Ôn tập kỹ năng Viết tiếng Anh thpt ngô Minh Châu- tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, thpt chuyên Lý Tự Trọng



tải về 142.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích142.89 Kb.
#29696
Ôn tập kỹ năng Viết tiếng Anh THPT

Ngô Minh Châu- Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, THPT Chuyên Lý Tự Trọng.

Viết là một trong bốn kỹ năng quan trọng được nhấn mạnh ở từng đơn vị bài học trong SGK hiện hành. Tuy nhiên, đây là một kỹ năng khó và hầu như không được chuẩn bị và rèn luyện kỹ trong quá trình học tập vì trước đây HS chỉ thi tốt nghiệp dưới hình thức trắc nghiệm. Kể từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay 2014, HS phải thi thêm phần tự luận và điều này sẽ khiến các em không chọn môn tiếng Anh để thi chính thức cho mình. Để chuẩn bị cho các em đã chọn thi môn tiếng Anh, chúng tôi xin đưa ra một số điểm chính cần ôn tập cho từng thể loại viết trong chương trình THPT, cụ thể là Viết cái gìViết như thế nào cho từng thể loại đó.


I. Writing a paragraph

Một đoạn văn là một loạt câu phát triển, ủng hộ, chứng minh một ý nào đó, và ý này thường là câu chủ đề (topic sentence) của đoạn văn. Các câu còn lại (supporting sentences) phát triển, giải thích, minh họa cho câu chủ đề. Câu kết luận (concluding sentence) của đoạn văn là câu khẳng định lại câu chủ điểm, tóm tắt lại các ý chính của đoạn văn.


1. Topic sentence


  • Introduces the topic in the paragraph

  • Is the most general sentence in the paragraph

  • Contains controlling ideas that the following sentences in the paragraph will explain/ define/ clarify/ illustrate

* A controlling idea is a word or phrase that the reader can ask questions about: How? Why? In what ways? What does that mean?


Ex: The conical leaf hat is one of the typical features of the Vietnamese culture.

Topic: conical leaf hat

Controlling ideas: What is it? (typical feature of the Vietnamese culture), In what way is it typical?
2. Supporting sentences


  • develop the topic sentence by giving:

    • reasons

    • examples

    • facts

    • statistics

    • quotations


3. Concluding sentence


  • Signals the end of the paragraph

  • Summarizes the main points of the paragraph/ restates the topic sentence without copying exactly

  • Gives a final comment on the topic

Vậy trước khi viết một đoạn văn, HS hãy theo các bước sau:



    • Liệt kê tất cả những ý có thể nghĩ ra được có liên quan đến chủ đề đó.

    • Đọc chủ đề cho sẵn, rồi chọn viết một câu chủ đề. Gạch chân câu chủ đề này để nhắc các em về trọng tâm của đoạn văn.

    • Viết ra các ý giải thích và làm rõ câu chủ đề.

    • Với mỗi ý lớn, hãy viết ra các ví dụ, số liệu…dùng để minh họa.

    • Nghĩ cách kết thúc đoạn văn và viết nó ra.

Sau khi đã làm dàn ý như trên, hãy bắt đầu viết và bám sát dàn ý đã vạch ra.

Để đoạn văn có thể liên kết với nhau và thống nhất trong một mạch chảy của bài viết, HS phải biết cách sử dụng các từ nối câu cho hợp lý. Sau đây là bảng các từ/ cụm từ nối.



Useful expressions

Sequencing/ Listing

First of all, First(ly), Initially, To begin with; Second(ly); Third(ly); Next; Then; After that (this); Following this (that); Finally; The first reason is…/ The second is…; Last but not least…

Adding to what you have said

Also, Furthermore, In addition, Additionally, Moreover, Besides, As well as, Similarly, not only…but also…, even beside this/ that

Contrasting

In contrast to this, On the contrary, In contrast, Conversely, On the other hand, While, Whereas, However, Despite/ In spite of, Although, Even though, Otherwise, Nonetheless

Expressing similarity

Similarly; Likewise, In the same way

Showing results

As a result, As a consequence, Consequently, Hence, Thus, Therefore, So

Giving examples

For example, For instance, In particular, Particularly, That is to say, Namely, Such as

Restating

In other words, That is to say, To put it simply

Inferring

In other words, In that case, or else, Otherwise

Summarizing

In summary, To sum up, To conclude, To recapitulate, In conclusion, In short, In brief, In a nutshell, Lastly, Finally


II. Writing an essay

Một bài luận là một bài viết dài hơn và thường gồm nhiều đoạn và mỗi đoạn văn thường theo cấu trúc đoạn văn trình bày trên. Tuy nhiên, cách viết đoạn mở đầu (introductory paragraph) và đoạn kết (concluding paragraph) đặc thù như sau:


1. The introductory paragraph


  • The attention getter

    • a sentence that gets the reader interested

  • The main idea

  • The guide/ thesis statement (the last sentence of the introductory paragraph)

    • a list of the points that will be discussed, thus showing the organization of the composition


Ex: There are many things that symbolize the Vietnamese culture. Among these is the conical leaf hat, a symbol of traditional Vietnamese girls. The hat is very special because of its physical features and its use.

- Attention getter: There are many things that symbolize the Vietnamese culture.

- Topic/ thesis: Among these is the conical leaf hat, a symbol of traditional Vietnamese girls.

- The guide/ thesis statement: The hat is very special because of its physical features and its use.


2. Body

Các đoạn tiếp theo sau đoạn mở đầu sẽ phát triển tương ứng các ý được đề cập trong câu chủ đề của bài luận, và cách viết tuân thủ theo cách viết đoạn văn đã được đề cập trên. Ví dụ, đối với phần mở bài trên, phần thân bài sẽ có 2 đoạn: Paragraph 1: physical features & Paragraph 2: its use



3. The concluding paragraph

Là đoạn cuối của bài luận. Thường có 3 cách để viết đoạn kết.




  • A summary repeats the main points of the essay.

  • A prediction discusses what will happen in the future.

  • An evaluation compares the main points and states what is best.

Tóm lại:



Structure of the Paragraph and the Essay

  • Main idea (topic sentence or thesis)

  • Support for the main idea (a number of supporting details in a paragraph or a number of paragraphs in an essay)

  • Conclusion (summary of the main points of support for the main idea)




The writing process for the Paragraph and the Essay

  • First steps

    • understanding the assignment

    • narrowing the topic

    • determining the writing context

    • formulating a main idea

  • Generating ideas

    • stating the main idea

    • brainstorming

    • freewriting

    • listing

    • clustering

    • diving

  • Organizing ideas

  • Drafting

  • Revising

  • Editing


III. Writing an argumentative essay

Thể loại viết tranh luận thường gặp đối với các vấn đề có 2 mặt, ví dụ như các ưu và nhược của máy tính/ Internet… Đề bài thường yêu cầu cho biết quan điểm về vấn đề nào đó; ủng hộ hay chống đối; hoàn toàn đồng ý hay bất đồng.

Thể loại viết tranh luận cũng theo cấu trúc cơ bản của một bài luận, từ đoạn mở đầu, các đoạn thân bài, cũng như kết luận. Tuy nhiên, viết một bài tranh luận thường yêu cầu một kỹ năng viết riêng; đó là ngôn ngữ sử dụng để tranh luận, chứng minh hay biện giải cho quan điểm đưa ra. Sau đây là một số ngôn ngữ hữu dụng cần khi viết thể loại này.

1. Introducing arguments


  • First of all,…

  • On the other hand,…

  • It is worth remembering that…

  • Another advantage is…

  • In addition to this…

  • Another point is that…

  • What is more,..

  • Some people believe that…

  • To begin with…


2. Contrasting a previous statement or justifying an opinion

a. Common expressions

  • On the other hand,…

  • In spite of this,…

  • It is worth pointing out, however,…

  • In contrast,…

  • There again,…

  • Others feel that…

  • Nevertheless/ However? Nonetheless

  • That may be true, but…

  • In my opinion, it is true to say…

  • Personally, I believe/ I do not believe that…

  • Having said that, it is important to remember that…

  • At the same time, I feel that…

  • Although some people feel…

  • Perhaps the most important point, however, is…

  • Another important consideration is that…

  • One of the main arguments against … is…

  • Several objections to…may be raised.

  • All things considered/ On balance, it is fair to say that…

  • It is inevitable/ undeniable that…

  • While I appreciate the importance of…, I still think that…

  • Most people would argue that…

  • On the whole/ Overall,…

  • Many people would disagree with the assertion/ idea that…

  • The fact that… does not mean…

  • It may be true that…but…

  • However, it is doubtful/ I doubt whether…


b. Use double negative to give emphasis to an unexpected

  • While it is not unusual/ uncommon/ impossible for sb/ sth to do sth, it is quite usual/ common/ possible that…

  • While it is not inconceivable that…, there is slight possibility that…


c. Summarizing

Nên tóm tắt các ý chính vừa thảo luận để giới thiệu phần tranh luận tiếp theo, nhằm cho người đọc biết mình đang tranh luận theo hướng nào. Có thể dùng các ngôn ngữ sau:



  • Having looked at/ discussed a number of problems/ benefits, we should now consider…

  • Given the problems/ factors which have been outlined, we can now turn to the question of…/ we need to ask…/ we have to examine the case.


3. Concluding

  • In conclusion,…

  • In summary,…

  • To conclude/ To sum up/ To summarize,…

  • In short,…

  • In the last analysis,…

  • On balance, I would say that…


IV. Describing a film/ book

1. What to write

Khi mô tả một bộ phim/ cuốn sách, HS nên đưa vào các phần sau:




  • Title and author

  • Type of book/ film

  • Characters

  • Events in the film/ book

  • Your opinion of the film/ book

  • Personal recommendation


2. How to write

a. Viết tiêu đề

Tiêu đề phim/ sách thường được gạch dưới hoặc in nghiêng. Từ quan trọng thường được viết hoa, trong khi các từ chức năng như and, in, a… thường được viết thường trừ phi chúng là từ đầu tiên của tiêu đề.



Ex: Dona Flor and Her Two Husbands
b. Dùng tính từ để làm cho bài mô tả phim/ sách hấp dẫn

  • Type of book/ film: a detective story/ film; a romantic novel; a love story film; an adventure story; a science fiction novel; a historical novel; a humorous story; a thriller

  • Adjectives to describe film/ book: funny; hilarious; horrifying = frightening; interesting; gripping; exciting; fascinating; entertaining; brilliant; realistic; sad; tragic; imaginative; touching = moving; action-packed; well-written; well-directed; well/beautifully-filmed; wonderfully-acted…

  • Adjectives to describe author/ director: great; skilled; observant; gifted = talented; perceptive; entertaining…


c. Cấu trúc

  • Mô tả: It’s called…; It’s by…; It was (written/ directed/ produced/ published/ designed) by/ in…; It’s by the same (writer/ director) as…; It’s his/ her first/ second (book/ film); It’s about/ tells the story of…; It stars…; It’s set in…; It’s based on…; It’s adapted from…; It lasts about…hour(s); The story is very simple/ complicated.

  • Bày tỏ ý kiến cá nhân: The (acting/ story/ graphics) is/ are brilliant/ terrible.; The best/ worst thing(s) about it is/ are…; …..is really boring/ annoying/ exciting.; Another thing I really liked/ hated was…; One weak point was…; It’s well worth seeing.; I’d recommend it to anyone who likes…; I wouldn’t recommend it to anyone…..

  • Thì V: dùng simple present để mô tả phim/ sách dù là kể lại các sự kiện xảy ra trong quá khứ.

  • Dùng ngữ đồng vị:

Ex: Titanic, a tragic love story film, is about a couple on a sinking ship.
V. Describing a place

1. Outline


  • What it is

  • Location

  • Size

  • Population

  • Area

  • Main attractions

  • Your feeling (s)/ opinion(s)


2. Useful language

  • What: It is a small/ big village/ town/ city.; It is … in area.; Its total area is …; It has a population of…

  • How: cosmopolitan; crowded; densely-populated; sparsely-populated; exciting; romantic; charming; historical; industrial; noisy; ugly; modern; old-fashioned; ancient; peaceful; polluted; popular with tourists…

  • Where: It is located/ situated in the west/ southern/ centre of…; It is near the border with…; It is on the river X.; It is famous for…; It is about/ approximately … km from…

  • Main attractions: an industrial area; beautiful scenery nearby; an underground system or trams; sandy beaches; docks or a habour; spectacular views; shopping malls or street markets; a carnival/ festival or other events


VI. Writing an announcement about a sports event

Writing an announcement cơ bản là viết một bản tin để thông báo một sự kiện nào đó. Vì thế, ngôn ngữ thông báo thường ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Thông thường để thu hút sự chú ý của người đọc, các nội dung chính thường được in đậm, gạch dưới, hoặc viết in hoa.


Tips

  • Keep it short, inviting and to the point.

  • Making the information in the announcement clear and complete.

  • Be straightforward and concise so the reader can get the information quickly and be able to refer to it easily.

Ngoài ra, các chữ viết tắt đôi lúc cũng sử dụng, mạo từ, giới từ… cũng được bỏ đi.



Ex:


HO CHI MINH COMMUNIST YOUTH UNION

In celebration of the International Workers’ Day



Friendly Football Match

Cantho Youth Union vs. Local Sports Club

4 p.m. Sunday, March 26, 201…

School Stadium

*************



All teachers and students are invited.

Nguyen Van A

Head of the Union

Về nội dung, một thông báo về một sự kiện thể thao thường bao gồm các thông tin sau:




  • Who that announcer is.

  • What the event is.

  • The purpose of the event

  • When and where the event will take place.

  • Who can come.


VII. Writing a letter

1. Writing a formal letter

a. Hình thức


Writer’s address

Receiver’s name

Receiver’s title

Receiver’s company

Receiver’s address

Date


Dear Sir/ Madam,
Giving the content of the letter
Ending the letter
Your signature


b. Một số qui ước

  • Địa chỉ của người viết ở góc phải của lá thư

  • Tên, tước hiệu, tên công ty hay địa chỉ của người nhận ở góc trái của lá thư, dưới địa chỉ người viết

  • Ngày tháng nên viết góc bên phải và viết bằng chữ, ngay dưới địa chỉ của người viết

  • Lời chào của lá thư nên dùng ‘Dear Sir/ Madam’ nếu không biết tên của người đang viết tới. Nếu biết tên, mình dùng tước hiệu và họ (Mr., Mrs., Ms, Pro….)

  • Cuối lá thư, thường sử dụng: ‘I look forward to your reply/ I look forward to hearing from you.’

  • Kết thúc thư bằng ‘Yours faithfully’ nếu không biết tên người gửi, bằng ‘Yours sincerely’ nếu biết tên người gửi.


c. Bố cục: nên có nhiều hơn 3 đoạn

  • Đoạn đầu nên ngắn gọn chỉ mục đích của lá thư.

  • Đoạn giữa của lá thư nên chứa đựng các thông tin cần thiết.

  • Đoạn cuối nên chỉ ra những hành động, sự hồi đáp mà người viết mong đợi từ người nhận thư,…

  • Không viết tắt trong các lá thư trang trọng.


2. Writing an informal letter

Cách viết một lá thư thân mật cũng giống cách viết một lá thư trang trọng, nhưng lời chào, kết thúc và nội dung lá thư sử dụng ngôn ngữ than mật và có thể viết tắt.



  • Bắt đầu thư: Dear + first name

  • Kết thúc thư: I’m looking forward to seeing you/ Write to me soon/ Love/ Good luck/ Best wishes/ See you then/ Take care


3. Cách viết cụ thể một số thư

a. Writing a letter of invitation

Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư mời cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:



  • Phần đầu thư nên nói mục đích của mình, mình định mời ai đến dự sự kiện gì, ở đâu, khi nào.

  • Phần nội dung chính của lá thư nên nêu lại lời mời và yêu cầu cho sự khẳng định lại có đến hay không của vị khách được mời.

  • Có 2 thì được sử dụng trong thư mời: Present Simple Tense được dùng để nói về sự kiện; Future Tense được dùng để hỏi và khẳng định lại rằng vị khách có đến hay không.

  • Một số ngôn ngữ thường dùng trong a letter of invitation:




Making invitation

Informal

- Would you like

- I’d like you

- Are you free


to come to my birthday party next Saturday?

- Why don’t you

- Will you



come to my birthday party next Saturday?

- How about

- What about

- Do you feel like


coming to my birthday party next Saturday?

- Shall we

- Why don’t we



go out for a picnic next Saturday?

- Let’s

go out for a picnic next Saturday.

Formal

- It would be great/ wonderful if you could come to the conference next Saturday.

- Your presence at our conference would be highly appreciated.

- It is our pleasure to invite you to the conference next Saturday.

- It is our pleasure to have your presence at our conference



Asking for confirmation

- Give me a call if you (can) could come.

- Let me know if you can come.

- Please let us know if you are planning to come.

- Let me know about your plan as soon as possible.

- Just let me know when you can come and where we can pick you up.

- Please reply as soon as possible.




b. Writing a letter of acceptance/ refusal

Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư chấp nhận hay từ chối cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:



  • Đoạn đầu thư cần nói rõ mình rất cám ơn về lời mời.

  • Đoạn hai của lá thư cần thể hiện rõ sự tiếc nuối cần phải từ chối và lý do hay sự vui lòng chấp nhận lời mời.

  • Đoạn ba, nếu chấp nhận lời mời, mình sẽ nêu thời gian tới, hỏi xem có cần yêu cầu mang gì tới hay nói mình tự nguyện mang gì tới (nếu cần thiết); nếu từ chối thì có thể nói lời cám ơn lại một lần nữa và hẹn một dịp khác.

  • Một số ngôn ngữ thường dùng trong a letter of acceptance/ refusal:




Acceptance

- Thank you very much for your invitation. I’d love to/ I’d be delighted to…

- Sure!/ Great!/ That would be fun/ wonderful.

- That sounds like fun.

- Great. Let’s plan for it.

- That’s a good (great) idea!


Refusal

- Thank you very much but I’m afraid I’m busy then.

- I wish I could but I’m busy. Maybe another time. Thanks/ Thanks anyway/ What about next Saturday…..



Confirming your attendance

- I surely come.

- I can’t wait for it.

- Shall we meet at 6.30 pm?

- I’ll be there on time.

- I look forward to the occasion with pleasure.


Saying thanks again and suggesting another time

- I hope we can get together on other occasions.

- Maybe some other time.

- Could we make it another time?

- Maybe next Sunday or the other after that.

- What about next Saturday?



c. Writing a thank-you letter

Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư cám ơn cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:



  • Nội dung chính của thư phải diễn tả được sự biết ơn hay sự đánh giá cao của mình về những thứ mình nhận được hay sự giúp đỡ từ người khác,…và diễn tả được mình thích thứ đó như thế nào hay nhờ sự giúp đỡ đó mà công việc của mình tiến triển như thế nào.

  • Đoạn cuối của lá thư nên diễn tả lòng biết ơn và cảm ơn của mình một lần nữa.

  • Một số ngôn ngữ thường dùng trong a thank-you letter:




Expressing gratitude/ thanks

- Thank you very much for your help/ helping with my work.

- Many thanks to you for…

- It was very kind/ extremely good of you to help me with my work.

- I’m very much obliged/ really grateful to you for…

- We would like to express our thanks/ gratitude to you for helping…

- We really appreciate your precious help.

- We are extremely thankful for your special help/ assistance/ donation/ care….

- But for your great help/ assistance, we could not have finished our work on time.

- My work could not have been successful without your great help.



d. Writing a letter of complaint

Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư phàn nàn cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:



  • Nêu được mục đích và lý do các em viết lá thư phàn nàn về vấn đề gì.

  • Chỉ ra được sự phức tạp hay khó khăn của vấn đề.

  • Đề nghị cách giải quyết.

  • Đề cập tới hành động tương lai của việc giải quyết đó.

  • Cuối cùng kết thúc với sự lịch sự và mong đợi sự phúc đáp.

  • Một số ngôn ngữ thường dùng trong a letter of complaint:




Expressing complaints

- I am writing to you

in connection with

regarding with

to complain about

about


the radio I bought from your shop.

the rubbish you make around your restaurant.



- I feel/ I must

complain about

protest about



your making out so much rubbish around your restaurant.

Giving suggestions for solving the problems

- I would suggest that you should collect the rubbish as soon as your restaurant closes.

- It would be better if you could send me a refund.

- Why don’t you collect the rubbish as soon as your restaurant closes?

- Will you send me a refund soon?



Ways of ending a letter of complaint

- I hope we will deal with it successfully.

- I trust this situation will not occur again.

- I would be very grateful if you would send me a refund.

- I would be very grateful if you could solve the problem soon.

- Your solution would be highly appreciated.



e. Writing an application letter

Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư xin việc/ xin học cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:



  • Thông thường lá thư xin việc/ xin học yêu cầu lối viết trang trọng nên thường bắt đầu bằng: Dear Mr/ Mrs/ Ms + surname hoặc Dear Sir/ Madam.

  • Đoạn đầu của thư nêu rõ mục đích viết thư của mình, mình quan tâm gì đến công việc, trường học, và mình biết gì về công việc, vị trí hay trường học đó thế nào.




I am writing

to you

with reference to

the position of working as a secretary in your company.

in response to

with regard to

in reply to

the advertisement for a tourist guide in The Morning Times.

in connection with

to apply for

the post of tourist guide advertised in The Morning Times.

a scholarship to study in your college.

to enroll for

summer activities held by your English Club.




  • Đoạn 2 miêu tả ngắn gọn công việc hiện tại đang làm và nói đầy thuyết phục bạn có khả năng làm công việc đó, hay đủ năng lực vào trường học, các hoạt động… và nêu dẫn chứng để chứng minh điều đó.




- I am currently working for…/ working as a receptionist in…/ studying in…

- I believe that I can meet all requirements of the job because…/ I am sure that I have the appropriate qualifications, experience and personality for this post/ position because…/ I feel that I would be suitable for the post/ position because I am hard-working, patient and honest.






  • Đoạn tiếp theo nên hỏi cụ thể về thời gian khi nào mình có thể tham gia cuộc phỏng vấn cho công việc và khi nào mình có thể đảm nhận công việc đó.




- I am available for an interview at any time at your convenience./ I will be willing to start work from the beginning of September.




  • Đoạn cuối của lá thư nên nói về sự hứng thú và mong đợi được tuyển dụng vào làm việc hay được chấp nhận vào trường học…




- Please do not hesitate to contact me if you require further information./ I look forward to speaking to you about this employment opportunity.




  • Kết thúc lá thư một cách trang trọng và lịch sự.


f. Writing a letter of request

Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư yêu cầu cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:



  • Đoạn đầu thư cần nêu rõ mục đích viết thư là mình yêu cầu về một vấn đề gì đó.

  • Đoạn tiếp theo, nên cung cấp một ít thông tin về mình để người nhận thư nhận ra người viết là ai. Sau đó, người viết mới viết ngắn gọn về các yêu cầu của mình.

  • Đoạn tiếp theo, người viết có thể trợ giúp thêm một số thông tin chia sẽ để đối tác có thể đáp ứng được yêu cầu của mình và cũng chỉ rõ thời gian mình cần nhận được sự phúc đáp cho những yêu cầu của mình.

  • Đoạn cuối thư, người viết nên cung cấp tên, địa chỉ, email, số điện thoại để liên lạc và nếu cần, hỏi xem đối tác có cần yêu cầu gì không.

  • Cuối thư nên có sự cảm ơn về sự trợ giúp từ đối tác.

  • Kết thúc lá thư một cách trang trọng và lịch sự.

  • Một số ngôn ngữ thường dùng trong a letter of request:




- Can you

- Could you please



send me some information about the fee/ the time/ the course book for the course….

- Would you mind

- Could you possibly

- Would it be possible for you to

- I would be grateful if you could

- I would highly appreciate if you could

- I am wondering if you could

- I wonder if you could




g. Writing a letter of confirmation

A letter of confirmation là lá thư đáp lại một cách khẳng định rằng mình chấp nhận lời mời hoặc sự nhờ làm gì đó qua thư của ai đó. Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư khẳng định cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:

  • Đáp lại lá thư mời của đối tác.




- I am very happy/ glad to hear that you are going to have a party…

- It is very kind/ nice/ sweet of you to invite me…






  • Khẳng định lại rằng mình có tham dự được và thời gian, địa điểm, phương tiện gì bạn đến.




- I am sure I’ll come/ Certainly, I will come…

- Certainly, I’ll help you…

- I am so happy to help you. I’ll come at 4.00 on Monday…





  • Luôn thể hiện rằng bạn mong đợi đến ngày đó, việc đó.




- I am looking forward to it/ helping you.

- I can’t wait for it any longer.

- I’ll come and I’ll be waiting for you at the airport at 5.00 pm. See you then.



h. Writing a letter of recommendation

A letter of recommendation là lá thư giới thiệu về một thế mạnh, vẻ đẹp của nơi nào đó, hay ưu điểm của một ai đó, thường là để giới thiệu nơi đó với khách du lịch hay giới thiệu người nào đó với người khác, hay một tổ chức nào đó để họ có thể xin được việc làm, học bổng hay tham gia một tổ chức nào đó. Cũng như bố cục của một lá thư thông thường, lá thư khẳng định cần có đầy đủ lời chào và kết thúc và cần đảm bảo nội dung sau:

  • Mở đầu lá thư luôn nói rõ mình muốn giới thiệu ai, nơi nào cho ai.

  • Nội dung chính của lá thư luôn nói rõ về những thế mạnh, ưu điểm của nơi hay người mà mình muốn giới thiệu.

  • Đoạn cuối lá thư cũng cần nêu một số ích lợi mà người nhận thư sẽ được hưởng và kết thúc với sự mong đợi một kết quả tốt.




A letter of recommending a place

    • Introduction: Name and location of the place

    • Body: Most important good features (food and drinks; local people; travel; accommodation; weather; entertainment…)

    • Conclusion: make sure that the tourists will have a good holiday (a great time) there and have polite letter endings.

A letter of recommending a person

    • Introduction: Name of the person and the reason why you recommend him/ her.

    • Body: Most important features (family background; education background; appearance & personality; experiences…)

    • Conclusion: make sure that the receiver will be satisfied with him/ her and have polite letter endings.


VIII. Describing a graph/ chart/ table

1. What to write

Biểu đồ/ biểu bảng là một cách trình bày thông tin hay số liệu bằng hình ảnh thay vì bằng lời, nhằm làm cho người đọc dể hiểu hơn. Thường biểu đồ/ biểu bảng cung cấp thông tin về kết quả của các khảo sát hay nghiên cứu.



a. Dạng

  • Line graph (biểu đồ đường thẳng): thường trục tung và trục hoành cung cấp thông tin nhiều nhất

  • Bar graph (biểu đồ hình cột): cung cấp thông tin với các đơn vị thành hình cột hoặc thanh ngang.

  • Pie graph/ chart (biểu đồ hình bánh): thường cho thấy các tỉ lệ %

  • Table (biểu bảng): cung cấp thông tin chi tiết hơn và thường đòi hỏi mô tả chi tiết hơn.


b. Đọc và hiểu biểu đồ/ biểu bảng

Để mô tả hay so sánh biểu đồ/ biểu bảng, trước hết HS phải biết cách đọc và hiểu biểu đồ/ biểu bảng, nghĩa là HS phải có thể trả lời 5 câu hỏi sau:

(1) What is the information or data in the graph/ table about?

(2) What are the units of measurement used?

(3) What is the area (place) involved?

(4) What is the time-scale involved?

(5) What is the purpose of the graph or table?

Thông thường HS có thể tìm câu trả lời cho 5 câu hỏi này vì câu trả lời thường nằm ở ngay chính tiêu đề và có thể nhìn thấy từ biểu đồ/ biểu bảng đó.


c. Nhận ra các xu hướng tăng/ giảm…

Sau khi tìm ra câu trả lời cho 5 câu hỏi trên, HS sẽ bắt đầu nhận ra khuynh hướng tăng hay giảm, nhanh hay chậm và ở thời điểm nào.


d. Nhóm thông tin, số liệu một cách hợp lý để mô tả một cách ngắn gọn và rõ ràng.
Sau khi đã đọc và hiểu được biểu đồ/ biểu bảng, và đã định hướng mô tả, hãy sử dụng hợp lý ngôn ngữ mô tả tăng, giảm, ổn định…để viết. Cần chú ý bài viết phải chính xác về cách sử dụng ngôn ngữ cũng như các số liệu mô tả cụ thể.
2. How to write

a. Mô tả xu hướng tăng, giảm…


Tăng

  • There + be + an upward trend.

  • There + be + an exponential growth in …

  • increase = rise = jump = climb = go up

  • shoot up = soar up

  • peak = reach a peak = reach the highest point

  • increase in = rise in (n)

  • grow exponentially

Giảm

  • There + be + a downward trend.

  • decrease = drop = fall = decline = go down

  • plunge

  • decrease = drop = fall = decline = reduction (in)

  • bottom out = reach the bottom = reach rock bottom = reach the lowest point = hit a trough

  • reach a plateau = level off = plateau

Giao động

  • fluctuate (v); fluctuation (n)

Ổn định

  • remain steady/ stable

  • remain/ stay the same/ constant/ unchanged

  • There + be + little/ hardly (barely/ scarcely) any/ no change in…

Adverbs

  • dramatically = sharply = steeply = rapidly = suddenly

  • considerably = substantially = significantly = markedly

  • steadily = gradually = slowly

  • slightly = marginally

Adjectives

  • dramatic = sharp = steep = rapid = sudden

  • considerable = substantial = significant = marked

  • steady = gradual = slow

  • slight = marginal


b. Đưa số liệu cụ thể

Khi mô tả biểu đồ/ biểu bảng, ta không chỉ mô tả sự thay đổi chung chung như tăng hay giảm mà thỉnh thoảng phải đưa các số liệu cụ thể vào từ biểu đồ/ biểu bảng.



  • Sử dụng giới từ thích hợp

Ex: The monthly profit increased by 10% from 10% to 20%./ The profit remained steady at 10%.

  • Dùng dấu phẩy và giới từ phù hợp

Ex: Carbon emissions increased significantly, to 600 million tons./ Australia came next, with a total of 42,215 students.

  • Dùng dấu ngoặc đơn

Ex: Thailand had the largest percentage of students (10%).

  • Dùng dấu phẩy

Ex: The greatest proportion of electricity, 59%, was generated by oil.

  • Dùng các động từ như: be/ have/ make up/ constitute/ account for/ stand at/ represent…

Ex: Thailand accounted for/ made up/ constituted 10% of the students.

  • Dùng namely và that is/ i.e.

  • Dùng trạng từ nhấn mạnh

  • Con số được diễn tả bằng chữ


c. Để tránh sự lặp lại

  • Dùng từ respectively: được sử dụng để đề cập con số được trình bày theo thứ tự

Ex: There were more males than females (10% and 5% respectively).

  • Dùng the former, the latter: được dùng để chỉ các đối tượng được đề cập trước đó

Ex: Seven million tons of iron and thirty million tons of steel were produced in 1973. In 1979, production of the former fell by 25% and that of the latter fell by 20%.

  • Dùng that, those: that thay cho danh từ số ít; those thay cho danh từ số nhiều

Ex: In 1998, the number of visits made to the Tate Gallery rose to more than double that made in 1981./ A higher proportion of people aged 35 and over said that they attended classical music concerts than those aged 15 to 34.

  • Dùng hiện tại phân từ

Ex: Between 1860 and 1900, the temperature remained steady, rising and falling by no more than 0.1° Centigrade.
d. Danh từ chỉ số lượng, định lượng: Một số danh từ chỉ số lượng, định lượng thường dùng trong mô tả biểu đồ/ biểu bảng.

  • The amount of + danh từ không đếm được

  • The number of + danh từ đếm được

  • Percentage (tỉ lệ phần trăm)/ proportion (tỉ lệ của cái gì so với cái gì)

  • Rate thường dùng với birth/ marriage/ divorce/ unemployment (thường dùng với động từ increase)

  • Level thường dùng với production/ expenditure/ unemployment (thường dùng với động từ rise)


e. Cụm từ chỉ thời gian

  • In + year/ month/ decade

  • From … to/ between … and

  • For + period of time/ over a …. period/ during + period of time/ up to + point of time

  • In the last/ past + period of time

  • After that then

  • By the late + century

  • Since/ from ….. onwards/ up to now/ so far

  • In the next + period of time


f. Ngôn ngữ để so sánh

  • Similarity: also/ similarly/ likewise/ equally/ in the same way/ as well as/ not only...but also/ too/ as...as/ like X, Y.../ just as X, Y...

  • Contrast: while/ whereas/ although/ in spite of/ despite/ however/ nevertheless/ yet/ on the other hand/ in contrast/ on the contrary/ as opposed to/ unlike

  • Các cấu trúc so sánh khác




X

is

far

much


a lot

substantially

considerably

significantly

somewhat

slightly


fractionally

more common

less common



than

Y.




(By far)

the

most popular

second most common



+ Noun

is X.




School X has

almost

nearly


as many students as

as much space as



school Y.

about

exactly


the same

number

proportion

amount


of students as
of furniture as

almost

about


over

a quarter

half


three quarters

twice


three times

as many students as

as much space as



almost

nearly


a/ one quarter of

a/ one third of

a/ one half of


the total number of students.


g. Thì động từ

  • Dùng thì hiện tại đơn trong các cụm từ bắt đầu câu mở đầu trong bài mô tả.

Ex: The table shows the number of visits made to Oxford between 2000 and 2006.

  • Dùng thì quá khứ đơn mô tả sự thay đổi liên quan đến một mốc thời gian cụ thể trong quá khứ.

Ex: The production of consumer goods in 1985 stood at 100 million.

  • Dùng thì quá khứ tiếp diễn cho 1 trong 2 sự việc cùng xảy ra

Ex: While poultry production was rising during this period, there was no change in mutton production.

  • Dùng thì hiện tại hoàn thành cho các sự việc xảy ra tính đến thời diểm hiện tại.

Ex: There has been a steady rise in the percentage of TV sets sold since 2000.

  • Dùng thì quá khứ hoàn thành hoặc tương lai hoàn thành khi cụm từ chỉ thời gian có giới từ by

Ex: By the end of the century, the rate of urbanization had increased three-fold.
h. Viết câu mở đầu

Có nhiều cách để bắt đầu:



  • Thường là trả lời câu hỏi: biểu đồ/ biểu bảng đó trình bày thông tin gì, ở đâu, trong khoảng thời gian nào. Thường thì hướng dẫn làm bài và tiêu đề cho biết câu trả lời. Tuy nhiên HS phải viết lại yêu cầu làm bài bằng lời của mình, tránh lập lại từ vựng hay cấu trúc cho sẵn ở yêu cầu đề bài hay tiêu đề của biểu đồ/ biểu bảng.




Time periods

  • From January to February = Between January and February

  • For one month = for a one-month period = for a period of one month

  • Over the next month = during the next month

Structures




Type of chart

Verb

Description

The

illustration

graph


pie chart

bar chart

table


shows

illustrates

presents


the number of…

the proportion of…

information on…

data on…



Những cấu trúc khác có thể dùng để bắt đầu câu mở đầu của một bài mô tả biểu đồ/ biểu bảng:


It is clear from the graph/ table

+ that + S + V +…

It can be seen from the graph/ table

The graph/ table shows/ indicates/ illustrates/ reveals/ presents

From the graph/ table, it is clear




  • Cách khác để viết câu mở đầu cho đoạn văn mô tả biểu đồ/ biểu bảng là đề cập đến thông điệp chính mà biểu đồ/ biểu bảng cho thấy và nêu ra được xu hướng thay đổi của nó.

Ex: The graph shows that there was a sharp increase in the population of X between 1995 and 2001.
Phần còn lại của đoạn văn, HS mô tả chi tiết hơn, đưa vào các số liệu thích hợp. Điều quan trọng là các em phải biết nhóm thông tin, dữ liệu để mô tả ngắn gọn mà không bỏ sót thông tin nào quan trọng.
Tóm lại, khi mô tả biểu đồ/ biểu bảng, hãy nhớ rằng:


  • Hãy bắt đầu bằng một câu mở đầu đề cập đến ý chính của toàn bộ đoạn văn.

  • Đừng nên mô tả tất cả các dữ liệu cung cấp mà chỉ đưa vào các dữ liệu có ý nghĩa, ví dụ như lớn nhất, thấp nhất…

  • Hãy nhóm các dữ liệu một cách hợp lý nhất.

  • Không nên thảo luận hay giải thích cho một thay đổi nào đó nếu không được yêu cầu.

  • Không cần viết câu kết luận. Nếu muốn, HS có thể nói lại xu hướng thay đổi chính từ biểu đồ/ biểu bảng, thông điệp chính mà biểu đồ/ biểu bảng muốn truyền đạt.







Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 142.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương