Ôn tập môn lịch sử việt nam cuối hk2 (LỚp chính quy)



tải về 26.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích26.02 Kb.
#2670
ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM CUỐI HK2

(LỚP CHÍNH QUY)

( bài soạn chỉ mang tính tham khảo)

Câu hỏi:Những triều đại đã có công bước đầu xây dựng kỷ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất (905-1009) (Những triều đại trong thế kỷ X gồm họ Khúc, họ Dương, họ Ngô, họ Đinh, họ Lê)



Trả Lời:

  • Năm 905, lợi dụng sự đổ nát của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ (Một hào trưởng quê ở Hồng Châu, nay thuộc Hải Dương) đã khôn khéo thành lập một hệ thống chính quyền độc lập, tự chủ và thống nhất. Từ đó, kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất bắt đầu được thiết lập. - Trong kỷ nguyên lớn này, giai đoạn từ năm 905 đến hết thời Tiền Lê (1009) là giai đoạn đầu, giai đoạn có ý nghĩa xây dựng và từng bước khẳng định, gồm các triều đại sau đây:

  1. HỌ KHÚC (905 – 930):

  • Cuối năm 905 lợi dụng khi chính quyền đô hộ của nhà Đường trên đất nước ta bị tan rã; Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết Độ Sứ (tên chức danh của quân đô hộ Trung Quốc đối với nước ta lúc bấy giờ). Ngày 7 tháng 2 năm 906 nhà Đường buộc phải thừa nhận chức tước của Khúc Thừa Dụ, đồng thời còn gia phong cho Khúc Thừa Dụ hàm Đồng Bình Chưng Sự.

Gồm có 3 thế hệ:

  • Khúc Thừa Dụ (905 – 907).

  • Khúc Hạo (907 – 917).

  • Khúc Thừa Mỹ (917 – 930).

Họ Khúc chiếm đài chính trị 25 năm.

  • Đánh giá về họ Khúc:

  • Trong đó Khúc Thừa Mỹ trị vì lâu nhất nhưng có nhận thức chính trị thấp nhất, đã có những sai lầm trong đối ngoại, có những lời xúc phạm Nam Hán cho nên khiến Nam Hán nổi giận đem quân xâm lược nước ta. Khúc Thừa Mỹ bại trận, ta lại mất nước

  • Họ Khúc tuy chưa đặt Quốc hiệu và niên hiệu, tuy chưa xưng Đế hay xưng Vương, thậm chí còn tự nhận mình là quan lại của Trung Quốc, nhưng họ Khúc thật sự là dòng họ đã có công đặt nền tản căn bản đầu tiên cho kỷ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất của nước nhà.

  • Họ Khúc tuy tồn tại ngắn, chưa làm được nhiều nhưng cũng đủ để đời đời khắc ghi tên tuổi




  1. HỌ DƯƠNG: Dương Đình Nghệ (931 – 937), một số sách viết nhầm là Dương Diên Nghệ

  • Năm 930, quân Nam Hán sang nước ta lần thứ nhất, cuộc kháng chiến do Khúc Thừa Mỹ lãnh đạo thất bại, Nam Hán thống trị nước ta cuối 930 đến đầu 931.

  • Đầu năm 931, một tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ đã dốc lực lượng đánh đuổi quan Nam Hán, lập lên chính quyền tự chủ do ông đứng đầu tồn tại 7 năm (931 – 937).

  • Dương Đình Nghệ có hai người con người thứ nhất là Kiều Công Tiễn, một kẻ bất nhân, bất nghĩa, hại nước, hại dân sau này đã giết chết Dương Đình Nghệ. Người con thứ hai là Ngô Quyền là một vị anh hùng, một ngôi sao sáng dân tộc.

  • Sự nghiệp của Dương Đình Nghệ được tỏ rõ, đến đây độc lập tự chủ và thống nhất là xu hướng không thể nào thay đổi được.

  • Cũng như họ Khúc, Dương Đình Nghệ không xưng đế hay xưng vương cũng không đặt quốc hiệu và niên hiệu. Tuy nhiên trong thực tế, Dương Đình Nghệ là người đã có công tiếp tục khẳng định xu hướng độc lập, tự chủ và thống nhất vốn đã xuất hiện một cách âm thầm nhưng rất mãnh liệt dưới thời họ Khúc.

  1. HỌ NGÔ (938 – 965):

  • Tháng 4 năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ đoạt quyền hành, đây là một hành vi tệ hại không thể nào chấp nhận được. Ngô Quyền đem quân đến hỏi tội Kiều Công Tiễn. Sau đó, Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán khiến cho quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai.

  • Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn,đây là một việc làm cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước. Đây không phải chỉ giết một kẻ phản bội tầm thường mà còn thể hiện hào khí của dân tộc, Ngô Quyền đã hiên ngang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán.

  • Năm 938 Ngô quyền đã đánh tan quân Nam Hán với chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.

  • Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, ban hành chính sách trị nước rất tích cực.

  • Con Ngô Quyền chẳng có gì nổi bậc, nhưng cháu của Ngô Quyền là Ngô Chân Lưu lại là một người tuyệt vời. Ngô Chân Lưu đã có một cái nhìn sáng suốt, thay vì tiếp tục sự nghiệp chính trị của gia đình, ông đã xuất gia theo Phật giáo và trở thành một vị sư có những đóng góp cực kì to lớn cho Phật giáo và đất nước.

  • Năm 944 Ngô Quyền mất, kể từ đây nhà Ngô bắt đầu suy vong từ từ, chính quyền trung ương suy yếu, các thế lực địa phương khởi lên.

  • Đánh giá về Ngô Quyền:

Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 và với sự nghiệp kiến thiết đất nước sau chiến tranh, Ngô Quyền đã có công khẳng định một cách hiên ngang kỷ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất của nước nhà.

  1. HỌ ĐINH (967 – 980)

  • Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh đã tiêu diệt loạn 12 sứ quân.

  • Năm 968 ông lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng nghĩa là Ông Hoàng đầu tiên của họ Đinh, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

  • Năm 970 ông đặt niên hiệu Thái Bình

  • Họ Đinh nối truyền được hai đời:

+ Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng): 968-979

+ Đinh Phế Đế (Đinh Toàn) 979-980



  • Đây là cột móc quan trọng, tất cả những gì trước năm 968 sử cũ gọi là tiền biên hay ngoại kỷ, tất cả những gì từ năm 968 trở về sau có bộ sử gọi là bản kỷ, có bộ sử gọi đó là chính biên. Có thời, đây được xem là cột móc đánh dấu kỷ nguyên tự chủ thống nhất của đất nước. Đây chỉ là quan niệm nhất thời.

  • Đinh Bộ Lĩnh đã ban hành nhiều chính sách trị nước rất tốt đẹp, đặc biệt là xây dựng một đội ngũ vũ trang mạnh mẽ (cho làm mũ da và áo giáp da cho binh sĩ).

  • Bên cạnh những mặt tích cực thì Đinh Bộ Lĩnh cũng là một người rất thích uống rựu, đặc biệt là uống rượu cùng con mình. Cuối cùng bị thuộc hạ Đỗ Thích giết chết cả hai khi say

  • Từ đó triều Đinh suy yếu.

  • Con trai của Đinh Bộ Lĩnh là Vệ Vương Đinh Toàn (6 tuổi) lên nối ngôi. Vì tuổi còn nhỏ nên đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị trong triều đình




  1. HỌ LÊ-TIỀN LÊ (980 – 1009)

  • Sau khi Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, Lê Hoàn là người trợ giúp để ổn định tình hình chính trị trong triều

  • Tháng 7 năm 980, khi được tin quân Tống đang chuẩn bị tràn sang sâm lược nước ta, đa số quan lại trong triều nhà Đinh đã đồng lòng tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Sự kiện này vừa có ý nghĩa gấp rút ổn định tình hình trong nước, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp tập hợp và lãnh đạo nhân dân cả nước chống xâm lăng.

  • Lê Hoàn sau khi lên ngôi đã ổn định bộ máy nhà nước.

  • Ban hành nhiều chính sách tích cực, chăm lo đời sống tư tưởng đặt biệt là Phật giáo (tìm thấy cột kinh ở Hoa Lư).

  • Lê Hoàn là người đầu tiên làm lễ Tịch điền

  • Huấn luyện quân đội kĩ lưỡng, ông là một trong những người mà Trung Quốc nể trọng. Trung Quốc coi mô hình quân đội của ông là mô hình khuân mẫu để học hỏi.

  • Năm 981 lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

  • Lê Hoàn thất bại trong việc dạy con. Ông có 12 người con, nếu Lê Hoàn là tinh hoa của lịch sửlà niềm kiêu hãnh của lịch sử thì những người con của ông được người đời ví đó như 12 sọt rác của nhà nước.

  • Năm 1005 Lê Hoàn mất, các các người con đánh giết lẫn nhau để tranh giành ngôi vua

  • Cuối cùng Lê Long Đĩnh lên ngôi, đây là kẻ bệnh hoạn cả về sức lực lẫn tư duy nết nghĩ. Có lần ông đã róc mía trên đầu nhà sư, đụng tới đức tin là một điều không thể tha thứ, tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân.

  • 1009 Lê Long Đĩnh mất hưởng dương 23 tuổi

  • Vua mất nhưng đất nước vẫn còn,Lê Long Đĩnh mất Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua. Triều Lý được thành lập kể từ đó lịch sử vẫn tiếp tục viết lên những trang sử mới của dân tộc.





tải về 26.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương