ở các xã căn cứ, (Dân Thạnh, Dân An… ) cũng nhận lúa về xay tại nhà.

Sau khi thu các đợt ủng hộ, hằng trăm xe trâu, xe bò cùng đoàn người vận chuyển lương thực, thực phẩm về chiến khu. Riêng ba xã Dân Thạnh, Dân An, Quang Cảnh có lúc huyện huy động trên 40 xe trâu. Những xã vùng ven và vùng tạm bị chiếm cũng tham gia tích cực. Phụ nữ, thanh niên ở Hàm Thắng, Hàm Nhơn không kể hiểm nguy chuyển hằng trăm gánh lúa, gánh muối vượt sông Cái qua đồn giặc lên căn cứ Ô Rô. Phụ nữ Hàm Liêm, Hàm Chính cũng liên tục gánh gạo vượt tua, bót dọc Đường 8 băng qua sông Cái, sông Cạn và Hội Nhơn, Xoài Quỳ về căn cứ. Các chị ở Ngã Hai, Hàm Kiệm cũng lặn lội chuyển hàng trăm gánh hàng vào Tam Minh. Nhờ vậy mà các kho lương thực, thực phẩm, hàng hóa của tỉnh đảm bảo yêu cầu về hậu cần tại chỗ phục vụ cho chiến dịch tấn công địch.

Tháng 7/1950, có lần đoàn dân công đi qua Sông Cái, bị giặc đột kích49, hai chị Sáu Liên và Ung Thị Nga (Hàm Chính) đã lao mình xuống dòng nước lũ quyết không để địch bắt. Ông Văn Công Xa (Hàm Liêm), cụ Nguyễn Thị Liễu (Hàm Thắng) tay chống gậy, vai gánh lúa về chiến khu đã thể hiện; ý chí vượt lên tuổi tác của các cụ, càng thôi thúc lớp trẻ hăng hái tham gia.

Cùng với những đoàn dân công phục vụ chiến trường, phong trào thanh niên tình nguyện tòng quân cũng sôi nổi. Chỉ sau một tháng vận động (từ tháng 02 đến tháng 3 năm 1950), Hàm Thuận đã có 400 thanh niên nhập ngũ. Trong đó thanh niên các xã Hàm Liêm, Hàm Chính, Dân Thạnh tham gia nhiều nhất. Những thanh niên ở lại hậu phương cũng không kém phần gian khổ, ác liệt.

Tuổi trẻ Hàm Thuận còn giữ vai trò nòng cốt trên mặt trận thủy lợi. Trong công trình làm đập Bàu Tiết (Dân Thạnh), mỗi xã đều cử khoảng 100 thanh niên về tham gia. Ngày lao động, đêm sinh hoạt lửa trại, biến công trường thành nơi giáo dục, rèn luyện thanh niên. Riêng thanh niên xã Dân Thạnh tình nguyện thay nhau làm suốt cả năm, vừa làm mặt đập, vừa đào hệ thống dẫn nước về đồng ruộng Lớn, ruộng Cầu Ông Tầm. Sau công trình này, nhiều thanh niên trong huyện được huyện, tỉnh cấp giấy khen về thành tích lao động và xuất sắc nhất là Đinh Văn Này trưởng công trình.

Xóm Bàu, Gò Ông Bền (Hàm Liêm), Rẫy Nổ (Hàm Chính), Trại Mấu, sân banh Đất Quít, Láng le (Dân Thạnh), sân banh Rẫy Thơm (Hàm Đức)... là điểm sinh hoạt của thanh niên toàn huyện. Các bạn trẻ chọn những nơi đây để gặp gỡ, giao lưu, họp bạn, sinh hoạt văn nghệ, thể thao. Thanh niên trong huyện cùng bộ đội tổ chức nhiều trận bóng đá giao hữu và nhiều đêm liên hoan văn nghệ. Thanh thiếu niên về họp bạn - nơi diễn ra đầy tình thân ái, tình bạn, tình đồng chí luôn cháy bỏng trong mỗi trái tim. Khí thế vô cùng rầm rộ trong các buổi lễ xuất quân phục vụ chiến dịch BTN50 do tỉnh tổ chức ở Bàu Me (Quang Cảnh), Dân Thạnh tháng 4 năm 1949.

Giữa lúc quân dân Hàm Thuận đang sôi nổi bước vào chiến dịch Đông Xuân (1950-1951), tin chiến thắng Biên giới vừa đến, càng động viên tinh thần mọi người ra trận. Chào mừng và phát huy chiến thắng, Trung ương Đảng tổ chức lễ Rước đuốc chiến thắng từ Bắc vào Nam. Hưởng ứng chủ trương trên, ngày 18 tháng 10 năm 1950, khoảng 500 cán bộ, quân-dân-chính-Đảng Hàm Thuận tập trung về Bàu Tàng (xã Quang Cảnh) nhận đuốc về Rẫy Thơm; hơn 600 cán bộ, chiến sĩ từ các xã trong huyện đến Rẫy Thơm dự lễ rồi rước đuốc về các xã. Gò Ông Bền, Xoài Đôi , Rẫy Nỗ… (Hàm Chính), sân banh Láng Le, Đất Quít, Đất Làng... rực sáng ánh đuốc chiến thắng và đông đảo thanh thiếu niên tham dự.

Phong trào các mặt vươn lên rõ nét, thực lực cách mạng không ngừng lớn mạnh. Đến cuối năm 1950, bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã đều phát triển. Tất cả nông dân, phụ nữ, thanh thiếu niên ở vùng kháng chiến đều là hội viên. Ngay trong vùng địch tạm chiếm, tổ chức của ta cũng trưởng thành với 386 đảng viên lãnh đạo, 3.663 hội viên và 12.000 quần chúng cảm tình cách mạng, tham gia ủng hộ nhân tài, vật lực phục vụ kháng chiến.

Sau ba năm (1948-1950) sản xuất, học tập, chiến đấu …cuộc kháng chiến trường kỳ của quân dân Hàm Thuận đã phát triển toàn diện. Công tác tổ chức, phân vùng, sắp xếp lực lượng đi dần vào chiều sâu. Bên cạnh thành tích lớn lao ấy, qua phong trào tổng động viên nhân tài, vật lực chúng ta đã huy động sức dân qua lớn.





Chương ba

GIỮ VỮNG ĐỊA BÀN, XÂY DỰNG CĂN CỨ, PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO NHÂN DÂN DU KÍCH CHIẾN TRANH, CÙNG TOÀN TỈNH KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI

(01/1951 – 9/1954)
I/ PHÂN VÙNG SẮP XẾP LỰC LƯỢNG, GIỮ VỮNG VÀ MỞ RỘNG ĐỊA BÀN, PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN NHÂN DÂN DU KÍCH CHIẾN TRANH (01/1951 - 9/1953).

T ừ cuối năm 1950 đến đầu năm 1951, quân dân Hàm Thuận đã đứng trước nhiều khó khăn gay gắt. Lợi dụng lúc bộ đội chủ lực bận tập trung vào hai chiến dịch Hè và Đông Xuân (1950-1951) ở phía bắc tỉnh. Tại Hàm Thuận, Khu Lê Hồng Phong, địch dồn sức áp đảo ta, chúng đem kinh nghiệm thành công về rào làng, gom dân ở Ninh Thuận áp dụng vào Hàm Thuận – một huyện chủ yếu là vùng nông thôn rộng lớn, dân cư phân tán, phong trào du kích chiến tranh đã phát triển cao, nên địch không thành công, ngoại trừ ở Mũi Né. Những năm 1951-1953, địch tiếp tục dùng phương thức “Vết dầu loang” tiến từng bước, gậm từng miếng. Chúng quyết lùa dân vào các khu tập trung: Mũi Né, Phú Hài, Kim Ngọc, Ma Lâm, Ngã Hai, Trinh Tường, lập vành đai trắng bằng chiến thuật chà xát, càn quét, hủy diệt vùng kháng chiến ngày thêm quyết liệt. Chúng đốt sạch, giết sạch và phá sạch, càn quét lớn dài ngày, thay cho sưu sách càn quét nhỏ ngắn ngày. Với 62 cứ điểm hiện có, địch phát triển thêm một hệ thống lô cốt thấp (bong-ke) kiên cố, thay cho chiến thuật tháp canh cao (đờ-la-tua) không còn tác dụng.

Những toán lính Com-măng-đô thường xuyên phục kích các giếng nước, ngã đường, nhất là các “đường mồi” băng qua đường sắt nhằm bắn cán bộ, đồng bào. Chúng liên tiếp mở các trận càn lớn vào vùng tranh chấp, căn cứ để đốt nhà, bắn trâu, bò. Hàng ngàn trâu, bò ngã quỵ, có ngày ở các xã: Hàm Đức, Hồng Sơn… chúng giết hơn trăm con. Hàng chục chiếc xe trâu bị bắn dọc đường xe lửa. Đó là kết quả của khẩu hiệu đê hèn: “Giết hết trâu, bò là diệt được Việt Minh”. Ngày lẫn đêm, pháo từ các nơi: căng Ê-sê-píc, Ma Lâm, Mũi Né, Mương Mán, Kim Ngọc, Trinh Tường và trên xe lửa bọc thép (Ra-pha-nô) bắn vào Tam Giác, Miền Đông, Ô Rô. Bên cạnh đó địch còn sử dụng máy bay ném bom vào chiến khu, căn cứ kháng chiến, nguy hiểm nhất là bom xăng đặc (bom Napan) làm cháy rừng, cháy nhà, chết người. Chúng ném bom vỡ cả đập Bàu Tiết giữa mùa nước lũ.

Sự đánh phá, khủng bố ấy đã làm cho vùng Tam Giác và khu căn cứ, vùng du kích phía Đông và miền Tây Hàm Thuận trở nên căng thẳng. Mọi sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu của quân dân ta bị khó khăn đảo lộn, thế ăn, ở của đồng bào vùng kháng chiến càng xáo trộn; phần đông phải chạy đi nơi khác51. Từ 40.000 dân của Tam Giác chỉ còn trụ lại khoảng 5.000 người và trên 13.000 dân ở phía Đông chỉ còn khoảng 4.000 người. Một bộ phận đồng bào phải tạm lánh vào vùng địch, những người bám trụ lại vùng kháng chiến thì phải dạt lên Hàm Trí, Hàm Phú, Hàm Thạnh, Bến Ngạch, Trại Mấu...

Địch đánh phá ác liệt, trong khi đó cán bộ chủ chốt của huyện thiếu, yếu, khá đông đã chuyển lên tỉnh. Lực lượng quân sự chỉ còn một bộ phận của lực lượng địa phương và dân quân du kích. Trong lúc đời sống nhân dân thiếu thốn do bị ảnh hưởng nạn mất mùa và địch cướp phá, ta lại huy động nhân tài vật lực quá sức dân. Trong đợt tổng động viên năm 1950, có trường hợp gò ép, thiếu tự nguyện. Mặt khác số thiếu giác ngộ, cơ hội xin vào Đảng khi tình hình thuận lợi, nay dao động chạy vào vùng địch, có kẻ dẫn đường cho địch lùng sục, đánh phá. Những yếu tố ấy tác động làm nhân dân nao núng, thiếu an tâm.

Sau chiến dịch Đông-Xuân (1950-1951), nhằm kịp thời đối phó tình hình trên và thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy đề ra từ đầu năm 1951 là: tích cực chống càn quét, giành và giữ dân, xây dựng làng chiến đấu, khu du kích, khu căn cứ, tiến sâu vào vùng địch hậu, giữ vững vùng tự do. Huyện ủy Hàm Thuận đề ra phương hướng: Quyết bám giữ địa bàn, giành và giữ dân, giữ vững và mở rộng vùng kháng chiến, khu căn cứ, kiện toàn tổ chức, chuyển phương thức hoạt động, trên cơ sở đánh mạnh áp đảo các cứ điểm của địch đồng thời đẩy mạnh hoạt động ở vùng sau lưng địch, từng bước thực hiện chính sách ruộng đất, phát triển sản xuất, bồi duỡng sức dân, củng cố toàn diện vùng kháng chiến.

Thực hiện chủ trương trên, việc đầu tiên là chuyển phương thức hoạt động; sắp xếp lực lượng thành lập cơ cấu tổ chức mới phù hợp với tình hình. Toàn huyện tiến hành giản chỉnh bộ máy (biên chế lại tổ chức), tăng cường cán bộ, quân dân chính Đảng xuống xã bám phong trào, một số cán bộ trung đội, đại đội xuống làm cán bộ xã đội, chỉ huy trung đội du kích, xây dựng dân quân rộng rãi, dân quân gương mẫu, du kích bán thoát ly, du kích tập trung xã52. Một số đơn vị bộ đội chủ lực xuống những địa bàn xung yếu làm các nhiệm vụ: vũ trang tuyên truyền, chống càn, bảo vệ mùa màng, sau đó được chuyển hẳn thành bộ đội địa phương huyện; nhờ đó nâng dần trình độ tác chiến của du kích, phối hợp nhịp nhàng giữa dân quân, du kích và bộ đội địa phương. Bộ đội cùng du kích đánh chống càn, dân quân gương mẫu bố phòng gác bù, dân quân rộng rãi đưa dân tránh lánh.

Huyện ủy Hàm Thuận kiên quyết khắc phục những lệch lạc trong công tác phát triển đảng viên mới trước đây và tăng cường lãnh đạo thực hiện phương châm: chỉ phát triển đảng viên cho những người được thử thách trong chiến đấu, không ngừng củng cố tổ chức cơ sở Đảng nhất là trong vùng địch tạm chiếm; kết hợp chặt công tác tổ chức với phong trào hành động cách mạng. Các biện pháp cơ bản của Huyện ủy thực hiện hồi ấy là: công tác giáo dục chính trị tư tưởng đặt hàng đầu, đề cao kỷ luật tổ chức, nghiêm túc tự phê bình và phê bình. Đối với đảng viên, đặc biệt là trong thời kỳ dự bị phải liên tiếp được giáo dục, rèn luyện, thử thách. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, từ đầu năm 1951, Đảng bộ huyện Hàm Thuận tạm thời đình chỉ việc kết nạp Đảng, chủ yếu là củng cố và đưa người không xứng đáng ra khỏi Đảng.

Củng cố vùng căn cứ vững mạnh là một yêu cầu quan trọng lúc bấy giờ. Từ năm đầu kháng Pháp (1946), Tỉnh ủy Bình Thuận đã hình thành trong khu rừng Ô Rô, ở hướng Đông Bắc huyện Hàm Thuận một khu căn cứ. Qua quá trình phát triển, đến cuối năm 1950, do yêu cầu của cuộc kháng chiến và chấp hành chủ trương của Khu ủy Khu V, Tỉnh ủy Bình Thuận quyết định mở rộng Ô Rô thành lập Khu Căn cứ Lê Hồng Phong gồm 3 xã: Hồng Sơn, Hồng Hải và Hồng Lâm (bao gồm các xã cũ: Quang Cảnh, Dân Thạnh, Bình Nhơn..., có Ban cán sự dân quân chính Đảng lãnh đạo, do đồng chí Đỗ Đơn Thơ làm Trưởng ban. Đến tháng 4 năm 1951, Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục mở rộng Khu Căn cứ Lê Hồng Phong thành huyện Căn cứ gồm phần đất phía Đông huyện Hàm Thuận và phía Nam huyện Bắc Bình. Toàn huyện có 11 xã, lấy tên đầu mỗi xã bằng chữ Hồng (Sơn, Trung, Hải, Thanh, Liêm, Thịnh, Tiến, Chính, Thắng, Thái, Lâm)53. Tỉnh ủy nâng Ban Cán sự lên thành Huyện ủy, có đủ các ban, ngành, đoàn thể. Đồng chí Đỗ Khắc Kính làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Lê Thanh Hải 54 - Phó Bí thư làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh; đồng chí Lê Khả, Ủy viên Thường vụ, trực Đảng phụ trách công tác Đảng vụ và Tuyên huấn; đồng chí Phan Lân- Huyện đội Phó huyện Hàm Thuận qua làm Huyện đội Trưởng huyện Căn cứ Lê Hồng Phong; đồng chí Phạm Đình Hòe làm Ủy viên Thư ký; đồng chí Lê Văn Tá làm Chánh Văn phòng Huyện ủy; đồng chí Quang Ngọc Vĩnh làm Ủy viên Kinh tế- Tài chính; đồng chí Phan Tôn là Thường trực Tỉnh Đoàn kiêm Bí thư Huyện Đoàn, đồng chí Đỗ Thị Hồng Sơn (Đỗ Thị Hường) làm Hội trưởng Hội Phụ nữ. Phòng Thông tin giáo dục do đồng chí Nguyễn Phúc Dưỡng phụ trách, hàng tháng phát hành một tờ tin số lượng khoảng 30 bản, đưa tình hình, tin tức trong huyện đến cán bộ khá kịp thời.

Để tăng cường sức lãnh đạo củng cố phát triển toàn diện các mặt ở vùng căn cứ; năm 1951, Tỉnh ủy thành lập một Đặc phái đoàn Dân Quân Chính Đảng đặc trách trực tiếp chỉ đạo xây dựng Khu Căn cứ Lê Hồng Phong, đồng chí Trương Đức Chính (Trương Công Cừu) làm Trưởng Đoàn, đồng chí Bách Tùng làm Phó Đoàn, đồng chí Đỗ Hoàng Thậm làm Thư ký…

Đoàn này cử cán bộ đứng chân chỉ đạo, củng cố các xã. Đặc biệt đối với xã Hồng Hải ta phân công các đồng chí Bách Tùng, Hồ Đức Hậu, Nguyễn Bá Lân, Lê Đình Nguyên trực tiếp xây dựng, củng cố toàn diện vì trước đó một số cán bộ xã Hồng Hải sai phạm, quá tả trong công tác tổng động viên làm mất lòng dân, một số bà con bỏ căn cứ vào vùng tạm chiếm ở Mũi Né.

Dân ở Lê Hồng Phong có 3 nghề chính: nông, lâm và ngư nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu là làm rẫy nên bắp, bí, đậu, mì, khoai... khá dồi dào phong phú. Bên cạnh lực lượng du kích vững, bố phòng chặt, địa hình ở đây hiểm trở, cây rừng rậm rạp như: mấu, trắc, dây xanh, có vùng mọc dày cây gai ô rô chằng chịt. Địch muốn vào sâu phải huy động lực lượng lớn có máy bay, xe tăng yểm trợ. Thêm vào đó, Lê Hồng Phong là vùng cát nóng, thiếu nước nên kẻ thù khó trụ quân dài ngày. Bên cạnh thế đứng thuận lợi ấy thì lực lượng kháng chiến cũng vô cùng khó khổ. Nước sinh hoạt có lúc phải đổi bằng máu, địch phục theo các bàu nước để bắn cán bộ, đồng bào. Mỗi người phải đi hằng giờ leo dốc, cát lún mới mang về căn cứ được một gánh nước55. Chỉ tiêu cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong một ngày chỉ được nửa lít nước để sinh hoạt. Cán bộ ở đây có lúc phải uống nước bọng cây, ăn củ, lá rừng cho đỡ khát và tắm nắng, tắm lửa...56

Lê Hồng Phong là căn cứ du kích của tỉnh, loại hình căn cứ lõm, có diện tích khoảng 600 km2. Phía Đông giáp biển, phía Tây và Nam giáp huyện Hàm Thuận, phía Bắc giáp huyện Bắc Bình. Tuy nằm giữa sự bao quanh của địch, nhưng căn cứ Lê Hồng Phong vẫn tồn tại và phát triển suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Càng khó, khổ, ác liệt, quân dân toàn huyện càng kiên cường bám trụ và được sự giúp đỡ trực tiếp của các lực lượng trên nên huyện Lê Hồng Phong làm tròn nhiệm vụ: là kho nhân tài vật lực, là nơi đứng chân của Tỉnh và Ban Cán sự Cực Nam, là bàn đạp để lực lượng ta vào Nam, ra Bắc, lên núi, xuống biển, tấn công địch.

Huyện căn cứ Lê Hồng Phong có những nhiệm vụ chính như: “Giữ vững và mở rộng vùng căn cứ, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng làng chiến đấu, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo của trên; đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cuộc sống tinh thần tươi vui, lành mạnh, lần lượt thu hút dân ra lại vùng kháng chiến, huy động lực lượng dân công phục vụ chiến trường”.

Đồng bào ở Lê Hồng Phong đã cùng với Miền Đông huyện Hàm Thuận quyết kiên trì, chịu đựng, bám đất, giữ làng, tăng gia sản xuất. Nhiều nơi bị giặc bắn hết trâu, dân dùng cuốc thay cày. Những bà mẹ tuổi già sức yếu ở Hàm Đức, Hồng Sơn, Hồng Liêm cùng nhau giăng hàng cuốc đất suốt đêm trăng gần đồn giặc, tiêu biểu như mẹ Kiều Thị Phê, Ngô Thị Thanh... Hưởng ứng phong trào dân quân hóa đoàn thể, hàng trăm thanh niên, phụ nữ gia nhập lực lượng dân quân du kích. Nhiều nữ dân quân thay trai làm nhiệm vụ hậu phương, các chị: Võ Thị Chẩn, Võ Thị Tới, Trần Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Thanh.. rất xông xáo cùng bộ đội vào Ma Lâm nắm tình hình, làm công tác địch vận, tích cực phá đường, phục vụ hậu cần, tải thương, tải đạn… Đúng với tinh thần:

“Lúa vàng em gặt em xay,

Phá đường đắp ụ, chặn Tây em làm.

Tải thương, tiếp tế em kham,

Phụ nữ cứu quốc vừa làm dân quân.”

Ở Lê Hồng Phong có người hơn chục lần cất nhà, dần dần dân sáng tạo nhiều loại nhà chống giặc đốt phá: nhà mái sập, nhà lợp mo cau, nhà lợp thiếc; an toàn nhất là nhà hầm 57.

Cán bộ ở binh công xưởng về giúp du kích làm chông sắt, chông bàn, mìn tự tạo 58, nên du kích các xã đều bố phòng được nhiều bãi chông dày đặc; nhiều trận càn vào vùng kháng chiến, địch thường bị tổn thất. Trong phong trào du kích chiến tranh ở Lê Hồng Phong đã xuất hiện không ít những tấm gương tiêu biểu. Du kích xã Hồng Sơn có sáng kiến dùng roi mót rà mìn, gỡ mìn, khai thông các đường mồi băng qua đường sắt giúp cán bộ, đồng bào từ Lê Hồng Phong lên Hàm Trí đỡ bị tổn thất. Xuất sắc nhất là đồng chí Võ Hòa Tương, Trung đội Trưởng Du kích xã Hồng Sơn, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với dân quân và bộ đội, anh còn chỉ huy đơn vị bám địch, chận đường về, đánh ngang hông, đánh chớp nhoáng rồi rút lui, lúc ẩn, lúc hiện. Những trận chống càn có anh Tương là dân yên lòng, vì anh thường phán đoán đúng hướng đi của giặc và trong mọi tình huống anh Tương không rời bỏ trận địa và nhân dân.

Du kích xã Hồng Liêm cũng gan góc, táo bạo. Trong một trận chống càn ở Giếng Xó, anh Thắng cùng đồng đội mưu trí đặt chông một hướng, nổ súng một bên, dụ địch lọt vào bãi chông, chúng bị thương và kiên nể dân quân du kích.

Quân dân các xã đã rào làng chiến đấu, đào giao thông hào liên hoàn từ Hàm Nhơn lên Hàm Đức, từ Hồng Sơn đến Hồng Liêm, Hồng Trung, từ Hồng Hải đến Hồng Thanh, Hồng Thịnh. Dọc các đường chính, khắp ruộng rẫy đều có hầm núp máy bay, chống pháo, chống tăng. Phong trào canh gác, phòng gian bảo mật rất chặt chẽ. Bọn Việt gian chỉ điểm thường bị nhân dân phát hiện kịp thời; địch càn vào Ba chòi, Giếng Chanh, Dầu Bà Én, Gộp, Giếng Xó, Hồng Chính, Hồng Lâm... đều bị ta đánh lui. Các cơ quan lãnh đạo được bảo vệ an toàn.

Ở vùng Tam Giác cũng không kém phần ác liệt, địch càn quét, chà xát liên tục. Sau mỗi trận càn ngoài sự hy sinh, tổn thất về nguời, gia súc, hoa màu còn bị tàn phá, làng mạc xác xơ... Với vị trí quan trọng của nó, để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo sát hợp với tình hình mới. Giữa năm 1951, Tỉnh ủy Bình Thuận đã chỉ định một số đồng chí Huyện ủy viên cùng Bí thư Đảng ủy và Xã đội Trưởng Hàm Liêm, Hàm Chính hình thành Ban Cán sự vùng Tam Giác, gồm các đồng chí: Nguyễn Ngô, Lưu Phương, Nguyễn Tự, Nguyễn Quý, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Hữu Công... Khoảng tháng 8 năm 1951, Đại đội A được tăng cường xuống chiến trường Tam Giác thành bộ đội địa phương cùng quân, dân Tam Giác làm các nhiệm vụ: “Chống càn, chống đột kích, bảo vệ mùa màng, giành đất giữ dân, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, bám sát vùng bản lề, vũ trang tuyên truyền đưa dân về đất cũ, xây dựng lực lượng, giúp đỡ dân quân, du kích, làm công tác vận động quần chúng, công tác xã hội…”.

Mở đầu cho phong trào chống càn và bảo vệ mùa cày, bộ đội xung kích đánh liền ba trận. Ngày 23 tháng 4 năm 1951, quân ta phục kích đánh tiêu diệt 46 tên địch tại Xóm Mía (Hàm Liêm). Sau đó, cũng tại vùng đất này, ngày 17 tháng 5 ta đánh tan một trung đội Kỵ binh địch (lính cưỡi ngựa). Riêng ngày 29 tháng 6, Đại đội Xung Kích cùng hai Đại đội A và B tiêu diệt tiếp một Đại đội Lê-dương và ngụy quân. Những chiến thắng giòn giã ấy đã góp phần cổ vũ cho quân dân Hàm Thuận củng cố niềm tin và vươn lên mạnh mẽ.

Nêu cao tinh thần bám trụ, cán bộ bám dân, dân bám đất, bộ đội du kích bám chiến trường; Đại đội A đã phối hợp nhịp nhàng với bộ đội chủ lực và dân quân du kích, hằng ngày hằng giờ quần nhau với giặc để bảo vệ dân. Các chiến sĩ đánh địch giữ dân; dân cung cấp tình hình, nuôi bộ đội và sát cánh cùng các chiến sĩ diệt thù. Số dân chạy dạt trước đây nay lần lượt về lại ruộng đất cũ và yên lòng sản xuất vì có bộ đội canh giữ. Khi địch đến, dân lùi về phía sau, bộ đội, du kích, dân quân tiến lên phía trước. Những trận địch huy động lực lượng lớn càn vào từ nhiều hướng, thì đại đội A chia thành nhiều toán nhỏ đánh phân tán. Lúc địch đi khoảng một đại đội, thì ta lại đánh tập trung. Đại đội A vận dụng nhuần nhuyễn phương châm tác chiến: tập trung, phân tán, linh hoạt; dù địch ít hay nhiều cũng bám đánh cho đến khi chúng rút lui khỏi Tam Giác. Có tháng Đại đội A đã đánh hơn ba mươi trận; ở Chà Tre, Lò Thổi có ngày diễn ra năm bảy trận. Đại đội A không bao giờ rút lui qua phía Tây đường sắt, không chỉ vì mệnh lệnh của chỉ huy mà chính là mệnh lệnh của con tim, vì trách nhiệm, tình cảm, lòng tin của đồng bào đối với đơn vị. Một chiến công vang dội của Đại đội A và quân, dân Tam Giác là đẩy lui trận càn của lực lượng “Liên bang cảm tử Đông Dương”. Khi đến Hàm Thuận, Tiểu đoàn này huênh hoang chê bọn Lu-i bất tài, chúng tuyên bố sẽ tiêu diệt Đại đội A trong một thời gian ngắn. Nhưng càng chủ quan, ngạo mạn, càng nếm phải tổn thất nhớ đời. Ngay trận đầu tại Suối Cát, chúng đã bị Đại đội A và dân quân Tam Giác diệt 40 tên. Từ đó mãi về sau, cái gọi là lực lượng “Liên bang cảm tử Đông Dương” không dám bén mảng tới vùng đất Tam Giác kiên cường.

Trong phong trào bám đất giữ làng, đồng bào Tam Giác đã tạo cho mình thế bám trụ mới. Một công trình kiên cố, độc đáo ra đời, đó là Nhà đất59. Từ sáng kiến của ông Văn Công Sơn ở Lò Thổi cùng các ông: Hai Tiên, Tư Ngọ, Sáu Đại ở Xóm Chồi, Xóm Mía. Sau đó Nhà đất đã phát triển khắp vùng du kích Tam Giác và sau đó phát triển qua Lê Hồng Phong. Tiêu biểu nhất là xã Hàm Liêm, quê hương của “Nhà đất”. Bên cạnh đó là công tác canh gác bố phòng cẩn mật và những bãi chông dày đặc đã khống chế bớt sự càn quét, đốt phá của giặc.

Những cô gái không chỉ thay trai cày cấy, chống càn bảo vệ mùa màng, đưa dân lánh giặc mà còn đi phá đường, trinh sát, gác bù, tải thương, tải đạn, đi liên lạc, nắm tình hình và làm công tác địch vận. Chị Nguyệt, chị Đan, chị Nhâm, chị Hải... ở Xóm Chồi, Bà Chơn, Bà Hài, Bà Gò là những dân quân gương mẫu toàn diện, đảm việc nhà vừa xông pha việc nước, luôn sát cánh cùng bộ đội chống giặc giữ quê hương. Tay súng, tay cày các cô gái vui vẻ yêu đời, cất cao tiếng hát, động viên nhau và cùng những chàng trai thi đua diệt giặc:

“Dân quân gương mẫu Bà Gò,

Giữ làng, giữ xóm, giữ cho đồng bào

Thằng Tây nó có tiến vào

Chị lo đánh mõ, em lo bám bù”

“ . . .Mùa hạ anh cày, trên cây em gác

Mùa đông em gặt, anh chặt đầu Tây”.

Nhờ kịp thời chỉnh đốn, củng cố tổ chức và có phương thức hoạt động thích hợp, nên phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở Tam Giác vẫn phát triển trước sức đánh phá ác liệt của địch. Đến cuối năm 1951, đồng bào Tam Giác đã tạo được thế bám trụ khá vững vàng.

Sức sống mãnh liệt và tinh thần chịu đựng hy sinh cao độ đã được nhân dân vùng Tam Giác thể hiện rất rõ nét trong cuộc chiến đấu không cân sức. Khi địch càn quét lớn dài ngày, đồng bào chuyển lên sườn núi ở phía Tây đường sắt khai thác lâm sản60. Vừa khuất bóng giặc, dân ở vùng kháng chiến và vùng địch tạm chiếm lại có mặt trên các cánh đồng. Mỗi nông dân là một chiến sĩ, cuốc cày trở thành vũ khí. Từ đó, mỗi xã có một trung đội du kích, một đại đội dân quân gương mẫu đánh địch bằng tất cả mưu trí, lòng dũng cảm và bằng mọi vũ khí thô sơ (chông, lựu đạn). Du kích hai xã Hàm Liêm, Hàm Chính còn có nhiệm vụ tăng cường lực lượng cho bộ đội; thường xuyên nhất là bổ sung quân số cho đại đội A.

Do tình hình ác liệt, phần lớn các gia đình ở Tam Giác phải chia hai, số sinh lực trụ ở vùng ta, số già yếu tạm vào vùng địch. Từ đó, hàng ngày nhân dân hai vùng hẹn gặp nhau ở những nơi qui định để trao đổi tin tức, tiền, hàng… Bà Chơn, Bà Hài, Xuân Nông, Thuận Thắng, Bàu Râu, Bàu Sẻ, Đá Dựng, Láng Quý, Láng Than, Rẫy Nổ, Rừng Già... là những nơi nhóm chợ di động, linh hoạt, chính những nơi ấy còn là điểm hẹn của tình yêu. Đây là nơi gặp nhau giữa người ở hậu phương và người nơi tiền tuyến; mẹ gặp con, vợ gặp chồng, anh gặp em, cán bộ, chiến sĩ gặp nhân dân, gặp cơ sở… Nhờ vậy mà tin tức, tiền hàng vào ra đều đặn góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Dù địch rào đón thế nào, các chị, các má, các ba cũng tìm cách đến những điểm hẹn báo cho ta tình hình, tin tức nhất là kế hoạch đi càn của địch. Phụ nữ ở Phú Hài, Hàm Nhơn, Kim Ngọc cũng chuyển nhiều gánh quà qua Tam Giác cho bộ đội. Đại đội A sống trong sự đùm bọc của đồng bào, tình quân dân ngày thêm bền chặt. Quán triệt tinh thần tự lực, kháng chiến lâu dài, những hôm yên giặc, đại đội A phân công nhau vào rừng hái lá lon, đốn tre củi, nhờ dân đưa về Phan Thiết đổi vải, thuốc tây và các nhu yếu phẩm cần thiết cho đơn vị.

Đồng bào ở vùng tạm bị chiếm ra làm ruộng mang theo vải, thuốc tây, văn phòng phẩm... đổi lấy nông lâm sản của dân ở vùng kháng chiến. Sự quan hệ gắn bó ấy không chỉ giúp nhau về đời sống vật chất trong những năm ác liệt, mà cái chính là thể hiện rõ lòng dân ở đâu cũng thuộc về kháng chiến và từng bước ta làm thất bại âm mưu lập vành đai trắng của địch.

Mùa cày và mùa gặt năm 1951 được bảo vệ, đồng bào về lại đất cũ sản xuất ngày một đông hơn. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân dân Tam Giác thể hiện qua câu nói của du kích xã Hàm Liêm: “Đồng bào hãy vững tâm bám đất giữ làng, còn một người là chúng tôi còn bám đất bảo vệ dân”.

Từ cuối năm 1950 đến năm 1951, tuy đứng trước đối phương không cân sức, nhưng với quyết tâm chống giặc giữ làng và chiến tranh du kích đã phát triển cao; tiếng súng đánh trả của quân dân ta trên khắp chiến trường Hàm Thuận, từ vùng địch hậu đến khu căn cứ, nhất là ở Tam Giác và Lê Hồng Phong không bao giờ lắng; đã nhắc nhở kêu gọi đồng bào, đặc biệt là số đông trong vùng địch tạm chiếm hãy vững lòng tin và hướng về kháng chiến.

Một điều đáng tự hào là trong cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt nhưng Tỉnh ủy Bình Thuận và Huyện ủy Hàm Thuận, Huyện ủy Lê Hồng Phong vẫn luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ và nhân dân; đẩy mạnh công tác giáo dục, nhất là ở vùng căn cứ. Những năm 1951-1952, toàn tỉnh vẫn còn duy trì được một số trường học. Trường Gò Đình ở xã Tân Thuận; Trường Văn Chính ở xã Hồng Thắng; Trường Trung Bình ở xã Hồng Sơn; Trường Bổ túc Công Nông (đào tạo cán bộ xã) ở xã Hồng Hải.

Đến năm 1953, địch đánh phá vùng kháng chiến quá căng thẳng nên các trường của tỉnh nói trên phải ngừng hoạt động. Trước tình hình đó, Huyện ủy Lê Hồng Phong chỉ đạo phòng Giáo dục tổ chức các trường tiểu học ở một số xã có điều kiện như: Hồng Sơn, Hồng Trung, Hồng Thắng, Hàm Đức, Hàm Nhơn...

Ngoài việc thi đua dạy và học, thầy trò của các trường còn gắn bó với địa phương thực hiện tốt các phong trào sản xuất tự túc, bố phòng, văn hoá, văn nghệ… Các trường đã giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại sôi nổi, hấp dẫn với chủ đề “Văn nghệ trường tôi”. Phần lớn học sinh của các trường kháng chiến đào tạo sau này đều phát triển tốt và trở thành những cán bộ, sĩ quan của cách mạng.

Nét độc đáo của Hàm Thuận là kịp thời chuyển đổi, sáng tạo phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, huyện tiến hành chia huyện thành 4 vùng: Vùng căn cứ, vùng du kích, vùng bản lề và vùng địch hậu. Mỗi vùng có nội dung phương châm, phương thức hoạt động sát hợp.

Đồng thời với việc củng cố, ổn định một bước ở vùng căn cứ và bản lề, chấp hành chủ trương “Tiến sâu vào vùng địch hậu” (vùng địch tạm chiếm đóng) của tỉnh, Hàm Thuận tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở bí mật, kết hợp phương thức “cần câu”, tăng cường hoạt động ở vùng sau lưng địch, buộc địch phải quay về đối phó. Ta thành lập các ban cán sự vùng nhỏ, gồm một chi bộ và một đội vũ trang tuyên truyền. Đội vũ trang tuyên truyền Mũi Né, do đồng chí Nguyễn Kim Bồng sau đó là đồng chí Đỗ Trân (Thông Trân) làm đội trưởng. Đội Ma Lâm do đồng chí Huỳnh Văn Bá (Năm Bá) làm đội trưởng. Đội Mương Mán do đồng chí Hoàng Xuân Sinh làm đội trưởng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Chước, phụ trách đội công tác vùng tạm bị chiếm của hai xã Hàm Nhơn và Hàm Nghĩa.

Sau khi thành lập lực lượng và phương thức hoạt động mới, đội vũ trang tuyên truyền Mũi Né có nhiều sáng tạo, táo bạo, trụ sở đóng ở xã Hồng Sơn nhưng cán bộ đã bám sát bên trong vùng địch, vận dụng tốt phương thức, phương châm hoạt động bí mật, thu được nhiều kết quả như: vận động quần chúng, xây dựng cơ sở du kích mật, thu thuế và quỹ ủng hộ kháng chiến. Mũi Né (xã Hàm Dũng) hồi ấy được ví như bầu sữa tài chính của Hàm Thuận. Với vai trò nòng cốt, phối hợp nhịp nhàng của các đoàn thể và du kích mật, lực lượng bên ngoài bám vào diệt ác, phá tề, đẩy mạnh công tác địch vận. Ta đã diệt được tên chủ thầu chợ Mũi Né, bắt Tổng Chi. Đồng bào phấn khởi, số tề còn lại hoang mang. Nhờ tranh thủ được một số tề và qua họ ta gửi thư lôi kéo số khác, gây mâu thuẫn trong nội bộ của chúng.

Thời gian đầu, một số đội vũ trang tuyên truyền chưa bám vào được bên trong, kết quả hoạt động còn thấp. Nhằm đúc kết và phổ biến kịp thời kinh nghiệm về công tác tiến sâu hậu địch cho toàn tỉnh; giữa năm 1951, Ban cán sự Cực Nam và tỉnh ủy Bình Thuận chỉ đạo Huyện ủy Hàm Thuận mở Hội nghị sơ kết công tác ở vùng sâu, Hội nghị được tổ chức tại Bàu Ghe (xã Hồng Hải). Hội nghị đánh giá đội vũ trang tuyên truyền Mũi Né hoạt động tốt nhất và rút ra một số kinh nghiệm là: Trong quá trình công tác, cán bộ không được nằm bên ngoài và đơn thuần vũ trang mà phải bám sát dịch, sát dân, tiến hành toàn diện các mặt: quân sự, chính trị, địch vận, trong đó công tác chính trị là chủ yếu, hoạt động quân sự đóng vai trò hỗ trợ.

Sau hội nghị này, công tác tiến công địch ở Hàm Thuận có nhiều chuyển biến. Những đội công tác ở Hàm Nhơn, Hàm Nghĩa có các đồng chí: Huỳnh Duy Cầm, Trần Đình Trúc, Đào Ngọc Bích đã dũng cảm, xông xáo sát dân, sát địch len lỏi qua các ổ phục kích của địch ở bến đò Xóm Giữa, bến đò Chợ Dinh; phát triển cơ sở xuống tận vùng yếu, vùng trắng.

Vùng Hội Nhơn có các đồng chí: Đặng Ngọc Châu, Thuyền, Cảnh đã chịu đựng khó khổ, ăn, ở trong rậm tre gần đồn Tầm Hưng, Kim Ngọc dưới tầm đạn của giặc. Các tổ phụ trách vùng Kim Ngọc, Xoài Quỳ cũng dũng cảm quần nhau với giặc suốt ngày đêm.

Nhờ phát triển nhiều loại hầm bí mật, nên ta đã tạo được thế đứng chân, bám trụ ngay trong lòng địch. Đặc biệt ở Xoài Quỳ (Hàm Thắng) có một đoạn địa đạo dài hơn trăm mét, cơ động trong râm tre, có ngách thông ra sông Cái. Từ năm 1948, xã Dân Tiến61 đã bắt đầu hình thành một căn cứ lõm và phát triển ngày càng cao. Nằm giữa sự bao vây bốn bề của địch, nhưng ta đã tạo thế đứng chân vững chắc ở vùng này. Không những lực lượng tại chỗ mà cả lực lượng trên cũng vào ra hoạt động, đánh địch, bảo vệ mùa màng, vận động nhân dân cung cấp nhân tài, vật lực.

Từ tình thương và trách nhiệm phải nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho cán bộ, chiến sĩ nên đồng bào vùng bản lề và địch hậu từ Mũi Né vào Phú Hài, từ Hàm Nhơn, Hàm Nghĩa, Hàm Liêm đến Ngã Hai, Mương Mán đã sáng tạo ngày càng nhiều kiểu hầm bí mật ở ven sông, trên khám thờ, hầm vách đôi, hầm nhiều cửa, nhiều ngách, thùng lều hai đáy, giếng khoét hông. Gia đình má Nguyễn Thị Mậu ở Hàm Liêm đã cùng đơn vị Cảm tử đội (còn gọi là Nguyễn Thái Học) họat động trong nội thành Phan Thiết đã đào hai chiếc hầm lớn trong khu vực nhà của Má, một chiếc hầm dùng cho chiến sĩ ở, chiếc còn lại dùng để chứa vũ khí. Tiểu đội trưởng Lê Văn Lập cùng gia đình trực tiếp đào. Gia đình Má Mậu tiếp tế cơm nước cho cả tiểu đội mỗi khi ở tại nhà. Hai chiếc hầm này đã tồn tại an toàn, bí mật từ năm 1949 đến năm 1951. Đầu năm 1952, giặc Pháp đóng đồn Xóm Bàu, gần nhà nên gia đình Má Mậu đi tản cư lên xã Hồng Sơn. Ở thôn Chính Hiệp xã Hàm Thắng có gia đình cụ Ngô Võ đã đào 1 chiếc hầm bí mật trong nhà để nuôi dấu cán bộ, chiếc hầm này chưa hề bị lộ. Dọc sông Cà Ty và ở Phú Mỹ, Phú Hưng, Vườn Trầu dân đào nhiều hầm bí mật; gia đình ông Ngô Bá ở Tiến Lợi đã che giấu được nhiều cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng ta đã bám đất, bám dân, tạo được thế đứng chân vững chắc ngay trong vùng địch, ngoài những cơ sở trung kiên đào và canh giữ những chiếc hầm còn nhờ tai mắt và lòng dân.

Nhờ có cơ sở mật vững mạnh, ở một số nơi ta đã trừ gian, diệt được ác cả ban ngày; điển hình nhất là vụ diệt tên bang tá Nguyễn Văn Phước, ở đồn Ngã Hai (tháng 8 năm 1952). Đúng theo qui định của địch, thường lệ mỗi sáng một đoàn người vào đồn Ngã Hai gặp Phước xin giấy phép đi gặt lúa. Kế hoạch đánh địch đã được cấp ủy xã Hàm Kiệm và đồng chí Nguyễn Trực chuẩn bị chu đáo. Theo ám tín hiệu của hai cơ sở mật: Châu Văn Kiệt và Trần Thị Thơm; khoảng 8 giờ sáng, lực lượng ta cải trang thành sáu cô gái mang lưỡi hái, quẩy gánh đến cổng xin vào phòng làm việc của Bang tá, nhưng hai tên gác phát hiện chận lại. Các chiến sĩ ta liền chia làm hai tổ, một tổ diệt hai tên gác, tổ còn lại xông thẳng vào bên trong bắn gục tên Phước ngay tại bàn làm việc và rút lui an toàn. Tiếp đó, vào tháng 9 năm 1952 ta diệt đồn Ngã Hai. Bọn tề rúng động không dám bắt dân gom lúa vào khu tập trung, nhân dân thu hoạch mùa nhanh chóng an toàn. Hàng đêm ta vào xóm mở mít tinh tuyên truyền thuận lợi.

Dù khó khăn và phải chịu nhiều tổn thất, hy sinh, nhưng sự có mặt thường xuyên của cán bộ, đảng viên, du kích trong vùng địch là sức mạnh và niềm tin cho quần chúng. Trong điều kiện địch kiểm soát gắt gao, nhưng cơ sở mật, hội viên, quần chúng cảm tình cách mạng ở vùng sâu vẫn không ngừng phát triển, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đến cuối năm 1951, toàn huyện đã xây dựng được 1.188 đội viên dân quân du kích mật, 33 tổ có vũ khí (4 tổ ở Mương Mán có 46 đội viên, 10 tổ ở Phú Hài có 77 đội viên, Phú Hội và Kim Ngọc mỗi nơi có hai tổ…). Các đoàn thể cũng từng bước trưởng thành, đẩy mạnh công tác vận động nhân dân góp quỹ ủng hộ kháng chiến, đấu tranh chính trị, địch vận. Toàn huyện có 3.330 cơ sở lãnh đạo trên 12.000 quần chúng, hội viên62 ở Mũi Né, Phú Hài. Sang năm 1952, ta đã phát triển thêm 100 cơ sở. Ngay các khu tập trung có đồn địch, ta cũng tổ chức được 29 tổ quần chúng cảm tình cách mạng (Mũi Né có 4 tổ, Xóm Lụa có 10 tổ, Ma Lâm có 1 tổ, Phú Hội có 7 tổ, Mương Mán có 7 tổ). Tổ chức Công đoàn cũng phát triển, toàn huyện có khoảng 3.000 đoàn viên, chiếm 1/3 số đoàn viên toàn tỉnh. Những năm sau, mạng lưới tổ chức của ta càng trưởng thành, nơi nào có dân là có hội viên cơ sở.

Các tổ chức Công đoàn cơ sở đã tổ chức quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức: mít tinh, biểu tình đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đòi tăng lương, chống sưu cao, thuế nặng. Công đoàn Mũi Né đấu tranh đòi tự do đi lại làm ăn, kết quả địch phải chấp nhận giảm 5 xu thuế cho một tỉn63 nước mắm. Công đoàn biển Phú Hài, đấu tranh hạ được ngày đi sưu, mỗi tháng một người chỉ mất ba ngày (so với trước phải làm hơn mười ngày).

Nhằm hạn chế sự càn quét, bắn phá của địch, tạo đà hỗ trợ cho phong trào nhân dân du kích chiến tranh phát triển, Tỉnh ủy chủ trương phối hợp các lực lượng đánh tiêu diệt một số cứ điểm quan trọng của địch. Vào thượng tuần tháng 12 năm 1951, bộ đội Xung Kích phục kích sân tập Căng Ê-sê-píc, đánh tan một trung đội, bắt sống một tù binh, thu nhiều vũ khí. Tiếp đó ngày 28 tháng 12 năm 1951, Tiểu đoàn 86 tập kích Căng Ê-sê-píc, diệt và làm bị thương hơn 150 tên địch, thu toàn bộ vũ khí, phá hủy hai khẩu pháo 75 li. Tấm gương chiến đấu dũng cảm nổi bật trong trận này là Tiểu đội Quyết tử, do Đội trưởng Võ Hòa Tương và Đội phó Nguyễn Hữu Phương chỉ huy, xông lên lầu dùng mã tấu, dao, búa đập nát đầu nhiều tên giặc. Ngày 23 tháng 6 năm 1952, Đại đội Xung kích và Đại đội B, tập kích tiêu diệt tiểu khu Mương Mán; diệt và làm thương vong hơn 300 tên địch, bắt sống 12 tù binh, trong đó có 2 lính Pháp và tên Chút phó mật thám; thu trên một trăm súng các loại, có cả cối 60 và 81 li.

Sau các trận đánh này, ta đã làm giảm sức càn quét của địch vào Lê Hồng Phong, Tam Giác. Bộ đội và dân quân du kích được trang bị thêm nhiều vũ khí, đạn dược. Đồng bào Hàm Thuận, Phan Thiết phấn chấn, tin tưởng.

Từ đầu năm 1952 trở đi, địch ở Hàm Thuận tiếp tục càn quét, phá kinh tế, dồn dân, lập thêm khu tập trung, củng cố tề, ngụy, tăng cường hoạt động gián điệp, chiêu an mị dân. Chúng đóng thêm đồn Xóm Bàu (Hàm Liêm), củng cố đồn Bàu Gia, Ngã Hai, Bình Lâm... đánh phá vùng du kích và vùng thượng du Hàm Cần. Nhằm phòng thủ Phan Thiết từ xa, ngoài số quân điều động tăng cường cho các cuộc hành quân càn quét lớn, quân số thường trực của địch tại Hàm Thuận khoảng 2000 tên.

Chấp hành chủ trương của Tỉnh ủy Bình Thuận, Huyện ủy Hàm Thuận đề ra phương hướng: đoàn kết toàn dân, phát triển chiến tranh du kích, tích cực chống địch bắt lính, dồn dân, cướp của; đồng thời bồi dưỡng tích trữ lực lượng ta, bằng cách rèn luyện tinh thần, thực hành cách mạng, trao dồi đạo đức cách mạng; Đảng lãnh đạo toàn diện, đặc biệt là chăm lo phát triển du kích chiến tranh, đoàn kết dân quân.

Trong năm 1952, ngoài những trận chống càn, chống phục kích của địch hằng ngày, bộ đội ta tổ chức một số trận đánh làm cho chúng hoang mang thối động, đồng bào hả hê phấn khởi. Ngày 15 tháng 3 năm 1952, bằng lối đánh táo bạo bất ngờ, một đại đội của tiểu đội Xung Kích đào hầm ém quân giữa đồng ruộng trống tại km 9,5 Đường 8 (khu vực cầu Liêm). Khi địch đang rà mìn mở đường, ta tung nấp hầm nhảy lên nổ súng, diệt gọn hơn một trung đội địch, bắt sống 6 tên, trong đó có một tên Pháp phó đồn Bình Lâm, thu một máy dò mìn và toàn bộ vũ khí64. Ta hy sinh 4, bị thương 8 và bị bắt 2 đồng chí.

Tiếp đó, hai trung đội của đại đội A, do đồng chí Trần Hữu Bình, Chính trị viên Đại đội chỉ huy, phục kích hai đại đội địch càn vào xã Hàm Liêm (tháng 5 năm 1952). Lực lượng địch đi từ hai hướng, cánh quân thứ nhất từ Xóm Chồi vừa lên Xóm Mía thì quân ta nổ súng. Sau đó ba mươi phút, cánh quân thứ hai của địch trên phía đường sắt đổ xuống, quân ta ở giữa bắn vào cả hai đội hình địch, rồi nương theo suối Tam Bảo rút lên Lò Thổi. Thế là chúng ngộ nhận, tiếp tục đánh nhau làm chết và bị thương gần hai trung đội.

Trong những ngày gian nguy, thử thách, hào hùng ở vùng Tam Giác, đại đội A và bộ đội Xung Kích cùng đồng bào gắn bó, bám trụ kiên cường. Tiêu biểu nhất là Trung đội của đồng chí Nguyễn Minh Tơ đứng chân ở phía Nam xã Hàm Liêm - một nơi xung yếu hằng ngày giáp mặt với quân thù. Ban ngày các chiến sĩ sản xuất giúp dân, đêm về dạy đồng bào học văn hóa. Là một học sinh ở Phan Thiết, anh Tơ cầm súng từ đầu cuộc kháng chiến và trưởng thành ở chiến trường Hàm Thuận. Dân thương mến cảm phục anh Tơ vì lòng dũng cảm mưu trí, luôn tiến công địch, tìm giặc mà đánh, tìm cách để thắng. Trung đội của anh Tơ đến đâu là dân yêu quý, yên lòng. Trong một trận chống càn, anh chỉ huy đơn vị quyết kềm chân địch để bảo vệ dân. Khi chiến sĩ bắn súng máy hy sinh, anh Tơ liền trườn lên cho khẩu súng máy tiếp tục nhả đạn. Trong trận quyết tử ấy, anh Nguyễn Minh Tơ đã ngã xuống tại Giòng Cày, xã Hàm Liêm. Đồng bào Tam Giác ghi mãi chiến công và tiếc thương người con trung dũng ấy.

Nhiều thắng lợi nối tiếp nhau vang dội, đêm 20 tháng 8 năm 1952, lần thứ hai bộ đội Xung Kích tập kích đồn Mương Mán. Ngày 18 tháng 9 năm ấy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Minh Châu, bằng chiến thuật đặc công được sử dụng đầu tiên trên chiến trường Hàm Thuận, bộ đội Xung Kích diệt gọn đồn Ngã Hai, tiêu diệt một đại đội địch, thu toàn bộ vũ khí. Quân dân Hàm Thuận huy động hằng trăm người, hàng chục xe trâu chở vũ khí và chiến lợi phẩm.

Sau khi địch đóng đồn Xóm Bàu, củng cố đồn Bình Lâm, Mương Mán, Ngã Hai... phong trào rào làng chiến đấu bố phòng, bắn tỉa của bộ đội, dân quân du kích ở Tam Giác càng phát triển. Làng chiến đấu có bố phòng chông, mìn, cạm bẫy được rào thành tuyến liên hoàn suốt từ Mỹ Thạnh, Ninh Thuận đến Xóm Chồi, Bà Chơn, Bà Hài, nối liền lên Bàu Sẻ, Hàm Cần.

Nhiều tay súng bắn tỉa của đại đội A và du kích đã làm bọn địch mất ăn, mất ngủ. Với khẩu súng trường Đức, anh Minh “Củ tỏi” chiến sĩ của đại đội A đã từng bắn gục nhiều tên lính trong đồn ra lấy nước, lấy củi. Xuất sắc nhất là anh Lê Ba, du kích xã Hàm Chính, nhiều lần địch càn vào Khu Một, Ninh Thuận, Mỹ Thạnh đã bị đền tội, có khi đứng gác trong đồn cũng mất mạng vì tay súng bắn tỉa chính xác của anh.

Bọn địch, nhất là lũ ở đồn Xóm Bàu luôn thấp thỏm lo âu, chúng rất sợ anh Tô Phụ, Tiểu đội Trưởng Dân quân gương mẫu xã Hàm Liêm. Anh đã dũng cảm, mưu trí cùng đồng đội bám đánh địch, chống càn, đưa dân tránh lánh và luôn áp sát, bao vây đồn, bót giặc. Trong một lần đi trinh sát, một mình anh với một khẩu súng và một chiếc kèn; khi thấy địch càn vào suối Bà Nhuần, biết chúng rất sợ tiếng kèn của bộ đội chủ lực, nên anh nhanh trí hô to: “Trung đội I, trung đội II, trung đội III sẵn sàng chiến đấu”, đồng thời anh vừa di động, vừa bắn, vừa thổi kèn. Địch tưởng gặp bộ đội chủ lực nên dừng lại bắn trả. Nhờ đó các vọng gác ở Bà Chơn, Bà Hài kịp thời đánh mõ, hạ bù báo động, giúp nhân dân, cán bộ tránh lánh an toàn, lực lượng ta tiếp ứng đánh lui bọn địch.

Trước sự bao vây áp đảo của quân dân Tam Giác, bọn địch ở đồn Xóm Bàu và các tua (tháp canh) dọc Đường 8 phải thực hiện một số qui định của ta như: không được mang súng ra khỏi đồn và chúng phải nói to lên: “Cho phép chúng tôi đi lấy nước”.

Nhiều nông dân lớn tuổi cũng trở thành chiến sĩ bám đất giữ làng, không vào vùng địch chiếm, không rút lui qua phía Tây đường sắt. Điển hình nhất là ông Tám Dĩ (Tám Tiên) ở xã Hàm Liêm, ngoài năm mươi tuổi, ông bám chắc vào Bà Hài - mảnh đất nặng nghĩa tình đã giữ ông ở lại: vũ khí của ông là cuốc rựa, một ngọn cây cao để gác bù và chiếc hầm bí mật trong gốc tre. Ngoài việc sản xuất nuôi quân, gác bù, nắm tình hình địch, nhiều lần ông Tám còn cùng bộ đội xông trận diệt thù.

Vào giữa năm 1952, đại đội A chặn địch từ xóm Bà Chơn, Bà Hài càn vào Xóm Mía. Khẩu súng máy của ta đang đẩy lui địch, bổng khựng lại vì chiến sĩ mang đạn bị thương, ông Tám Tiên liền nhảy lên hầm xin thế người mang đạn. Thấy người xạ thủ bắn súng máy còn do dự, ông Tám nói to như ra lệnh: “Mày không tin tao à, tụi mày đến đâu tao đến đó, khi nào chắc ăn tao hô thì bắn nghe”.

Sau trận ấy, ông Tám được bộ đội khâm phục, tin tưởng như tin một người cha - người đồng chí và cũng từ đó ông thường tình nguyện theo mang đạn cho bộ đội. Trong một trận khác, khi đơn vị của đồng chí Lương Văn Năm (Năm Lao) đang truy kích địch ở Bà Chơn, bị địa hình che khuất, súng máy đặt thấp bắn theo không được. Anh Năm đang lúng túng thì ông Tám xung phong quỳ xuống kê vai làm giá súng để anh Năm tiêu diệt quân thù65.

Quân dân Lê Hồng Phong, Miền Đông của Hàm Thuận cũng sôi nổi thi đua cùng quân dân Tam Giác sản xuất, chống càn. Mùa gặt năm 1952, đại đội B của tiểu đoàn 86 được phân công bám trụ ở Xoài Quỳ hỗ trợ cho đồng bào bảo vệ thu hoạch mùa lúa. Sáng sớm hôm ấy, một đại đội Âu Phi càn lên cánh đồng Ba Thôn, lọt vào vòng vây của đại đội B. Trung đội của đồng chí Hòa phục hướng chính diện, trung đội anh Long phía trái, trung đội anh Hào bên phải, ba mũi đánh ép vào. Hơn một giờ nổ súng, ta diệt tại chỗ sáu tên địch và thu một máy truyền tin. Địch tháo chạy và bị ta truy kích về sát đồn Tùy Hòa. Sau đó, đồng bào Hàm Nhơn, Kim Ngọc tổ chức khao quân mừng chiến thắng.

Bên cạnh nhiều thành tích ở chiến trường, đồng chí Phạm Ty, Tiểu đội Trưởng bộ đội địa phương còn nổi bật trong đợt chống lụt bão (tháng 10 năm 1952). Mặc cho đói, lạnh, anh Ty cùng đồng đội ngâm mình dưới dòng nước lũ mấy ngày đêm để cứu tính mạng, tài sản của đồng bào xã Hàm Đức. Riêng anh Ty đã vớt được trên 30 người dân thoát chết.

Nhờ sự hợp đồng chiến đấu của bộ đội Xung Kích, bộ đội địa phương và quân, dân Tam Giác, Miền Đông, Lê Hồng Phong; đặc biệt là những tấm gương ngoan cường như: Tô Phụ, Lê Ba, Tám Tiên, Nguyễn Minh Tơ, Võ Hòa Tương, Nguyễn Thanh Phong, Phạm Ty... mà âm mưu bình định dồn dân của địch bước đầu bị bẻ gãy. Chúng đi càn là bị ta đánh, nhiều đồn bót ở Tam Giác, dọc Đường 8, đường Quốc lộ 1 nằm trong tình trạng bị bao vây cô lập. Địch hoang mang co thủ, dân quân du kích càng hăng say sản xuất, đánh giặc, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ…. Thế đi lên của chiến trường toàn huyện, nhất là Tam Giác được phản ánh qua đoạn thư của cô gái Tam Giác gửi ra chiến trường:

“Tháng rồi giặc bố trên Bàu Sẻ,

Chúng đụng ngay vào Đại đội A.

Anh em rượt chúng dong như chó,

Nên chỉ kịp thui hai cái nhà.

Trên đường số tám hàng Tua bít,

An phận thủ thường lũ quốc gia.

Đêm về thấp thoáng người du kích,

Xóm dưới làng trên rộn tiếng ca.

Chiến tranh du kích ngày thêm mạnh,

Tam Giác hôm nay đã có đà ...”66

Năm 1952, tình hình ở Bình Thuận nói chung, Hàm Thuận nói riêng rất căng thẳng. Địch đánh phá, dồn dân quyết liệt, lực lượng ta thiếu lương thực, thực phẩm, rút thanh niên bổ sung cho bộ đội rất khó khăn. Có người dao động bỏ chiến đấu hoặc đầu hàng giặc, cán bộ thiếu và yếu. Để khắc phục khó khăn trên, Hàm Thuận vừa học tập chỉnh huấn, vừa tích cực chuẩn bị Đại hội huyện Đảng bộ để củng cố thực lực, tăng sức lãnh đạo và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Sau khi cán bộ chủ chốt của huyện đi dự đợt chỉnh huấn do tỉnh tổ chức ở Cóc Chua về, tháng 9 năm 1952, tại rừng Tào Quang, Huyện uỷ tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II trong thời gian 2 ngày. Đại hội đề ra các nhiệm vụ chính: Phân vùng lãnh đạo, xây dựng căn cứ lâu dài ở miền Tây, củng cố các ban ngành, đoàn thể, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách ruộng đất và tăng gia sản xuất, xây dựng ngân sách. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện, do đồng chí Hồ Liên- Thường vụ Tỉnh ủy làm Bí thư; đồng chí Tiếu Nghi- Thường vụ Huyện ủy làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh; đồng chí Phan Văn Hược- Thường vụ Huyện ủy làm Huyện đội trưởng; đồng chí Nguyễn Trực làm chính trị viên Huyện đội.

Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn- Bí thư trung ương cục Miền Nam về làm việc ở tỉnh, chỉ đạo Ban cán sự cực Nam và Tỉnh ủy xây dựng căn cứ Miền Tây. Trên tinh thần đó, từ giữa năm 1952, Tỉnh đội tăng cường cho Hàm Thuận một số cán bộ xuống xây dựng các xã Miền Tây bao gồm các xã Hàm Cần, Hàm Thạnh, Hàm Phú, Hàm Trí, chuẩn bị hành lang cũng như các điều kiện khác để chuyển cơ quan Huyện về đây, đồng thời chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt đồn Sông Quao và bót Cầu Trại. Đại hội huyện Đảng bộ vừa xong, cơ quan Huyện ủy Hàm Thuận khẩn trương chuyển từ Tùy Hòa xã Hàm Đức lên Miền Tây, đứng chân tại khu vực búng Đại Dương thuộc thôn Phú Sơn (Hàm Phú) kiện toàn tổ chức bộ máy, lãnh đạo xây dựng và phát triển căn cứ kháng chiến liên hoàn: Miền núi- đồng bằng- đô thị.

Tháng 10 năm 1952, tổ chức Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam huyện tiến hành Đại hội lần thứ III ở suối Dốc Vặn. Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, Đại hội Đoàn đề ra phương hướng: Củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên, tích cực tập hợp giáo dục thiếu niên để làm nòng cốt trong các phong trào chiến tranh du kích, canh gác bố phòng, tăng gia sản xuất, bảo vệ mùa màng, tòng quân nhập ngũ. Đại hội bầu đồng chí Hứa Chấn Sang làm Bí thư, các đồng chí Nguyễn Ty, Tôn Thất Toản, Võ Thị Đạt ở trong Ban thường vụ Huyện đoàn. Sau Đại hội, phong trào thanh thiếu niên trong toàn huyện có nhiều chuyển biến.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II, nhất là việc sắp, xếp tổ chức, tăng cường sức chỉ đạo (cuối năm 1952) Hàm Thuận tách các xã: Hàm Thắng, Hàm Nhơn, Hàm Dũng, Hàm Đức thành lập khu Miền Đông do Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo. Tỉnh ủy chỉ định Ban cán sự Dân Quân Chính Đảng Miền Đông gồm: đồng chí Trần Nghĩa làm Bí thư, phụ trách quân sự; đồng chí Nguyễn Tế Nhị làm Phó bí thư, sau đó là đồng chí Huỳnh Hà làm Phó bí thư, phụ trách chính quyền; đồng chí Nguyễn Ngọc Chước làm Ủy viên Thường trực. Riêng cánh đồng lúa “Ba thôn” thuộc ba thôn giáp ranh của ba xã Hàm Nhơn, Hàm Chính, Hàm Thắng (thôn Tân Đồng xã Hàm Nhơn; thôn Chính Hiệp xã Hàm Chính; thôn Thuận Lợi xã Hàm Thắng); do vị trí đặc biệt quan trọng của nó nên ta lập Ban cán sự nhỏ gồm các đồng chí chuyên lãnh đạo ba thôn ấy. Đồng chí Thụy Sĩ (Năm Sô) làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Hoa (Ngô Mân) Phó bí thư - phụ trách chính quyền, đồng chí Ngô Minh Thường ủy viên thường vụ - phụ trách quân sự. Ban cán sự này có nhiệm vụ chuyên trách trực tiếp tổ chức lực lượng để sản xuất, chống càn, bảo vệ dân, bảo vệ mùa màng, thu hoạch lúa trên cánh đồng này.

Trong vòng một năm (tháng 6 năm 1952 - tháng 6 năm 1953), Tỉnh ủy Bình Thuận và Huyện ủy Hàm Thuận đã đầu tư chỉ đạo xây dựng hoàn chỉnh căn cứ Miền Tây Hàm Thuận, gồm 4 xã: Hàm Cần, Hàm Thạnh, Hàm Phú, Hàm Trí tạo thành hành lang nối liền giữa Hàm Thuận với Tánh Linh, Lâm Đồng, Bắc Bình, Hàm Tân. Miền Tây có các nhiệm vụ: xây dựng thực lực, nhất là lực lượng dân quân du kích, rào làng chiến đấu, lần lượt thu hút dân trong vùng địch tạm chiếm ra vùng ta tăng gia sản xuất, đi dân công chiến trường, biến Miền Tây thành căn cứ vững chắc lâu dài của huyện Hàm Thuận và tỉnh Bình Thuận.

Khi vấn đề xây dựng căn cứ Miền Tây được đặt ra, thì công tác thượng du vận ở Hàm Thạnh, Hàm Cần càng trở nên bức thiết. Tháng 6 năm 1952, Huyện ủy Hàm Thuận phân công đồng chí Nguyễn Ngọc Cao - Huyện ủy viên, cán bộ Huyện ủy lên củng cố vùng thượng du, làm Bí thư chi bộ xã Hàm Cần.

Sau khi thâm nhập xuống cơ sở nắm lại tình hình, với tác phong sâu sát và nhạy cảm của mình, đồng chí Cao cùng chi bộ phân tích tình hình, đề ra 4 nhiệm vụ:

- Một là, đoàn kết Kinh-Thượng, rào làng chiến đấu, phát triển chiến tranh du kích.

- Hai là, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, khống chế lái buôn bóc lột đồng bào, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

- Ba là, làm cho đồng bào hiểu, tin Đảng và Bác Hồ, tham gia củng cố Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Bốn là, giáo dục đồng bào hiểu và căm thù giặc Pháp, chống giặc đói, giặc dốt, chống mê tín dị đoan, xây dựng đời sống mới.

Với phương châm, phương thức hoạt động mới là: Khắc phục tình trạng xa dân, cán bộ phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, nói và làm phải đi đôi, gây dần miềm tin trong quần chúng. Chi bộ phân công đảng viên cốt cán bám địa bàn, xây dựng chính quyền, đoàn thể. Nhờ tổ chức xây dựng được Hội đoàn kết, ta tập hợp được ngày càng nhiều những người lớn tuổi có uy tín trong làng. Chi bộ còn sáng tác những câu ca dao ngắn gọn để giáo dục đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ:

“Người Kinh, người Thượng một lòng,

Thù Tây ta phải đồng lòng đánh Tây”

Nhằm tạo điều kiện cho các đoàn thể sinh hoạt, nhân dân tham gia công tác, xây dựng dân quân du kích, rào làng chiến đấu...Chi bộ kêu gọi dân tăng gia sản xuất theo cách làm ăn mới, khắc phục dần tình trạng suốt lúa về ăn khi lúa mới vừa ngậm sữa và không ỷ lại vào củ, rau rừng:

“Tăng gia sản xuất nhiều lên,

Khoai kêu không chụp67, nần rên không đào”.

Cùng với việc tổ chức, hướng dẫn đồng bào sản xuất, tiết kiệm, chính quyền xã cấm lái buôn không được thu nợ cũ và mua lương thực, quy định giá và nơi trao đổi hàng giữa họ với đồng bào. Từ đó về sau, đời sống nhân dân ổn định dần, các mặt công tác và phong trào văn hóa văn nghệ được đồng bào tham gia đông đảo. Dưới ánh đèn chai móng bập bùng, các lớp học đêm đông vui, tỏa sáng.

Cuối năm 1952, khi Pháp thả bom xăng đặc làm cháy các làng: Tà Nớ, Suối Đá, Cô Giai, ta lấy hình ảnh thực tế đó phát động căm thù; đồng thời vạch mặt bọn tay sai ngấm ngầm chống phá cách mạng như: Lý Trực, Hội đồng Thao... Hiểu được tình hình, nhiệm vụ, đồng bào hăng hái rào làng chiến đấu, làm vũ khí thô sơ chống giặc. Ngoài hai tiểu đội du kích tập trung được trang bị ná và năm khẩu súng trường, hầu hết các buôn làng đều có dân quân rộng rãi. Trong một số trận càn, địch bị sụp bẫy, mang cung phải đền tội. Do đó, chúng rất sợ hệ thống chông nện, chông lá, mang cung không dám vào sâu, chỉ lấp ló đến Cỏ Mồm rồi quay lại.

Bụng dân no, lòng dân càng tin Đảng; nương rẫy, buôn làng không ngừng đổi mới, Hàm Cần không ngừng thay đổi da thịt, đã góp phần giữ vững khu căn cứ Miền Tây.

Một trong những nhiệm vụ chính đầu tiên để xây dựng khu căn cứ Miền Tây là đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích. Cuối năm 1952, huyện đội Hàm Thuận điều một trung đội của đại đội A, do đồng chí Nguyễn Trung Hòa làm trung đội trưởng, từ Tam Giác lên đứng chân ở Hàm Phú, Hàm Trí. Đại đội B thường xuyên lưu động ở các xã Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Cần, Hàm Thạnh. Đến tháng 6 năm 1953, Đại đội 653 ra đời, có nhiệm vụ giúp 4 xã miền Tây xây dựng dân quân du kích, bao vây, áp đảo các đồn địch, giữ các đường mồi, bảo vệ cơ quan lãnh đạo.

Nhờ đó, mỗi xã đều xây dựng được một trung đội du kích tập trung, số sinh lực trong dân đều là dân quân du kích; đồng bào trong vùng địch lần lượt về lại vùng ta ngày càng nhiều, công tác bố phòng chặt chẽ; hàng rào chiến đấu thành tuyến liên hoàn từ Hàm Trí đến Hàm Thạnh, Hàm Cần. Năm 1952 trúng mùa, Miền Tây nhanh chóng trở thành kho nhân tài vật lực của Hàm Thuận.

Xã Hàm Phú là cửa ngõ của Miền Tây, đối đầu trực tiếp với cứ điểm Ma Lâm; tỉnh, huyện tập trung chỉ đạo và tăng cường lực lượng nên phong trào vươn lên toàn diện và vững chắc. Từ vài mươi hộ dân cư thưa thớt, sau đó đồng bào ở Ma Lâm và các nơi khác đến Hàm Phú ngày thêm nhiều (từ 650 người tăng lên 2.400 người). Đồng bào tham gia mạnh mẽ phong trào phục hóa. Diện tích ruộng của vùng kháng chiến lấn dần xuống Ma Lâm và lên tận Tú Sơn (Bắc Bình). Vùng Phú Minh, Cà Dập, Phú Sơn trở thành huyện lỵ của ta được bảo vệ tương đối an toàn, có nhiều bãi chông kiên cố (chông bàn, chông ngòi bút...). Lợi hại nhất là loại chông củ ấu, riêng lò rèn của anh Long đã sản xuất trên một ngàn chiếc chông củ ấu. Phú Sơn ngày thêm sung túc, có bệnh xá, trường học, có quán mua bán những mặt hàng thiết yếu, tiệm may… Đời sống của đồng bào không ngừng được cải thiện. Thanh niên ở các xã Miền Đông cũng lên đây học văn hóa và tránh địch bắt lính. Những tên phản bội (Lúa, Lép, Dày) lúc trước thường dẫn lính lên đánh phá Hàm Phú, Hàm Trí, nay chỉ quanh quẩn ven Đường 8 không dám vào sâu.

Về thực hiện chính sách ruộng đất và phát triển kinh tế - phát huy thành quả của những năm trước và thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng”, Nông hội huyện tiếp tục sử dụng công điền, công thổ, ruộng đất vắng chủ và ruộng của địa chủ người Hàm Thuận không tham gia kháng chiến cấp cho dân nghèo. Đồng thời vận động địa chủ kháng chiến hiến điền, phú nông và trung nông lớp trên san sẻ ruộng đất cho bần nông, nhất là lực lượng dân quân du kích, những người bám đất, giữ làng. Nhiều người đã tự nguyện hiến phần lớn ruộng đất, chỉ để lại một phần đủ tự canh tác. Tiêu biểu, dẫn đầu cho phong trào này là các địa chủ kháng chiến tự nguyện xung phong hiến ruộng như: Võ Văn Trang, Lê Trung Hưng (Hàm Liêm), Huỳnh Thanh Hữu, Huỳnh Văn Thái (Hàm Chính). Đặc biệt ông Nguyễn Gia Tịnh (Bảy Do), ở Xóm Đồng, xã Hàm Đức đã hiến 32 ha ruộng loại tốt. Nhờ đó mà Hàm Thuận có khoảng 1.200 hộ nông dân được chính quyền cách mạng cấp ruộng. Riêng xã Hàm Liêm có 50 ha ruộng và hai xã Hàm Kiệm, Hàm Trí có khoảng 500 ha ruộng và 400 ha đất hoang hóa nay được phục hóa, khai hoang, xanh tươi trở lại.

Phấn khởi trước chính sách ruộng đất của kháng chiến, nông dân hăng hái sản xuất và đấu tranh không nộp tô cho địa chủ, tích cực nộp thuế nông nghiệp, hết lòng ủng hộ kháng chiến, góp cho nguồn tài chính của huyện ngày thêm dồi dào.

Từ cuối năm 1952 trở đi, tình hình mọi mặt ổn định dần, một số đồng bào ở Tam Giác, Lê Hồng Phong và Miền Tây Hàm Thuận bị địch ép vào vùng tạm bị chiếm và những người tạm lánh trước đây nay lần lượt trở về ruộng đất cũ làm ăn. Tuy bước đầu còn khó khăn, nhưng ta đã tạo được thế ăn, ở và chiến đấu mới. Căn cứ Lê Hồng Phong không ngừng được mở rộng, dù bị địch giết hại khoảng 2.700 con trâu nhưng nông dân đã dùng cuốc thay cày, diện tích sản xuất tăng gấp đôi, dân số có trên 16.000 người. Mặc cho quân thù đốt phá, quân dân Hàm Thuận, Miền Đông, Lê Hồng Phong vẫn kiên trì bám trụ sản xuất; Miền Tây trúng mùa, thu được khoảng 3.500 xe lúa, tăng hơn trước 60%. Trừ một vài nơi ở Tam Giác, Miền Đông và Hàm Kiệm bị thất mùa do bão, lũ năm Nhâm Thìn gây thiệt hại, còn các nơi đều khác thu hoạch khá. Đời sống của đồng bào vùng kháng chiến từng bước được nâng lên.

Trên cơ sở đó, phong trào dân quân du kích chiến tranh càng phát triển, tình quân dân thêm đậm đà, gắn bó, cùng thi đua sản xuất, giết giặc lập công. Những lá thư từ chiến trường và hậu phương vào ra đều đặn, động viên chia sẻ thành quả của nhau qua mỗi chiến công, từng mùa vụ:

“Vài hàng mến gởi anh yêu dấu,

Ruộng nhà năm đám, cấy xong ba.

Trước nhà đám bắp lên xanh mướt,

Bầu, bí bò chen giữa đám cà.

Tam Giác bây giờ đông vui quá,

Ruộng đồng đầy nước chảy sang qua...”

“. . . Anh kể em nghe tin chiến thắng,

Mười tám tháng rồi đánh Ngã Hai.

Quân thù bị diệt năm mươi sáu,

Tù binh ta bắt bốn mươi hai...”68

Trong năm 1952, trước tình hình địch tăng cường khủng bố, đốt nhà lùa đồng bào vô các khu tập trung, nhất là ép dân ở vùng Đại Nẫm, Chợ Tôn vào đồn Trinh Trường. Để kịp giữ dân, đồng chí Trương Chí Cương, Bí thư Ban cán sự Cực Nam đã cùng cấp ủy các xã Hàm Liêm, Hàm Kiệm vào tận các vùng tranh chấp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh hợp pháp chống địch phá hoại sản xuất, chặn cổng ngăn cấm việc đi lại của đồng bào. Ngay sau đó đồng chí Cương biên soạn và phổ biến tài liệu: “Công tác dân vận” trong toàn tỉnh.

Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Côn, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cùng cấp ủy Hàm Thuận bám sát vùng ven Phan Thiết, vùng địch hậu nắm tình hình. Từ kết quả khảo sát ta phân tích cụ thể chính xác để phân vùng và có chủ trương, nhiệm vụ, nội dung phương thức hoạt động sát hợp đối với từng vùng. Phân tích cụ thể, tình hình cụ thể là việc làm hay của Tỉnh và Hàm Thuận. Qua phân tích sâu kỷ, ta thống nhất chủ trương chia Hàm Thuận làm bốn vùng: Căn cứ, du kích, bản lề và tạm bị chiếm. Đồng thời đề ra phương châm, phương thức hoạt động thích hợp ở từng vùng. Nhờ đó, ta đã làm thất bại dần âm mưu lập vành đai trắng của địch. Đồng bào giữa các vùng đi lại làm ăn tạo thế hợp pháp, quan hệ bình thường, xóa dần sự chia cắt rõ rệt giữa vùng ta và vùng địch.

Sang đầu năm 1953, trên địa bàn Hàm Thuận hình thành 4 vùng rõ rệt:

+ Vùng căn cứ Miền Tây, gồm 4 xã: Hàm Trí, Hàm Phú, Hàm Thạnh, Hàm Cần có diện tích tự nhiên khoảng 600 km2, với khoảng 7.500 dân, có Đại đội 653 đứng chân.

+ Vùng du kích Tam Giác, có diện tích hơn 70 km2, nằm giữa Đường 8 và đường sắt, gồm 2 xã: Hàm Chính và Hàm Liêm, có Đại đội A thường trực chống càn, bảo vệ mùa màng, giữ đất giành dân. Vùng du kích Miền Đông chạy từ chân núi Tà Dôn đến Phú Hài thuộc hai xã: Hàm Đức, Hàm Nhơn, diện tích tự nhiên khoảng 50 km2, với khỏang 3.000 dân, có Đại đội 225 bám trụ.

+ Vùng bản lề Hàm Thuận và Miền Đông bao quanh thị xã Phan Thiết, thuộc các xã: Tiến Thành, Tiến Lợi, Hàm Thắng, Hàm Nghĩa, có trên 26.000 dân. Đây là nơi tranh chấp quyết liệt hằng ngày giữa ta và địch, do Đại đội B phụ trách, có bộ đội Xung kích và Đại đội A qua hỗ trợ.

+ Vùng tạm bị chiếm của Hàm Thuận và Miền Đông gồm: Ma Lâm, Mương Mán, Tầm Hưng, Ngã Hai, Mũi Né, Phú Hài, Hiệp Thạnh, Xa Ra, Xóm Lụa có trên 25.000 dân.

Riêng huyện căn cứ Lê Hồng Phong có Đại đội 218 đứng chân, trong quá trình chiến đấu, quan hệ rất chặt với Miền Đông và Miền Tây. Cuối năm 1953, thôn Hiệp Thạnh của xã Hàm Đức (thuộc Miền Đông) giao về cho xã Hồng Sơn (thuộc huyện Lê Hồng Phong).

Các xã tạm bị chiếm có lực lượng của du kích mật, mỗi xã ở vùng căn cứ và du kích, có một trung đội du kích tập trung xã và các tiểu đội du kích thôn có thể tự lực chiến đấu. Trong thế phối hợp liên hoàn đánh địch của Hàm Thuận theo địa giới hành chánh hoàn chỉnh, nguyên gốc thì Lê Hồng Phong, Miền Tây và Tam Minh giữ vị trí hậu phương, Tam Giác và Miền Đông đóng vai trò tiền tuyến. Bộ đội xung kích luôn cơ động trên khắp địa bàn, đánh những trận quyết định hỗ trợ cho phong trào du kích phát triển.

Một trong những chiến công có ý nghĩa và tiếng vang của quân dân ta vào đầu năm 1953 là trận diệt đồn Sông Quao. Pháp đóng đồn này từ năm 1947, nhằm án ngữ phía Bắc Hàm Thuận. Đồn nằm về phía Bắc cầu Sông Quao, tại km 7 trên tỉnh lộ 8, thuộc xã Hàm Trí. Đây là đồn độc lập, nằm sâu trong vùng căn cứ của ta nên địch xây dựng rất kiên cố; gồm 7 lô cốt, trong đó có 1 lô cốt mẹ được xây bằng đá tảng cao 14 mét. Xung quanh có 5 lớp rào, trong cùng là một bờ tường xây bằng đá, cao 1,5 mét. Lực lượng địch có khoảng 1 đại đội tăng cường, do 4 tên sĩ quan Pháp chỉ huy. Phần đông lính giữ đồn này người là dân tộc thiểu số.

Nhằm mở rộng và giải phóng hoàn toàn căn cứ Miền Tây, tạo thế liên hoàn giữa các vùng: mảng Nam Hàm Thuận, Tam Giác, Miền Đông, Miền Tây, Lê Hồng Phong; tỉnh ủy Bình Thuận, huyện ủy Hàm Thuận chủ trương tiêu diệt đồn Sông Quao.

Sau gần 2 tuần lễ tích cực đột nhập chuẩn bị, đêm 18 tháng 01 năm 1953, được sự phối hợp của quân dân Lê Hồng Phong, trong những hồi kèn hùng tráng thúc giục của đồng chí Huy Sô69, bộ đội Xung Kích phân làm 4 mũi tiến công vào diệt gọn đồn Sông Quao, phá sập cầu, tiêu diệt một đại đội địch, bắt sống một quan ba và tên Lép ác ôn, thu toàn bộ vũ khí. Cứ điểm duy nhất nằm sâu trong lòng căn cứ Miền Tây đã được nhổ sạch. Xã Hàm Trí được hoàn toàn giải phóng, nối liền vùng căn cứ từ Hàm Thuận ra Bắc Bình. Đồn Gia Bát bị cô lập, cứ điểm Ma Lâm bị uy hiếp. Sau trận đánh đồn Ngã Hai, đây là trận thứ hai chiến thắng bằng cách đánh đặc công. Quân địch càng hoang mang dao động. Quân dân ta vô cùng phấn khởi. Trên 2.000 đồng bào cả Kinh lẫn Thượng từ các nơi về Triền dự liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng và thưởng cho bộ đội nhiều gà, vịt, heo, dê...

“Đêm nay vui cuộc liên hoan,

Đồng bào, bộ đội ca vang hát liền.

Hát rằng 19 tháng Giêng,

Sông Quao chiến thắng khắp niềm vui say.”

Từ tháng 8 năm 1951 đến đầu năm 1954, Đại đội A bám sát chiến trường Hàm Thuận nói chung, vùng Tam Giác nói riêng, quần nhau với giặc, cùng quân dân Hàm Thuận lập thành tích toàn diện như: Đánh địch bố phòng, bảo vệ dân, bảo vệ sản xuất, mùa màng, phối hợp với huyện xây dựng giúp đỡ dân quân du kích, xây dựng các đoàn thể, tuyên truyền vận động dân bám đất, giữ làng; làm công tác binh vận, bao vây bứt rút đồn bót...

Tính từ ngày 01 tháng 4 năm 1952 đến ngày 30 tháng 8 năm 1953. Đại đội A đánh 79 trận. Trong đó: 42 trận chống càn, 11 trận chống đột kích, 3 trận diệt lô cốt, 2 trận pháo kích; 15 trận địa lôi chiến, 8 trận khuấy rối (chưa kể các trận trừ gian diệt tề và phá hoại). Quân ta đã làm thiệt hại trên 1.400 tên địch và nhiều phương tiện chiến tranh khác70.

Có những trận đánh chống càn ác liệt, chiến sĩ ta phải hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của dân. Riêng trận ngày 11 tháng 6 năm 1953, nhờ tinh thần dũng cảm, mưu trí của đồng chí Nguyễn Minh Tơ nổ súng vừa báo động, vừa dụ địch đi theo hướng khác nên đã cứu thoát trên 100 người dân.

Trải qua bao ngày đêm chiến đấu ngoan cường, phong trào các mặt của huyện không ngừng phát triển. Ngoài các vùng Tam Giác, căn cứ Lê Hồng Phong, Tam Minh, việc hình thành thêm khu Miền Đông và căn cứ Miền Tây đã tạo cho ta thế đứng chân vững chắc, áp đảo bao vây địch. Thêm vào đó là những hoạt động của dân quân du kích, bộ đội địa phương ngày càng áp sát vùng địch hậu, uy hiếp trung tâm đầu não của địch ở Ma Lâm, Phan Thiết, buộc chúng phải phân tán, đối phó. Một hệ thống bù cảnh giới ở vùng bản lề và du kích nối liền nhau từ Ngã Hai, Vườn Trầu, Phú Mỹ, Phú Hưng ra Hàm Cường, Hàm Kiệm; từ Đại Nẫm, Phú Hội đến Mương Mán; từ các xóm Tân Nông, Bà Chơn, Bà Hài, Láng Quý, Rẫy Nỗ, Rừng Già đến Ma Lâm, Hàm Phú, Hàm Trí; từ Hàm Thắng, Hàm Nhơn đến Tùy Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm... đã thông báo tình hình kịp thời và chính xác. Những cây bù, tiếng kẻng, tiếng mõ báo động, báo an hàng ngày cứ vang lên inh ỏi vây ráp Phan Thiết. Địch muốn dập ngay nhưng đành bất lực.

Hòng phá thế bị bao vây, chia cắt, ngày 19 tháng 02 năm 1953, địch huy động lực lượng lớn chưa từng có từ trước đến nay tiến vào Lê Hồng Phong. Mới 5 giờ sáng, bộ binh từ Tùy Hòa tiến lên Động Bà Hòe, khoảng chục chiếc xe bọc thép tràn lên khu vực Cầu Ông Tầm, Dầu Bà Én, 39 lượt đa-cô-ta và 8 chiếc khu trục thả 200 quân nhảy dù xuống Hồng Sơn. Bộ đội Xung Kích, bộ đội địa phương và du kích phối hợp đánh trả quyết liệt và đưa dân đi tránh lánh. Sau hai ngày đêm càn quét, địch chỉ bắt được một số phụ nữ và trẻ em, giết trên 100 con trâu . Ta làm thiệt hại 40 tên địch và thu được 20 chiếc dù.

Ngày 14 tháng 4 năm 1953, bộ đội chủ lực cùng quân dân Lê Hồng Phong đánh tiêu diệt tiểu khu Thạch Long, Mũi Né gồm 2 đồn và 11 tháp canh, làm chủ 10 ngày, bắt nhiều tù binh (trong đó có bang tá Phan Lý Ngư), thu nhiều vũ khí71. Ta huy động đông đảo đồng bào Lê Hồng Phong phục vụ trận đánh. Hơn một ngàn thanh niên và các phương tiện vận chuyển đều xuống chiến trường. Thanh niên đi dân công hỏa tuyến phục vụ trận đánh, đụng mìn địch bị tổn thất hơn một trung đội. Suốt ngày đêm người khiêng vác, gồng gánh, xe trâu chở chiến lợi phẩm. Đây là trận thắng lớn nhất ở Cực Nam Trung bộ. Sau đó, nhiều lính ngụy hoang mang chống lệnh đi càn, chống lệnh đi tái chiếm Mũi Né. Chiến sĩ, đồng bào phấn khởi, tin tưởng. Sau đó, ta tổ chức lễ mừng chiến thắng ở Triền và xử tử hình tên Phan Lý Ngư.

Nhằm thực hiện kế hoạch Na-va và chuẩn bị chiến dịch Át-lăng, đánh chiếm vùng tự do Liên khu V; địch tập trung lực lượng càn quét bình định tạo thế ổn định vùng tạm bị chiếm. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, địch huy động lực lượng lớn nhất từ trước đến nay, đánh vào vùng căn cứ và du kích, trọng điểm là Hàm Thuận và Lê Hồng Phong (từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1953).

Ngày 24 tháng 4 năm 1953, địch dùng xe tăng kết hợp với bộ binh đánh phá huyện Lê Hồng Phong, một bộ phận đồng bào ở Hàm Đức, Hồng Sơn phải tản cư lên Hàm Phú, Hàm Trí. Tiếp đó, chúng đóng một loạt đồn ở động Bà Hòe, Xa Ra, Gò, Gộp (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1953).

Ngày 31 tháng 5 năm 1953, địch mở đầu chiến dịch đánh phá Tam Giác, trong ba tháng liền (từ tháng 6 đến tháng 8) nhân dân ở đây đã liên tiếp chịu đựng 17 trận càn quy mô từ đại đội đến cấp tiểu đoàn. Ác liệt nhất là ngày 15 tháng 6 năm 1953, địch đã huy động 13 tiểu đoàn (trong đó có 8 tiểu đoàn lính Âu Phi và 24 xe bọc thép, xe lửa một) phối hợp với quân ngụy ở địa phương, hình thành 3 mũi: đường sắt Phan Thiết - Mương Mán tràn xuống, đường sắt Phan Thiết - Mương Mán tiến lên, Đường 8 Phan Thiết - Ma Lâm tiến vô, đánh phá Tam Giác hai ngày liền. Khắp làng xóm, ruộng đồng in đầy vết chân lũ giặc. Bộ đội A đã chận đánh quyết liệt, hơn một tiểu đội phải hy sinh để du kích, dân quân, hướng dẫn dân tránh lánh, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân72.

Trong thời gian đó, để kéo bớt sức tập trung của giặc ở chiến trường Tam Giác, quân dân Miền Đông, Lê Hồng Phong liên tiếp tấn công địch. Một bộ phận đặc công của bộ đội Xung Kích tập kích đồn động Bà Hoè, diệt và làm bị thương khoảng 40 tên lính Âu Phi. Đại đội 225 và Đại đội 218 cùng du kích xã Hồng Sơn, Hàm Đức bám sát địch từ cầu Mống đến cầu Ông Tầm, Gò, Gộp. Ngày 22 tháng 8, địch huy động lực lượng lớn vào đốt phá thôn Hiệp Thạnh và đóng đồn Gò (xã Hồng Sơn). Trước đối phương không cân sức, nhưng đồng chí Lê Trung Thu vẫn chỉ huy Trung đội đánh địch đến cùng. Giữa lúc đang phá vòng vây địch, anh Thu bị thương nặng, thấy đồng đội đang loay hoay tìm cách cõng mình, anh bình tĩnh ra lệnh: “Tất cả phải rút lui an toàn, hãy để mình tôi quyết tử”. Người chiến sĩ bám đất giữ làng suốt bao năm ác liệt ấy đã vĩnh viển ra đi, để lại cho đồng đội, đồng bào tấm gương đáng nhớ. Trong trận chống càn ở Giếng Đế, quân dân xã Hàm Đức phối hợp cùng bộ đội địa phương bắn hư một xe bọc thép, địch phải quay về.

Tiếp sau đó, địch tăng cường lực lượng cho đồn Ma Lâm, bọn này phối hợp với quân từ Đồng Nai Thượng tiến công căn cứ Miền Tây. Tại đây, du kích hai xã Hàm Phú và Hàm Trí cùng Đại đội 653 đánh một đại đội địch càn vào căn cứ. Khi hai cánh quân địch từ Lôn Chà Dung và Dốc Vặn tràn vô, quân ta diệt tại chỗ 9 tên, đẩy lui trận càn, bảo vệ an toàn cơ quan của huyện. Ở Lê Hồng Phong, địch càn với quy mô lớn: máy bay ném bom, trung liên từ xe tăng nhả đạn, pháo từ các nơi dập liên hồi. Nhưng quân dân ta không hề nao núng, phối hợp nhau đánh địch trên khắp chiến trường.

Những năm 1951-1953, nhờ có chủ trương chia vùng lãnh đạo, chuyển phương thức, phương châm hoạt động thích hợp ở từng vùng: căn cứ, du kích, bản lề và địch hậu; thay đổi cơ cấu tổ chức, giảm biên chế, tăng cường lực lượng cho cơ sở; bộ đội chủ lực phân tán cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tiến công địch bằng phương châm tác chiến: “Tập trung, phân tán, linh hoạt”, nên ta từng bước ổn định thế đứng chân thu hút dân trong vùng địch ra lại vùng kháng chiến. Ta đã kịp thời dùng nhiều biện pháp sát hợp để đấu tranh chống địch như: dồn dân, mở rộng vùng căn cứ, thu hẹp vùng địch tạm chiếm, nâng một số vùng bản lề thành vùng du kích non; tạo thế liên hoàn hỗ trợ nhau giữa mảng Nam huyện Hàm Thuận với Tam Giác, Miền Tây, Miền Đông, Lê Hồng Phong; mở dần hành lang thông thương giữa Hàm Thuận với Phan Thiết, Hàm Tân, Tánh Linh, Bắc Bình. Từ chỗ bị địch bao vây chia cắt (năm 1951), ta vươn dần lên thế chủ động đối phó, quấy rối, tiêu hao tiêu diệt sinh lực định, bồi dưỡng lực lượng ta.

Năm 1953, nhất là trong chiến địch “Nà Sản” (Hè Thu năm 1953) địch đánh phá càn quét dữ dội. Chúng đã gây cho ta một số thiệt hại nhất định, nhiều sức kéo bị hủy diệt, đồng bào Tam Giác và một số nơi của Miền Đông, Lê Hồng Phong phải lánh sâu vào rừng, việc sản xuất không ổn định, có nơi phải gieo gởi, làm rãi vụ, để lúa rài. Diện tích, sản lượng bị giảm sút, đời sống của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào tạm thời gặp khó khăn.

Qua trận “Nà Sản”, ta không bị tổn thất, đảo lộn lớn là nhờ lãnh đạo đã có dự đoán trước tình hình là trong chiến dịch Át-lăng, khi địch đưa bọn bại trận từ Nà Sản vào đây để củng cố tinh thần, nhân đó chúng có thể huy động lực lượng này uy hiếp vùng kháng chiến Bình Thuận. Do vậy, Ban cán sự cực Nam và Tỉnh ủy Bình Thuận đã chỉ đạo cho các huyện phải tăng cường cảnh giác, sẵn sàng tư thế để đối phó với mọi tình huống.

Mặt khác, kế hoạch bố phòng tác chiến của vùng du kích Tam Giác, căn cứ Lê Hồng Phong đã thành nền nếp, tinh thần chống càn, bảo vệ dân của bộ đội, dân quân du kích đã thành thường trực, công tác quân báo nắm tình hình địch khá kịp thời, chính xác nên suốt đợt càn quét lớn của địch, ta vẫn bảo vệ được dân. Riêng trong đêm 14 tháng 6 năm 1953, ta đã đưa đồng bào Tam Giác tản cư nhanh gọn. Nhờ vậy mà trong 6 tháng liền quần bám với giặc, sinh lực của ta về cơ bản vẫn giữ vững, chứng tỏ thế trận nhân dân du kích chiến tranh của Hàm Thuận và Lê Hồng Phong đã phát triển cao và toàn diện.

Trải qua những năm tháng vô cùng cam go và ác liệt, nhưng phong trào các mặt đều được giữ vững, đa số đồng bào vùng kháng chiến chỉ lánh sâu vào rừng, không chạy vô vùng địch. Tinh thần sản xuất, chiến đấu, lánh giặc của quân dân, nhất là ở vùng kháng chiến rất dẻo dai bền bĩ, không còn có chuẩn bị, chỉ có sẵn sàng quyết đánh và quyết thắng. Gần 1000 ngày giáp mặt với quân thù, quân dân Hàm Thuận, Miền Đông, Lê Hồng Phong đã không ngần ngại hy sinh giằng co với địch, giành từng người dân, giữ từng tấc đất, bám chắc địa bàn; tạo thế và lực tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.



tải về 1.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương