NƯỚc mắt chiến khu từ Nguyên giới thiệu



tải về 180.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích180.85 Kb.
#35573
B.S. PHAN MINH HIỂN & HUỲNH LIÊN

NƯỚC MẮT CHIẾN KHU



Từ Nguyên giới thiệu

Mọi sự trùng hợp về danh tánh, phong trào,

kế hoạch đều là ngẫu nhiên ngoài ý muốn của tác giả
Viết xong Thu 1985

EDITION COMPASSION - VIETNAM


Tiểu sử của Bác-sĩ PHAN MINH HIỂN
Chuyên khoa về bệnh nhiệt
đới (Paris - Pháp).

- Sinh ngày 21 tháng 11 năm 1956 tại Sài Gòn.


- Tú tài Pháp và Việt, 1974.
- Du học sang Pháp cuối năm 1974.
- Bác sĩ y khoa năm 1983, chuyên khoa về bệnh nhiệt đới và điều hành y-tế công cộng.
- Mở phòng mạch đa khoa chuyên về châm cứu từ 1986, đặc biệt làm tan mở bụng và "đùi ngựa" bằng phương pháp chạy điện "Electrocellulolipolyse"
- Khám phá ra phương pháp chữa trị các bệnh nan y và căng da mặt bằng chỉ vàng 24 karats từ năm 1990 (xem Trọng Minh, Vẽ Vang Dân Việt, 1995, quyển 3).

Tác phẩm:
- Biển Nhớ, 1984, hồi ký công tác 2 tháng cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông năm 1983.
- Nước Mắt Chiến Khu, 1985 (tiểu-thuyết).
- Tuyển tập thơ Đạo Phật, 1986, gồm 30 bài.
- Từ năm 1994 -2000, viết thường xuyên báo Médecins du Vietnam tại Paris và cố vấn cho nhiều ký gỉa Pháp để tìm hiểu tình hình V.N.
- "Những Mãnh Đời Rách Nát" (Nguyển-Văn-Huy & Phan Minh-Hiển) noí về thảm trạng của Thương Phế Binh VNCH và cô nhi quả phụ sau khi Cộng sản chiếm miền Nam 1975.
- « Loques de vie » nhà xuất bản L’Harmattan (2000): bản dịch của sách "Những Mãnh Đời Rách Nát" để Tây-Phương hiểu rõ hơn thảm trạng của người lính VNCH tật nguyền thua trận.
- « Autisme et Karma » nhà xuất bản L’harmattan (2001): Tìm hiểu bệnh "Tự kỷ" qua nợ tiền kiếp.
- « Maîtrisez votre Destin grâce à la Numérologie chinoise et le Feng-Shui »(2002): Hãy chủ động đời mình nhờ boí quẻ của ngài Khổng-Minh và Phong-Thủy.
-"Autisme et Karma 2" 2004 (tiếp cuốn 1).

Công tác nhân đạo:
- Hoạt động cùng với bác sĩ Bernard Kouchner trong Médecins du Monde (1980-1982) cứu người vượt biên trên tàu Goélo và chiến hạm Le Balny năm 1982.
- Cùng với Nguyễn Văn Huy và vài bạn hữu khác (Vũ Dương Tự ...) thành lập hội Đường Mới năm 1984, giúp người tị nạn xây trại chăn nuôi tại Troyes, tỉnh Aube.
- Cùng với một số bác sĩ Việt Nam thành lập hội Médecins du Vietnam năm 1986 giúp thuyền nhân ở các trại tỵ nạn và qua Pháp định cư.
- Từ năm 1992 hoạt động nhân đạo trong nước (miền Trung và miền Nam), mở chẩn y viện từ thiện, lớp học tình thương, lớp dạy nghề và cấp học bỗng cho trẻ em mồ côi, gia đình nghèo khó.
- Năm 1993 giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và người tàn tật, mở chiến dịch "Tặng 100 xe lăn choTPB-VNCH".
- Thành lập hội Aide aux mutilés du guerre du Vietnam năm 1994, và vận động chuyển thành một phong trào rộng lớn qua các hội đoàn nhân đạo trong cộng đồng người Việt hải ngoại từ năm 1995. Hơn 20 Hội đoàn và 50 baó đài đã tham gia và cứu trợ 6000 TPB-VNCH từ 11 năm nay. Đăc biệt được Hội Thương binh Pháp "Les Gueules-Cassées" tài trợ cho 1 triệu quan pháp 1999-2000, 120 ngàn euros 2002 và 90 ngàn euros 2003.
-2003: thành lập Hội "Association-Compassion-Vietnam" có chi nhánh hoạt động ở Mỹ, Canada và Úc.
-Tâm Niệm :
"Nếu ở thế gian này, mình lấy niềm vui của người làm niềm vui riêng, hay lấy nổi đau của người làm nổi khổ của chính mình, thì thế gian này là niết bàn tại thế".


B.S. Phan Minh-Hiển

Sơ lược

Nước mắt chiến khu


"Tình yêu như cơn bão tố,

Thổi qua rồi chỉ còn hố đau thương".
Nhưng trong vực thẳm kia, một người đã vươn mình, chấp cánh phượng hoàng bay lên đi tìm một chân trời khác, một lẽ sống mới…

Trên đường về chiến khu, cùng các bạn trải qua những gian nguy, thử thách, Minh đã thật sự tìm ra cho mình lẽ sống ấy.


Giải phóng quê hương, từ một nhu cầu của nội tâm đã trở thành một mục đích của cuộc đời : vì đến phút chót, sau khi hoàn toàn xóa được dĩ vãng, Minh vẫn có thể trở về Paris… nhưng anh nhất quyết hơn bao giờ : tiếp tục góp phần vào đại cuộc.

PMH-NTHL




Đôi lời giới thiệu

Nhân được đọc bản thảo, tôi xin ghi lại vài ý nghĩ để giới thiệu cùng bạn đọc xa gần. Ý nghĩ về ba nhân vật trong tập truyện.

Một bác sĩ Minh ngang tàng, từng trải và một người thanh niên 22 tuổi tên là Thoàn, "không thể về chiến khu thì thấy thiếu thiếu một cái gì".

Minh, một con người đã sống, sống thực, từng đau khổ ray rứt với cuộc tình dang dỡ, lại mang nặng mối thù cha chỉ mong sao trả cho được. Thoàn, ở tuổi thanh niên, thấy việc phải làm là làm, đã hưởng ứng, tham gia chuyến đi một cách thanh thãn. Cả hai hình ảnh đó đã được các tác giả t" rất thực, y như đang kể chuyện của mình vậy.

Nếu hình ảnh của Minh là một hình ảnh có thực, với tất cảnhững chi tiết rõ ràng, thứ tự như đang diễn ra trước mắt thì tôi cho rằng hình ảnh Thoàn là một mẫu hình lý tưởng đang diễn ra trong tâm khảm của người viết.
Người sống thực, lẽ dĩ nhiên, đã ca tụng người lý tưởng : "Thoàn, mới có 22 tuổi đầu, mà đã dám dấn thân vào đường phục quốc ! Đáng phục thật, so với Minh vào tuổi đó. Anh bỗng thấy nhỏ bé trước Thoàn ! Lánh nạn cộng sản với gia đình, qua Pháp từ nhỏ, lớn lên với đầy đủ tình thương của thân quyến nhưng vẫn thấy thiêu thiếu một cái gì".

Thoàn đó. Thoàn bị lựu đạn nổ, miểng ghim đầy mình. Vào trang chót của cuốn sách, Thoàn mới được mỗ và cò,nữa mê man. Tôi mong sao cho Thoàn qua khỏi để tiếp tục hành trình về giải phóng quê hương.


Và đó cũng là điều tôi chờ nơi những người trẻ hôm nay. Nhớ lấy quê hương và nếu không về chiến khu thì sẽ như Thoàn thấy "thiêu thiếu một cái gì". Dù các tác giả không đồng ý, tôi vẫn gọi cuốn này là "Đường Về Chiến Khu" và giờ đây, mời bạn đọc cùng về chiến khu với bác sĩ Minh, đại úy Đức, với Thoàn, lẽ dĩ nhiên và nhiều bạn khác.

Bạn sẽ gặp một người bạn mới là Lan, mới bị tang chồng có mấy ngày đòi đi theo ! Bị người khác bỉu môi chê là "đàn bà" để từ chối, Lan trợn mắt : "Bộ tưởng đàn bà không làm được gì cho đất nước hả ? Anh đọc lại sử coi, Bà Trưng, Bà Triệu bán chè ngoài chợ hay đã làm gỉ ?".


Từ Nguyên

1. Sửa soạn
"Trai gái, gái trai, mặc kệ ai,

Ta ngồi… nắm uống; mặc ta say,

Càng say càng nung bầu nhiệt huyết :

Lên đường phục quốc, thỏa chí trai !"


"Ha, ha, ha…" Minh lấy làm đắc ý về bài thơ tứ tuyệt mình vừa ngâm xong. Chàng khen tặng mình phần cạn Whisky Chivas còn lại… rồi tiếp tục lẩm bẩm trong đêm khuya.

"Nhờ mi ta nhớ, nhờ mi ta quên…". Thời gian trôi qua. Căn phòng nhỏ hẹp chìm trong im lặng. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng khua động mỗi bước chân nặng nề của người mất ngủ trên sàn nhà gỗ mục.

Sự vắng lặng trong đêm khuya như đồng lõa với kỷ niệm đang trở về dằn vặt anh. Minh thẩn thờ, buông tiếng thở dài, đến bên cửa sổ, vén bức màn trắng. Ánh đèn đường xuyên qua, làm hiện dần cảnh bừa bãi của căn phòng cũ kỹ, lại dơ bẩn… chiếc giừng nhỏ phũ mền trắng làm nhíu mày. Màu trắng như còn ám ảnh trong tâm tư anh. Hình ảnh thân yêu của thân phụ bỗng hiện lại rõ rệt trong tâm trí, làm Minh xúc động níu lấy tấm màn như muốn ôm giữ một người mà anh biết không bao giờ còn được gặp lại nữa. Anh vuốt mặt rồi nhìn xuống đường.

Màu trắng của vành khăn sô vẫn còn in rõ trong trí nhớ của một kẻ lạc loài đêm nay. Màu trắng khăn tang mà mẹ anh và bốn anh em phải ngậm ngùi mang, khi được báo tin người thân đã chết trong trại tù cải tạo miên Bắc, Hà Nam Ninh. Thương làm sao cho thân nhân một công chức thanh liêm đã phục vụ đất nước hơn 30 năm, và giờ đây chỉ được các bạn tù vùi thây ở một khu rừng hoang phía sau trại.

Nhưng lòng anh còn mang thêm tang của một cuộc tình mãi không sao quên. Ôi còn đâu màu trắng áo lụa người yêu bé nhỏ, ngày nào tung tăng trước gió khi anh đến đón ở cổng trường ?

Minh rùng mình như muốn xua đuổi những kỷ niệm đen tối kia, rồi quay trở về giường. Văng vẳng đâu xa buông ba tiếng chuông… Đã ba giờ sáng. Paris ngủ yên dưới màn trời u ám, lạnh lẽo đầy sương mù của một đêm cuối Thu. Minh muốn ngủ vài giờ trước khi lên máy bay đi Thái Lan, nhưng trần nhà mãi hiện trước mắt. Anh nhìn quanh căn phòng quen thuộc, mỉm cười nhìn con nhện nằm yên trong màn lưới ở một góc tường. Anh thì thầm như không muốn phá giấc ngủ của bạn mình :

- "Cám ơn bạn đã chia sẻ cùng tôi bao đêm dài !".

Phải, bao nhiêu đêm anh đã trằn trọc nhớ đến quê hương lầm than, gia đình sa cơ thất thế bán lần đi những vật dụng trong nhà để đổi lấy chút "cơm độn". Và hình bóng một người đàn bà mà anh cố vùi chôn tận đáy lòng để còn can đảm lo chuyện đại sự, về giải thoát đất nước khỏi ách gông cùm cộng sản !

Đã hơn một năm từ khi ánh đặt chân lên đất Pháp. Và bao nhiêu ước ao đã tan vỡ… Như bọt biển của đại dương vỗ trên tảng đá lạnh…

Minh liếc nhìn điện thoại đặt trên bàn ăn. Anh thèm nghe lại giọng nói êm đềm của ngày nào. Minh từ từ đứng lên… nhưng đột nhiên anh quỵ xuống. Hai chân như vừa bị tê liệt ! Tim anh chợt nhói đau vì còn văng vẳng bên tai những lời lạnh lùng của người anh yêu :

- "Em van xin anh hãy cho em được sống với chồng !"

Minh thở mạnh ra, như muốn trút đi phần nào nổi uất ức. Với tay cầm chai rượu, ném mạnh vào tường. Từng mảnh chai văng tung tóe… Anh cười gượng, cầm lưu ý rượu còn chút cặn, nhấm nháp giọt cuối cùng rồi đưa lưu ý lên ngửi.

Cặp mắt buồn bả như lạc lõng trong đêm vắng. Dường như anh không còn ngửi mùi rượu mồng nữa, mà cảm thấy như đang phảng phất đâu đây mùi nước hoa thơm trên làn da mặn mà của một nữ sinh viên luật khoa Sài Gòn, mười năm về trước…

Đã mười năm rồi, hương ấy vẫn còn trong tâm hồn anh. Và đêm nay, anh ước ao được ngửi lại làn da thơm tho, mịn màn kia ; vuốt lấy mái tóc dài xỏa ngang lưng ; được ôm chặt thân thể dịu mềm trong vòng tay rắn chắc của anh ; và được nghe tiếng gọi nho nhỏ "anh" khi nàng cắn nhẹ trên ngực anh…

Bao nhiêu ước mơ thầm kín ấy đè nén từ mười năm qua bỗng dập dồn trở lại trong tâm trí, như những mũi dao đâm sâu vào tim. Lòng anh tê tái, anh buông người xuống như một xác chết, hai tay buông xuôi, như buông xuôi định mệnh của đời mình.

Mặt úp xuống gối, anh gào lên :

"Tại sao ? Tại sao ? Thu Vân hứa chờ anh qua !"

Qua giây phút tuyệt vọng, Minh đứng dậy, đốt điếu thuốc lá, tằng hắng rồi hít mạnh hơi như muốn sưởi ấm lại cõi lòng đơn côi lạnh lẽo.

Anh ho sặc sụa. Ngậm lại điếu thuốc, lòng bùi ngùi nghĩ :

"Còn gì ngoài vết thương tình

Còn gì giữ lại giữa mình, hởi em ?

Còn đâu đôi môi em mềm

Còn đâu những buổi êm đềm bên nhau ?".

Giờ đây chỉ còn men rượu cay và hơi thuốc đắng !

Sáu giờ. Đồng hồ reng như mỗi sáng. Minh uể oải, cố nhướng mắt lên, đầu nằng nặng. Anh lờ mờ nhớ lại… Nhìn bộ quần jeans và đôi giầy vẫn còn dính trong người. Nhìn những lon bia lăn trên sàn nhà nhiều hơn mọi khi, những tàn thuốc rải cùng mền gối, bàn ghế… Minh mới sực nhớ hôm nay anh không còn đi làm y tá trong một viện dưỡng lão nữa.

Anh nhún vai tự nhũ :

- "Bác sĩ bên nhà kinh nghiệm gấp bội tụi tốt nghiệp đại học bên này, thế mà nó cho mình làm y tá, bảo phải thi lại !".

Hôm nay bắt đầu một ngày mới, một cuộc đời mới và anh sẽ không còn gặp những gương mặt phách lối. Tuy về chuyên môn nghề nghiệp họ thua xa anh, nhưng anh làm thằng y tá bưng mâm cho chúng chỉ vì anh không có một văn bằng tiếng Pháp, có đóng dấu Pháp. Muốn được nó, anh phải học lại, thi lại. Nhưng anh biết thân phận một người tỵ nạn, cô đơn như anh khó mà đủ điều kiện hoàn thành việc đó. Vả lại, còn mẹ già và ba đứa em thơ (từ đây sẽ có "tổ chức" lo giùm).

Nên anh chấp nhận. Anh chấp nhận để chờ một ngày có dịp về rửa hận cho cha và giải cứu cho dân tộc đang khắc khổ, chết lần chết mòn dưới chế độ khát máu, mù quáng, ngu si của cộng sản !

Anh đứng dậy, vươn vai, làm vài động tác thể dục thường lệ, rồi vào phòng tắm. Nước ấm làm anh tỉnh táo. Minh trở ra ngồi thiền nửa giờ để quan sát lại nội tâm lần cuối, để sau này không có hối hận chuyện đã làm.

Thiền xong, anh tìm chiếc sắc kaki, hai quần jeans, vài áo thun màu xám, một đôi dép da… Anh kiểm soát lại bóp mình, giấy thông hành và mang theo bức ảnh một thiếu nữ thùy mị, e lệ với chiếc áo dài xanh, ôm bó hoa hồng đứng dựa vào anh trong ngày lễ hỏi… mười năm về trước (ngày 19 thang 9 năm 1974, lúc đó anh vừa lên năm thứ 6 y khoa, đại học Sài Gòn).

Bước ra khỏi nhà, Minh rùng mình vì trời hãy còn quá lạnh, hay vì anh cảm thấy thiếu can đảm khi sắp phải đi ngang nhà người yêu… nhìn lần cuối tổ ấm đầy hạnh phúc mà Thu Vân đang hưởng cùng người khác, mặc cho số phận anh long đong bao năm trong lao tù cộng sản, trong trạitỵ nạn ở Thái Lan, và giờ đây sắp lao vào một chuyến đi đầy nguy hiểm, trở về bưng chiến đấu phục quốc.

Minh phân vân bước sang phải vài bước, rồi lại quay trở lại. Lòng se thắt, anh lủi thủi đi dưới hàng cây còn đọng hơi sương, rồi thu hết can đảm nhìn lên khu nhà cao ngất.

Ở từng thứ bảy, giờ này nàng đang ngoan nằm trong vòng tay chồng.. Minh vứt điếu thuốc, đưa chân nghiền nát như nghiền nát cơn đau trong lòng mình. Anh tựa vào thân cây, cố nhìn qua khung cửa sổ như hy vọng sẽ tìm gặp lại gương mặt thân yêu, để cho bớt phần nào sự nhớ nhung.

Nhưng mưa rơi lách tách làm anh tỉnh lại. Anh vuốt mặt như muốn giao lại những kỷ niệm, những tâm tư, phiền não ở gốc cây này.

Giờ này xe buýt còn hiếm, vả lại hôm nay sáng chủ nhật rất ít xe qua lại để có thể xin quá giang lên phi trường Charles de Gaulle.

Anh lang thang trong mưa gió, mỗi bước đi sao nặng nề khốn khổ. Cơn mưa càng nặng hột, làm anh thêm khó chịu. Sương mù dần dần như xóa mờ cảnh vật. Con đường vắng quá, không một tiếng động. Đây đó ngủ co ro trên băng ghế cây vài lão ăn mày đáng thương.

Trên mái hiên nhà vài con mèo hoang như ngạc nhiên giờ này có khách qua lại.

Người ta chỉ nghe vài tiếng ho sặc sụa của Minh rồi bốn bề trở về im lặng…

Tới phi trường

Vừa đến cổng vào, Minh được đón tiếp một cách niềm nở. Ông Đạt trong bộ côm lê xám, cà vạt đỏ, luôn miệng nói :

- "À, bác sĩ Minh. Tôi đã đoán không lầm anh sẽ là người đầu tiên đến nơi hẹn. Thật là quí hóa cho phong trào kháng chiến của chúng ta ! Vào đây ! Tôi xin được mời anh ly cà phê uống cho ấm ! Sao mà để ướt hết vậy ? Sao không phôn cho tôi đến rước, có gì mà ngại ?…".

Ông Đạt líu lo nói, nhưng Minh không còn nghe gì nữa. Đầu óc anh vẫn còn bị ám ảnh bởi hình bóng một người đàn bà. Ước mong thầm kín đoàn tụ cùng Thu Vân, sức mạnh của lời hứa chờ đợi nhau đã bao lần giúp anh đu can đảm vượt qua gian nan thử thách, nhưng giờ phút này, tất cả đã hết.

Hy vọng nào nữa để mà bám víu, nương tựa khi gặp trắc trở ? Minh đăm chiêu nhìn ly cà phê bốc khói.

Vài phút sau, những người tình nguyện về phục quốc lần lượt đến.

Ông Đạt mặt mày tươi, giới thiệu mọi người. Đa số là thanh niên khoảng 22 tuổi, thật khỏe mạnh và vui vẻ, nói chuyện bông đùa như sắp đi một cuộc du lịch thông thường. Vài cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa cùng tuổi với Minh, xấp xỉ 32, đi theo cố vấn đoàn "tân chiến sĩ' trở về Việt Nam tìm cách liên lạc với kháng chiến quốc nội.

Ông Đạt giao vé bay cho từng người, tằng hắng nói :

- "Trước khi chia tay cùng các chiến hữu, tôi xin đại diện cộng đồng Việt Nam hải ngoại, tỏ lòng biết ơn và khâm phục những gương hy sinh to lớn của các bạn. Riêng hội đoàn chúng tôi nguyện sẽ hết mình vận động để các anh em trong chiến khu không thiếu thuốc men và lương thực !".

- "Ăn thịt, gan cộng sản đủ no rồi !" – một anh cắt ngang, làm ai cũng cười xòa, ngoại trừ Minh vì anh đã phải ăn thịt… người lúc vượt biển.

Hình ảnh một chiếc thuyền mong manh giữa đại dương bão lớn, sóng to lại hiện ra trong tâm trí. Một cảm giác lành lạnh làm anh như muốn nổ da gà, ánh mắt như trở nên kinh hoàng khi nhớ đến những miếng thịt tanh hôi của bạn bè đã chết mà anh phải cố nuốt để sống…

Nhớ lại chuyện xưa, anh phát rùng người, làm các bạn "đồng đội" hớn hở phá tiếp :

- "Vọc mấy chục thây ma rồi mà còn nhát quá vậy bác sĩ ?".

Minh mỉm cười xã giao, chẳng thèm đính chính. Anh muốn dẹp hết quá khứ để chỉ sống cho hiện tại và tương lai.

Mười giờ, loa phi trường loan báo máy bay sẵn sàng cất cánh trong nửa giờ nữa. Trong giây phút cuối giã từ, anh cảm thấy mang mác buồn. Dù sao đi nữa nơi này còn chứa một bóng dáng kỷ niệm đời anh. Đôi khi anh cũng muốn "nhận nơi này làm quê hương", sống một cuộc sống an phận với những tiện nghi đáng kể của một trong những xứ văn minh nhất thế giới, dù anh không giàu có chi.

Nhưng dù sao những tai biến đời anh, như theo một sự sắp xếp của thiên không, đã làm cho anh lần lần lựa chọn con đường hy sinh cho dân tộc, bất kể những gian nan khổ nhọc, tù tội. Và điều lạ là anh không tự cho mình là anh hùng, vì sự lựa chọn ấy chỉ là giải pháp duy nhất thỏa mãn và giải quyết những uất ức của nội tâm.

- "Nghiêm !".

Tiếng hô lớn kéo Minh về thực tại.

Các chiến sĩ nghiêm trang đứng dậy cúi đầu mặc niệm tưởng nhớ đàn anh đã đương đầu với cộng sản hơn 30 năm nay, rồi đưa cao tay hình chữ Việt (giống như dấu phản chiến, nhưng không cùng ý nghĩa) và hô to :

- "Việt Nam muôn đời !".

Ông Đại rưng rưng nước mắt ôm hôn từng người và dặn dò Minh :

- "Bác sĩ lo giùm đám con ưu tú của tổ quốc nhé ! Nhiệm vụ này rất quan trọng đối với sự thành bại của công cuộc phục quốc tôi miền Nam đấy. Đại úy Đức sẽ cho anh biết thêm chi tiết. Thôi đi mạnh giỏi, ráng lên !".

Minh mỉm cười cương quyết, rồi từ giã bước đi.

Anh chọn chỗ ngồi gần cửa sổ máy bay, như còn quyến luyến Paris. Như còn hy vọng được thấy lại Thu Vân lằn cuối.

Máy bay cất cánh, Minh cảm thấy lòng thoáng tái tê. Nhìn xuống những phố nhà, những xa lộ giờ đây bắt đầu nhộn nhịp lại với những sinh hoạt, Minh không khỏi khao khát hạnh phúc của chồng Thu Vân giờ đang được vợ thương yêu lo dọn điểm tâm, nấu nướng những món ăn đặc biệt cuối tuần…

Cơn đau tinh thần có lẽ đã dến tột độ nên Minh chỉ mong sao chóng đến Thái lan để về bưng, đem cái cực nhọc đày đọa của thể xác lấp đi phần nào nổi đau đớn của tâm hồn.

Sau vài phút thiền quán, cố điều hòa lại hơi thở cho nội tâm thoải mái lại phần nào, Minh nhìn đồng hồ… thỉnh thoảng thở ra.

Đại úy Đức bắt chuyện :

- Sao, không xem xi nê cho đỡ chán ?

- Chuyện yêu đương ba xu có gì mà hấp dẫn !

- Vậy hả ? – đại úy Đức hỏi ngạc nhiên.

Phim "Bác sĩ Jivago" đã đoạt bảy giải thưởng Oscar mà lại bị chê. Anh định hỏi tiếp về nguyên nhân thúc đẩy Minh trở về chiến khu, nhưng không dám :

- Tôi có nhiệm vụ đào tạo đám tân binh thành một lực lượng đặc biệt, chuyên đặc công. Họ sẽ đột nhập vào miền Nam từng nhóm ba người từ Cao Miên hay Lào.

Minh cắt ngang hỏi :

- Tại sao lại là "họ". Anh không đi với chúng tôi về hoạt động với kháng chiến sao ?

- Ủa - đại úy Đức lúng túng nói tiếp - bác sĩ cũng dám về ?

- Chớ anh tưởng gỉ ?

- Thì đào tạo các chiến binh theo một khóa y tế căn bản để điếu trị bệnh thông thường và dạy mỗ xẻ sơ đẳng, trên đường bộ từ Thái lan đến biên giới Việt Nam.

Thấy Minh vẫy một chiêu đãi viên xin thêm rượu, đại úy Đức bắt sang chuyện khác :

- Uống nhiều quá, coi chừng say mửa trên máy bay kỳ lắm !

Biết đại úy Đức trong thế kẹt Minh trấn an :

- Mỗi cá nhân giúp đại cuộc theo khả năng của mình. Sự hợp tác của đại úy như vậy là đáng quí rồi, so với đám người u mê, hay mất gốc không còn luốn biết gì về Việt Nam nữa. Riêng tôi thì không phải vì yêu nước hơn đại úy đâu…

Minh dứt ngang câu, vì kỷ niệm xưa lại ào ạt kéo trở lại trong tâm trí như những cuộn mây đen báo hiệu một cơn bão tố tâm linh…

Hình ảnh cho già đói khát, bị lao, ho ra máu nhưng cũng phải "công tác" hằng ngày (nào vệ sinh hầm cầu lấy phân người để chăm bón vườn rau, nào đào hào, phá rừng…). Và khi bệnh tình quá nặng chỉ còn da bọc xương, bọn cộng sản chỉ còn "ban cho" ân huệ cuối cùng là vào "khu cách ly" nằm chờ chết (khu này không phải là trạm y tế, huống chi là bệnh viện, mà thật ra la chỗ tù cải tạo bệnh quá nặng không thuốc cứu chữa, vào nằm chờ chết).

Minh cảm thấy thương xót cho cha khôn xiết khi nhớ đến câu van xin cuối cùng của cha với một bác sĩ "ngụy" :

- Anh làm ơn lấy tấm hình gia đình tôi trong bóp cho tôi xem lần cuối… và anh cho tôi ngửi mùi trứng gà một lát… tôi thèm trứng gà quá, anh cho tôi ngửi thôi cũng đủ toại nguyện lắm rồi.

Và khi ông bác sĩ đi luộc trứng gà định biếu người bệnh đang trăn trối thì cha anh đã qua đời. Trong tay bám chặt tấm ảnh gia đình như muốn đem theo qua bên kia thế giới những hình ảnh của những người thân thiết.

Rồi đến kỷ niệm một mối tình tuyệt vọng trở lại trong tâm trí, sự uất hận một định mệnh quá khắc khe dồn lên cổ làm nghẹn đi tiếng nói.

Anh nhắm mắt lại, thở mạnh ra rồi nhìn cửa sổ thì thầm :

"Áng mây vàng hết tụ lại tan,

Tình đời lắm chuyện trái ngang !".

Đại úy Đức ngâm nốt :

- "Ách cộng sản rồi đây sẽ tan,

Nước Việt Nam mỗi ngày một mở mang !".

Minh ngạc nhiên quay lại nhìn đại úy Đức, rồi mỉm cười nói :

- Anh làm thơ cũng hay lắm nhỉ !

- Phải ngâm cái gì cho phấn khởi tinh thần một chút chớ bác sĩ !

- Đúng mình cụng lưu ý lấy hứng đi nào !

- Lại kiếm cớ uống rượu nữa. Vào bưng rượu đâu mà uống ?

- Bởi vậy, bây giờ phải uống để dành !

Minh vừa trả lời vừa cười ha hả làm những người chung quanh tỏ vẻ bất bình : người đang xem phim, hay đang lim dim ngủ không muốn bị làm phiền.
2. Đến Bangkok
Minh về khách sạn nghỉ, không theo chân các bạn đi dạo phố, vì anh đã viếng thăm nơi này hai năm về trước, lúc ở trại tỵ nạn ra.

Đang lim dim ngủ, tiếng cửa phòng khua nhẹ làm anh giật mình. Một cô gái duyên dáng bước vào, trên tay ly whisky và chai nước suối.

Minh ngạc nhiên, định ra dấu la anh không có gọi mang gì lên, nhưng cô gái đã dịu dàng nói một cách trôi chảy bằng tiếng Việt :

Em tên Hà, mấy bạn anh ở dưới phòng trà bảo em mang rượu lên cho anh đó !

Minh sửng sốt :

- Hà... Hà là người Việt ?

- Sao anh hỏi lạ vậy, trời đất ơi...

Giọng trả lời hơi gượng gạo, nàng cố che giấu bởi một thái độ ngây thơ.

Nhưng thiếu nữ kia cũng thừa biết Minh muốn hỏi gì, khi thấy chàng đưa mắt nhìn cặp giò thon lộ qua chiếc "xường xám" xẻ lên đến ngang hông.

Và khi nàng ngả người hất tóc ra sau để kêu trời lúc nãy thì làn vải căng sát vào người... Sự quyến rũ có lê đã lên tột độ đối với bất cứ người đàn ông nào, khi đoán được rằng nàng sẵn sàng để trao tấm thân kiều diễm đang nấp dưới bộ y phục khêu gợi kia.

Nhưng trong ánh mắt Minh chỉ có sự thương hại. Chàng đưa tay lấy ly rượu, bỏ đá vào, vừa lắc ly khua leng keng vừa nhìn chăm chú vào gương mặt non nớt kia một lát rồi hỏi :

- Hà "qua" đây bao lâu rồi ?

Nàng ngồi xuống giường, nhìn lại Minh, nửa ngạc nhiên, nửa bực bội với thài độ hơi lạ thường này. Nhưng rồi hai ánh mắt như dần dần cảm thông nhau. Hơi thở gấp, Hà nghẹn ngào trả lời :

Em vượt biển với người anh; hồi 80, sau khi ăn Tết với mẹ. Mẹ em yếu lắm nên sợ ra khơi dầm mưa giải nắng, khó mà sống nếu ghe không được tàu lớn vớt liền những ngày đầu. Giớ đây...

Minh định hỏi tiếp, nhưng nàng bổng bật khóc, run lên từng cơn như muốn xua đuổi một dĩ vãng ma quái mãi quanh quẩn trong tâm trí. Minh đưa tay choàng lấy vai Hà. Nàng ngã người vào lòng anh, rồi như đứa trẻ thơ được dỗ dành, tiếng khóc tức tưởi kia dần dần dịu xuống. Minh hôn lên mái tóc huyền óng ánh với những hạt kim tuyến, trông như những ánh sao trong bầu trời hoang dại.

Đã vượt biển và đã sống trong trại tỵ nạn Thái trên hai năm, Minh đoán không sai rằng Hà đã bị cướp Thái bắt đem về bán cho các nhà chứa. Còn người anh nàng có lẽ đã bị hạ sát một cách tàn nhẫn vì đã nhảy vào cứu người em gái. Anh cảm thấy xót xa vô cùng cho bao nhiêu thiếu nữ Việt Nam cùng cảnh ngộ với Hà.

Hàng ngàn gia đình đã tan nát : con vẫn còn đêm đêm gọi tên mẹ trở về thăm trong giấc mơ cho kiếp tỵ nạn bớt nhọc nhằn ; chồng vẫn còn trông ngóng sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc để giải cứu vợ mình bị giam ở đảo Kra ; anh vẫn mang mặc cảm đã không mạnh dạn hơn để cứu em mình... Ôi biết bao thảm cảnh mà không bút mực nào diễn tả cho hết !

Minh tìm không ra lời an ủi, cứ mãi vuốt mái tóc mềm xỏa khắp ngực mình. Nàng vẫn nằm yên như con mèo đang được chủ nưng niu. Ánh mắt đẫm lệ dần dần được tô lại một niềm vui nhẹ nhàng.

Một lát sau, nàng ngẩn đầu lên nhìn Minh một cách thật âu yếm và đầy cảm phục. Anh nhìn Hà, cảm thấy hơi khó chịu, vì nghĩ đến em ruột mình, người em gái thật xinh xắn đã nhảy xuống biển quyên sinh khi thấy thuyền bị ghe cướp Thái bao vây và sắp hành hung. Ba năm về trước , anh vượt biển được chủ ghe che đem theo một người thân mà không tốn tiền, vì Minh là bác sĩ mà họ đã mang ơn. Anh đã dẫm em gái út theo để qua Âu Mỹ chữa bệnh, và từ đó anh vẫn mang mặc cảm đã hại em mình một cách gián tiếp.

Ngọn lửa của một giàn khoan ban đêm, sau nhiều ngày đói khát lênh đênh trên đại dương bão lớn, đã làm mờ đi sự cảnh giác tối thiểu. Dù biết rằng cướp Thái hay đậu ghe quanh giàn khoan để đón những thuyền nhân Việt Nam, không ai trên ghe đã lên tiếng kêu gọi sự kiên nhẫn đợi đến sáng để quan sát với ống nhòm hờ coi có ghe Thái hay không (hình dạng của ghe Thái khác với ghe Việt Nam như mũi ghe Thái ở giữa còn mũi ghe Việt Nam ở phía sau).

Như cảm thông được sự ngại ngùng của Minh, Hà hôn lên má anh rồi thì thầm :

- Em hiểu anh không muốn chà đạp thêm nhân phẩm em, nhưng được sống một vài giờ với một quân tử như anh thì chuỗi ngày còn lại của em trong khách sạn này se bớt tủi nhục và cô đơn...

Dứt lời, nàng hôn đôi môi Minh, cắn lấy từng mảnh da mặt chàng một cách tha thiết, và tài tình. Chỉ cần vài cái uống éo là nàng đã cởi bộ đồ xẩm để lộ ra một bộ ngực tuyệt vời, một thân hình tuyệt tác. Từng hơi thở nàng như làm rung chuyển sự thèm khát khắp người, nàng nhắm mắt lại, đưa môi ngang mặt Minh như chờ đợi như van xin...

Rồi như quá nóng lòng, nàng ôm xiết chặt Minh trong vòng tay, bấu lấy lưng chàng như oán ghét. Rồi đôi tay điêu luyện kia lëi trở thành thân mật, âu yếm như thoa lên mình anh một chất mật vô hình để "bướm" miệng đến thưởng thức...

Nàng như thiếu tình thương, vừa cảm mến một người bạn chân thật, chỉ biết đem hết tài nghệ làm mãi dâm ra cung phụng bạn để được lòng người, thế nhưng Minh vẫn thấy ái ngại.

Với cặp mắt buồn bã như muốn trách Minh sao quá thụ động, nàng luyến tiếc nói :

- Em xin phép anh em đi, vì đã quá giờ !

- Quá giờ ? Mới có 22 giờ mà ? – Minh trả lời một cách ngạc nhiên và ngây thơ làm Hà mỉm cười đáp lại :

- Bộ bên nhà anh chưa đi "nhảy" như ở Đệ Nhất Khách Sạn hả ? Một ly rượu là một giờ, muốn nhảy "tua" (tours) hay muốn lên phòng, tùy lòng hảo tâm.

Nói xong, nàng kề môi lại sát mặt Minh rỉ nhỏ :

- Nhưng em tặng anh hết đó, cục cưng của em !

Đến nửa câu, nàng rưng rưng nước mắt hỏi :

- Nghe nói ngày mai anh đi rồi phải không ?

Minh gật đầu thay cho câu trả lời. Anh cảm động bởi mối tình bất ngờ này.

Nàng bật khóc nức nở như than trách cho số phận hẫm hiu. Mai này người mình mới yêu đã lên đường, mà giờ đây có muốn ở lại thêm đôi giờ cũng không được vì kế sinh nhai.

Minh ôm lấy Hà, dỗ nhẹ :

- Thôi đừng khóc nữa !

Anh muốn chia sẻ sự xót xa của đời nàng, muốn nói lên lòng cảm thương của anh. Với tay lấy cái bóp trên bàn, móc ra lấy tờ giấy 100 đô la cuối, cười nói :

- Để anh ráng uống hết một chai whisky nhé !

Ánh mắt nàng sáng ngời lên như một đứa con nít nhận quà Noel. Minh liền nói như biết trước Hà sẽ nói gì :

- Mai anh vào xứ này không cần tới tiền nữa, em cứ giữ để mà tiêu !

Hà như trẻ thơ muốn nghe nốt một câu chuyện thần thoại, liền buột miệng hỏi :

- Xứ nào vậy anh ? Xứ nào vậy ? Đem em theo được không ?

Minh lắc đầu :

- Không được, chỗ này nguy hiểm cho đàn bà lắm !

- Trời ! – nàng vội ôm lấy Minh, thở dài : Hồi nãy ở phòng trà bạn anh khoe khoang là sắp về chiến khu phục quốc... em không tin.

- Em nói gì ? Mau xuống kiếm mấy người đó bảo lên phòng gấp nhé !

Nàng vội mặc đồ vào, mỗi cử chỉ thật là kheu gợi một cách hồn nhiên. Vài phút sau, nàng hớn hở trở lên với chai whisky và bồn nước đá. Đặt lên bàn, rót lấy hai ly rồi đến giường Minh đang ngồi, choàng lấy cổ chàng, nhắm mắt lại như chờ đợi nụ hôn tán thưởng.

- Bạn anh đâu ? – Minh hỏi.

- Đi dạo phố rồi, em có dặn mấy đứa bạn bảo họ về phòng khi gặp.

Nói dứt câu, nàng nhắm mắt lại, kề sát mặt lại gần hơn, thập thò chót lưỡi nằm giữa đội môi son bóng ướt như chờ đợi, như thèm thuồng...

Minh là một tay tứ đổ tường nên nghệ thuật làm tình cũng khó ai sánh bằng. Mỗi tác động của nữ giới vừa khơi ra, mỗi hơi thở vừa đổi nhịp là tâm hồn nghệ sĩ anh đã cảm nhậy để thỏa mãn. Đã vậy, Minh đã luyện khí công và châm cứu với một danh sư về Thiền từ bé nên khi Hà xuống phòng trà, chàng đã tự châm vài huyệt (khúc cốt, trung cực, hoành cốt, khí xung) và vận khí chuyển đều qua đốc và nhâm mạch.

Nên giờ đây Hà chỉ còn gào thét trong sự sung sướng, khóc lóc nài nỉ trong niềm vui tuyệt đỉnh với một người tình nhân xuất chúng.

Tiếng nhạc phòng trà thông qua cửa sổ mở hí. Một bản slow du dương, quen thuộc đưa Minh trở về với kỷ niệm xưa. Anh tưởng nhớ đến đêm đi "boum" đầu tiên với Thu Vân, anh chàng sinh viên nhút nhát, rụt rè cũng hơn mười phút mới dám ra mời người đẹp nhảy. Bỗng một cảm thú "cực lạc" lan dần khắp người anh, ngắt đi sự hồi tưởng đến một thuở xa xôi kia.

Minh nằm lên mình Hà, hôn lên má, lên vành tai, rồi vuốt ve thân hình nàng như muốn nói là anh rất quí nàng.
Sáng hôm sau, Minh xuống ăn điểm tâm trước các bạn vì còn phải lấy chỉ thị bằng điện thoại qua số mật 843.86.26 (Việt Nam). Muốn nghe được tin qua đường dây điện tử này, còn phải biết danh hiệu công tác, nên sau khi tiếng "bịp" thứ hai (và chỉ thứ hai mà thôi) Minh vội nhấn thêm số 30.4.75 và trong nghe cuộn băng trả lời :

"Chào bạn ! Đây là chỉ thị được thâu vào 2 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1985 (tức hôm nay). Kế hoạch sẽ diễn tiến như sau : tuyển lựa hai người có khả năng hàng hải để đưa xuống tỉnh Trat, sẽ có một bé gái 10 tuổi, mặc áo thun đỏ đứng đợi ở trạm xe buýt vào lúc 23 giờ tối nay. Tám người còn lại sẽ chia lam hai nhóm. Một nhóm đi xe lửa Sourin, còn nhóm kia qua Poipet. Ở mỗi trạm xe lửa cũng có một cô bé gái 10 tuổi đến rước vào 23 giờ. Sáng mai sẽ có chỉ thị mới. Ráng thận trọng. Chào bạn".

Minh lấy làm khâm phục sự sắp xếp của kế hoạch , tuy hơi bực mình vì nóng lòng muốn biết thêm chi tiết. Nhưng bao nhiêu cẩn thận mới đủ để bảo mật một công tác tối quan trọng như vậy ?

Nghe xong Minh trở vào phòng ăn, các bạn đã xuống rồi nhưng mặt mày có vẻ lo lắng. Anh có linh cảm là chuyện không lành đã đến. một người lớn tiếng hỏi :

- Có ai thấy thằng Hiếu đâu không ? Hôm qua đến giờ ai đi chung với nó ? Và có ai thấy nó về chưa ?

Minh trấn an :

Chắc đi xả xú bắp ở hẽm nào rồi lạc đường về !

Không ai cười nói, và đều có linh tính là có chuyện chẳng lành. Bỗng thình lình có chiếc xe máy dầu ngừng ngang cửa sổ phòng ăn và ném vào một bao bố.

Tưởng là chất nổ, Hoàn nhảy ra ôm lấy bao ấy định ném ra lại, nhưng khi sờ vào thì thấy tay mình dính đầy máu...

Mọi người kinh hoàng khi trông thấy khúc đầu của Hiếu, mặc tím bầm vì tra tấn. Đây đó vài vết cháy do điếu thuốc đốt.

Minh quay lại hỏi Hà :

- Phải anh này tối hôm qua rêu rao là sắp về bưng không ?

Hà gật đầu thay cho câu trả lời, đôi mắt kinh hoàng nhìn Minh.

- Đứa nào đi chơi chung với Hiếu hôm qua ?

- Dạ em – Lý trả lời. Nhưng em về trước, nó còn muốn ở lại chơi cho đã đêm cuối cùng. Em thề em không biết gì thêm nữa.

- Thề với thốt làm gì, có ai bắt lỗi đâu mà hoảng thế ! – đại úy Đức nói tiếp. Các bạn đừng quên các bạn giờ đây là những chiến sĩ phục quốc, chết chóc là chuyện thường đấy thôi. Không nên mất bình tĩnh như con nít !

Thôi, hãy đi khỏi khách sạn này mau, bằng không cảnh sát đến điều tra thì chương trình hoạch định sẽ bị lộ tẩy hết ! – nói xong Minh liếc nhìn Hà để giã từ, rồi nhanh chân ra cửa cùng các bạn.

Hà nhìn theo, mắt đẫm lệ, thầm trách Minh sao không có một cử chỉ nào âu yếm hơn, tuy nàng đoán rằng có lê Minh sợ nàng bị liên lụy vào chuyện này.

Bốn câu thơ tâm sự nỗi lòng nàng định tặng Minh nhưng không kịp đưa, giờ gửi cùng ai ?

Ra đi để lại vết thương,

Trở về tìm lại người thương đêm nào.

Biển nào lấp nổi hố đau,

Tuyết nào phủ hết núi cao mong chờ ?

Lên đường

Trong tia xe lửa Minh, Đức và hai chiến sĩ khác ngồi yên không nói năng gì. Mỗi người theo dõi ý nghĩ riêng của mình.

Trời ban trưa nóng nực càng làm cho các anh em cảm thấy khó chịu, nặng nề, khó thở. Lâu lâu chỉ nghe một vài tặc lưỡi, hay một tiếng thở dài.

- Sao ? – đại úy Đức nhìn Minh hỏi.

- Khó hiểu quá ! Nếu địch muốn thủ tiêu chúng tôi thì dễ quá, chỉ cần ném một quả lựu đạn hay rỉa tiểu liên vào tụi mình lúc tụ tập ở xa lông khách sạn là xong !

Đại úy Đức nhíu mày, rợn rợn nghĩ đến cảnh tượng ấy, hỏi tiếp :

- Nhưng địch là ai ? Là ai ?

- Đó mới là vấn đề ! Nếu là cộng sản Việt Nam thí có lẽ người tình báo của chúng trong hàng ngũ mình, nên chúng sợ giết lây. Nhưng nếu vậy cần gì phải bắt thằng Hiếu tra tấn rồi chặt đầu ?

- Hay chúng chỉ muốn hăm dọa mà thôi ? Không nỡ giết hết mọi người ? – Lý can vào.

Đại úy Đức trố mát nhín Lý đáp lại :

- Đụ mẹ, "con" về kháng chiến mà giờ này con chưa biết thằng Việt Cộng nỡ hay không nỡ ? Tụi chó đẻ đó sẵn sàng giết luôn người tình báo của chúng nữa, sau khi chúng đã có đủ những gì chúng cần thiết !

- Phải ! – Minh ngẫm nghĩ rồi nói tiếp : Nếu có người bên trong thì cộng sản đã biết là chỉ thị lấy từ ngày đến lúc vào bưng. Vậy cần gì tra tấn thằng Hiếu ?

Lý trả lời :

- Thì để chứng tỏ như là chúng không có gián điệp... để chúng ta khỏi phải tìm kê đang trà trộn vào hàng ngũ chúng ta.

Đại úy Đức góp ý :

- Nhưng tại sao lại phải "chứng tỏ" sớm thế ? Theo tôi có lê Hiếu đã biết được kẻ phản là ai nên bị thủ tiêu !

- Thủ tiêu thì thủ tiêu cho gọn, hơi đâu mà tra tấn chặt đầu, rồi mang "trả" chúng ta !

- Đề chứng tỏ không phải là thủ tiêu, mà là tra tấn để lấy tin.

- Tức đó là thủ tiêu ! – Lý vỗ đùi đắc chí.

Cuộc bàn luận kéo mãi như thế hơn nửa giờ mà vẫn không kết luân được rằng trong số người tình nguyện về kháng chiến có ai là tay sai của Việt Cộng hay không.

Minh đứng lên, tựa vào cửa hít mạnh gió rồi bàn :

- Nếu nói đến "không nỡ, hăm dọa" thì có lẽ là tụi CIA Mỹ cảnh cáo tụi mình.

Đại úy Đức ngạc nhiên :

- Tại sao ? Mình chống cộng mà !

- Bởi vì chúng ta hành động trái với quyền lợi của Mỹ. Tụi nó không muốn gì hơn là Nga phải hao hụt tiền hai triệu mỹ kim mỗi ngày để viện trợ cho Bắc Việt. Nếu mình giải phóng Việt Nam, Nga thua thì hai triệu mỹ kim mỗi ngày kia sẽ dùng vào sự bành trướng hỏa tiễn nguyên tử SS-20 chống lại Âu châu và Mỹ.

- Vậy ai là người của CIA ?

"Lý tỏ" (biệt danh của Lý vì hay dùng chữ chứng tỏ) định để bàn tiếp thi Minh bảo :

- Thôi đủ rồi, bàn một hồi nữa đâm ra khùng hết cả đám. Chỉ biết là có người muốn phá hoại kế hoạch của chúng ta. Người đó là ai trong chúng ta thì thời gian sẽ trả lời. Bây giờ nên thận trọng là hơn.

- Nhưng cũng đừng quá nghi kỵ nhau – đại úy Đức phê vào rồi tiếp thêm : Không thôi chúng ta mắc vào bẫy của cộng sản là phá vỡ sự đoàn kết của các anh em mình. Và đâu chắc gì kẻ phá hoại đó trong hàng ngũ của ta !

Nói xong, Đức nhìn Minh chăm chú, khiến cho anh cảm thấy lkhó chịu. Minh gượng hỏi :

- Nghĩa là sao ?

- Nghĩa là cô em của bác sĩ có thể dính líu vào chuyện này !

- Hà ! – Minh ngạc nhiên thốt ra.

- Phải đấy, đâu phải "ca" bài gái tỵ nạn bị cướp Thái bắt là người chống cộng triệt để đâu ? Có thể có một số nữ cán bộ cộng sản trá hình dưới hình thức đĩ điếm này để lấy tin tức ở các khách sạn Thái chi Bắc Việt. Anh dư biết Bangkok là bàn đạp cho mọi hoạt động chính trị ở Đông Nam Á chứ ?

- Hà không thể là cán bộ cộng sản được vì nàng thật sự khóc khi nhắc đến thảm trạng gia đình !

Lý lên tiếng :

- Vậy Hà là điệp viên của CIA ,

Đại úy Đức nói nốt :

- Dù cho Hà có thật sự là một cô gái tỵ nạn bị Thái bắt thì cũng không ai cấm cộng sản Việt Nam móc nối, hứa sẽ cho gia đình nàng còn ở lại Việt Nam được xuất ngoại theo chương trình ODP, ra đi cớ trật tự, nếu nàng chịu làm điệp viên cho chúng !

Minh cảm thấy bồi hồi, nhớ lại nét mặt non nớt kia. Một tình báo cho cộng sản, CIA ? Thật là khó tin, nhưng lý luận của Đức vững vàng quá. Không thể gạt bỏ được. Khi đã biết quá khứ của Đức là một người đã bị đày đọa trong các trại cải tạo cộng sản và đã quá rõ những mánh lới của loài thú đội lớp da người này.

- Thôi, chúng ta giải lao đi nào. Nói quá khát nước ghê ! Mấy anh uống gì, tôi mang về cho ! – Lý hỏi các bạn, rồi sang phòng ăn.
- Bao lâu nữa đến ?

Minh hiểu ý Đức muốn hỏi gì (vì Đức là người đã đi hỏi giờ mua vé).

- Đến Poipet nghỉ đêm, sáng mai mới có chỉ thị. Sau đó có lẽ chúng ta sẽ chuyển qua hướng Angkor.

- Đến Angkor ? Ổ bộ đội cộng sản không mà ?

- Phải đấy ! Chúng ta sẽ giả dạng thường dân hoặc dân buôn để theo dõi hành vi bọn chúng.

- Đến lúc sẽ tấn công ? – Đức cắt lời.

- Không hẳn vậy ! Chúng ta sẽ lần lược thủ tiêu vài thằng bộ đội để thế người mình vào. Một khi đã trà trộn vào hàng ngũ cộng sản rồi…

- Anh không sợ bị lộ mặt bởi đồng đội chúng sao ? – đại úy Đức lại cắt lời.

Hơi bực mình, Minh chọc quê :

- Sao đại úy còn kém quá ! Chừng nào mới lên thiếu tá đây ? Cuối tháng 11 này sẽ có đám bộ đội mới qua thay thế cho đám cũ về Việt Nam. Chúng ta sẽ bắt liên lạc với kháng chiến quân Khờ me để phối hợp một cuộc đụng độ nhỏ lúc đám bộ đội mới vừa đến Angkor. Lúc đó chúng mình sẽ trà trộ vào hàng ngũ cộng sản, đám mới tưởng mình là người cũ và ngược lại.

- Rủi bị Khờ me bắn "nhầm" thì sao ?

- Thì ráng chịu chớ sao ? Nói chứ các anh em còn lại sẽ ra lệnh rút ngay. Chỉ đụng độ nhỏ cho loạn chút đỉnh, đủ thời giờ các anh em mình trà trộn vào.

- Hay lắm, hay lắm ! Nhưng đó có phải là chỉ thị đâu. Theo tôi có lẽ mình sẽ đi dọc theo biên giới Miên-Thái, lén tháp tùng với đám ở Souirin, rồi từ đó băng ngang Lào để về Cao Nguyên Trung Phần, tìm cách liên lạc với những binh sĩ của sư đoàn Dù của tướng Lê Quang Lưỡng đã rút vào đó khi vừa hay lệnh đầu hàng của thằng Minh mập (Big Minh) !

Thoàn ngồi nghe nãy giờ, tán thành :

- À, sở dĩ mình chia thành hai nhóm đi hai hướng khác nhau là để dễ dánh lạc hướng bọn điệp viên cộng sản ở Bangkok. Vì dù sao đi nữa đường Hạ Lào vẫn là gần hơn !

- Gần hơn nhưng chưa chắc gì an toàn, bằng cớ đại tá Võ Đại Tôn đã mắc nạn khi về qua ngõ này. Ưu điểm của kế hoạch tôi là quá táo bạo nên bất ngờ ; cộng sản không thể đề phòng trước được !

Minh tiếp tục :

- Tôi ở trại tỵ nạn Nong Chan nên đã dò cách về bằng đường bộ rồi, chỉ co trại lính ở Angkor để đột nhập mà thôi, vì cộng sản Việt Nam tin rằng lũ Khở me sẽ không đánh vào Angkor, sợ mất đi một di tích lịch sử của chúng. Nên việc trấn quân ở đó có phần thả lỏng.

Đại úy Đức gật gù thán phục :

- Không ngờ bác sĩ mà cũng giỏi về quân sự. Thế nhưng anh có bàn thử với tổ chức kế hoạch này chứ ?

- Rồi ! Nhưng không hiểu họ sẽ lấy quyết định ra sao ? Đến giờ thì có vẻ như là kế hoạch của tôi được đem ra thi hành. Nhóm lên Sourin sẽ qua Tatum, một căn cứ của kháng chiến quân Khờ me trắng, dưới sự chỉ huy của Thái tử Sihanouk. Nghe đâu họ cũng có được đến 3.000 quân.

- Còn tụi mình đi gặp ai ? – Thoàn thắc mắc.

- Tụi mình sẽ qua Nong Chan, bắt liên lạc với đám Khờ me đỏ…

- Thấy mẹ, bị "cáp duồn" thì sao ?

- Chắc không sao ! Lúc ở trại này này tôi đã chửa trị cho chúng cũng nhiều – Minh trấn an các bạn, rồi tiếp : Quân họ đánh giặc giỏi hơn đám Khờ me trắng nhiều lắm, và họ đông hơn, nghe đâu đến 17.000 quân.

- Mình cần chi đến 20./000 quân "hộ tống" về nước ? _ Đức ngạc nhiên trước một kế hoạch vượt ngoài tưởng tượng của anh.

- Trà trộn rồi thì sao ? – Thoàn hỏi.

- Trà trộn xong, chúng ta sẽ đặc công các xe vận tải để lũ bộ đội về Diêm vương ăn Noel luôn. Sau đó chúng ta sẽ trốn ra khỏi trại với giấy tờ sẵn có. Và khi xe nổ rồi thì các kháng chiến quân Khờ me sẽ để bản số giả (của các xe vừa bị phá hoại lên xe mình, rồi hóa trang thành bộ đội cộng sản về đến tận đồn cộng sản Việt Nam để tấn công.

- Hay quá, chí lý lắm – Đức tán khen.

- Còn hơn xi nê – Thoàn cười đắc ý.

Lý đã trở về toa xe lửa với những chai bia. Minh cầm lấy một chai, hớp vài hớp rồi đứng dậy bước ra hành lang xe, đốt lấy điếu thuốc, phì phà vài cái… Cặp mắt như nhìn xuyên qua cảnh vật bên ngoài. Anh đang nghĩ gì ? Có lẽ anh đang nghĩ nhiều chuyện một lượt như những hình ảnh đang luôn phiên thay đổi trước mặt anh.

Những kỷ niệm vui buồn cũng có lẽ đang diễn lại trong tâm tư anh với một tốc độ làm anh xây xẩm mặt mày.

Anh vuốt mặt, nhéo lấy hai màng tang cho tỉnh lại rồi tiếp tục phì phà tàn thuốc còn trong tay. Hứng chí anh ngâm lên vài câu thơ cho qua thời giờ. Giọng ngâm ấm, hữu tình đem lại một sự an ủi cho các bạn, sau một ngày vất vả lên đường.

Giã từ người vợ hiền

Tôi lên đu kháng chiến

Mong đem lại ngày mai

Cho đám con khờ dại

Mẹ ơi, mai con về

Hòa bình khắp thôn quê

Lúa chín mùi tự do

Dân làng đều ấm no

Khắp thôn sẽ reo hò

Giải thoát kiếp trâu bò

Dù tôi thành phế binh

Hay không còn trở lại

Em ơi, hãy vươn mình

Qua bao ngàn trở ngại

Cương quyết đuổi tà ma

Ra khơi Việt Nam ta.
- Thơ ngâm kiểu gì vậy Minh ? – Đức trêu chọc.

- Hứng thú lẩm bẩm cho vui vậy thôi ! Bụng đói, đầu óc mê mệt, tay chân bủn rủn thì làm sao có thơ tuyệt tác được ?

- A, cón hai đứa vê Trat để xâm nhập Việt Nam bằng đường thủy thì sao ?

- Địa điểm hẹn của tụi nó thì tôi không biết, chỉ biết là tụi nó đem đồ nghề in tiền giả về cho mặt trận Cao Đài, Hòa Hảo ở miền Nam !


3. Đến Nong Chan
Sau một đêm nghỉ mệt ở Poipet, Minh và các bạn lấy xe đò qua căn cứ Khờ me đỏ, nằm cách biên giới Thái 12 cây số, để đến Nong Chan.

Đây là một căn cứ tỵ nạn cho hơn 40.000 dân Miên đi di tản để lánh chiến tranh cộng sản Việt Nam và các kháng chiến quân Khờ me. Nhưng cũng là nơi quân Khờ me đỏ của Pol Pot hay rút về để dưỡng sức sau những cuộc đụng trận ác liệt với quân Bắc Việt, và kết nạp thêm quân (đôi khi cưỡng ép) trong số những thanh niên tỵ nạn nơi đây.

Nong Chan quả là một trại tù. Một mặt, áp lực chiến tranh không cho phép dân Miên trở về trồng trọt ở làng ; mặt khác, khi cộng sản Việt Nam tấn công vào căn cứ để tiêu diệt tàn quân kháng chiến Khờ me đỏ (và những ai chúng nghi đã giúp đỡ cho họ) thì sự chết chóc, tang thương lại chồng chất với những đợt pháo kích bừa bãi trong dân làng náo loạn vì bên phía Thái những hàng rào kẽm gai, những bãi mìn đã ngăn chặn lối thoát thân.

Trong thảm cảnh đó, sự dè dặt của bọn Minh không có gì là quá đáng ! Đến cổng trại, Minh bỗng rùng mình như cảm giác được một ám khí nặng nề.

Đại úy Đức liếc nhìn Minh như tìm một sự trấn an tinh thần, rồi khẽ nói :

- Bây giờ mình làm gì ?

- Đi trình diện với trưởng trại, "lủi" phe ta. Tụi mình sẽ được cấp một thẻ thông hành của trại để trình ra mỗi khi có rắc rối gì. Tụi Miên mình hay nói tụi nó mọi rợ, chứ tôi thấy tụi nó biết nể cấp trên lắm.

Sự tin tưởng của Minh không khỏi làm các bạn phập phồng khi thấy xuất hiện đám tuần tiểu Khờ me đỏ, tay ôm chặt súng AK54 trong thế sẵn sàng nhả đạn… Mặt thằng trưởng đoàn đen đuốc, với đôi môi thâm xì, ánh mắt tóe ra một nỗi thống hận không sao tả được khi thấy một màu da "không ngăm" như chúng (vì là Thái, hay Việt Nam cũng đều có nợ máu với chúng…).

Nó hất mặt ra dấu cho đám lính đến chào hỏi. Hai thằng bố ráp hai bên. Minh chào hỏi vài câu bằng tiếng Miên, rồi xin được gặp trưởng trại.

Để lấy lòng bọn Khờ me đỏ này, Minh hỏi thêm tin tức vài lãnh tụ của chúng mà Minh đã điều trị hai năm về trước. Minh nói rất nhiều về những kỷ niệm cũ ở trại này, như để lấp đi nỗi sợ trong lòng, vì bọn lính vẫn lạnh lùng trả lời Minh như một người xa lạ.

Đức, Lý và Thoàn yên lặng đi theo.

Từng khu nhà rơm, san sát nhau, gợi lại trong tâm tư mỗi người những kỷ niệm đồng quê Việt Nam, với những hẽm sình lầy, gập ghềnh sỏi đá… Nhưng ở đây, những cặp mắt, khuôn mặt không được niềm nỡ.

Bỗng một tiếng chào hỏi bằng tiếng Việt đánh thức bọn Minh ra khỏi dĩ vãng.

- Mạnh giỏi ? Ở đâu tới đó ? Tôi tên Tâm, chút nữa tôi đợi mấy anh ở đây để nói chuyện chơi nhé !

Minh cười xã giao, gật đầu đồng ý, không dám trả lời bằng tiếng Việt vì sự lỳ thị của thằng trưởng đoàn Miên đã lộ bằng né mặt bực bội khi nghe tiếng ong ỏng của Tâm.

Sau khi đã gặp trưởng trại, và được cấp giấy thông hành, Minh và các bạn trở lại gặp Tâm hàn huyên.

- Sao các anh chuyển trại, hay mới vượt biên bằng đường bộ đến ? – Tâm vui vẻ ra đón.

Tụi này là báo chí đến thăm trại vậy thôi – Minh vội trả lời để các bạn không kịp lộ "bí mật" quân sự với người lạ mặt, dù là đồng hương.

Hình ảnh đại tá Võ Đại Tôn bị cộng sản gài người ở lại trại tỵ nạn ám hại vẫn còn rõ trong trí Minh. Tự xưng là yêu nước , đề nghị dẫn đường về chiến khu gặp kháng chiến quân Việt Nam là những lập luận đã được dùng để làm mờ sự cảnh giác của đại tá Tôn.

- À, ở đây khổ lắm mấy anh ơi ! Nhất là hổm rày bắt đầu nghe đụng độ cũng khá gần, nên tụi Miên bắt đầu "xì nẹt" mấy người Việt Nam tỵ nạn ở đây lắm. Vi phạm nội qui của trại chút đỉnh là mềm xương với tụi nó, mấy anh nên thận trọng nhé !

- Vâng ! Ở đây có bao nhiêu đồng hương của ta ?

- Hơn 1.200 đấy các anh. Tôi thì đến cũng khá lâu rồi, nhưng vẫn không khiếm được người bảo lãnh. Các anh giúp giùm tôi chuyện này được không ?

- Dạ, không dám hứa nhưng tụi này sẽ cố gắng – Đức vừa trả lời vừa nhìn Minh gãi đầu.

Minh tiếp lời :

- Thưa được, chuyện đó sẽ tính sau. Theo kinh nghiệm anh ở đây lâu, thì sắp có pháo kích vào trại phải không ?

Tâm xoa mũi, vuốt lấy cằm rồi gật đầu nhiều lần, như muốn nhấn mạnh sự hiện hữu của mối đe dọa ấy.

- Vòng đai an toàn của trại là 100 cây số, nhưng hôm nay nghe những trái pháo nổ ngày một gần.

- Có lẽ quân cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn từ đây đến Tết 86, hầu dẹp những mầm mống chống đối cuối cùng cho sự bành trướng mưu đồ đế quốc của chúng !

- Khổ thât ! Thôi về nhà tôi uống tí trà nhé ! Tôi sẽ dẫn các anh thăm "khu Việt Nam". Đáng thương lắm. Các anh có bổn phận đem sự kiện này ra cho thế giới biết đến !

Minh mời Tâm một điếu thuốc lá. Mọi người nhanh chân theo người bạn mới về nhà vì trời đã chuyển bão. Mây đen kéo đến thật nhanh, gió cuồn cuộn thổi làm bốc lên hàng triệu hạt bụi bao phũ những dáng người ốm yếu, xơ xác.

Vài phút sau, trại trở thành như một làng hoang vắng của một thế kỷ nào còn lại đến nay. Chỉ còn vài phế nhân đang khốn đốn di chuyển trên những nạng làm bằng tre. Mưa rơi tầm tả. Gió hòa điệu nhạc ma quái với tiếng mưa vỗ vào các nhà tre lụp xụp. Thiên nhiên như đã nhất quyết xóa đi những kiếp người khốn khổ nơi đây.

Vài ngày sau, Minh và các bạn đã bắt đầu quen cuộc sống ở trại Nong Chan. Và cũng như mọi người, Minh mong đợi buổi tối thứ bảy để thưởng thức văn nghệ Khờ me. Sẻ có những dàn nhạc cổ truyền đệm theo những điệu múa nhẹ nhàng, những vần thơ êm tai nói lên sự khao khát sống của dân tộc Khờ me. Sức mạnh của dân tộc này là ở chỗ đó : văn nghệ cổ truyền !

Một thế hệ dân Miên đã bị tàn sát (hai triệu người) nên chỉ có văn nghệ cổ truyền mới bắt được nhịp cầu thông cảm giữa những thế hệ còn lại, hầu tạo lên sức sống của dân tộc.

Xong đêm văn nghệ, Minh chầm chậm bước lên hông đồi. Đêm nay trăng sau hữu tình quá, anh thả hồn theo cảm giác dạt dào trong anh…

Nhìn xuống những đồng bằng đang ngủ yên dưới lớp sương mù trắng, anh cảm thấy một sức thu hút tâm trí anh lạ kỳ. Gió rì rào qua khu rừng, như gợi những tiếng rên rỉ, oán hờn làm anh rùng mình và cảm thấy xót thương cho hơn hai triệu dân Miên đã bị bọn Khờ me đỏ tàn sát, trong những đồng bằng này.

Xa xa vang dội những tiếng súng của một cuộc đụng trận. Rồi đây, nay mai này sẽ đến phiên đám anh xung vào trong lòng địch.

Đường vế chiến khu Việt Nam sao còn xa vời vợi. Bốn trăm cây số bằng đường bộ, trong những điều kiện khó khăn, sẽ còn bao nhiêu người sống để thấy được cái viễn ảnh tuyệt vời của công cuộc phục quốc, khi kháng chiến quốc ngoại đã bắt tay được với kháng chiến quốc nội ? Minh cầm một viên đá, ném xuống đồi. Đời lính chiến có gì mà phải tiếc cho đại cuộc, cho dân tộc và tổ quốc ! Minh đứng dậy trở về trại.

Đại úy Đức đang trông Minh trước cửa phòng, khều anh ra vỉa hè bảo :

- Trưởng trại gọi tôi lên cho hay rằng thứ hai tới, đoàn chở lương thực, thuốc men, súng đạn và máy truyền tin sẽ tới. Vậy anh định chừng nào mình khởi hành ?

- Ngay đêm dó nếu được, để ít gây sự chú ý hơn. Anh đề phòng bọn cộng sản nằm vùng nhé. Bảo Lý và Thoàn nên đi chung, kẻo bị ám hại !

Vừa dứt câu, một tiếng nổ kinh hoàng dội ra từ phòng ngủ. Lửa bắt đầu bốc cháy trên tường. Khói mịt mù tỏa ra. Tiếng người kêu cứu trong đêm khuya làm toát mồ hôi hai người.

- Lựu đạn nổ ! – Đức ghì Minh xuống đất.

Sau vài phút, tuần tiểu Khờ me đỏ chạy đến phụ giúp Minh và Đức khiêng những người bị thương ra ngoài trời.

- Lý, Thoàn có sao không ? – Minh hét lên về phía chỗ ngủ của bốn người. Khói bốc ra nhiều nhất từ đó.

- Thoàn bị thương, tôi không sao ! – Lý ho sặc sụa trả lời.

- Được rồi, đợi tôi vào phụ khiêng ra.

Thoàn đẫm máu vì miễng lựu đạn. Minh xin được phép chở bạn mình lên phòng mỗ gấp vì tình trạng khẩn cấp. Đức theo Minh phụ mỗ.

Phòng mỗ tuy đon sơ nhưng cũng có những đồ nghề tối thiểu, nhờ sự cung cấp của Phủ cao ủy tỵ nạn và của Hồng Thập Tự Quốc Tế. Hai cơ quan này thường xuyên tiếp tế cho trại về mọi phương tiện, khi tình hình quân sự cho phép.

Vừa mỗ, Minh không khỏi phân vân : "tại sao, do ai… ?". Bàn tay anh mỗ một cách chính xác, tài tình làm Đức lên tiếng khen phục :

- Bợm rượu mỗ khá quá nhỉ ! Tôi có bề gì, anh thương tình ráng chịu khó mỗ cho tôi nhé !

Biết Đức chỉ khôi hài cho không khí phòng mỗ đỡ căng thẳng, Minh đáp lại :

- Ai chơi mình vậy ? Tại sao đợi đến nay mới tính thủ tiêu ?

- Tình báo cộng sản đã hay mình sắp được viện trợ để về bưng ? Khi lúc nãy tôi đàm thoại với trưởng trại ?

- Nhưng tại sao không đợi đến khi "đồ nghề" đến thì hãy ra tay ? Bộ sợ uổng sao ?

- Uổng ? Nếu có uổng thì đám Khờ me đỏ mới tiếc rẽ hơn một triệu mỹ kim vật dụng của mình !

- Cũng có lý, bán đồ lấy tiền rồi giết người lấy đồ lại thì giàu to.

- Dầu gì đi nữa, tụi mình cũng còn thần hộ mạng.

- Ráng cho ổng ở lại lâu lâu, vì sẽ cón nhiều tai nạn lắm đấy, vì tụi mình vẫn còn sống, chỉ có Thoàn là bị thương thôi !

- Nó bị nặng hả ? Chắc phải để nó ở lại trại ?

- Vâng, tụi mình chỉ còn chơi tay ba mà thôi !

Mỗ xong, Minh trở về phòng. Đức ở lại ngủ ở phòng y tế với Thoàn. Đến nơi, những người bị thương khác đã được băng bó, lửa đã được dập tắt. Chỉ còn một thiếu nữ ngồi khóc cạnh xác chồng, là Tâm.

Minh ngồi xuống an ủi đôi lời, lòng buồn khôn tả vì mang một mặc cảm tội lỗi, thiếu bổn phận với Tâm. Nhưng làm gí khác hơn khi phải lựa chọn giữa một kháng chiến quân đã thề sống chết với nhau, và một bạn mới ?

Giấc ngủ không đến, Minh trở lên phòng y tế thăm Thoàn 22 tuổi đầu mà đã dám dấn thân vào đường phục quốc. Đáng phục thật, so với Minh vào tuổi đó… Anh bỗng cảm thấy nhỏ bé với Thoàn. Phải đợi cha chết trong lao tù cộng sản mới nghĩ đến việc rửa nhục cho cha. Phải đợi đến người tình xưa hất hủi mới nghĩ đến việc cứu nguy dân tộc. Thoàn thì khác. Đã lánh nạn cộng sản với gia đình qua Pháp từ nhỏ, lớn lên với đầy đủ tình thương thân quyến, nhưng vẫn thấy "thiêu thiếu một cái gì" (lời Thoàn hay nói, khi bạn hỏi tại sao anh về bưng). Giờ đây chỉ còn cầu nguyện Ơn Trên phù hộ cho nó qua nạn, chớ trở về Paris sống cuộc đời phế nhân thì chắc chắn nó sẽ khổ.

Và có lẽ từ đêm đó, Minh không bao giờ còn nghĩ đến Thu Vân nữa. Anh đã bôi xóa được một quãng đời mình.

Đang suy tư, tiếng rên đau của Thoàn đã kéo anh về với hiện tại. Minh rút vài cây kim châm cứu, châm trấn thống cho bạn. Chỉ châm vài kim là kết quả tức thì, khi dùng kim châm vào các huyệt thần môn, thận thượng xuyên, nội phân tiết, giao cảm. Mạch Thoàn còn yếu vì đã mất máu nhiều nên anh châm thêm hai huyệt túc tam lý, thái xung và nội quan ở người. Cơn đau lắng xuống, Thoàn ngủ yên giắc đến sáng chủ nhật.

Như mọi sáng sớm, Minh ra ngoài hít khí trời rồi khởi sự thiền hành quanh trại cho tinh thần được minh mẫn, hầu nhanh nhẩu phản ứng với mọi hoàn cảnh bất trắc. Từng bước đi nhẹ dần với sự thiền quản, hơi thở đèu hòa dẫn khí khắp cơ thể làm anh cảm thấy thoải mái vô cùng.

Một tiếng nổ vang trời rồi một loạt tiếng pháo kích đã làm chấn động cả trại. Những tiếng súng xa xa rõ dần khi đợt pháo kích đầu giảm. Minh vội đứng dậy, nghẹn ngào nhìn trại đang bốc cháy dữ dội, vì gió. Những ngọn kửa từ những mái nhà lá bay tấp qua những nhà bên cạnh, tựa như lưỡi của hung thần đang nuốt thức ăn. Khói mịt mù bốc lên mỗi lúc thêm mù mịt. Gió đưa đến cho Minh ngửi những "hương vị" đầu của sự chết chóc… mùi cháy của thây các tỵ nạn đã chết hòa với mùi rơm cỏ làm Minh nôn mữa mấy lần khi anh chạy trở về phòng tìm các bạn.

Tiếng người rên rỉ, la hét lại gia tăng gấp bội khi một đợt pháo kích khác lại bắt đầu.

Cảnh chết chóc ở mỗi góc trại vượt xa sự tưởng tượng của Minh.

Xác người nanh thây có lẽ là chuyện thường nhưng khi thấy xác một bà mẹ đang mang thai chết thê thảm trong một hẽm nhỏ, máu tuông ra lênh láng, từ bụng lộ ra một cánh tay nhỏ lịm xanh… thì Minh không thể nào cầm được nước mắt. Anh cởi áo thun đang mặc đắp lên bụng người đàn bà vô phước đó, cầu nguyện thầm vài lời rồi thất hểu quay đi.

“Chú giúp má cháu ở đằng kia " – tiếng kêu cứu của một em bé làm Minh tỉnh lại. Anh nhìn về hướng lửa đang ngùn ngụt cháy, lắc đầu nhìn đứa bé đang tức tưởi khóc. Làm sao nói cho nó hiểu là quá trễ rồi ? Anh bồng nó lên dỗ và ẵm nó đi.

- Bác sĩ giao nó lại cho tôi giữ cho. Trên phòng y tế cần sự hiện diện của bác sĩ !

Minh quay lậi, nhận ra Lan, vợ của Tâm. Trên đầu nàng quấn một khăn sô trắng làm Minh đau lòng tưởng nhớ lại Tâm đã chết đêm qua. Anh nhìn lấy Lan hồi lâu để tìm xem coi có một nét hận thù, oán hờn gi không . nét buồn vẫn còn hiện trên gương mặt xinh xắn của nàng, nhưng vẫn tỏa ra một sự cương quyết vô thường. Tang chồng đêm qua, giờ đây vẫn bình tĩnh đàm thoại. Da ngăm ngăm, vóc người rắn chắc, lại càng nổi bật với mái tóc cắt chấm vai, nói lên được phần nào rằng người đàn bà này đã quen với sự thử thách gian nan.

Lan đưa tay bồng lấy đứa bé. Minh buông nhẹ một tiếng cám ơn rồi nhanh chân lên phòng y tế.

Cảnh vật giờ đây điêu tàn, đổ nát. Từ lòng đất bốc lên một ám khí nặng nề khó thở. Người người phụ nhau bồng bế những người bị thương lên khám bệnh, băng bó.

Tiếng súng thưa dần, nhường lại cho một sự yên lặng như kính bích, làm Minh rờn rợn da gà trước cảnh hoang tàn đổ nát. Thời gian như dừng lại. Minh như cảm tưởng đang sống trong một giấc mơ hãi hùng, anh muốn la to lên một tiếng để phá vỡ hư không, như muốn đánh thức cảnh vật đang chìm trong tuyệt vọng, tang thương. Nhưng tiếng la đó không sao ra khỏi lồng ngực.

Đến phòng y tế, Minh ngao ngán nhìn thấy hàng chục người đang trông ngóng sự chăm sóc của bác sĩ. Minh nhận ra Đức và Lý đang băng bó cho bệnh nhân, anh cảm thấy đỡ lo, liền lên tiếng :

- Thoàn có sao không ?

- Nó khỏe lắm rồi, ông châm nó ngủ li bì, có hay biết gì đâu ! Nó mới ngủ dậy, thấy máu me tùm lum trên sàn nhà thì mới hỏi chuyện gì.

- Thôi được, các anh em cứ thực tập cứu thương như tôi đã chỉ. Ai đau thì châm thần môn quay cho lâu một chút để "ép phê" mau nhé. Tôi vào phòng mỗ.

Bác sĩ cần tôi theo giúp không ? – tiếng nói lạnh lùng nhưng cương quyết của một phụ nữ làm Minh đoán chắc là Lan. Anh quay lại hỏi thăm Lan về cậu bé lúc nãy thì được biết là Lan đã giao cho khu cô nhi ở trại.

Anh mỉm cười tiếp :

- Chị Lan có học y khoa à ?

- Dạ không ! Nhà tôi là thầy lang nên tôi cũng biết cách chẩn mạch và cho thuốc ta chút đỉnh. Sau khi đến trại, các bác sĩ Hồng Thập Tự thường nhờ tôi lên làm thông dịch viên nên cũng học lóm được phần nào.

- Tốt lắm ! Cón gì quí hơn được chị tiếp tay !

Trong khi mỗ xẻ Minh không khỏi thầm khâm phục sự bình tĩnh của Lan ngay cả những lúc mỗ, lưỡi dao rọc phải những mạch máu lớn làm phun máu lên mặt nàng. Nàng vẫn không đổi nét mặt dường như hồn nàng đã siêu thoát nơi đâu, chỉ còn lại một người máy không biết xúc động mạnh là gì.

Những tác động Lan làm như không thừa, không thiếu : chịm máu lúc cần, cắt chỉ đúng lúc Minh định nhờ… Minh lên tiếng khen ngợi :

Chị Lan biết mỗ còn hơn mấy anh y tá bạn tôi !

- Vậy anh cho tôi theo anh về bưng đi !

Câu trả lời bất ngờ này làm Minh giật mình. Chưa kịp trả lời, Lan đã nói tiếp :

- Từ lúc đầu, tôi đã không tin các anh là báo chí, nhưng tôi đã chắc chắn điều này từ đêm hôm qua khi anh mỗ anh Thoàn. Nhà báo mà biết mỗ xẻ cái gì ?

Minh đáp lại với vẻ bộ giận dữ :

- Có những bác sĩ làm phóng viên đấy chứ !

- Thôi, gạt ai chứ gạt tôi sao được. Anh cho tôi về chung không nào ?

- Dĩ nhiên là không !

- Bộ anh tưởng đàn bà tụi tui không làm được gì cho đất nước hả ? Anh đọc lại sử coi, bà Trưng, bà Triệu có bán chè ngoài chợ hay đã làm gì ?

Minh vội đáp :

- Đâu phải tôi muốn nói vậy. Chị Lan hiểu lầm tôi rồi. Thật ra tôi thấy chị mới có tang nên không dám nhận lời.

- Trái lại, tại có tang chồng nên tôi mới nhất quyết đi theo các anh – đến đây giọng nói nàng lại trầm xuống như đang lưỡng lự việc phải tâm sự với Minh. Rồi nàng nói tiếp : lúc vượt biên cha tôi đã bị sốt rét chết trong rừng, em tôi đạp mìn mất máu nhiều nên qua đời. Rồi bây giờ đến phiên anh Tâm…

Nàng bật khóc làm Minh cũng động lòng thương xót cho gia đình Lan giờ đây tan nát.

- Nên bây giờ chị muốn rửa hận cho gia đình ?

- Vâng ! Tôi thề không đội trời chung với bọn cộng sản Việt Nam ! Anh không có quyền không cho tôi góp phần vào đại cuộc !

Thấy Lan vẫn giữ vững lập trường, Minh đành gật đầu chấp thuận, rồi tiếp tục mỗ.

Mỗ xong hai trường hợp khẩn cấp nhất, Minh trở ra sân hóng mát, nghỉ ngơi vài phút. Gặp hai bạn Đức và Lý, anh giới thiệu :

- Đây, chị Lan sẽ theo chúng ta…

Chưa hết câu, Lý vội đáp :

- Ui dzồi !

- Ui dzồi cái gì ?

Thấy Lan sấn tới định cú đầu Lý, Đức can vào :

Lý nó giỡn vậy thôi chứ không có ác ý gì, chị bỏ qua giùm. Tụi tôi mừng chị đã lấy quyết định này. Thêm bạn để chia sẻ gian nguy thì quí lắm !



Lần đầu tiên Minh thấy được trên môi Lan chớm nở một nụ cười. Bốn người vào báo tin cho Thoàn hay, sau đó Minh trở vào phòng mỗ với Lan.





Каталог: doc
doc -> Qctđhn 01: 2014/btnmt quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệP ĐỐi với bụi và CÁc chất vô CƠ trêN ĐỊa bàn thủ ĐÔ HÀ NỘI
doc -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
doc -> I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý
doc -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
doc -> Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004
doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
doc -> Sè: 90/2003/Q§-ub
doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính

tải về 180.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương