¤n V¡N 11-P1: Nh÷ng bµi v¨n chän läc



tải về 0.61 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.61 Mb.
#12788
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

+ Trước 1945, tuy vật vã với nỗi sầu đau nhưng thiên nhiên trong thơ Huy Cận vẫn thấm thía tình người, tình đời (Ngậm ngùi, Tràng giang, Buồn đêm mưa):

- Ðêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn

- Nắng chia nửa bãi, chiều rồi


Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây

Từ sau Cách mạng tháng Tám, tiếng thơ trở nên đằm thắm, sâu nặng nghĩa tình; cảnh sắc thiên nhiên ấm áp, xôn xao hơn nhiều:

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm
(Chiều thu quê hương)

+ Năng lực ấy không chỉ có được bằng sự tinh nhạy của các giác quan (rèn dũa trong những năm tháng tuổi thơ, sống ở quê hương) mà còn xuất phát từ chiều sâu tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận đủ đầy âm vang mọi phía đời sống.

+ Có thể nói: thiên nhiên, quê hương đất nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Nếu ở Xuân Diệu, thiên nhiên thường sực nức hương vị và ngôn ngữ ái tình thì ở Huy Cận, núi sông cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả. Không thể hình dung được thơ Huy Cận sẽ ra sao nếu thiếu đi nắng vàng, trời xanh, gió biếc, biển rộng, sông dài,... Nhưng thơ ấy không thuộc loại thơ điền viên, bởi trước sau tác giả vẫn luôn nặng lòng đời, luôn có ý thức phát hiện rồi khẳng định sự hài hòa giữa con người với tự nhiên; để mở rộng biên giới những xúc cảm, nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người. "Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình" (Xuân Diệu).

2. Hồn thơ Huy Cận luôn vận động giữa nhiều đối cực: vũ trụ-cuộc đời, sự sống-cái chết, nỗi buồn-niềm vui, hiện thực-lãng mạn.

+ Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành tồn tại, thành hai cực hấp dẫn hồn thơ Huy Cận. Thơ ông ngày càng gắn bó với đời, nhưng cảm hứng về cuộc đời không tách rời cảm hứng về vũ trụ. Vươn lên tìm hiểu những bí ẩn của không gian vô cùng cũng đồng thời nhìn về trái đất để hiều hơn chính mình. Khát vọng ấy mang bản chất triết lý, nhân văn cao cả. Bởi đích đến cuối cùng của nó không phải cõi siêu hình nào mà chính là mặt đất, cõi sống của con người.

+ Huy Cận viết khá nhiều về cái chết, về sự tương phản nghiệt ngã giữa hữu hạn đời người với cái vô hạn của tạo hóa. Sự sống là bất tử, vũ trụ là vô cùng nhưng con người không thể tránh được cái chết. Nghĩ đến lúc từ giã cõi đời, nhà thơ không khỏi xót xa nuối tiếc. Nhưng đó không là biểu hiện của thái độ ham sống sợ chết tầm thường mà là của khát vọng được cống hiến hết mình, được tái sinh:

Rồi một ngày kia giã cõi đời
Xin cho gieo hạt hết trong tay
Chứ tay còn nắm chưa vơi hạt
Mà phải ra về cực lắm thay
(Hạt lại gieo)

Ðời thân yêu, một ngày mai ta chết


Cho ta đi khi hè chói chang trưa
Ðể ta hiểu giã từ chưa phải hết
Nằm đất quen như hạt chín sang mùa
(Say mùa hè)

+ Nỗi buồn và niềm vui ở Huy Cận đều được đẩy đến cực đoan: lúc buồn-buồn đến ảo não, thê thiết; khi vui-vui tràn trề, dào dạt. Hành trình tâm tưởng của Huy Cận đi từ nỗi buồn sâu đến niềm vui lớn. Cảm nhận, thể hiện rõ hai đối cực này chứng tỏ nhà thơ rất thiết tha với cuộc đời và ý thức đầy đủ về thân phận con người. Khi nỗi buồn được ý thức, hóa thành nỗi đau đời; khi niềm vui được ý thức, sẽ thành hạnh phúc, tin yêu.

+ Cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận, trước 1945, có sự phân cực khá rõ giữa hiện thực và lãng mạn. Từ sau 1945, hai đối cực ấy dần dần đạt đến độ hòa hợp cần thiết, trên cơ sở sự thống nhất giữa lý tưởng và hiện thực trong cuộc sống mới.

3. Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn tầm cỡ thế giới. Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ - những khi đạt đến độ thuần thục - rất dễ đi vào lòng người. Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh - trong tay Huy Cận - vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc; sắc thái biểu hiện được phát huy rõ rệt. Chất suy nghĩ bàng bạc khắp các tứ thơ. Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển, gợi nhiều hơn tả. Do đó, có thể nói: ấn tượng không gian có được - trước hết - nhờ phong vị Ðường thi.

IV. KẾT LUẬN CHUNG:

Con đường thơ của Huy Cận khá tiêu biểu cho lớp nhà thơ thuộc thế hệ thứ nhất, văn học Việt Nam hiện đại. Từ một thành viên xuất sắc của phong trào thơ Mới, Huy Cận đến với Cách mạng, tìm thấy mục đích, lý tưởng chân chính cho tiếng nói nghệ thuật của mình và trở thành một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Với vốn văn hóa sâu rộng, năng lực xúc cảm, suy nghĩ phong phú và quan điểm nghệ thuật rõ ràng, Huy Cận đã góp vào thi đàn một tiếng thơ có hương sắc riêng, làm rạng rỡ diện mạo tâm hồn dân tộc.

Tư liệu về tác giả Phan Bội Châu




PHAN BỘI CHÂU

I.- CUỘC ĐỜI VÀG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:

1. Cuộc đời

Phan Bội Châu trước đó tên là Phan Văn San, sau vì trùng tên với Vua Duy Tân (Vĩnh San) mới đổi thành Phan Bội Châu (Bội : đeo; Châu : Ngọc Châu). Phan Bội Châu có biệt hiệu là Sào Nam (lấy từ câu Việt Ðiểu Sào Nam Chi"), tỏ ý luôn thiết tha với quê hương đất nước. Ông còn có một tên hiệu khác là Thị Hán, ngụ ý là hảo hán, một đấng nam nhi lỗi lạc ở đời. Khi viết bài "Pháp Việt đề huề chính kiến thủ" ông lại ký tên là Ðộc Tỉnh Tử.

Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867, tại Huyện Nam Ðàn, Tỉnh Nghệ An. Thân sinh của ông là ông Phan Văn Phổ, một bậc thâm nho, thông hiểu kinh truyện nhưng không đỗ đạt gì cả, suốt đời đeo đuổi nghề dạy học. Mẹ của ông là Bà Nguyễn Thị Nhàn, cũng xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi nho học. Bà là một người phúc hậu, thường hay giúp đỡ những người nghèo khổ.

Phan Bội Châu đã theo học chữ nho, ông đậu giải Nguyên kỳ thi hương năm Canh Tý (1900). Khác với các nho sĩ thời phong kiến, Phan Bội Châu không xem việc thi cử đỗ đạt là một phương tiện để tiến thân mà ông chỉ coi đó là một cơ hội thuận lợi cho hoạt động chính trị. Cho nên sau khi thi đậu, Phan Bội Châu đã thoát ly gia đình, lao hẳn vào con đường hoạt động cách mạng. Ông là người đã gây dựng phong trào cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX. Và ông cũng là người có ý thức dùng văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị.

Ðầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Ðể và hơn 20 đồng chí nữa họp tại nhà riêng của ông Nguyễn Hàm, bí mật lập ra một tổ chức yêu nước, theo kiểu hội kín, sau này gọi là Duy Tân hội. Cường Ðể được cử làm Hội chủ. Ðầu năm 1905, theo kế hoạch của Duy Tân hội, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. Ông nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Ðông Du. Ðây là giai đoạn đắc ý nhất của ông. Thời gian này ông cũng sáng tác được nhiều tác phẩm gửi về nước. Lời văn thống thiết, khích lệ của tác giả đã thức tỉnh được lòng yêu nước của nhiều người dân lúc bấy giờ. Nhiều người dân đã tích cực ủng hộ phong trào Ðông Du bằng nhiều hình thức khác nhau. Do dã tâm của đế quốc Nhật và âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, tháng 3 năm 1909 tổ chức Ðông Du bị giải tán, ông bị trục xuất khỏi nước Nhật, phải chạy trốn sang Trung Quốc, rồi Thái Lan.

Về sau ông đã đứng ra thành lập "Việt Nam quang phục hội". Ngày 24 tháng 12 năm 1913, ông bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam, đến năm 1917 mới được ra tù. Tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu đứng ra lãnh đạo càng về sau càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Mặc dù lòng yêu nước rất sâu và nhiệt tình cứu nước rất cao nhưng Phan Bội Châu không làm cách gì để thay đổi được tình thế. Ông đã cải tổ "Việt Nam quang phục hội", thành lập "Việt Nam quốc dân Ðảng" nhưng chưa kịp thực hiện những mong ước lớn thì ông đã bị bắt vào năm 1925. Kẻ thù định thủ tiêu ông nhưng việc bị bại lộ. Chúng buộc phải tha ông do gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của dân ta. Chính quyền thực dân bắt ông phải về sống ở Huế. Từ năm 1926 về sau, Phan Bội Châu sống trong cảnh "cá chậu chim lồng", mật thám luôn rình rập, theo dõi ông. Kể từ đó xem như ông đã bị đoạn tuyệt hẳn với hoạt động chính trị. Thời gian này công việc duy nhất của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ra đời vào những năm cuối đời của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940.

2. Sự nghiệp thơ văn

Có ba thời kỳ sáng tác :

- Thời kỳ đầu : Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số tác phẩm, trong số đó có những tác phẩm tiêu biểu : Hịch Bình Tây thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.

- Thời kỳ thứ hai : Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều tác phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.

- Thời kỳ thứ ba : Ðây là thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra đời trong giai đoạn này rất lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm "Phan Bội Châu niên biểu" được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi thanh niên, Luân lý vấn đáp và hơn 800 bài thơ Nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn.

II.- NỘI DUNG THƠ VĂN PHAN BỘI CHÂU:

1. Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ

Do điều kiện thực tế của lịch sử ở Việt Nam, cuộc đấu tranh vì con người trước hết là cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập, cho nên văn học Việt Nam luôn đề cập đến truyền thống yêu nước. Tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, sự thể hiện truyền thống yêu nước có khác nhau. Khi chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành, dân tộc ta đứng trước một tình hình mới: Muốn là yêu nước thì phải đấu tranh giải phóng dân tộc, mà muốn giải phóng dân tộc thì phải duy tân, chống phong kiến, dân chủ hoá đất nước, hiện đại hoá đất nước và cuối cùng hòa vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Ðầu thế kỉ XX nhiều nhà nho yêu nước đã bước đầu nhận ra con đường đó. Họ đưa tư tưởng yêu nước, duy tân vào văn chương tạo thành một phong trào văn học khác trước, phân biệt với văn chương yêu nước thời trung đại. Phan Bội Châu là người sáng tác nhiều nhất, trong thời gian liên tục và lâu nhất. Phan Bội Châu đã làm cho văn học yêu nước có nội dung dân tộc dân chủ cao hơn, có tính chiến đấu, tính nhân đạo cao hơn. Thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu tiêu biểu cho một giai đoạn văn học mới, giai đoạn đầu của thời kỳ văn học hiện đại.

Yêu nước là một nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam. Kể từ khi hình thành nền văn học viết, nội dung ấy không ngừng phát triển và ngày càng mang nhiều sắc thái mới. Ðến với thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu, chúng ta sẽ được thấy rõ điều đó.

- Tinh thần yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu được thể hiện một cách cụ thể, gần gũi :

Khi nói về đất nước các nhà nho xưa thường có những lúng túng do họ còn bị câu nệ bởi những quan niệm cũ, quan niệm "Xã tắc" siêu hình. Phan Bội Châu tuy còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của quan niệm phong kiến nhưng ông đã biết phá bỏ những cái lạc hậu. Tình yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình cảm bình thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Ðó là :

+ Tình cảm của con người trước cái đẹp của quê hương đất nước :

"Nay ta hát một thiên ái quốc


Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm"
(Ái quốc ca)

+ Lòng căm thù giặc :

Xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha, Phan Bội Châu đã ý thức được trách nhiệm đối với tổ quốc. Ông căm thù những kẻ giày xéo quê hương làng mạc. Ông đã chỉ ra cho mọi người thấy kẻ thù của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước và lòng căm thù của ông cũng hướng vào hai đối tượng này. Ghét Pháp, ông ghét tất cả những gì có liên quan đến chúng, kể cả những vật vô tri vô giác (lá cờ, ổ bánh mì, tờ lịch). Ông cương quyết không chấp nhận sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, ông đã mỉa mai, chỉ trích sự có mặt một cách vô lý của thực dân Pháp trên đất nước ta (Tu hú tranh tổ cà cưỡng).

Ðối với bọn tay sai bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường. Dưới mắt ông, bọn quan lại là những kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân mình, sẵn sàng khom lưng quì gối trước kẻ thù.

+ Vạch trần tội ác của kẻ thù :

Dùng văn học làm vũ khí để vạch trần tội ác của thực dân Pháp, dòng văn học yêu nước chống Pháp đã xem đó là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng đến thơ văn Phan Bội Châu thì bộ mặt của tên thực dân cướp nước mới được nhận thức cụ thể. Ông đã nói đến chính sách thuế khóa nặng nề, ông chỉ rõ sự thâm độc của chính sách khai thác thuộc địa và ông cũng cho mọi người thấy được sự thật của vấn đề khai hoá. Ông báo trước cho mọi người thấy rồi đây nước ta sẽ nghèo, sẽ hèn, sẽ yếu, sẽ ngu, dân tộc ta đang đứng trước nguy cơ diệt chủng. Mặc dù lời lẽ phân tích của ông chưa sâu sắc nhưng qua tác phẩm người đọc cũng cảm thấy rùn mình, khiếp sợ trước kẻ thù nguy hiểm của dân tộc.

+ Tình yêu nước của Phan Bội Châu còn được thể hiện qua nỗi xót xa, sự thông cảm đối với người dân nghèo khổ. Ông vô cùng đau xót trước cảnh đói rét lầm than của người dân vô tội. Ông rất thông cảm cho kiếp đời nô lệ của những người dân mất nước phải sống cuộc đời lam lũ giành giật từng miếng cơm, manh áo. Hình ảnh những anh phu xe dưới trời mưa bão, gò lưng kéo chiếc xe nặng chở một tên thực dân béo mập, hay những đứa bé bán bánh vào đêm mưa đã lần lượt xuất hiện trong thơ ông (Phu xe than trời mưa, Ðêm mưa thương người bán bánh rao)

+ Phan Bội Châu không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn còn khí thế hừng hực như khi mới xuất dương :

"Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"
(Bài ca chúc tết thanh niên)

Lòng yêu nước của Phan Bội Châu sâu sắc, giàu sức chiến đấu nhưng bước vào giai đoạn mới của cách mạng những lời kêu gọi của ông không đi vào quần chúng với sức mạnh bão táp như xưa. Thời đại đã tiến lên phía trước và nội dung thơ văn ông không theo kịp. Ông không giải đáp được những vấn đề mà quần chúng đã bắt đầu quan tâm, đòi hỏi

- Yêu nước gắn liền với vấn đề cách mạng :

Mặt tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu chính là sự đổi mới trong quan niệm về yêu nước và đường lối cứu nước. Là một người từng xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nhưng Phan Bội Châu đã có một thái độ rất dứt khoát đối với chế độ phong kiến. Với ông, yêu nước không nhất thiết phải yêu vua, đất nước này càng không phải là của vua. Vì thế chống giặc cứu nước là vì nòi giống, dân tộc Việt Nam chứ không vì một triều đại hay một dòng họ nào cả. Ông đã đưa ra chủ trương chống phong kiến triệt để. Khác với các nho sĩ yêu nước ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, Phan Bội Châu đứng lên chống Pháp là để giành lại độc lập và tiến tới xây dựng xã hội mới, không cần có vua.

Tiến bộ hơn một số nho sĩ cùng thời như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã đặt ra nhiệm vụ giải phóng đất nước bằng con đường bạo động cách mạng. Ông từng nêu rõ "Thù dân tộc không lấy máu rửa không sạch". Thơ văn ông tràn trề tinh thần quyết chiến đấu, ngùn ngụt như lửa, ồ ạt như lũ : "Lắng xuống mà suy nghỉ rồi hăng hái vùng lên vung tay mà hô lớn : kẻ thù, kẻ thù, ta thề phải tiêu diệt hết rồi mới ăn cơm sáng".

Theo quan niệm của Phan Bội Châu nhiệm vụ cứu nước là rất quan trọng và cấp bách trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề cải cách xã hội, tiến lên xây dựng một chế độ mới, chế độ dân chủ tư sản, theo gương Nhật Bản cũng là rất cần thiết, phải thực hiện ngay trong thời điểm bấy giờ. Với ông tất cả những việc làm trên là yêu nước, là đóng góp lớn cho xã hội, là cứu nguy cho giống nòi.

- Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ :

Phan Bội Châu đã đưa ra quan niệm tiến bộ về người dân trong xã hội. Ông đã đi đến khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệ nòi giống, đồng bào Việt Nam. Ông đã lấy tư tưởng dân chủ làm động lực đấu tranh giành độc lập.

Hơn nữa, Phan Bội Châu đã xác lập vai trò làm chủ xã hội của người dân. Ông đã nói về quyền làm chủ của người dân, cho nên trong trách nhiệm để mất nước tội của người dân cũng không nhỏ.

Sơ kết: Với Phan Bội Châu yêu nước không còn là tình cảm cao quý chỉ có ở một số ít người mà là phẩm chất phổ biến của mọi người. Yêu nước không thể chỉ là yêu thương chung chung mà là ghét xâm lược, không chịu làm nô lệ, biểu hiện thành hành động hy sinh cứu nước. Tinh thần yêu nước ở Phan Bội Châu cũng là tinh thần quyết chiến chống xâm lược. Trong tình thế lúc đó, theo Phan Bội Châu duy tân là để mở mang dân trí, nâng cao dân khí để có thêm sức mạnh đánh Pháp.

2. Chủ trương đoàn kết rộng rãi

Phan Bội Châu đã thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dân tộc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta và đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta "Xung khắc bất hòa":

"Nỗi ngu dại nói không kể xiết
Lại ngờ nhau chẳng biết tim nhau
Coi nhau như thể quân thù
Thù mong nhau hại ghét cầu nhau hư
Bụng có hợp thì nhà mới hợp
Lòng đã tan thì nước cũng tan"
(Hải ngoại huyết thư)

Từ đó ông đã đi đến khẳng định sức mạnh của đoàn kết. Và ông cũng đã đưa ra một chủ trương đoàn kết rộng rãi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, thể hiện một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của đoàn kết. Tuy nhiên, ông chưa thấy rõ lực lượng tiên tiến nhất của xã hội có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cứu nước, chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò của người nông dân để nhìn về họ như một lực lượng nòng cốt của phong trào cách mạng.

3. Lý tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ :

3.1- Lý tưởng mới :

Thơ văn Phan Bội Châu, trong chừng mực nhất định, đã nêu lên được một lý tưởng mới cho cuộc sống và đã sáng tạo được mẫu người lý tưởng cho thời đại.

Lý tưởng đó là cứu nước. Ông cho rằng mục đích tốt đẹp nhất của đời người, lý tưởng tốt đẹp nhất của đời người là làm sao cứu được nước, vì cứu nước cũng tức là cứu mình. Lý tưởng ấy thật cao quý nhưng nó lại không chút gì cao xa cả, ai cũng có thể theo được.

Ông đã nêu lên mẫu người lý tưởng trong xã hội, đó là người yêu nước, có lòng căm thù giặc, dám xả thân vì đất nước. Ví dụ : các nhân vật anh hùng trong tác phẩm "Trùng quang tâm sử".

3.2- Chủ nghĩa anh hùng tiến bộ :

Người anh hùng xuất hiện trong sáng tác của Phan Bội Châu là những con người bình thường nhưng làm được việc phi thường. Với ông không có sự phân biệt nam nữ, đẳng cấp, tôn giáo, giàu nghèo... trong quan niệm về người anh hùng. Và có anh hùng hữu danh thì cũng có anh hùng vô danh. Có anh hùng thành công thì cũng có anh hùng thất bại. Mặt khác, Phan Bội Châu còn nói đến quan niệm về tập thể anh hùng. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc không chỉ có cá nhân anh hùng mà còn có cả tập thể anh hùng.

III.- NGHỆ THUẬT LÀM THƠ PHAN BỘI CHÂU

1. Thể loại : Ông đã vận dụng hầu hết các thể loại văn học của thời kỳ trung đại và hiện đại. Các loại văn cử tử như phú, đường luật, câu đối; hình thức cổ điển như ký, minh, cổ phong, từ, luận; các hình thức dân tộc như lục bát, song thất; các hình thức dân gian như vè, hát dặm, ca dao, chèo; các hình thức mới như nghị luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn, báo chí, hồi ký.v.v... Phan Bội Châu đều sử dụng đến và sử dụng không phải là không thành thạo.

2. Ngôn ngữ : Ngôn ngữ trong sáng tác của Phan Bội Châu còn chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ trong văn học trung đại. Nhưng tác giả đã thể hiện sự cố gắng lớn khi tạo cho nó có tính chất giản dị, dễ hiểu. Tất cả không ngoài mục đích nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền.

3. Nhân vật : Nhân vật trong tác phẩm của Phan Bội Châu đã đạt đến mức độ đa dạng, phong phú. Ông đã đề cập đến nhiều hạng người trong xã hội, tập trung thể hiện con người yêu nước. Các nhân vật của ông đã bớt dần tính ước lệ.

4. Văn chữ Hán của Phan Bội Châu khác với văn chữ Hán thời trung đại. Nó không sao tránh khỏi một số nề nếp của văn cử tử nhưng nó đã nhẹ nhàng hơn, rành mạch hơn, thông tục hoá hơn, chú trọng nội dung hơn hình thức, nó có một phong cách riêng. Nhiều người cho rằng văn chữ Hán của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của loại văn Tân văn tùng báo và của Lương Khải Siêu.

5. Giọng văn của Phan Bội Châu hùng hồn thống thiết, bừng bừng nhiệt tình cách mạng.

6. Phan Bội Châu đã cố gắng cách tân trong vấn đề xây dựng kết cấu tác phẩm, nhưng lối sáng tác cũ còn ảnh hưởng không nhỏ đối với ông.

IV.- KẾT LUẬN

- Về mặt nội dung, sáng tác của Phan Bội Châu đã thể hiện được nhiều vấn đề mới, có đóng góp đáng kể cho tiến trình hiện đại hoá văn chương Việt Nam.

- Về nghệ thuật, Phan Bội Châu chỉ dừng lại ở mức độ cách tân nghệ thuật văn chương của nhà nho, những đổi mới đó chưa đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại.

( Sưu tầm )




NGUYỄN CÔNG TRỨ(1778-1858)


Xem thêm :


Bài ca ngất ngưởng
Tìm hiểu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nhìn từ thời nay

I.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

-Nguyễn Công Trứ sinh năm 1788, mất năm 1858, thọ 81 tuổi. Ông lấy biệt hiệu là Hy Văn. Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

-Thân sinh là Nguyễn Công Tấn, giữ chức quan nhỏ dưới triều Lê. Khi Tây Sơn ra Bắc, ông chống lại Nguyễn Huệ lên ngôi ông không chịu ra làm quan mà trở về quê hương mở trường dạy học. Gia đình Nguyễn Công Trứ vì vậy cũng sa sút và nghèo đi.

-Nguyễn Công Trứ là người thích lối sống tự do, phóng khoáng. Ông cũng là người có tài, ham học, có chí và rất hăm hở trong việc lập danh. Ông đi thi rất nhiều lần, trượt vẫn không nản, 41 tuổi mới đậu giải nguyên, 42 tuổi mới ra làm quan (chức hành tẩu ở Sứ quán).

-Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn có nhiều thăng trầm, có lúc làm tướng , làm tôíng đốc Hải An nhưng có lúc phải làm một anh lính ở biên cương. Trong thời gian 28 năm làm quan thì ông bị đến năm lần giáng chức và cách chức.

-Trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có hai điểm đáng chú ý:

+Ông là người kiên quyết bảo vệ trật tự xã hội phong kiến vì thế ông có nhiều công trạng đối với nhà Nguyễn trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa (chủ yếu là của nông dân) chống lại triều đình.

+Ngược lại trong thời gian làm Dinh điền sứ ở Thái Bình và Ninh Bình ông đã chiêu mộ nông dân lưu vong ở các nơi đến để khai khẩn đất hoang ở hai tỉnh này và đã lập nên hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình).

Hai việc làm này mới nhìn vào có vẻ trái ngược nhau nhưng trong thâm tâm, trong nhận thức bao giờ Nguyễn công Trứ cũng đinh ninh rằng việc làm của ông là trên vì vua, dưới vì dân.

II.THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ

-Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều. Hiện nay sưu tầm được khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú.

-Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm thơ văn chữ Hán.

-Thơ văn ông bao hàm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức của một thế hệ nhà nho như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tổng quát, thơ ông tập trung vào ba chủ đề chính:

+Chí nam nhi.

+Cái nghèo và thế thái, nhân tình.

+Triết lí hưởng lạc.

1.Chí nam nhi. (chí của kẻ làm trai, chí anh hùng).

*Tại sao chí nam nhi trở thành một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Công Trứ?

-Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, mới một đời làm quan, hưởng ân huệ của triều Lê- Trịnh không bao nhiêu.



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương