Ăn chay và SỨc khỏE


Bài X - CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO : ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỆNH UNG THƯ



tải về 0.51 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích0.51 Mb.
#39993
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Bài X - CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO :
ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỆNH UNG THƯ


Sau 3 năm sưu tầm và nghiên cứu, toán chuyên gia khoa học đặc trách tìm hiểu về sự dinh dưỡng và bệnh tật do Bộ Y Tế Anh Quốc thành lập đã chánh thức tuyên bố và báo động với công chúng rằng ăn thịt động vật là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư nhiều nhất trên thế giới. Toán chuyên gia này bảo hàng ngày mỗi người ăn trung bình từ 140g thịt trở lên đã có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư các loại. Những người ăn ít thịt từ 90g hoặc ít hơn mỗi ngày thì sẽ ít có nguy cơ mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo này hơn.

Mặc dầu bị nhiều áp lực bởi các nghiệp đoàn sản xuất thịt, nhưng sau nhiều cuộc bàn thảo, nhà cầm quyền Anh Quốc, vì sự an nguy đối với sức khỏe của dân chúng, đành phải loan báo kết quả cuộc nghiên cứu này một cách công khai.

Tuy nhiên tại Úc Châu, theo thống kê cho biết trong năm 1993-1994, trung bình mỗi người dân, hàng ngày tiêu thụ từ 218g thịt trở lên, vượt hơn mức báo động nguy hiểm đến 80g mỗi ngày cho mỗi đầu người. Trong khi chánh phủ Úc còn chậm chạp chưa loan báo rùm beng việc này ra cho công chúng biết, thì một số chuyên gia nghiên cứu, vì lương tâm chức nghiệp, đã có lời cảnh cáo.

Bà Kerin O'Dea, giáo sư về khoa Dinh Dưỡng tại trường Đại học Deakin bảo bà rất tán thành kết quả nghiên cứu của Bộ Y Tế Anh Quốc. Trong khi đó, giáo sư Bruce Amstrong thuộc hội đồng nghiên cứu bệnh ung thư của trường Đại học New South Wales khuyến cáo rằng chỉ có cách duy nhất để ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh ung thư là phải ăn nhiều rau cải và trái cây trong khẩu phần hàng ngày. Ông còn bảo nước Úc hiện nay là một quốc gia có tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư trực tràng đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới. Tuy nhiên theo tin cập nhật của nhà chức trách Y Tế (Health Authority) Úc Đại Lợi do công ty Dược Phẩm Norgine phổ biến, cứ 22 người dân Úc thì hiện nay đã có một người mắc phải bịnh ung thư đường ruột trước tuổi 75 và trung bình hàng năm có đến 4600 người dân Úc đã chết vì chứng bịnh nan y này. Đây là tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Một báo cáo khác của Cơ quan Nghiên Cứu bệnh Ung thư trên thế giới và Học viện Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư Quốc gia Hoa Kỳ đã dựa vào 4500 kết quả sưu tầm và nghiên cứu của các khoa học gia và chuyên gia y dược đã loan báo rằng sự ăn uống không đúng cách là nguyên nhân gây ra 1/3 tỷ số của những bệnh nhân đã chết vì bệnh ung thư. Sự kiện nghiêm trọng này có thể ngăn ngừa được bằng cách phải thay đổi thói quen ăn uống của dân chúng và có thể giảm thiểu được từ 3 đến 4 triệu người có nguy cơ mắc bệnh ung thư trên thế giới.

Các khoa học gia bảo mỗi người trong chúng ta cần phải tự chọn lựa cho mình phương cách ăn uống thích hợp gồm có thành phần các loại rau, đậu, trái cây và các loại ngũ cốc. Họ còn chủ trương kêu gọi chánh quyền khắp nơi trên thế giới hãy chánh thức loan báo cho công chúng biết để có ý thức phòng ngừa hầu bảo vệ sức khỏe an toàn cho họ. Hiện nay sự gia tăng tỷ số dân chúng mắc bệnh ung thư khắp nơi trên thế giới là một lo ngại lớn nhất cho tất cả mọi quốc gia. Theo thống kê của cơ quan Y Tế Quốc Tế, hàng năm có thêm 10 triệu trường hợp những bệnh nhân ung thư mới được phát giác. Con số này sẽ gia tăng thêm mỗi năm và tính đến năm 2020 sẽ có tới 14 triệu rưởi người mắc phải chứng bệnh nan y này.

Tiến sĩ Phillip James, giám đốc học viện Sưu Tầm và Nghiên Cứu Rowett ở Aberdeen Tô Cách Lan bảo phần đông người ta cho rằng vấn đề phương pháp ăn uống để phòng ngừa bệnh ung thư là chuyện cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên đó không phải là một việc đơn giản như vậy. Chánh quyền và cơ quan y tế của các quốc gia khắp nơi trên thế giới phải đóng góp một cách tích cực bởi vì tính chất của sự cải thiện phương pháp ăn uống sẽ bị ảnh hưởng các chính sách về nông nghiệp thuế khóa, kỹ nghệ thực phẩm và liên hệ đến nhiều vấn đề trọng đại khác. Bà Marion Nestle, chủ tịch phân khoa Nghiên Cứu về Thực Phẩm và Dinh Dưỡng của trường Đại học New York bảo rằng phần lớn chánh quyền các quốc gia không muốn bảo dân chúng của họ ăn ít thịt lại. Bà tiếp: "Mỗi khi chánh phủ Hoa Kỳ muốn đề nghị dân chúng ăn ít thịt lại hoặc từ bỏ việc ăn thịt thì các chính trị gia phản đối ầm ĩ. Rốt cuộc rồi nhà nước đành phải rút lại lời tuyên bố đó mà thôi. Mặc dầu từ cuộc nghiên cứu này đến hết cuộc nghiên cứu khác, các khoa học gia đều khuyến cáo dân chúng nên ăn ít thịt lại".

Tuy nhiên một khi đã biết được ăn thịt có liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc bệnh ung thư mà người ta vẫn cứ lao đầu vào sự nguy hiểm thì đó là quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Rất tiếc là thói quen ăn uống "bất cần đời"Ï đó đã gây ra rất nhiều phiền toái và gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.

---o0o---

Bài XI - ĂN CHAY ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁCH


Bây giờ, chúng ta đã biết ăn chay là phương pháp dưỡng sinh tự nhiên nhằm để giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa được một số bệnh tật. Tuy nhiên làm thế nào để chọn lựa các thức ăn cho có đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của con người mới là một điều quan trọng. Theo sách Go Vegeterian của chuyên gia dinh dưỡng Chris Lehmann và Amanda Benham thì các thức ăn chay được chia ra làm bốn nhóm căn bản như sau :

Nhóm rau củ : Nhóm rau củ cung cấp cho chúng ta rất nhiều dưỡng chất cần thiết như sinh tố C, Beta-carotene, Riboflavin (Sinh tố B2), chất sắt, chất calcium, chất xơ (fibre) và nhiều loại chất bổ dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng này thường tìm thấy trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm như cải bông xanh (broccoli), cải bẹ dầy (spinach)...Đặc biệt những lọai rau củ có sắc vàng sậm và vàng cam như củ cà rốt, trái squach, khoai lang, và bí rợ cung cấp cho chúng ta một số lượng dồi dào về chất beta-carotene.

Nhóm cốc loại: Nhóm này gồm có bánh mì, gạo, bắp, hạt kê (millet), lúa mạch (barley) và lúa kiều mạch (oats). Thường thì cốc loại không nên chà trắng để còn giữ được trọn vẹn chất bổ dưỡng thiên nhiên. Đối với gạo thì đã có gạo lứt và bánh mì thì có bánh mì lứt tức whole meal bread bày bán đầy đủ trên thị trường. Cốc loại chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa sự tiêu hóa, tránh táo bón và ngừa được chứng ung thư ruột già, ruột cùng và bao tử.

Nhóm trái cây : Nhóm này phần lớn chứa nhiều sinh tố C, beta-carotene, chất xơ...Mỗi ngày ít nhất chúng ta phải ăn một lần trái cây. Đặc biệt cam, chanh, quít và bưởi chứa nhiều sinh tố C, một loại sinh tố giúp cơ thể chống lại nhiều lọai bệnh tật như bệnh cảm cúm. Sinh tố C cũng còn được các nhà khoa học Pháp gọi là sinh tố của sức mạnh hay sinh tố của sự cố gắng (vitamines de lỖeffort).

Nhóm đậu : Nhóm này gồm các loại đậu có màu xanh mà chúng ta thường dùng như đậu Hòa Lan, đậu đũa, đậu que.... Đậu nành cũng thuộc nhóm này và thường được chế biến dưới dạng đậu hủ, tương, chao và sữa vân vân. Ngày nay sữa đậu nành được bày bán trong các siêu thị có nhiều loại rất tốt và bổ dưỡng vì nó đã được pha chế thêm sinh tố và các chất dinh dưỡng khác theo đúng nhu cầu của cơ thể.

Ngoài bốn nhóm thức ăn chay được phân loại một cách đại khái như trên, chúng ta cũng còn nhiều loại thức ăn khác nhưng cũng không ngoài các nhóm được phân loại vừa kể. Hàng ngày chúng ta nên ăn uống cách nào cho đầy đủ các loại rau quả phối hợp gồm cả 4 nhóm thì cơ thể sẽ không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nào.

Ngoài ra chúng ta cũng còn cần phải dùng thêm các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt rẻ (chestnut), hạt walnuts... Các loại hạt này thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhất là chất béo. Tuy nhiên nếu lạm dụng các loại hạt này cũng có thể gây ra chứng thừa chất béo trong cơ thể hay gọi là bệnh cao mỡ.

Dầu ăn thảo mộc rất tốt nếu so sánh với mỡ động vật. Nhưng nếu chúng ta dùng dầu thảo mộc để chiên thức ăn xong rồi tiết kiệm để dành lại chiên thêm lần nữa thì dầu ăn này không còn thuần khiết. Nó lại trở thành một loại dầu khó tiêu trong cơ thể như mỡ động vật vậy. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng dầu chiên qua thức ăn một lần rồi bỏ. Dầu thảo mộc tốt nhất theo thứ tự là dầu mè, dầu ô-liu, dầu bông quỳ, dầu đậu nành và các loại đầu thảo mộc thông thường khác.

Người ăn chay trường nên ăn các loại thực phẩm thiên nhiên còn tươi tốt. Những loại rau quả để lâu hay đóng hộp hoặc được chế biến bằng các phương pháp hóa học để có mùi vị thơm ngon hạp với khẩu vị, có thể coi là thực phẩm chay chớ không phải là thức ăn dinh dưỡng.

---o0o---




tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương