Multilateral trade assistance project


Uỷ ban về Thương mại và Môi trường (CTE) có nhiệm vụ gì?



tải về 1.18 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

285. Uỷ ban về Thương mại và Môi trường (CTE) có nhiệm vụ gì?

Đây là một uỷ ban được thành lập từ năm 1994 và đi vào hoạt động cùng với WTO.

Uỷ ban này không có chức năng giám sát điều hành các hiệp định WTO như các uỷ

ban khác mà chỉ nhằm nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh tác động qua lại và liên hệ

giữa thương mại với môi trường.

286. Phương pháp chế biến và sản xuất có liên quan đến môi trường ở điểm nào?

Khác với tiêu chuẩn của bản thân hàng hoá, tiêu chuẩn về phương pháp chế biến và

sản xuất (PPM) được thể hiện ở giai đoạn sản xuất, trước khi sản phẩm hàng hoá hình

thành.


Phương pháp chế biến và sản xuất có mối liên hệ đối với tình trạng môi trường, đặc

biệt là trong việc sản xuất những hàng hoá sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Một số ví dụ:

Dùng chất nổ để đánh bắt cá sẽ làm huỷ diệt hàng loạt cá con và nhiều loài sinh

vật biển khác;



Page 84

- -

84

Sản xuất giấy phải sử dụng một lượng lớn hoá chất để xử lý gỗ, và nếu không xử



lý tốt thì chất thải từ nhà máy giấy có thể gây ô nhiễm xung quanh.

Tuy nhiên, WTO, mà cụ thể là các Hiệp định TBT và Hiệp định SPS, không cho phép

các nước coi PPM là một cơ sở để hạn chế thương mại. Lý do là trình độ phát triển của

các nước khác nhau nên mức độ đánh giá tác động đối với môi trường cũng có thể

khác nhau. Điều đó có nghĩa là quá trình sản xuất một loại hàng hoá có thể gây ô

nhiễm tại nước sản xuất, nhưng nước nhập khẩu không được coi đó là một lý do để

cấm nhập khẩu.

Trên thực tế, một số tổ chức môi trường và tổ chức phi chính phủ vẫn thúc ép các

nước coi hạn chế thương mại như một biện pháp để đạt được mục đích bảo vệ môi

trường. Một số nước phát triển lợi dụng điều này để thiết lập những tiêu chuẩn khắt

khe đối với hàng hoá từ các nước đang phát triển, mà thực chất đó chính là một hàng

rào bảo hộ trá hình.



287. Yêu cầu về bao bì có phải là một vấn đề liên quan đến môi trường không?

Bao bì được hiểu như là những vật liệu đi kèm với hàng hoá nhằm chứa đựng, bảo

quản hàng hoá ở bên trong.

Yêu cầu về bao bì là một vấn đề liên quan đến môi trường vì cùng với sự gia tăng hàng

hoá về số lượng và chủng loại thì nhu cầu bao bì cũng tăng lên đáng kể, mà sau khi

hàng hoá đến tay người tiêu dùng thì bao bì đều bị xé bỏ, vứt đi, tạo thành một lượng

lớn rác thải. Người ta đã tính rằng trung bình 25-30% rác thải của một gia đình châu

Âu là các loại bao bì. Nếu bao bì làm bằng loại vật liệu khó phân huỷ thì sẽ làm môi

trường bị ô nhiễm, chưa kể đến sự lãng phí khi bao bì chỉ dùng được một lần.

Do đó, một số nước yêu cầu các nhà sản xuất phải dùng loại bao bì có thể tái sử dụng

nhiều lần, hoặc có thể tái chế được, hoặc có thể phân huỷ dễ dàng thành những chất

không độc hại. Yêu cầu này sẽ làm tăng chi phí bao bì và qua đó, tất nhiên, sẽ làm

tăng giá thành của hàng hoá.



288. Nhãn sinh thái là gì? Nhãn sinh thái và nhãn môi trường có phải là một không?

Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu

chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề

ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường

trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến,

gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp

người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức

độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…

Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước. Ví dụ

các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở

Singapore lại gọi là Nhãn xanh.

Ngoài nhãn sinh thái do một cơ quan đứng ra cấp, còn có một loại nhãn khác do nhà

sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình như một hình thức quảng cáo với người dùng.

Ta thấy có tủ lạnh dán nhãn "Không có CFC" (CFC là một loại hợp chất gây phá huỷ

tầng ozone) hoặc có loại pin ghi "Không có thuỷ ngân".





Page 85

- -

85

Cả hai loại nhãn trên, nhãn sinh thái và nhãn do nhà sản xuất tự dán, đều gọi chung là



nhãn môi trường. Thông thường, nhãn môi trường được khuyến khích để các nhà sản

xuất tự nguyện áp dụng nhằm tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng

thời nhắc nhở người tiêu dùng về ý thức bảo vệ môi trường bằng cách chọn mua

những sản phẩm đã được dán nhãn. Nhưng gần đây có xu hướng thể chế hoá việc dán

nhãn này như một yêu cầu bắt buộc đối với một số chủng loại hàng hoá. Trong trường

hợp như vậy, để được dán nhãn, tức là để thoả mãn những tiêu chí nhất định thì nhiều

nhà sản xuất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sẽ phải đầu tư thêm chi phí để

nâng cấp, cải tạo hoặc thay thế toàn bộ dây chuyền sản xuất cũ và đương nhiên giá

thành hàng hoá sẽ bị ảnh hưởng. Còn nếu không thì hàng hoá của họ sẽ không thể

thâm nhập được vào thị trường nước yêu cầu dán nhãn.



289. Các hiệp định môi trường đa phương là gì, và chúng có tác động thế nào đến

thương mại?

Tương tự như trong lĩnh vực thương mại, trong lĩnh vực môi trường cũng có nhiều văn

kiện pháp lý ký kết giữa các quốc gia, được gọi chung là các hiệp định môi trường đa

phương (MEA). Để đảm bảo hiệu lực thực thi, một số MEA đưa ra chế tài bằng cách

cho một nước thành viên hạn chế nhập khẩu từ một nước thành viên khác vi phạm quy

định của hiệp định ấy.

Nhìn chung, các MEA có thể chia thành 3 nhóm:

Bảo vệ các tài nguyên toàn cầu: thuộc nhóm này có Công ước Vienna về Bảo vệ

tầng Ozone, Hiệp định về Thay đổi Khí hậu;

Kiểm soát các chất độc hại: Công ước Basel về Kiểm soát việc Vận chuyển Chất

độc hại qua Biên giới;

Bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm: Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài

Động Thực vật Hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, Công ước Quốc tế về Quản lý

Cá voi.

Từ quan điểm bảo vệ môi trường, các chế tài bằng cách hạn chế thương mại là một

điều bình thường đối với các nước tham gia MEA. Nhưng vấn đề đặt ra là có những

nước thành viên WTO không tham gia các MEA. Như vậy, nếu nước đó có vi phạm

những nội dung quy định của MEA thì cũng không thể dùng chế tài của MEA để trừng

phạt nước đó được. Để buộc những nước chưa tham gia phải tham gia MEA, một số

MEA yêu cầu những nước thành viên MEA phải chấm dứt buôn bán loại chất gây độc

hại với nước chưa phải là thành viên MEA. Việc này có thể phù hợp với Điều XX của

GATT về ngoại lệ chung (cho phép hạn chế thương mại đối với những sản phẩm gây

nguy hại tới an ninh, đạo đức xã hội, môi trường, …) nhưng lại không tuân theo

nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Chính vì vậy, MEA vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.



290. Thế nào là chính sách cạnh tranh?

Cạnh tranh được coi là một động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, làm tăng

hiệu quả xã hội của quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cạnh tranh chỉ thực sự

có tác dụng tích cực nếu đó là sự cạnh tranh lành mạnh, trong khuôn khổ điều tiết nhất





Page 86

- -

86

định. Nếu không, cạnh tranh vô tổ chức sẽ làm biến dạng quan hệ cung - cầu trên thị



trường, gây rối loạn sản xuất và cuối cùng đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng.

Chính sách cạnh tranh là những chính sách, luật lệ của Nhà nước nhằm đảm bảo cạnh

tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chống lại các hành động phản cạnh tranh.

Hình thức thể hiện của chính sách này có thể là luật cạnh tranh, luật chống độc quyền

hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có chứa nội dung liên quan đến cạnh tranh.



291. Những hình thức cạnh tranh thế nào được coi là không lành mạnh?

Tựu trung, người ta phân loại các hành động cạnh tranh không lành mạnh thành 4

nhóm như sau:

Cartel: Các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm giống nhau cùng thoả thuận

những biện pháp chung nhằm giành và phân chia thị trường, ví dụ như cùng tẩy

chay sản phẩm của doanh nghiệp khác, ghìm giá, hạn chế sản lượng. Cartel có thể

hình thành giữa các doanh nghiệp trong một nước với nhau hoặc giữa doanh

nghiệp nhiều nước.

Cartel ngành dọc: Các doanh nghiệp trong nước liên quan đến các công đoạn sản

xuất một sản phẩm cùng thoả thuận liên kết nhằm ngăn cản doanh nghiệp nước

ngoài thâm nhập quá trình sản xuất đó.

Lạm dụng vị thế độc quyền để nâng giá, hạ thấp chất lượng, bắt chẹt người mua

hoặc người bán.

Sáp nhập nhằm tiến tới độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh.



292. Tại sao WTO lại đưa chính sách cạnh tranh vào phạm vi xem xét của mình?

Thật ra, từ rất lâu trước khi WTO ra đời, vấn đề cạnh tranh đã được đề cập đến trong

dự thảo Hiến chương Havana năm 1947 nhằm thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế

(ITO). Nhưng ITO không ra đời, và GATT hình thành chỉ kế thừa phần chính sách

thương mại của Hiến chương Havana mà thôi. Vì thế, vấn đề chính sách cạnh tranh

vẫn được tiếp tục thảo luận từ đó đến nay.

Để hiểu thêm tại sao WTO lại quan tâm đến chính sách cạnh tranh, cũng cần tìm hiểu

thêm về mối quan hệ qua lại giữa chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh.



293. Thuận lợi hoá thương mại là gì, và khác xúc tiến thương mại ở điểm nào?

Thuận lợi hoá thương mại là việc cải tiến các thủ tục, điều kiện, giấy tờ liên quan đến

quá trình xuất khẩu, quá cảnh hàng hoá nhằm giúp hàng hoá lưu thông nhanh chóng

hơn với ít chi phí hơn. Trong khi đó, xúc tiến thương mại lại là hoạt động nhằm tăng

doanh số bán ra cho doanh nghiệp (ở cấp độ quốc gia, đôi khi xúc tiến thương mại chỉ

được hiểu là tăng doanh số xuất khẩu).

Thuận lợi hoá thương mại thể hiện rõ nhất ở những khâu như cải cách thủ tục hải

quan, hài hoà tiêu chuẩn, đơn giản hoá các hình thức giấy tờ, áp dụng các hình thức

giao dịch phi giấy tờ, v.v… Xúc tiến thương mại thể hiện ở những hoạt động như hội

chợ, triển lãm, quảng cáo.



Page 87

- -

87

294. Một số điều khoản của các hiệp định WTO đã chứa đựng nội dung về thuận lợi



hoá thương mại, vậy vị trí của vấn đề này trong WTO giờ đây thế nào?

Đúng là một số hiệp định của WTO như Hiệp định ACV, Hiệp định PSI, Hiệp định

ROO, Hiệp định ILP, Hiệp định TBT, Hiệp định SPS đã có những điều khoản mang

tính thuận lợi hoá thương mại, nhưng người ta cho rằng những nội dung này còn chưa

đủ, mà chỉ dừng ở mức độ giảm bớt tác động của các hàng rào phi thuế quan. Vì thế,

để thể hiện ý chí chính trị cũng như tăng cường hiệu lực của các biện pháp thuận lợi

hoá thương mại, người ta muốn WTO thể chế hoá vấn đề này bằng một văn kiện có

tính ràng buộc đối với tất cả các nước thành viên. Mặt khác, sự xuất hiện của những

vấn đề như thương mại điện tử - một phương thức giúp thuận lợi hoá thương mại rất

nhiều - cũng đòi hỏi WTO phải có sự quan tâm điều chỉnh.



295. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là một phương thức giao dịch thương mại thông qua các phương

tiện điện tử. Tuỳ theo tính chất của hàng hoá, dịch vụ được buôn bán mà một phần

hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình giao dịch thương mại đều có thể thực hiện

bằng các phương tiện điện tử: quảng cáo, chào hàng, mặc cả, đặt hàng, hợp đồng,

thanh toán, giao hàng.

Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và viễn thông, đặc biệt là sự lan

truyền mạnh mẽ của Internet, là yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng không

ngừng.


296. WTO dự kiến xử lý thế nào với vấn đề thương mại điện tử?

Thương mại điện tử đem lại những lợi ích rõ rệt trong thuận lợi hoá thương mại, cắt

giảm chi phí, tiết kiệm thời gian giao dịch giữa người bán và người mua. Tuy nhiên,

thương mại điện tử cũng đặt ra hàng loạt vấn đề ở tầm cấp quốc gia và quốc tế: thu

thuế các sản phẩm, dịch vụ chuyển tải qua mạng như thế nào, bảo vệ quyền sở hữu trí

tuệ và quyền lợi người tiêu dùng ra sao, có công nhận hình thức hợp pháp của một hợp

đồng không phải ở dạng văn bản (giấy) hay không, v.v…

Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ II (5/1998) đã ra một Tuyên bố về Thương mại Điện

tử Toàn cầu, trong đó yêu cầu Đại Hội đồng có một chương trình công tác nhằm

nghiên cứu toàn diện về thương mại điện tử và những vấn đề liên quan.

chính sách cạnh tranh

: competition policy

hiệp định môi trường đa phương

: multilateral environmental agreement (MEA)

nhãn môi trường

: environmental label

nhãn sinh thái

: eco-label

thuận lợi hoá thương mại

: trade facilitation

thương mại điện tử

: electronic commerce; e-commerce

thương mại và môi trường

: trade and environment

xúc tiến thương mại

: trade promotion

yêu cầu về bao bì

: packaging requirements

***



Page 88

- -

88

14



GIA NHẬP WTO

297. Quá trình gia nhập WTO diễn ra như thế nào?

Khi có một nước nộp đơn xin gia nhập, WTO sẽ thành lập ra một ban công tác về việc

gia nhập của nước đó. Tất cả các nước thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham

gia ban công tác này.

Chính phủ nước gia nhập sẽ phải trình bày toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế và

thương mại của mình liên quan đến việc thực hiện các hiệp định của WTO sau này.

Tập hợp các thông tin đó được nêu trong một văn bản gọi là bị vong lục.

Sau khi nhận được bị vong lục của nước gia nhập, ban công tác sẽ gửi bị vong lục đó

đến tất cả các nước thành viên WTO để các nước này có thể đặt ra những câu hỏi yêu

cầu làm rõ thêm về những vấn đề mình quan tâm. Nước gia nhập có nghĩa vụ trả lời

toàn bộ các câu hỏi đó. Việc trả lời câu hỏi cũng có ý nghĩa cập nhật lại những thông

tin nêu trong bị vong lục đã bị lạc hậu.

Sau khi hoàn thành việc trả lời câu hỏi, nước gia nhập sẽ bước vào đàm phán chính

thức với các nước thành viên WTO thông qua các cuộc họp của ban công tác. Số

lượng các cuộc họp này không ấn định trước nên quá trình gia nhập nhanh hay chậm

là tuỳ thuộc vào giai đoạn này. Có những nước chỉ mất một vài năm để trở thành thành

viên WTO, trong khi có những nước phải mất nhiều thời gian hơn mà vẫn chưa vượt

qua giai đoạn này. Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bắt đầu đàm phán từ năm

1987, đến cuối năm 2001 mới trở thành thành viên chính thức của WTO.

Ngoài các cuộc họp của ban công tác, nước gia nhập còn phải tiến hành các cuộc đàm

phán song phương với các đối tác thương mại chính. Cần phải có các cuộc đàm phán

song phương này vì mỗi nước lại có những mối quan tâm khác nhau đối với nước gia

nhập. Tuy nhiên, những kết quả đàm phán song phương này một khi đã trở thành cam

kết thì lại được áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO.



298. Bản chào ban đầu là gì?

Bản chào ban đầu là danh mục những cam kết, nghĩa vụ mà nước gia nhập dự kiến sẽ

chấp hành khi trở thành thành viên của WTO. Bản chào này thường bao quát hầu hết

các lĩnh vực (thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp,

v.v…), có tính đến yêu cầu của các nước thành viên Ban Công tác gia nhập.

Bản chào ban đầu được nước gia nhập đưa ra trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán về

mở cửa thị trường và là cơ sở để tiến hành các cuộc đàm phán về mở cửa thị trường.

Trải qua quá trình đàm phán, những cam kết, nghĩa vụ trong bản chào này sẽ được sửa

đổi dần để trở thành cam kết chính thức khi kết thúc đàm phán và nước gia nhập trở

thành thành viên của WTO.

299. Việc các nước thành viên Ban Công tác gia nhập nêu yêu cầu khác gì với việc các

nước này đặt câu hỏi trước đó?

Các câu hỏi được nêu ra trong quá trình minh bạch hoá chính sách nhằm làm rõ hiện

trạng thương mại của nước gia nhập. Các câu hỏi có thể được nêu ra theo thứ tự bất

kỳ, không cần mang tính hệ thống nào cả.





Page 89

- -

89

Còn yêu cầu được các nước thành viên Ban Công tác gia nhập đưa ra vào cuối giai



đoạn minh bạch hoá chính sách. Đây không phải là nhằm làm rõ chính sách nữa mà là

những đòi hỏi về mở cửa thị trường mà nước gia nhập cần đáp ứng. Những đòi hỏi này

nhiều hay ít, mức độ như thế nào tuỳ thuộc vào sự quan tâm của nước thành viên Ban

Công tác đối với thị trường tại nước gia nhập.



300. Thế nào là điều khoản "bảo lưu"?

Nghị định thư áp dụng tạm thời GATT 1947 cho phép các nước duy trì các văn bản

pháp luật trái với quy định của GATT vốn đã tồn tại từ trước khi các nước đó tham gia

GATT. Đến Vòng Uruguay, điều khoản này đã được bãi bỏ. Mọi luật lệ, biện pháp

vốn được bảo lưu trước đây sẽ phải tuân theo các quy định của WTO. Với các nước

mới gia nhập, họ có thể được phép có một khoảng thời gian quá độ để loại bỏ dần các

luật lệ, biện pháp không phù hợp.

301. Thế nào là điều khoản "không áp dụng"?

Điều XXXV của GATT 1947 quy định điều khoản "không áp dụng". Theo đó, khi một

nước xin gia nhập, các thành viên của GATT có thể từ chối không cho nước đó hưởng

những ưu đãi mà mình dành cho các nước thành viên GATT khác. Điều khoản này nảy

sinh từ việc Ấn Độ từ chối dành ưu đãi trong GATT cho Nam Phi do chế độ phân biệt

chủng tộc ở nước này.

Với WTO, điều khoản không áp dụng được nêu ở Điều XIII của Hiệp định thành lập

WTO. Tuy nhiên, có điểm khác nhau trong điều khoản không áp dụng ở WTO so với

GATT. Trong GATT, điều khoản này chỉ được sử dụng trước khi nước gia nhập bước

vào giai đoạn đàm phán thuế quan. Trong WTO, điều khoản này có thể được nêu ra

ngay cả khi nước gia nhập đã bắt đầu đàm phán thuế quan hoặc đã có những ưu đãi cụ

thể. Như vậy, nước gia nhập ở vào thế bất lợi hơn vì bị đe doạ rút mất ưu đãi bất cứ

lúc nào. Trong trường hợp của Mông Cổ, mặc dù Hoa Kỳ đã đàm phán và đạt được

một số ưu đãi thuế quan của Mông Cổ, nhưng cuối cùng Hoa Kỳ vẫn thi hành điều

khoản "không áp dụng" đối với nước này.

302. Lợi ích của việc tham gia WTO là gì?

Tham gia hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là WTO, đem lại những lợi ích sau:

mở rộng cơ hội thương mại với các nước thành viên WTO trên cơ sở được hưởng

những ưu đãi do kết quả 50 năm đàm phán từ khi thành lập GATT đến nay;

tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn thông qua quan hệ thương mại ràng

buộc chặt chẽ, các quy định rõ ràng và có nhiều khả năng dự báo trước;

thông qua một cơ chế giải quyết tranh chấp để bảo vệ các quyền và quyền lợi của

mình;


thoát khỏi thế cô lập, hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó nâng cao lợi ích

kinh tế và lợi ích các mặt khác;

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua việc đặt các doanh nghiệp vào

môi trường cạnh tranh, tiếp cận với công nghệ, trình độ, chất lượng quốc tế, đổi

mới hệ thống luật pháp, tăng cường thu hút vốn đầu tư dưới các hình thức khác

nhau.




Page 90


tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương