Án nghiên Cứu Đề Xuất Tái Chế Chất Thải Rắn Cho Đô Thị Thành Phố Cần Thơ



tải về 3.82 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.82 Mb.
#54725
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Mô hình chất thải rắn

1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị
Người ta có thể phân loại chất thải rắn đô thị theo các cách sau:

  1. Nguồn gốc phát sinh, bản chất nguồn tạo thành chất thải rắn(trình bày ở mục 1.2)

  2. Chất thải rắn loại vô cơ, hữu cơ

- Chất thải rắn loại hữu cơ, vô cơ cũng được phân loại theo khả năng phân hủy: loại dễ phân hủy và loại khó phân hủy.
- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy như: cuống rau, hoa quả hỏng, mẩu thịt, đầu cá và các loại chất thải khác phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm, các loại thức ăn thừa,… các loại chất thải này nhanh phân hủy, dễ tạo mùi và thu hút côn trùng (ruồi, nhặng, gián, muỗi và các lạo côn trùng khác).
- Chất thải hữu cơ khó phân hủy như: nilông, nhựa,…
- Đây là yếu tố quan trọng để lựa chọn tần suất thu gom, các trang thiết bị lưu chứa, vận chuyển chất thải rắn, xem xét khả năng sản xuất phân compost từ chất thải rắn loại hữu cơ dễ phân hủy.
- Chất thải rắn vô cơ như: thủy tinh, sành sứ, can thiết, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt, đất đá và bụi đất.

Hình 1.1 rác thải thực phẩm

  1. Theo khả năng tái chế và thu hồi phế liệu:

Có thể tận dụng nhiều loại phế thải làm nguồn vật liệu thô như: giấy, bìa cát tông, cao su, chất dẻo, vải dụng, thủy tinh, nhôm, kim loại sắt và kim loại không sắt. Giấy cũng có nhiều loại theo phân loại có đến 40 loại khác nhau: các loai giấy thải điển hình là giấy báo, sách vở, tạp chí, giấy in văn phòng, bìa cacton giấy, bìa cacton bao bì, giấy vệ sinh, giấy ăn,… Ngoại trừ giấy vệ sinh và giấy ăn các loại giấy khác có thể thu hồi và tái chế.
Nhựa cũng có nhiều loại. Trong thực tế thường có 7 loại nhựa, chất dẻo sau đây:
• Polyethylene terephtalene (pete/1)
• High-density polyethylene (hdpe/2)
• Polyvinyl chloride (pvc/3)
• Low-density polyethylene (ldpe/4)
• Polypropylene (pp/5)
• Polystyrene (ps/6)
• Other mitylayered plastic material (7)
Những loại chất thải rắn không tái chế được thu hồi rồi mới đi chôn lắp.


Hình 1.2 các vỏ chai nhựa



  1. Theo khả năng cháy được và không cháy được:

Các loại chất thải hữu cơ cháy được như: giấy, bìa cát tông, nhựa và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, vải, da, gỗ, cành cây và các chất thải thực phẩm như: mở thịt thái bỏ,…. Người ta tận dụng các loại chất thải hữu cơ loại cháy được, có năng lượng tỏa nhiệt cao đem đốt để thu hồi nhiệt.
Các chất thải không cháy được thường là chất thải rắn vô cơ như: thủy tinh, kim loại, bụi, tro, gạch,…

  1. Theo mức độ nguy hại và không nguy hại

Theo mức độ nguy hiểm chất thải rắn có 2 loại:
Loại thông thường
Loại nguy hại
Chất thải rắn thông thường chủ yếu là chất thải sinh hoạt.
Chất thải rắn nguy hại là chất rắn có 1 trong 7 đặc tính sau đây: dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ bị oxy hóa, dễ nổ, gây độc cho người và sinh vật, độc hại cho hệ sinh thái, lây nhiễm bệnh. Chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, y tế, làng nghề,…. Cũng có một lượng chất thải rắn nguy hại từ hoạt động sinh hoạt.

  1. Chất thải rắn loại đặc biệt

Phát sinh từ các khu dân cư, thương mại bao gồm: chất thải cồng kềnh, đồ điện gia dụng, thùng sắt tây, dầu mỡ, pin, lớp xe. Các loại chất thải rắn này cần phải thu gom và xử lý riêng.
Chất thải rắn cồng kềnh như: các loại đồ dùng gia đình và cơ quan có kích thước lớn như: gường, tủ (tủ hồ sơ, tủ sách, tủ đựng quần áo,...), bàn, ghế hỏng bị loại bỏ.
Đồ điện gia dụng bị hỏng, vở như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy sáy, lò nướng, lò vi sóng. Các loại chất thải này cần phải gom riêng để đem đến các cơ sở sửa chửa, tái chế,… ví dụ như: thu hồi nhôm, đồng, chì,…
Pin, bình ắc quy: nguồn thải từ các hộ gia đình, cơ quan, công sở, ắc quy ôtô và các sơ sở sửa chửa, bảo dưởng xe máy, ôtô.
Pin cũng có rất nhiều loại: trong pin có chất kiềm, bạc, thủy ngân, kẽm, cadimi, niken…. Các chất có trong pin là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, mạch nước ngầm do chúng gỉ ra từ pin ở dạng lỏng.
Trong ắc quy ôtô có chứa axit lỏng, trong mỗi ắc quy ước tính chứa khoảng 18 pound chất lỏng (pound = 0.453kg) và 1 gallon axit sunfuric (1gallon = 1.78lít), cả hai chất trên điều rất nguy hại.
Dầu mỡ ôtô sau sử dụng, nếu không được thu gom đúng quy cách, mà đổ ra đất không những gây mất vệ sinh mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và không khí. Nếu lẫn với các chất thải thông thường khác sẽ gây ô nhiễm các thành phần khác của chất thải rắn, làm phức tạp quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý sau này.

  1. Bùn, rác do nạo vét cống và bùn, rác từ khu xử lý chất thải

Các loại chất thải này thường ở dạng bán lỏng như bùn, rác cống thoát nước, ở trạm xử lý nước thải. Bùn cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ xử lý. Thu gom và xử lý bùn, cặn lại không thuộc vào trách nhiện của công ty môi trường đô thị, tuy nhiên bùn xử lý từ trạm xử lý được xử lý và sử dụng làm phân compost, hoặc chôn lắp tại bãi chất thải hợp vệ sinh.
Như vậy, việc quản lý bùn, rác từ hoạt động nạo vét cống, phát sinh từ các trạm xử lý chất thải là một trong các thành phần nội dung của hệ thống huy hoạch xử lý chất thải rắn.
1.4 Tính chất của chất thải rắn
a) Tính chất vật lý
Những tính chất quan trọng của chất thải rắn gồm: nhiệt độ, độ ẩm, khả năng giữ ẩm của chất thải, kích thước hạt nhân của chất thải rắn.
b) Tính chất hóa học
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn bao gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị, ...
c) Tính chất sinh học
Trừ các hợp phần dựa dẽo, cao su, kim loại, ... Đa phần chất hữu cơ của chất thải rắn có thể bị biến đổi sinh học tạo thành khí đốt và chất trơ, các chất vô cơ liên quan. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến các quá trình phân hủy của các vật liệu hữu cơ có trong thành phần chất thải rắn.
1.5 Tốc độ phát sinh của chất thải rắn:
Việc tính toán tốc độ phát sinh chất thải rắn là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý, bởi vì từ đó người ta có thể xác định lượng chất thải rắn phát sinh tương lai trong một khu vực cụ thể để có kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý.
Phương pháp xác định tốc độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt cũng gần giống như phương pháp tổng lượng chất thải rắn. Người ta dùng phân tích để xác định lượng chất thải sinh hoạt thải ra ở một khu vực:
- Đo khối lượng.
- Phân tích thống kê.
- Phương pháp xác định tỷ lệ chất thải sinh hoạt.
- Tính cân bằng vật chất.
- Dựa vào các đơn vị thu gom chất thải rắn (xe đẩy, thùng chứa,…).
1.6 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về chất thải rắn đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất,…) được biểu diễn:

Nguồn phát sinh chất thải


Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại nguồn





Thu gom tập trung


Trung chuyển và vận chuyển

Phân loại, xử lý và tái chế





Thải bỏ


tải về 3.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương