National topographic maps



tải về 248.32 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích248.32 Kb.
#22252


TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A


http://www.monre.gov.vn/wps/portal/vanbanduthao

TCVN XXXX : 2015



DỰ THẢO 1

BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUỐC GIA - KÝ HIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:2000 - 1:5000 TRONG PHẦN MỀM MICROSTATION



National topographic maps - Topographic map symbols
scale 1:2000 - 1:5000 with MICROSTATION

HÀ NỘI – 2015




Mục lục

Trang

Lời nói đầu

4

TCVN xxxx : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation

5

1 Phạm vi áp dụng

5

2 Giải thích thuật ngữ

5

3 Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation

6

3.1 Nguyên tắc chung

6

3.2 Các đặc tính kỹ thuật của thư viện ký hiệu dạng số

6

3.3 Quy định ký hiệu hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 dạng số

7

4 Biên tập nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 ở định dạng *.DGN

8

4.1 Chuẩn bị

8

4.2 Biên tập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation

8

4.3 Các hình thức ghi chú nội dung bản đồ

12

4.4 Tiếp biên bản đồ

14

4.5 Trình bày khung bản đồ

15

5 Đánh giá kết quả ký hiệu hóa nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 định dạng *.DGN

16

Phụ lục A: Tên và số hiệu các phông chữ tiếng Việt trong tệp chuẩn VNfont.rsc

17

Phụ lục B: Ghi chú tắt trên bản đồ

18

Phụ lục C: Mẫu ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000

19


Lời nói đầu

TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation thuộc loại tiêu chuẩn về mẫu mã sản phẩm được xây dựng để thể hiện nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 thuộc hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.

Nội dung ký hiệu đáp ứng các yêu cầu ký hiệu hóa đối tượng nội dung bản đồ được công bố trong TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation trên cơ sở kế thừa các thư viện ký hiệu được ban hành kèm theo quy định bản đồ địa hình dạng số đã được áp dụng vào thực tế sản xuất từ nhiều năm qua và có chỉnh sửa phù hợp với nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.

TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 và 1:5000 ban hành kèm theo Quyết định số 1125/ĐĐBĐ ngày 19 tháng 11 năm 1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Ký hiệu 1125/ĐĐBĐ);

- Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000, 1/100.000 ban hành theo Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 02 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC);

- Danh mục trình bày hiển thị được quy định tại Thông tư số: 55/2014/TT-BTNMT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý 1:2000, 1:5000” (sau đây gọi tắt là Thông tư số: 55/2014/TT-BTNMT);

TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.






TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN xxxx : 201x

Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation



National topographic maps - Topographic map symbols
scale 1:2000 - 1:5000 with MICROSTATION

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng để trình bày nội dung bản đồ địa hình gốc dạng số tương ứng được công bố trong TCVN xxxx : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation.

1.2 Khuyến khích áp dụng cho các loại sản phẩm bản đồ địa hình dạng số có yêu cầu kỹ thuật tương đương.

2 Giải thích thuật ngữ

Trong Tiêu chuẩn này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:



Bản đồ địa hình gốc dạng số

Bản đồ địa hình dạng số trong đó các đối tượng nội dung chưa có sự chỉnh sửa, biên tập, trình bày cho các mục đích khác như bản đồ chuyên đề, bản đồ chế in.

Tệp tin mẫu (Seed File)

Tệp dữ liệu mẫu ở định dạng *.DGN đã bao gồm các tham số cơ bản kèm theo phù hợp với quy định về cơ sở toán học của loại bản đồ cần thành lập.

Thuộc tính đồ họa

Tập hợp của 2 hay nhiều thuộc tính về mã lớp, mã màu, mã lực nét và mã ký hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng nội dung bản đồ trong môi trường Microstation.

Ký hiệu đại diện

Ký hiệu được sử dụng để minh họa cho một đối tượng bản đồ dạng vùng. Độ chính xác của đối tượng là độ chính xác xác định đồ hình hoặc đường ranh giới đối tượng đó.

Làm sạch dữ liệu (Clean)

Làm sạch dữ liệu trong môi trường Microstation thường được hiểu là việc sử dụng công cụ "Clean" để phát hiện và loại bỏ những lỗi dữ liệu như: đoạn đối tượng hình tuyến không tiếp khớp với nhau, quá thừa đỉnh,... Ngoài ra, làm sạch dữ liệu còn có nghĩa là loại bỏ những đối tượng không thuộc nội dung quy định.

*.DGN

Định dạng đồ họa của phần mềm Microstation

3 Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation

3.1 Nguyên tắc chung

3.1.1 Nội dung bộ ký hiệu đáp ứng các yêu cầu về mã thuộc tính đồ họa của nội dung bản đồ như: lớp, màu, lực nét, tên ký hiệu chỉ ra trong TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation.

3.1.2 Bộ mẫu ký hiệu được thiết kế trên cơ sở kế thừa các quy định tại Ký hiệu 1125/ĐĐBĐ. Chi tiết về kích thước, màu sắc ký hiệu được thể hiện ở dạng in trên giấy, đơn vị milimét (mm) kèm theo các ví dụ minh họa được chỉ ra tại Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này.

3.1.3 Nguyên tắc thiết lập thư viện ký hiệu dạng số trên tệp dữ liệu mẫu (Seed File) định dạng *.DGN kế thừa Quyết định số: 70/2000/QĐ-ĐC, với các thông số về cơ sở toán học của bản đồ phù hợp với hệ thống bản đồ địa hình quốc gia ở các loại tỷ lệ khác nhau. Để đảm bảo sự thống nhất mã ký hiệu của các đối tượng cùng ngữ nghĩa trong nội dung bản đồ ở các loại tỷ lệ khác nhau, tên ký hiệu được hiệu chỉnh dựa theo tên ký hiệu loại tỷ lệ 1:10.000.



3.2 Các đặc tính kỹ thuật của thư viện ký hiệu dạng số

3.2.1 Việc xây dựng thư viện ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 phải đảm bảo các yêu cầu trình bày bản đồ địa hình gốc dạng số tỷ lệ 1:2000 - 1:5000. Kết quả biên tập nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu cho công tác biên tập chế in bản đồ địa hình theo các quy định hiện hành.

3.2.2 Ở định dạng *.DGN, kích thước ký hiệu được thiết kế trực tiếp theo đơn vị mét (m), quy đổi từ kích thước in trên giấy theo tỷ lệ 1:2000 - 1:5000.

3.2.3 Thư viện ký hiệu được sử dụng chung cho tất cả các loại bản đồ cùng tỷ lệ hoặc một số loại bản đồ có cùng quy định về kích thước ký hiệu.

3.2.4 Hình thức ký hiệu bản đồ đảm bảo các yêu cầu về khả năng tương thích với các thư viện ký hiệu trong các phần mềm phổ biến hiện nay như: Mapinfor, ArcMap.

3.2.5 Ký hiệu được thiết kế phục vụ ký hiệu hóa ba kiểu đối tượng cơ bản là điểm, đường, vùng, cụ thể như sau:

3.2.5.1 Ký hiệu kiểu điểm được thiết kế với tệp tin có định dạng *.cel (bddh2_5.cel) với tên ký hiệu là chữ cái viết tắt của tên đối tượng. Tên ký hiệu được viết hoa đầy đủ với độ dài không quá 6 ký tự. Trong các trường hợp cần phải thống nhất các mẫu ghi chú có sự lặp lại cho tất cả các đối tượng nội dung có cùng ngữ nghĩa, áp dụng ký hiệu dạng ghi chú, ví dụ như trụ sở ủy ban.

3.2.5.2 Ký hiệu kiểu đường được thiết kế với tệp tin có định dạng *.rsc (bddh2_5.rsc) với tên ký hiệu là chữ cái viết tắt của tên đối tượng. Tên ký hiệu được viết hoa chữ cái đầu tiên với độ dài không hạn chế.

3.2.5.3 Ký hiệu kiểu vùng (Shape) thể hiện dưới các dạng sau:

- Đường bao (ranh giới đối tượng) kèm theo ký hiệu đại diện dạng đơn hoặc trải đều đặn (Pattern) theo mật độ quy ước.

- Vùng nền tô đặc cùng màu với viền.

- Vùng nền tô đặc khác màu với viền (OutLine).

Các đối tượng kiểu ranh giới chỉ được thể hiện tại những đoạn không có đối tượng hình tuyến tham gia định hình đối tượng như ranh giới khu chức năng, mép đường, bờ sông suối, kênh mương.

3.2.5.4 Nội dung thư viện ký hiệu còn bao gồm mẫu ghi chú địa danh, tên riêng và ghi chú thuyết minh để biểu thị thông tin định tính, định lượng của đối tượng bản đồ. Mỗi loại ghi chú gắn với một mã (GC_) tương ứng với mẫu ký hiệu và phải tuân theo loại phông chữ quy định. Cỡ chữ tùy thuộc vào mã ghi chú.



3.3 Quy định ký hiệu hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 dạng số

3.3.1 Việc ký hiệu hóa nội dung bản đồ phải đảm bảo tính phù hợp về kiểu đối tượng tương ứng với mã thể hiện.

3.3.2 Sử dụng thư viện ký hiệu kèm theo văn bản Tiêu chuẩn này để biểu thị nội dung bản đồ với các mã thể hiện được tham chiếu tại Phụ lục A, TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation. Trong đó:

3.3.2.1 Đối tượng vẽ phi tỷ lệ áp dụng ký hiệu dạng điểm (Cell) tâm ký hiệu dạng điểm trùng tâm đối tượng;

3.3.2.2 Đối tượng vẽ nửa tỷ lệ áp dụng ký hiệu dạng đường (Linestyle), đường tâm ký hiệu dạng đường trùng đường tâm đối tượng hình tuyến;

3.3.2.3 Đối tượng vẽ theo tỷ lệ (Shape) biểu thị độ lớn, vị trí khuôn viên, đồ hình đối tượng. Trong trường hợp này vị trí đặt ký hiệu không có ý nghĩa về độ chính xác đối tượng mà chỉ có ý nghĩa thể hiện phân loại nội dung. Độ chính xác biểu thị đối tượng được xác định bởi yếu tố ranh giới tạo nên đồ hình đối tượng và được thể hiện dưới hai hình thức:

- Ranh giới đối tượng kèm theo ký hiệu đại diện, ví dụ các đối tượng về cơ sở hạ tầng dân cư.

- Ranh giới phân vùng kèm theo ký hiệu được trải hoặc tô nền theo mẫu quy định tại Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này.

3.3.3 Ghi chú nội dung bản đồ được thể hiện bằng tiếng Việt, trình bày theo các quy định thống nhất về kích thước, hình thức, vị trí, cách viết hoa, viết tắt. Chi tiết về các hình thức ghi chú thể hiện tại mục 4.3. Ghi chú viết tắt áp dụng trong trường hợp nội dung quá dày, độ dung nạp không cho phép ghi chú đầy đủ. Quy định viết tắt được chỉ ra tại Phụ lục B kèm theo Tiêu chuẩn này.

3.3.4 Kết quả trình bày bản đồ địa hình gốc dạng số bằng việc sử dụng bộ ký hiệu ban hành kèm theo Tiêu chuẩn này đảm bảo đúng và đủ về mức độ dung nạp thông tin ở loại tỷ lệ 1:2000 - 1:5000, tạo ra sự hài hòa về hình thức trình bày, tính mỹ quan của tất cả các nội dung sao cho mọi đối tượng đều dễ nhận biết.

3.3.5 Trường hợp đặc biệt khi ký hiệu hóa nội dung bản đồ:

3.3.5.1 Một ký hiệu có thể được dùng chung cho một số nội dung, một nội dung cần thể hiện bằng cách kết hợp một vài ký hiệu, ví dụ:

- Ký hiệu bờ đắp, bờ xẻ (taluy) được thiết kế để dùng chung cho cả đối tượng đắp cao và xẻ sâu. Ký hiệu áp dụng cho đối tượng kiểu vectơ có hướng để mô tả hướng dốc của mái taluy theo quy tắc: khi đi theo chiều dương của hướng đối tượng, sườn phía bên phải đối tượng taluy luôn dốc dần từ đỉnh xuống chân. Ghi chú tỷ cao/tỷ sâu luôn đặt tại đường đỉnh taluy. Trong môi trường Microstation, khi làm sạch tự động các đối tượng hình tuyến (Clean) sẽ làm thay đổi hướng đối tượng, do đó không thực hiện cho đối tượng áp dụng ký hiệu taluy.

- Một số dạng địa hình biến đổi đặc biệt, khu chức năng được biểu thị bằng sự kết hợp giữa đối tượng ranh giới khu vực và ký hiệu kết hợp ghi chú đặt bên trong đồ hình đối tượng.



4 Biên tập nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 ở định dạng *.DGN

4.1 Chuẩn bị

1. Tệp tin mẫu (Seed file)


Tệp tin mẫu đã được cài đặt:

- Thông số về cơ sở toán học của bản đồ địa hình như: hệ tọa độ, lưới chiếu, kinh tuyến trục, múi chiếu, hệ số biến dạng,... được đặt theo quy định.

- Đơn vị làm việc (Working unit) chính (Master Units) là mét (m), độ phân giải (Resolution): 1000.

-Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin): X: 500000,000 m; Y: 1000000,000 m.



2. Thư viện ký hiệu

Ký hiệu kiểu điểm: bddh2_5.cel

- Ký hiệu kiểu đường: bddh2_5.rsc

- Phông tiếng Việt: VNFONT.rsc

+ Trường hợp sử dụng phiên bản MICROSTATION V7, sử dụng mã VNTime với tên phông và số phông đã thiết kế trong bảng phân lớp thuộc TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation.

+ Trường hợp sử dụng phiên bản MICROSTATION V8 sử dụng mã Unicode với tên phông tương ứng.

- Các mẫu khung dạng số (nếu có).



4.2 Biên tập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation

Nội dung biên tập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation bao gồm: nhóm lớp thủy hệ, nhóm lớp địa hình, nhóm lớp giao thông, nhóm lớp dân cư, nhóm lớp biên giới, địa giới, nhóm lớp thực vật.

4.2.1 Nhóm lớp thủy hệ

4.2.2.1 Trong nhóm lớp thủy hệ, các lớp đối tượng thuộc về đường bờ đều được thể hiện bằng màu lơ đậm (mã màu 12), nền nước mặt được thể hiện bằng màu lơ nhạt (mã màu 13), các công trình phụ thuộc thể hiện bằng màu đen. Tuy nhiên các loại đối tượng khác nhau về ngữ nghĩa được phân biệt bằng mã lớp để phục vụ tự động hóa trong ứng dụng và quản lý dữ liệu bản đồ địa hình số.

4.2.2.2 Đường bờ của các đối tượng thủy hệ đều thể hiện màu sắc như nhau nhưng được tách thành 03 lớp: ao hồ, sông suối và biển. Đường bờ phân loại không rõ ràng trong các trường hợp địa hình ven bờ có sự biến đổi không theo quy luật, đặc biệt là đường bờ biển. Đối với kênh mương không phân biệt rõ ràng và không rõ ràng.

4.2.2.3 Ao hồ biểu thị theo hai loại như sau:

- Ao hồ nhỏ: không thể hiện đường bờ, sử dụng hình thức Fill OutLine (viền màu 12, nền màu 13) để biểu thị.

- Các hồ, đầm còn lại thể hiện đường bờ, đường mép nước (nếu có) theo mã màu 12, lớp nền theo mã màu 13.

4.2.2.3 Sông suối biểu thị phân biệt theo tính ổn định của trạng thái nước mặt, không phụ thuộc vào khả năng nhận biết đường bờ. Riêng nền đoạn sông suối khó xác định, đường bờ luôn biểu thị loại không rõ ràng.

4.2.2.4 Căn cứ vào dáng địa hình để biểu thị hướng dòng chảy sông suối: Trường hợp sông suối nửa tỷ lệ ký hiệu hướng dòng chảy đặt song song với đường tâm sông cách 1,2 mm theo tỷ lệ bản đồ. Thông thường ký hiệu hướng dòng chảy đặt gần ghi chú tên sông, tại những nơi dễ quan sát với giãn cách từ 10 – 15cm theo tỷ lệ bản đồ. Hướng dòng chảy phải thể hiện cho tất cả các sông, kể cả những đoạn sông, kênh ngắn dưới 10cm chạy qua mảnh bản đồ khi mà nếu thiếu ký hiệu này không rõ hướng dòng chảy của sông. Khu vực sông, kênh có ảnh hưởng của thủy triều phải dùng ký hiệu tương ứng để thể hiện.

4.2.2.5 Các bãi ven bờ hoặc bãi giữa dòng trên sông/biển thể hiện bằng đường ranh giới bãi kết hợp với ký hiệu đại diện để phân biệt các loại bãi cát, sỏi đá, bùn hoặc các loại bãi khác. Riêng bãi cát, căn cứ vào vị trí đường bờ nước để biểu thị phân biệt cát ngập nước (màu đen) và cát khô (màu nâu).

4.2.2.6 Công trình thủy lợi bao gồm hệ thống bờ kênh mương (taluy), máng dẫn nước, đê, đập, cống điều tiết nước, trạm bơm, ở tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 hầu như biểu thị theo tỷ lệ.

- Trường hợp bờ tatuy trùng đường bờ nước, ưu tiên biểu thị bờ taluy. Trường hợp mặt đê sử dụng làm đường giao thông, biểu thị như đường giao thông (bao gồm cả ghi chú tên đường, độ rộng, chất liệu trải mặt), yếu tố đê chỉ thể hiện các bờ taluy.

- Cống điều tiết nước có thiết bị vẽ nửa theo tỷ lệ, sử dụng ký hiệu dạng Linestyle “Congtb” đặt vuông góc với sông theo độ rộng của sông. Cống phi tỷ lệ áp dụng đối với sông suối nửa theo tỷ lệ.

4.2.2 Nhóm lớp địa hình

Dáng đất cơ bản được thể hiện bằng ký hiệu đường bình độ, điểm ghi chú độ cao, nét chỉ dốc và ký hiệu địa hình đặc biệt. Ký hiệu địa hình đặc biệt được thể hiện tại những nơi địa hình biến đổi không thể hiện được bằng đường bình độ hoặc đường bình độ không thể lột tả được.

4.2.1.1 Đường bình độ cơ bản được thể hiện bằng hai loại ký hiệu bao gồm: bình độ cái và bình độ con. Bình độ cái thường là các đường bình độ chẵn hoặc lẻ 5 và cách nhau từ 3-4 đường bình độ cơ bản tùy theo khoảng cao đều được chọn.

4.2.1.2 Trường hợp bình độ cơ bản chưa lột tả hết dáng đất, sử dụng thêm ký hiệu đường bình độ nửa khoảng cao đều và ký hiệu đường bình độ phụ.

4.2.1.3 Điểm ghi chú độ cao lấy lẻ 0,1 mét như trong mẫu ký hiệu. Mỗi mảnh bản đồ tỉ lệ 1:2000 - 1:5000 lựa chọn từ 1 đến 3 điểm độ cao khống chế, là điểm có vị trí và độ cao có tầm nhìn khống chế một khu vực rộng lớn trên mảnh bản đồ.

4.2.1.4 Nét chỉ dốc là ký hiệu chỉ hướng thấp dần của dáng đất. Ký hiệu chỉ dốc là đoạn thẳng có chiều dài cố định, đặt vuông góc với đường bình độ. Ký hiệu nét chỉ dốc thường đặt tại các đỉnh núi, hố lõm, yên ngựa, chỗ hướng dốc không rõ ràng, nhất là các đường bình độ gần cạnh khung mảnh bản đồ.

4.2.1.5 Ký hiệu địa hình đặc biệt áp dụng cho những khu vực địa hình đột biến, không theo quy luật do tác động tự nhiên hoặc nhân tạo (khu vực đào bới, khai thác khoáng sản, ruộng bậc thang…). Trường hợp phạm vi biến đổi có thể xác định và biểu thị được, áp dụng ký hiệu ranh giới để biểu thị phạm vi địa hình biến đổi, ký hiệu đại diện đặt rải rác bên trong khu vực, kèm theo ghi chú như "khai thác". Trường hợp nội dung bản đồ được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu nền địa lý, các dạng địa hình đặc biệt biểu thị trên bản đồ tương đương với kết quả trình bày dữ liệu địa lý.

4.2.3 Nhóm lớp giao thông

4.2.3.1 Nhóm lớp giao thông bao gồm các nội dung về hệ thống đường bộ, đường sắt và các công trình phụ thuộc như cầu, hầm, nhà ga, bến bãi…

4.2.3.2 Trường hợp dữ liệu bản đồ tổng hợp từ cơ sở dữ liệu nền địa lý, đoạn đường bộ vẽ theo tỷ lệ không thể hiện tim đường, thay vào đó là vai đường và nền đường. Phân loại vai đường và nền đường căn cứ vào thuộc tính của đoạn tim đường tương ứng. Hệ thống đường bộ biểu thị theo hai loại cơ bản là đường bê tông, nhựa (đoạn tim đường có thuộc tính trải mặt là bê tông, nhựa) và đường cấp phối (đoạn tim đường có thuộc tính trải mặt các loại khác…).

4.2.3.3 Đoạn đường bộ vẽ nửa theo tỷ lệ có nguồn gốc từ đoạn tim đường bộ có độ rộng dưới 0,5mm theo tỷ lệ bản đồ. Đoạn đường bộ vẽ nửa theo tỷ lệ biểu thị phân biệt cả về độ rộng và chất liệu trải mặt, bao gồm các loại: đường bê tông, nhựa; đường rải gạch, đá, sỏi; đường đất lớn; đường đất nhỏ. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng để phân loại chi tiết hơn. Áp dụng các ký hiệu nửa tỷ lệ khi thể hiện cả viền và nền đường theo các loại chất liệu trải mặt khác nhau.

4.2.3.4 Đường nội bộ theo tỷ lệ có kiểu Shape, biểu thị viền và nền bằng Fill/OutLine; đường nội bộ nửa theo tỷ lệ biểu thị phân biệt tương tự đường giao thông.

4.2.3.5 Phần đường trên cao luôn vẽ nửa theo tỷ lệ.

4.2.3.6 Biểu thị phân biệt đường sắt đơn và lồng đối với hai loại đường sắt quốc gia và đô thị. Đường sắt chuyên dụng, đường sắt đang làm và đường sắt trên cao không phân loại.

4.2.3.7 Taluy giao thông: Đối với đường bộ vẽ theo tỷ lệ khi có bờ taluy, không biểu thị vai đường, mã lớp của taluy lấy theo mã lớp của vai đường theo phân loại tương ứng; đối với đường giao thông vẽ nửa tỷ lệ (bao gồm cả đường sắt), vị trí đường đỉnh taluy cần xê dịch 0,2mm ra xa tim đường để đảm bảo yêu cầu thể hiện nội dung bản đồ.

4.2.3.8 Các đoạn đường giao thông đi qua các công trình phụ thuộc như cầu, hầm, đò, phà đều dừng lại và tiếp khớp nơi hai điểm đầu và cuối của công trình phụ thuộc, không biểu thị 2 đối tượng trùng lên nhau. Phân biệt các loại cầu bằng hình thức ký hiệu khác nhau (Phụ lục C).

4.2.3.9 Trường hợp đường giao thông chạy song song với các đối tượng hình tuyến khác như: đường bờ nước, sông, suối, bờ đắp kênh mương... cần đảm bảo giữ nguyên tương quan hình học như trong dữ liệu gốc. Khi biên tập, các đường nét có thể sít nhau theo thực tế nhưng phải đảm bảo về tính tương quan với nhau, không đan chéo, vặn xoắn lên nhau.

4.2.3.10 Trong các khu vực canh tác, việc biểu thị các đối tượng giao thông (đường đất, bờ ruộng...) tương ứng với đường nội bộ trong cơ sở dữ liệu nền địa lý.

4.2.3.11 Đoạn đường giao thông đi qua thành phố (kể cả cấp đường phố) đều biểu thị theo quy định của đường nhựa, bê tông nhưng không ghi chú độ rộng và chất liệu trải mặt.

4.2.3.12 Tại nơi giao nhau giữa đường nhựa, bê tông với các loại đường khác, ưu tiên nối thông nền đường nhựa bằng nét tạo thêm cắt ngang mặt đường không trải nhựa. Nét nối được tách lớp riêng để có thể điều khiển khi tạo bản in. Phần nền đường không trải nhựa dừng tại các điểm đầu đoạn nối thêm đó.

4.2.3.13 Bến bãi biểu thị bằng ký hiệu ranh giới khu vực bến bãi và ký hiệu đại diện đặt bên trong.

4.2.4 Nhóm lớp dân cư

4.2.4.1 Nhóm lớp dân cư bao gồm các đối tượng địa danh hành chính, công trình kiến trúc đặc biệt, nhà, khu nhà, khu chức năng, các công trình công cộng, cơ sở tôn giáo và một số công trình dân sinh khác.

4.2.4.2 Địa danh hành chính được biểu thị theo mẫu ghi chú trong Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này. Địa danh hành chính trong mảnh bản đồ phải phù hợp với đối tượng địa giới hành chính và ghi chú cạnh khung bản đồ. Khi biểu thị địa danh hành chính cần chú ý sự tương quan với vị trí các trụ sở cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp). Địa danh dân cư được tổng hợp từ thuộc tính tên điểm dân cư trong cơ sở dữ liệu nền địa lý. Trường hợp điểm dân cư phân bố rải rác hoặc trải rộng trên nhiều tờ bản đồ, áp dụng hình thức ghi chú nhắc lại.

4.2.4.2 Nhà độc lập phi tỷ lệ có ý nghĩa lớn trong việc thể hiện đồ hình, mật độ các điểm dân cư. Để thể hiện đúng đồ hình điểm dân cư, nhà phi tỷ lệ là đối tượng có hướng do đó áp dụng kiểu Line. Nhà độc lập theo tỷ lệ, khu nhà là các đa giác có góc vuông cần phải giữ góc bằng các công cụ chuyên dụng. Khu nhà biểu thị bằng hình thức Fill/Outline. Trường hợp đường viền nhà trùng với các đối tượng vai đường giao thông, ranh giới, tường rào khu chức năng, ưu tiên thể hiện viền nhà.

4.2.4.3 Khu chức năng vẽ theo tỷ lệ chỉ biểu thị ranh giới đồ hình khu chức năng và ký hiệu đặt bên trong đồ hình kèm theo ghi chú khi có đủ khả năng dung nạp. Thông thường, khu chức năng phi tỷ lệ biểu thị dưới dạng ký hiệu/ghi chú độc lập hoặc ký hiệu/ghi chú đặt đại diện bên trong đồ hình nhà, khu nhà. Một số trường hợp chỉ biểu thị dưới dạng ghi chú viết tắt theo quy định. Các hình thức ghi chú có tính lặp lại được ký hiệu hóa dưới dạng "Cell". Một số nội dung bản đồ biên tập từ đối tượng địa lý khác mã phân loại nhưng biểu thị bằng cùng loại ký hiệu, phân biệt bằng mã lớp, mã màu hoặc gắn với ghi chú theo quy ước. Ủy ban nhân dân các cấp biểu thị phân biệt bằng các ký hiệu dạng chữ "UB" có số phông trùng với kiểu ghi chú địa danh hành chính ở cấp tương ứng.

4.2.5 Nhóm lớp biên giới, địa giới

4.2.5.1 Nội dung nhóm lớp biên giới, địa giới bao gồm đường biên giới, địa giới. Trường hợp bản đồ biên tập từ nguồn cơ sở dữ liệu nền địa lý, đối tượng địa phận (dạng vùng) không biểu thị.

4.2.5.2 Đường địa giới hành chính các cấp được phân biệt bằng hình thức ký hiệu tương ứng kèm theo ghi chú tên đơn vị hành chính tại cạnh khung mảnh bản đồ (thuộc nhóm lớp cơ sở) và địa danh hành chính (thuộc nhóm lớp dân cư).

4.2.5.3 Tại những nơi đường địa giới các cấp trùng nhau, ưu tiên biểu thị cấp cao nhất.

4.2.5.4 Đường biên giới, địa giới trùng địa vật hình tuyến, phải trùng tuyệt đối.

4.2.6 Nhóm lớp thực vật

4.2.6.1 Nội dung nhóm lớp thực vật bao gồm các phân vùng lớp phủ bề mặt là thực vật, các phân vùng lớp phủ bề mặt khác như nước mặt, khu vực khai thác, khu dân cư, công trình đã được thể hiện thông qua nội dung các nhóm lớp liên quan.

4.2.6.2 Phân vùng lớp phủ thực vật được thể hiện dưới dạng ranh giới thực vật và ký hiệu đại diện trải theo quy định. Ranh giới thực vật là những đối tượng hình tuyến như bờ kênh mương, đường giao thông hoặc dấu hiệu nhận dạng sự khác biệt của lớp phủ thực vật. Loại lớp phủ thực vật được thể hiện bằng cách trải ký hiệu đều đặn theo mẫu quy định tại Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này. Thông thường mỗi loại ký hiệu bao gồm hai kiểu, ký hiệu đơn và ký hiệu đôi, trong đó ký hiệu đôi sử dụng để trải theo quy luật, ký hiệu đơn sử dụng để đặt thủ công tại những vùng thực vật nhỏ.

4.2.6.3 Phân vùng lớp phủ thực vật bao gồm: khu canh tác nông nghiệp, thực phủ chưa thành rừng, rừng và thực phủ trong khu dân cư. Trong đó:

- Phân vùng rừng phát triển ổn định khi diện tích trên 15mm2, thể hiện bằng nền tô đặc màu ve 50%, trong đó các loại rừng phát triển phân biệt bằng ký hiệu đại diện cho cây lá rộng, cây lá kim, cây hỗn hợp, tre nứa, cây bụi và rừng ưa mặn chua phèn.

- Khu vực thực phủ chưa thành rừng (cây cao thưa, tán cây che phủ chưa đủ để thành rừng).

- Nội dung thực phủ trong khu dân cư được thể hiện trong trường hợp các khu vực rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đan xen với công trình nhà ở, mức độ che phủ tán cây tương đương với rừng phát triển ổn định (từ 60% trở lên).

4.3 Các hình thức ghi chú nội dung bản đồ

4.3.1 Theo hướng đặt chữ, ghi chú nội dung bản đồ địa hình bao gồm các hình thức cơ bản như: ghi chú thẳng đứng, ghi chú xiên, ghi chú uốn lượn theo đối tượng hình tuyến và ghi chú khung mảnh bản đồ. Trường hợp nội dung bản đồ được biên tập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý, nội dung ghi chú tương đương với nhãn đối tượng địa lý nhưng có tu chỉnh, biên tập thêm cho phù hợp với yêu cầu thể hiện nội dung bản đồ địa hình.



4.3.2 Ghi chú là danh từ riêng phải viết hoa theo đúng quy định và không viết tắt. Ghi chú là danh từ chung viết bằng chữ thường, trường hợp không thể ghi chú đầy đủ có thể viết tắt bằng chữ viết hoa theo quy cách thống nhất trong Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này. Phân biệt các loại ghi chú theo mã ghi chú được quy định trong TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation.

4.3.3 Ghi chú bao gồm thuyết minh và tên riêng. Đối với khu vực mật độ nội dung thưa thớt, ghi chú tên riêng áp dụng cho tất cả các đối tượng. Khu vực dày đặc, cần lựa chọn các trường hợp địa vật có ý nghĩa quan trọng, đột xuất, quy mô lớn, danh tiếng hoặc phổ biến trong dân. Ghi chú tên riêng viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ và không viết tắt. Thông thường ghi chú tên riêng kết hợp với danh từ chung để hiểu đủ nghĩa đối tượng.

4.3.4 Thông thường ghi chú được đặt bên phải ký hiệu, cân đối với chiều cao hoặc chiều dài ký hiệu, không cách xa ký hiệu quá 0,5mm theo tỷ lệ bản đồ. Trường hợp khác có thể chọn các vị trí bên trái, bên trên, hoặc bên dưới sao cho thích hợp nhưng phải đảm bảo rõ ràng, chính xác và dễ nhận biết.

4.3.5 Ghi chú dân cư thay đổi theo cấp hành chính và phải bố trí trong phạm vi địa giới hành chính ở cấp tương ứng (trong nhóm lớp biên giới, địa giới). Tên huyện, tỉnh không bao gồm danh từ chung trừ huyện lỵ nhưng danh từ chung viết tắt.

4.3.5.1 Thông thường tên xã được bố trí ở khu vực trung tâm phạm vi địa phận xã, sao cho không đè lên các nội dung khác. Trường hợp xã bị chia cắt bởi 2 hoặc 3 mảnh bản đồ thì ghi chú tên xã được biểu thị trên mảnh bản đồ có phần lớn diện tích của xã, hoặc tập trung đông dân cư, trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, các mảnh còn lại ghi chú tên xã áp dụng hình thức ghi chú cạnh khung. Tên xã luôn có danh từ chung và không viết tắt. Số hộ được ghi chú phía dưới tên xã và bằng tổng số hộ của các điểm dân cư trong toàn xã.

4.3.5.2 Tên điểm dân cư (thôn, xóm) được ghi chú bên cạnh đồ hình điểm dân cư chính (thông qua lớp đối tượng nhà, khu nhà), các điểm dân cư rải rác khác áp dụng ghi chú nhắc lại với giãn cách từ 5 – 7cm với kích thước ghi chú bằng 3/4 so với quy định. Điểm dân cư là thôn xóm hoặc các loại điểm dân cư cấp tương đương như ấp, bản… chỉ ghi chú danh từ riêng, trừ trường hợp tên điểm dân cư chỉ có một từ (ví dụ Thôn Tào, Xóm Bắc...) phải ghi chú đầy đủ cả danh từ chung.

4.3.6 Ghi chú địa giới đặt tại hai đầu đoạn địa giới tại nơi giao cắt với cạnh khung trong, thuộc phạm vi giữa khung trong và khung ngoài (theo mẫu khung bản đồ trong Phụ lục C). Ghi chú tên đơn vị hành chính tiếp biên theo quy định: Đặt ghi chú tên nước; tên tỉnh; tên huyện; tên xã phía ngoài khung trong khi có ký hiệu địa giới cấp tương ứng bị cắt bởi khung trong. Trường hợp ghi chú địa giới trùng với các ghi chú khác trên cạnh khung như đường giao thông (đường đi tới), có thể xê dịch về phía sát cạnh khung ngoài. Tại nơi ghi chú đường địa giới trùng lưới km, xóa bỏ ghi chú lưới km để tránh trùng đè.

4.3.7 Ghi chú đường bao gồm ghi chú trong mảnh và cạnh khung mảnh bản đồ: ghi chú trong mảnh đặt xoay theo hướng dễ đọc sao cho đầu chữ vuông góc với hướng đường và phải bố trí đủ để phân biệt không nhầm lẫn các đường khác số nhau, nhắc lại với giãn cách từ 15 – 20cm với đường chạy dài trong phạm vi mảnh, nội dung ghi chú bao gồm tên đường, số hiệu đường, chiều rộng, chất liệu trải mặt theo quy cách thống nhất; Khi trên bản đồ có nhiều đường, ô Ghi chú đường được tổng hợp từ thuộc tính của đối tượng "DoanTimDuongBo" tương ứng trong cơ sở dữ liệu nền địa lý, trong đó tên đường giao thông thường được tổng hợp từ thuộc tính "tenTuyen", trường hợp đoạn đường qua phố, biểu thị theo "tenTuyen1" (nếu có); Ghi chú cạnh khung theo mẫu quy định tại Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này, áp dụng cho các trường hợp:

4.3.7.1 Đối với đường sắt, ghi chú tên ga tiếp đến và khoảng cách tính từ chỗ bị cắt bởi cạnh khung đến vị trí ga (ghi chú số km).

4.3.7.2 Đối với các tuyến đường giao thông chính hoặc đường nối liền giữa các điểm dân cư, ghi chú tên điểm dân cư tiếp đến gần nhất và khoảng cách tính từ chỗ bị cắt bởi cạnh khung đến trung tâm điểm dân cư đó. Lựa chọn áp dụng đối với các điểm dân cư lớn cạnh đường hoặc tên chợ, ngã ba đường, bến ô tô, bến phà… gần nhất. Nếu đoạn đường ô tô trên mảnh bản đồ tiếp giáp quá ngắn không có tên nào để ghi thì chọn tên vượt mảnh. Trường hợp vướng các loại ghi chú khác, ghi chú đường đi tới đặt sát cạnh khung trong. Trường hợp đường giao thông đi song song với đường sắt và cùng bị cắt bởi cạnh khung, chỉ ghi chú cho đường sắt. Đối với các vùng khó khăn, đường sá thưa thớt, ghi chú đường đi tới áp dụng với cả đường đất, thậm chí đường mòn.

4.3.8 Ghi chú thủy hệ bao gồm ghi chú tên biển, vịnh, eo biển, cửa biển (cửa sông), sông suối, kênh mương, các công trình thủy lợi khác.

4.3.8.1 Kích thước ghi chú tên biển, vịnh, eo biển, cửa biển được thay đổi tùy biến theo độ lớn của đối tượng và phù hợp trên phạm vi toàn khu đo.

4.3.8.2 Tên sông suối, kênh mương đặt tại những nơi dễ đọc và dọc theo đối tượng. Trong phần mềm Microstation, tên đặt theo hướng đối tượng tự động rời rạc hóa thành những ký tự đơn lẻ. Đầu chữ xoay theo hướng vuông góc với đối tượng và đặt tại nơi dễ quan sát, những sông dài ghi chú lặp lại cách nhau từ 10 – 15cm. Những đoạn sông ngắn chảy qua mảnh, lớn hoặc quan trọng đều phải ghi chú tên.

4.3.8.3 Ghi chú hồ, đầm phá được lựa chọn áp dụng cho những hồ lớn và được bố trí phù hợp với độ rộng, hình dáng hồ. Ghi chú hồ thẳng đứng, thường đặt bên trong, tránh đè lên đường bờ nước hoặc các gò bãi (nếu có), hồ nhỏ có thể ghi chú bên ngoài. Hồ, đầm bị chia cắt bởi cạnh khung mảnh bản đồ cần ghi chú nhắc lại đối với hồ, đầm lớn, đối với hồ, đầm nhỏ ghi chú ở phần diện tích lớn hơn. Những hồ, ao thả cá lớn ghi chú tên có kèm theo thuyết minh. Ghi chú tên đảo, quần đảo, mũi đất áp dụng tương tự ghi chú hồ, đầm.

4.3.9 Ghi chú dáng đất bao gồm ghi chú tên núi, dãy núi, cao nguyên, thung lũng, đồng lầy… tùy theo độ lớn để lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp. Ghi chú đặt theo hướng thẳng đứng tại trung tâm khu vực hoặc chạy dài và xoay theo hướng địa hình. Ghi chú độ cao đường bình độ thường áp dụng ghi chú cho đường bình độ cái, vùng địa hình dốc, đồng bằng thấp, chỗ địa hình đột biến, khu vực cạnh khung mảnh bản đồ... Dáng đất càng phức tạp mật độ ghi chú càng nhiều. Mật độ trung bình ít nhất một ghi chú/1dm2. Đầu chữ hướng về phía địa hình cao hơn, thân chữ vuông góc tại chỗ với đường bình độ.

4.3.10 Ghi chú số bao gồm ghi chú độ cao, độ sâu, tỷ cao, tỷ sâu, chiều dài, chiều rộng, khoảng cách... Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 ghi chú các chỉ số lấy đến mét. Một số trường hợp ghi chú cầu, hầm giao thông, các thông số thể hiện dưới dạng phân số theo mẫu quy định, trong đó trọng tải cầu lấy đến tấn.

4.4 Tiếp biên bản đồ

4.4.1 Đối tượng nội dung bản đồ có kiểu hình học là đường (Linestring) và vùng (Shape) cần phải được tiếp khớp tuyệt đối để đảm bảo tính liên tục của đối tượng giữa các mảnh bản đồ. Trường hợp bản đồ được thành lập mới, công tác tiếp biên được thực hiện ngay từ khâu đo vẽ, điều vẽ cho đến khi kết thúc quá trình biên tập từng mảnh bản đồ. Trường hợp bản đồ biên tập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý không cần phải tiếp biên nhưng phải rà soát tu chỉnh đối tượng dọc biên để tiếp khớp, thống nhất cách biểu thị và phù hợp hóa các yếu tố nội dung bản đồ giữa các mảnh kế cận.

4.4.2 Trong mọi trường hợp, tiếp biên bản đồ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo sự tương quan hình học giữa các thành phần của bản thân đối tượng và với các đối tượng lân cận (không gãy khúc hoặc biến dạng, đổi hướng).

- Rà soát, tu chỉnh sự thể hiện của cùng nội dung bản đồ ở các mảnh kế cận, bị chia cắt bởi các cạnh khung mảnh.

- Không làm giảm độ chính xác của đối tượng tiếp biên.

4.5 Trình bày khung bản đồ

4.5.1 Khung bản đồ địa hình dạng số được thể hiện trong nhóm lớp cơ sở, bao gồm các nội dung như: điểm khống chế trắc địa, khung ngoài, cạnh khung trong, tọa độ góc khung, lưới ki lô mét, thước đo độ dốc, ghi chú ngoài khung. Chi tiết theo mẫu tại Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này.

4.5.2 Khung trong của từng mảnh bản đồ là phạm vi giới hạn của mảnh. Đối với bản đồ địa hình dạng số, cạnh khung trong là đường cong (Curve) nối các điểm góc khung ở tọa độ địa lý. Điểm góc khung được hình thành bằng cách chia mảnh và đánh số với giãn cách kinh độ và vĩ độ 1’52,5” x 1’52,5” cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 và 37,5” x 37,5” cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 theo quy định hiện hành về hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

4.5.3 Việc tổ chức cạnh khung trong của mảnh bản đồ ở dạng lưới ki lô mét chứa sai số nhất định. Những đối tượng kiểu vùng có phạm vi trải rộng trên nhiều mảnh bản đồ kế cận, cạnh khung trong tham gia tạo vùng cho các phần diện tích của đối tượng, do đó việc tổ chức cạnh khung trong (kiểu Linestring) cần được thực hiện đồng bộ cho các mảnh trên toàn khu vực để đảm bảo sự tiếp khớp tuyệt đối của các đối tượng kiểu vùng. Công cụ tạo lưới khung mảnh là Grid Generation thuộc hệ thống phần mềm MGE (Intergraph).

4.5.4 Trình bày nội dung khung ngoài bao gồm trình bày khung Bắc, khung Nam.

4.5.4.1 Ở góc trái khung Bắc, ghi chú tên đơn vị hành chính theo thứ tự từ cấp cao đến cấp thấp: tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện nằm trong phạm vi mảnh bản đồ. Tỉnh nào có diện tích rộng hơn trên bản đồ thì được bố trí ở dòng trên, huyện nào có diện tích rộng hơn trên bản đồ thì được bố trí trước. Bảng chắp bao gồm 9 mảnh đặt ở góc phải khung Bắc của mảnh, thể hiện vị trí và tên của mảnh bản đồ chính so với 8 mảnh tiếp biên, mảnh chính phải được gạch chéo theo quy định.

4.5.4.2 Tên mảnh, phiên hiệu mảnh bản đồ: Tên mảnh nên chọn tên điểm dân cư lớn nhất trong mảnh, trường hợp đặc biệt có thể chọn theo nguyên tắc khác. Tên mảnh đặt ở phía trên phiên hiệu mảnh. Phiên hiệu mảnh bản đồ ghi đầy đủ theo quy định phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000.

4.5.4.3 Ghi chú mảnh tiếp biên kế cận: Đặt ghi chú phiên hiệu các mảnh tiếp biên kế cận ở vị trí giữa khung theo mẫu Phụ lục C kèm theo Tiêu chuẩn này.

4.5.4.4 Đối với bản đồ địa hình gốc dạng số, nội dung trình bày khung Nam không bao gồm phần giải thích ký hiệu, chủ yếu là những nội dung riêng của từng mảnh bản đồ như: Tên mảnh, tên đơn vị hành chính góc khung, ghi chú tên đơn vị hành chính cạnh khung liên quan đến đường địa giới, thước độ dốc. Ở phần giữa phía dưới khung Nam đặt ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ và ghi chú các khoảng cao đều đường bình độ. Ngay dưới phần thước tỷ lệ đặt thước đo độ dốc kèm chỉ dẫn sử dụng. Góc bên phải khung Nam đặt các ghi chú về cơ quan xuất bản - phát hành, các số liệu về tình trạng đo vẽ, điều vẽ, hệ thống tọa độ, độ cao, nơi in và tháng, năm in. Thước đo độ dốc, ghi chú về cơ quan xuất bản phải tuân theo mẫu thống nhất.

4.5.5 Khung bản đồ: Đối với mỗi mảnh bản đồ, việc trình bày những nội dung có tính quy luật như: tọa độ góc khung, lưới ki lô mét, ghi chú,… đều có thể thực hiện tự động bằng các phần mềm chạy trong môi trường Microstation do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Trường hợp khung bản đồ được hình thành bằng phương pháp tự động, phần mềm tạo khung bản đồ phải được kiểm soát và cho phép bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.



5 Đánh giá kết quả ký hiệu hóa nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 định dạng *.DGN

5.1 Mức độ và quy chế kiểm tra, nghiệm thu chất lượng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 tuân theo các văn bản quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

5.2 Tiêu chí đánh giá kết quả ký hiệu hóa nội dung bản đồ địa hình dạng số ở định dạng *.DGN là việc xác định mức độ tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật đưa ra tại Tiêu chuẩn này.

5.3 Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc thể hiện các đối tượng nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 bằng thư viện ký hiệu cho các đối tượng đã được phân lớp theo quy định tại TCVN XXXX : 2015, Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 - 1:5000 trong phần mềm Microstation.

5.4 Các phương pháp đánh giá bao gồm:

5.4.1 Phương pháp tự động được áp dụng kết hợp với việc đánh giá phân loại đối tượng bản đồ dạng số bằng các công cụ phần mềm đã được cơ quan chức năng kiểm định và cho phép. Căn cứ theo lỗi phát hiện về phân lớp đối tượng thông qua tên ký hiệu để kết luận về lỗi thể hiện nội dung bằng ký hiệu quy định. Tuy nhiên, phương pháp tự động không thể phát hiện được các lỗi như nội dung ghi chú thông tin định tính, định lượng và lỗi trình bày các nội dung đó.

5.4.2 Phương pháp lấy mẫu được áp dụng đối với kết quả in trên giấy. Lựa chọn những mảnh bản đồ “mẫu” đã được phát hiện sửa lỗi tự động. Rà soát, lựa chọn nội dung lấy mẫu, so sánh với quy định để kết luận về tỷ lệ (%) lỗi và kết luận.

5.5 Ghi nhận kết quả đánh giá

Báo cáo ghi nhận kết quả đánh giá chất lượng bản đồ là bắt buộc đối với mỗi đối tượng được lựa chọn để thực hiện.

Phụ lục A

(Quy định)



Tên và số hiệu các phông chữ tiếng Việt trong tệp chuẩn VNfont.rsc

Số phông

Tên phông

Số phông

Tên phông

177

VnBahab

198

Vnavan

178

VHBahab

199

Vnavanb

179

RussBodoni

200

Vnavani

180

Vnarial

201

Vnavanbi

181

Vnarialb

202

VHavan

182

Vnariali

203

VHavanb

183

Vnarialbi

204

VHavani

184

VHarial

205

VHavanbi

185

VHarialb

206

Vncent

186

VHariali

207

Vncentb

187

VHarialbi

208

Vncenti

188

Vntime

209

Vncentbi

189

Vntimeb

210

VHcent

190

Vntimei

211

VHcentb

191

Vntimebi

212

VHcenti

192

VHtime

213

VHcentbi

193

VHtimeb

214

Univcd

194

VHtimei

215

Univcdb

195

VHtimebi

216

Univcdi

196

Vncour

217

Univcdbi

197

Vncouri







Phụ lục B

(Quy định)



GHI CHÚ TẮT TRÊN BẢN ĐỒ

Các chữ viết tắt dùng để ghi chú tắt các danh từ chung đứng trước tên riêng trong các trường hợp cần thiết khi mật độ thông tin quá dày.



1. Các địa vật và đối tượng tự nhiên:

Nội dung

Chữ viết tắt

Nội dung

Chữ viết tắt

Sông

Sg.

Vụng, vũng

Vg.

Suối

S.

Đảo

Đ.

Kinh, Kênh

K.

Hòn

H.

Ngòi

Ng.

Quần đảo

QĐ.

Rạch

R.

Bán đảo

BĐ.

Khuổi

Kh.

Mũi đất

M.

Nậm

N.

Hang

Hg.

Lạch

L.

Động

Đg.

Cửa sông

C.

Núi

N.

Vịnh

V.







2. Các địa vật và đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội:

Nội dung

Chữ viết tắt

Nội dung

Chữ viết tắt

Thành phố

T.P.

Trường học

Trg.

Thị xã

T.X.

Nông trường

Nt.

Thị trấn

T.T.

Lâm trường

Lt.

Quận

Q.

Công trường

Ct.

Huyện

H.

Trại chăn nuối

Chăn nuôi

Bản, buôn

B.

Nhà thờ

N.thờ

Thôn

Th.

Công viên

C.viên

Lũng, làng

Lg.

Bưu điện



Mường

Mg.

Câu lạc bộ

CLB

Xóm

X.

Công an

CA

Chòm

Ch.

Doanh trại quân đội

Q.đội

Plei

Pl.

Hợp tác xã

HTX

Trại

Tr.

Khu tập thể

KTT

Ủy ban nhân dân

UB

Khách sạn

Ks.

Khu phố

KP

Khu vực cấm

Cấm

Viện kiểm sát

VKS

Trại, Nhà điều dưỡng

Đ.dưỡng

Ngân hàng

NH

Nhà văn hóa

NVH

Khu công nghiệp

Khu CN

Trung tâm thương mại

TTTM

Nhà máy

NM

Bảo tàng

B.tàng

Xí nghiệp

XN

Nhà hát

N.hát

Công ty

Cty.

Trung tâm

TT

Tổng công ty

TCty.

Viện nghiên cứu khoa học

Viện NCKH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Cty. TNHH

Sân vận động

SVĐ

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Cty. TNHHMTV

Di tích lịch sử văn hóa

Di tích LSVH


Phụ lục C

(Quy định)



MẪU KÝ HIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:2000 - 1:5000


Каталог: Document -> TMVDATA
Document -> THỦ TƯỚng chính phủ
Document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
Document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
Document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
Document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
Document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO
TMVDATA -> DỰ thảO 1 BẢN ĐỒ ĐỊa hình đỊa hình quốc gia phân lớp nội dung bảN ĐỒ ĐỊa hình tỉ LỆ 1: 50. 000 Trong môi trưỜng microstation

tải về 248.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương