Án nghiên Cứu Đề Xuất Tái Chế Chất Thải Rắn Cho Đô Thị Thành Phố Cần Thơ



tải về 3.82 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.82 Mb.
#54725
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Mô hình chất thải rắn

Nhược điểm:

  • Mức độ tự động của hệ thống chưa cao.

  • Việc phân loại chất thải rắn vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Nạp liệu thủ công, năng suất kém.

  • Phần tinh chế chất lượng kém so tư trang tự chế.

  • Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đồng đều.

3.3. Tái chế chất thải rắn khó phân huỷ thành các sản phẩm hữu ích cho sinh hoạt và sản xuất
Các chất thải rắn khó phân hủy có giá trị thu hồi tái chế thường được thu gom tại nguồn bởi người dân, lượm rác, công nhân vệ sinh. Vì vậy, lượng chất thải rắn đưa đến bãi chôn lấp hay nhà máy chế biến phân compost chỉ còn lại một ít chất thải đa số là bao nylon, các phế liệu ít giá trị. Thời gian làm đồ án có hạn nên chúng em không thể khảo sát thực tế về hiện trạng mua bán, chế biến các phế liệu như: nhựa, thủy tinh, cao su, giấy, …qua quá trình tìm hiểu tham khảo công nghệ tái chế từ các kết quả nghiên cứu đã có, chúng em đã lựa chọn và đưa ra một số công nghệ tương đối đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế của TP.Cần Thơ. Các công nghệ đề xuất bao gồm:
3.3.1. Tái chế các chất thải nhựa
Các phế liệu nhựa trong chất thải rắn có giá trị tương đối về mặt kinh tế vì vậy loại phế liệu này có xu hướng được thu nhặt một phần đáng kể tại hộ dân cư, trên đường phố, tại bãi chôn lấp. Sau đây là một đề xuất về công nghệ tái chế nhựa tương đối đơn giản có thể áp dụng ở các cơ sở vừa và nhỏ trong TP.Cần Thơ.

Hình 3.6 Hạt nhựa sau khi tái chế




Hình 3.7. Công nghệ tái chế nhựa
Nhựa phế phẩm như ống nước bể, đồ dùng bằng nhựa, nhựa vụn, bao nylon,….phân loại thành những loại như: pe, pp, pvc, ps,…sau đó được làm sạch bằng cách tùy theo loại phế liệu. Sau khi làm sạch, phế liệu được xay bằm và rửa bằng nước cho sạch hơn. Các mẫu nhựa này được phơi khô tại bãi đất trống. Tùy theo yêu cầu sản phẩm mà các mẫu nhựa sau khi phơi khô sẽ được trộn màu và đưa vào máy tạo hạt để tạo thành sản phẩm nguyên liệu nhựa, đó là những hạt nhựa giống nguyên liệu tinh.
3.3.2. Tái chế các chất thải là giấy
Công nghệ tái chế có nhiều loại tùy thuộc vào chất lượng của nó, đối với giấy chất lượng cao như: giấy văn phòng, giấy tập sẽ được tái chế thành các sản phẩm như giấy vệ sinh. Giấy phế thải này được phân loại, sau đó đưa vào bể ngâm kiềm (naoh) rồi tẩy trắng (nước javen) tiếp theo được thêm các phụ gia và đem nghiền thành bột, đánh tơi bằng máy li tâm, được bơm qua hệ thống máy xeo, sấy khô và cuộn thành những cuộn lớn, sau đó được cắt xén để thành phẩm. Điều này thể hiện rất rõ trong sơ đồ công nghệ sau đây.

Hình 3.8. Sản phẩm giấy tái sinh


Hình 3.9. Công nghệ tái chế giấy phế thải thành giấy vệ sinh
Đối với những loại giấy có chất lượng kém hơn như giấy vụn, giấy carton, bao bì sẽ được tái chế thành các sản phẩm như giấy cuộn vàng, giấy vàng mã,…do đó yêu cầu về độ tinh khiết và yêu cầu về độ trắng thấp nên trong quy trình tái chế các loại giấy này không phải qua công đoạn tẩy trắng. Tuy nhiên, nguyên liệu thường không đồng nhất và lẫn nhiều bụi bẫn, tạp chất nên phải qua công đoạn phân loại và loại bỏ tạp chất, nilon, ghim kẹp,…cũng như qua hệ thống lắng cát.
3.3.3. Tái chế các chất thải là nylon
Trong thành phần chất thải rắn của các hộ gia đình nylon chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là các túi đựng thực phẩm. Đối với những túi nylon này ta có thể tái sử dụng lại, hoặc tái chế:

Hình 3.10. Túi nylon được giặt sạch và phơi tái sử dụng lại


Sơ đồ 3.11. Tái sử dụng bao nylon


  • Bao nylon sau khi thu hồi được giặt sạch bằng máy hoặc bằng tay để loại các chất bẩn bám trên nylon.

  • Phơi: sau khi giặt những chiếc túi này được phơi khô và tái sử dụng lại.



Hình 3.12. Làm sạch túi nylon bẩn


Hình 3.13. Quy trình tái chế bao nylon

  • Phân loại bao nylon: đây là công đoạn thông thường làm bằng thủ công là chủ yếu. Các công nhân chủ yếu sẽ phân loại bằng tay bao nylon mà và bao nylon không màu.

3.3.4. Tái chế các chất thải là kim loại
Các phế liệu kim loại trong chất thải rắn có giá trị tương đối cao về mặt kinh tế vì vậy loại phế liệu này có xu hướng được thu nhặt hầu như hoàn toàn tại những nguồn phát sinh, chất thải rắn khi đến bãi chôn lấp chỉ còn một phần rất ít do không thể thu nhặt được. Sau đây là một đề xuất về công tế tái chế kim loại tương đối đơn giản có thể áp dụng ở các cơ sở.



Sơ đồ 3.14. Công nghệ tái chế nhôm
Các phế thải nhôm được thu nhặt ngay tại nguồn phát sinh, trên đường phố, tại bãi chôn lấp,… được bán cho các vựa ve chai và sau đó được bán cho các cơ sở tái chế. Tại đây nhôm được phân loại và tách ra các thành phần không phải nhôm như sắt, thép,… sau đó được làm sạch (tách đất, cát,..) Và đập để giảm kích thước trước khi đưa vào lò nấu chảy. Nhôm nguyên liệu sau khi được nấu chảy sẽ được đúc khuôn tạo phôi nhôm (nhôm thõi, phôi nhôm) sẽ được gia nhiệt để cán mỏng đúc thành các vật dụng khác hay có thể pha chế tạo ra các mặt hàng nhôm cao cấp.
Tái chế sắt, đồng, cũng tương tự như tái chế nhôm.
3.3.5. Nhận xét đánh giá các công nghệ tái chế

tải về 3.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương