Án nghiên Cứu Đề Xuất Tái Chế Chất Thải Rắn Cho Đô Thị Thành Phố Cần Thơ


a) Tình hình thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn trên thế giới



tải về 3.82 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.82 Mb.
#54725
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20
Mô hình chất thải rắn

a) Tình hình thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn trên thế giới
Trên thế giới, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã xây dựng một chiến lược quản lý chất thải mà trong đó chính sách thu hồi và tái sinh chất thải đóng vai trò tất yếu trong toàn bộ hệ thống. Năm 1989, liên hiệp châu âu đã lãnh đạo hệ thống quản lý này và ưu tiên thực hiện công tác ngăn ngừa phát sinh chất thải, thu hồi và giảm thiểu thải bỏ cuối cùng. Liên hiệp châu âu đề nghị sự gia tăng hợp tác giữa các nước thành viên nhằm giảm thiểu xuất nhập khẩu bất hợp lý và các hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Điều này được xem như một phần của công tác quản lý chất thải, những nhà sản xuất ở những nước này phải luôn tính đến khả năng tái sinh phế phẩm của mình như một mục tiêu được đặt ra đầu tiên trong kế hoạch thiết kế sản phẩm, sản xuất và mua bán. Hệ thống quản lý này được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng và áp dụng cho việc quản lý chất thải rắn như: pháp, mỹ, hà lan, đức,…
Bảng 1.3: chỉ số quản lý rác thải của một số nước trên thế giới vào năm 1992

Tên nước

Dân sô
(triệu)

Thu nhập quốc nội gdp

Chất thải (kg/người/năm)

Chôn lắp (%)

Đốt (%)

Ủ sinh học (%)

Thu hồi tái chế (%)

Nhật

125.4

41.080

400

22.5

72.8

_

3.1

Mỹ

269.4

27.590

701

67

16

2

15

Đức

81.9

28.860

417

68.9

15.5

3.1

12.5

Pháp

58.3

26.280

348

50

40

10

10

Anh

58.1

19.80

347

83

13

_

_

Hà lan

15.6

25.850

484

52

27

8

13

Thụy điển

8.8

25.770

314

38

55

7

_

Tây ban nha

39.7

14.200

323

75

76

20

_

Thụy sỹ

7.2

43.420

406

11

71

13

_

Đan mạch

5.2

32.250

351

16

8

13

13

Canada

29.7

19.200

646

82

_

_

10

Việt nam

77.0

_

_

_




_

_

Vấn đề tái chế ở một số nước :


- Singapore : những nước đang phát triển trong khu vực đã quan tâm từ rất sớm việc xử lý chất thải rắn. Singapore là một ví dụ điển hình. Là một nước nhỏ, singapore không có nhiều đất đai để chôn lấp như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn

Hình 1.10.:bãi chôn lấp rác ở singapore
- Thái lan: sự phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác. Ngoài ra thái lan còn kết hợp xử lí rác bằng phương pháp đốt.
- Đức: từ đầu những năm 1991, đức coi 3r: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải là khái niệm quản lý chất thải tổng hợp và sau đó trở thành nguyên tắc trong các chính sách và pháp luật của đức về quản lý chất thải.
b) Tình hình ở việt nam
Việc áp dụng nguyên tắc 3R giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải đang đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn hiện nay ở nước ta. Thông qua các hoạt động thu hồi tái chế, tái sự dụng vật liệu từ chất thải, những giải pháp đề xuất đã được kiến nghị để đề ra các chính sách mới trong chiến lược quốc gia về hoạt động, lĩnh vực này.

  • Phát triển đô thị và áp lực với môi trường:

Cùng với những biến chuyển tích cực về kinh tế xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia không ngừng được mở rộng và phát triển. Năm 1990 cả nước mới có 500 đô thị, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị và đến năm 2005 đã có 715 đô thị, với 2 thành phố loại đặc biệt là Hà Nội, TP HCM và 3 thành phố loại I là Hải Phòng, Đà Nẵng Và Cần Thơ. Tăng trưởng dân số đô thị từ 11,87 triệu người năm 1998 lên 18 triệu người năm 1999 và khoảng 22 triệu người năm 2002, nâng tỷ lệ đô thị hoá từ 19,3% năm 1998 lên 26% năm 2005. Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình từ 12-15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn đạt khoảng 1000 usd và tại các đô thị trung bình đạt trên 500 usd. Tăng trưởng không gian đô thị cũng đạt tỷ lệ đáng kể: năm 1999 đất đô thị chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả nước, đến năm 2000 đã tăng lên 0,35% và năm 2004 đạt 1%.
Quá trình đô thị hoá làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị. Điều này làm phát sinh một lượng lớn chất thải sinh hoạt. Thông tin chung về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn quốc (bảng 1.4). Theo báo cáo quan trắc của trung tâm kỹ thuật môi trường - ĐH Xây Dựng, mức gia tăng về lượng chất thải rắn sinh hoạt trong vài năm gần đây (bảng 1.5).
Bảng 1.4: thông tin chung về chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tấn/năm

  • Toàn quốc

  • Các khu vực đô thị

  • Các khu vực nông thôn




12.800.000


6.400.000
6.400.000



Tốc độ phát sinh kg/người/ngày

  • Toàn quốc

  • Các khu vực đô thị

  • Các khu vực nông thôn




0,4
0,7


0,3



Tỷ lệ được thu gom % tổng lượng phát sinh

  • Toàn quốc

  • Các khu vực đô thị

  • Các khu vực nông thôn




71%
< 20%


10 - 20%



Số lượng bãi chôn lấp

  • Bãi rác và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh

  • Bãi chôn lấp hợp vệ sinh




74
17





(nguồn: trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường 2004)


Bảng 1.5: lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm tấn/năm

Năm

2002




2003

2004

Khu vực


Toàn quốc

11 302 000

12 800 000

16 000 000

Khu vực đô thị

5 568 000

6 400 000

8 640 000

Khu vực nông thôn

5 800 000

6 400 000

7 360 000

Tốc độ gia tăng so với năm trước (%)

  • Khu vực đô thị

  • Khu vực nông thôn

1.05
1.10



1.15
1.10



1.35
1.15





tải về 3.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương