Multilateral trade assistance project


WTO có cơ quan tài phán độc lập hay không?



tải về 1.18 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích1.18 Mb.
#39755
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

256. WTO có cơ quan tài phán độc lập hay không?

Không. Cơ quan có quyền phân xử của WTO chính là Đại Hội đồng, mà khi họp để

giải quyết tranh chấp thì được gọi là Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB).

257. Phạm vi áp dụng của DSU thế nào?

DSU áp dụng để giải quyết tất cả tranh chấp liên quan đến Hiệp định thành lập WTO,

các hiệp định về thương mại hàng hoá (GATT và các hiệp định liên quan), Hiệp định

GATS, Hiệp định TRIPS, các hiệp định thương mại nhiều bên và ngay cả chính DSU.

DSU không áp dụng cho Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại và các quyết định,

bản ghi nhớ khác đã thông qua tại Vòng Uruguay.



258. Tôi thấy ngay trong một số hiệp định của WTO như Hiệp định TBT, Hiệp định

về Chống phá giá cũng có điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp. Vậy DSU có

áp dụng với những hiệp định này không?

DSU vẫn áp dụng với các hiệp định này. Nhưng trong trường hợp quy định của DSU

mâu thuẫn với quy định tại điều khoản về giải quyết tranh chấp của riêng các hiệp

định thì sẽ áp dụng điều khoản về giải quyết tranh chấp của hiệp định ấy.



259. Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO diễn ra như thế nào?



Page 76

- -

76

Khi có tranh chấp nảy sinh, nước khiếu nại cần nêu vấn đề với nước bị khiếu nại và đề



nghị hai bên cùng tham vấn để tìm ra cách giải quyết thoả đáng. Yêu cầu về tham vấn

cần phải được thông báo cho DSB và các Hội đồng và Uỷ ban liên quan của WTO.

Nếu có nước thứ ba nào quan tâm thì cũng có thể yêu cầu tham gia tham vấn.

Bất kỳ lúc nào, các bên tranh chấp cũng có thể vận dụng trung gian, hoà giải để giải

quyết tranh chấp.

Nếu quá trình tham vấn thất bại, và trung gian, hoà giải (nếu có) cũng không thành

công thì nước khiếu nại có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) cho lập

ban hội thẩm.

Ban hội thẩm có trách nhiệm đánh giá, thẩm định một cách khách quan vấn đề mà

nước khiếu nại đưa ra và tập hợp kết quả nghiên cứu của mình trình lên DSB.

Sau khi dành đủ thời gian cho các nước thành viên xem xét báo cáo của ban hội thẩm,

DSB sẽ họp để thông qua báo cáo này, trừ phi có một nước thành viên kháng nghị.

Nếu có nước thành viên kháng nghị thì DSB sẽ giao cho Cơ quan Phúc thẩm xem lại

báo cáo của ban hội thẩm. Cơ quan Phúc thẩm có quyền giữ nguyên, sửa đổi hoặc bảo

lưu những kết quả và kết luận nêu trong báo cáo của ban hội thẩm.

Nếu DSB quyết định thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm thì các bên tranh chấp

sẽ phải chấp nhận báo cáo này. Trên cơ sở báo cáo của ban hội thẩm hoặc Cơ quan

Phúc thẩm, DSB sẽ đưa ra khuyến nghị hoặc phán xử cho các bên tranh chấp.

Sau đó, các bên tranh chấp sẽ phải thực hiện khuyến nghị hoặc phán xử của DSB. Nếu

điều này không thực hiện được thì nước bị khiếu nại có thể đề nghị bồi thường bằng

một biện pháp khác.

Nếu không đạt được thoả thuận về việc bồi thường thì bên khiếu nại có thể yêu cầu

DSB cho phép có hành động trả đũa bằng cách ngưng các ưu đãi hoặc nghĩa vụ tương

ứng đối với nước vi phạm.

260. Ban hội thẩm gồm bao nhiêu người, và những ai có thể tham dự ban hội thẩm?

Ban hội thẩm thông thường có 3 người, trừ phi các bên tranh chấp đồng ý mở rộng lên

đến 5 người.

Những người tham gia ban hội thẩm thường là những cá nhân có uy tín, trình độ, kinh

nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đang tranh chấp. Những người này có thể đang làm

việc cho một cơ quan chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ, nhưng khi làm việc trong

ban hội thẩm thì hoàn toàn với tư cách cá nhân và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ

nước thành viên nào.

Công dân của nước liên quan đến tranh chấp sẽ không được tham gia ban hội thẩm.

Các hội thẩm viên được lựa chọn từ một danh sách do Ban Thư ký WTO lập và duy

trì. Các nước thành viên đều có thể đề cử công dân của nước mình để đưa vào danh

sách này.





Page 77

- -

77

Khi tranh chấp xảy ra giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển, nếu nước



đang phát triển có yêu cầu thì ban hội thẩm phải có ít nhất một người là công dân một

nước đang phát triển.



261. Một ban hội thẩm có thể tham gia giải quyết nhiều vụ tranh chấp?

Có. Một ban hội thẩm chỉ được thành lập khi có tranh chấp xảy ra và kết thúc hoạt

động khi tranh chấp giải quyết xong. Nhưng nếu tại một thời điểm mà có nhiều vụ

tranh chấp trong cùng một lĩnh vực thì một ban hội thẩm có thể tham gia giải quyết

nhiều vụ tranh chấp.

Một cá nhân sau khi kết thúc hoạt động tại một ban hội thẩm này lại có thể tham gia

làm việc tại một ban hội thẩm khác.

262. Cơ quan Phúc thẩm có phải hoạt động mang tính lâm thời như ban hội thẩm?

Khác với ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm là một cơ quan thường trực do DSB lập

ra. Cơ quan này bao gồm 7 người có uy tín, trình độ, am hiểu về luật, thương mại quốc

tế và không liên quan đến bất kỳ chính phủ nào. Nhiệm kỳ làm việc của họ là 4 năm

và có thể được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa.

Tại mỗi vụ tranh chấp có kháng nghị sẽ có 3 người trong Cơ quan Phúc thẩm đứng ra

xem xét báo cáo của ban hội thẩm. Việc xác định 3 người này dựa trên cơ sở luân

phiên.


263. Các bên thứ ba có được kháng nghị lại báo cáo của ban hội thẩm?

Không. Chỉ có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại mới được kháng nghị. Tuy nhiên, các

bên thứ ba có quyền lợi thiết yếu có thể yêu cầu được trình bày quan điểm của mình

trước Cơ quan Phúc thẩm.



264. Thông tin do các bên tranh chấp cung cấp cho ban hội thẩm và Cơ quan Phúc

thẩm có được công bố cho các nước thành viên WTO hay không?

Các thông tin này sẽ được giữ kín và chỉ thông báo cho các bên tranh chấp. Ngoài ra,

các bên tranh chấp có thể tuỳ ý công bố quan điểm của mình.

Nếu một nước thành viên WTO có yêu cầu thì các bên tranh chấp phải cung cấp tóm

tắt thông tin trong bản giải trình của mình và những thông tin này có thể công bố

được.


265. Việc bồi thường được thực hiện như thế nào?

Bồi thường được thực hiện bằng cách nước bị khiếu nại sẽ dành cho nước khiếu nại ưu

đãi đối với những mặt hàng và lĩnh vực khác ở mức độ tương đương với mức độ tương

đương với thiệt hại gây ra do nước bị khiếu nại vi phạm một hiệp định của WTO. Mặt

hàng nào, lĩnh vực nào hoặc mức độ bao nhiêu sẽ do hai nước tự thoả thuận.

Ví dụ nước A đã áp dụng những biện pháp hạn chế số lượng đối với mặt hàng X làm

cho nước B bị thiệt hại. Nước A có thể đề nghị bồi thường bằng cách nới lỏng hạn chế

số lượng đối với mặt hàng Y, hoặc giảm thuế quan với mặt hàng Z, hoặc mở cửa sớm

hơn đối với một lĩnh vực dịch vụ nào đó



Page 78

- -

78

266. Sau khi DSB ra phán xử thì nước bị khiếu nại sẽ phải bồi thường thiệt hại cho



nước khiếu nại?

Có hai trường hợp xảy ra khi DSB thông qua báo cáo của ban hội thẩm hoặc Cơ quan

Phúc thẩm.

Nếu kết quả của báo cáo cho thấy nước khiếu nại đã khiếu nại sai, không đúng căn cứ

thì nước này sẽ phải rút lại khiếu nại và chấm dứt tranh chấp.

Nếu kết quả của báo cáo cho thấy nước khiếu nại đã khiếu nại đúng, tức là nước bị

khiếu nại đã vi phạm một hiệp định của WTO thì ưu tiên trước hết trong phán xử của

DSB sẽ là yêu cầu nước bị khiếu nại phải có biện pháp khắc phục, sửa chữa vi phạm

để trở lại đúng với tinh thần hiệp định.

Như vậy, bồi thường không phải là biện pháp đầu tiên được áp dụng ngay sau khi

DSB ra phán xử. Bồi thường chỉ là biện pháp đem ra áp dụng nếu như nước bị khiếu

nại không thể khắc phục ngay được việc vi phạm các hiệp định của WTO.



267. Nếu không thể thương lượng được mức bồi thường thoả đáng thì nước khiếu nại

có quyền mặc nhiên áp dụng biện pháp trả đũa không?

Không. Khi đó nước khiếu nại vẫn phải đề nghị để được DSB cho phép trả đũa.

Thông thường DSB cho phép hành động này, nhưng nếu hiệp định có liên quan không

cho phép rút bỏ ưu đãi hoặc nghĩa vụ đối với hiệp định thì DSB sẽ không cho phép trả

đũa.

Nếu mức độ trả đũa quá với mức thiệt hại, nước bị khiếu nại có thể yêu cầu ban hội



thẩm hoặc một trọng tài do Tổng Giám đốc WTO chỉ định đứng ra xem xét. Quyết

định của trọng tài trong trường hợp này là tối hậu và buộc các nước phải tuân theo.



268. Khi xảy ra tranh chấp, ngoài cơ chế giải quyết của WTO thì các nước thành viên

có được dựa vào những cơ chế khác hay không?

Có. Nếu cùng nhất trí thì các bên tranh chấp có thể đưa vụ việc ra trọng tài giải quyết.

Phán quyết của trọng tài sẽ được thông báo cho DSB và các Hội đồng hoặc Uỷ ban

liên quan.



269. Từ quan điểm của các nước đang phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp của

WTO đem lại lợi ích gì?

Có thể ví các hiệp định của WTO như một bộ luật điều chỉnh các mối quan hệ thương

mại quốc tế, và cơ chế giải quyết tranh chấp là một công cụ đảm bảo cho việc thực

hiện bộ luật ấy.

Trước kia, nếu chỉ dựa vào các thoả thuận thương mại song phương, từng nước đang

phát triển ít dám đối đầu hoặc làm căng với các nước phát triển vì không tìm được

tiếng nói ủng hộ. Với một hệ thống thủ tục, quy tắc tương đối chặt chẽ như cơ chế giải

quyết tranh chấp của WTO, trước hết các nước đang phát triển có thể đoàn kết, cùng

nhau khởi kiện một nước phát triển. Ngay cả khi nước đang phát triển một mình đứng

ra khởi kiện thì do vấn đề đã được đưa ra WTO, được tất cả các nước thành viên khác





Page 79

- -

79

biết đến và được xem xét bởi một cơ cấu khách quan nên nước phát triển bị kiện cũng



không thể tuỳ tiện chèn ép nước đang phát triển.

Thực tế cho thấy, từ khi WTO ra đời, số nước đang phát triển là bên khởi kiện và

thắng kiện trong các vụ giải quyết tranh chấp đã tăng lên rất nhiều.

270. Thế còn điểm hạn chế của cơ chế này là như thế nào?

Điểm hạn chế lớn nhất của cơ chế này nằm ở khâu thực thi, đó là việc bồi thường chỉ

được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc. Một nước phát triển vi phạm

quy định của WTO có thể cố tình không chịu đưa ra biện pháp khắc phục để chấm dứt

vi phạm, và cũng không chịu bồi thường. Mặc dù nước đang phát triển có thể đưa ra

biện pháp trả đũa, nhưng do thực lực kinh tế yếu kém nên việc trả đũa cũng không có

tác dụng bù đắp được thiệt hại.

271. Liệu một nước có thể cố tình trì hoãn, kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp

hay không?

Không. DSU đã quy định khung thời gian rõ ràng cho từng giai đoạn trong quá trình

giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau:

Từ khi nước khiếu nại đề nghị tham vấn đến khi nước bị khiếu nại phải

trả lời

10 ngày


Từ khi trả lời đến khi bắt đầu tham vấn

20 ngày


Quá trình tham vấn

30 ngày


Lập quy chế làm việc của ban hội thẩm

20 ngày


Từ khi ban hội thẩm trình báo cáo đến khi DSB thông qua báo cáo

60 ngày


Kháng nghị (nếu có)

60 ngày


Chuẩn bị cho việc thực hiện phán xử của DSB

30 ngày


Thương lượng bồi thường

20 ngày


Xin phép trả đũa

30 ngày


272. Mục đích của Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (TPRM) là gì?

Rà soát định kỳ chính sách thương mại của các nước thành viên là một chức năng

quan trọng của WTO. Mục đích của cơ chế này là nhằm đảm bảo tính công khai, minh

bạch của hệ thống thương mại đa phương.



273. Lợi ích mà TPRM đem lại là gì?

TPRM đem lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên. Về phía nước được rà soát chính

sách, đây là dịp để hệ thống hoá lại các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại

quốc tế để điều chỉnh, bổ sung. Về phía các nước thành viên còn lại, đây là một công

cụ để giám sát việc thực thi các hiệp định WTO của nước được rà soát, và cũng là cơ

hội để cập nhật về hệ thống thương mại của nước này.

Việc rà soát chính sách thương mại thường xuyên và hiệu quả sẽ giúp giảm bớt khả

năng phát sinh tranh chấp giữa các nước thành viên WTO.





Page 80

- -

80

274. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại (TPRB) và Cơ quan Giải quyết Tranh



chấp có phải là một không?

Về thành phần thì hai cơ quan này đúng là một vì cả hai đều bao gồm các thành viên

của Đại Hội đồng WTO, tức là đều bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên.

Nhưng về chức năng thì hai cơ quan này độc lập với nhau cũng như độc lập với Đại

Hội đồng. Mỗi cơ quan đều có thể có Chủ tịch riêng (không phải là Chủ tịch Đại Hội

đồng) và thủ tục làm việc riêng.



275. Chu kỳ rà soát chính sách là bao nhiêu năm?

Chu kỳ rà soát chính sách là khoảng thời gian giữa hai lần rà soát. Chu kỳ này khác

nhau giữa các nhóm nước tuỳ theo tỷ trọng thương mại của các nước đó so với thương

mại thế giới.

Cụ thể, nhóm 4 nước Hoa Kỳ, Canada, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật rà soát 2

năm một lần. Nhóm 16 nước phát triển tiếp theo rà soát 4 năm một lần. Với các nước

còn lại, chu kỳ rà soát là 6 năm, thậm chí có thể dài hơn đối với các nước kém phát

triển.


Trong trường hợp có thay đổi lớn trong chính sách thương mại của một nước thành

viên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nước thành viên khác thì

TPRB có thể yêu cầu đưa lần rà soát tiếp theo của nước thành viên đó lên sớm hơn.

276. Đối với trường hợp EU, chính sách của từng nước thành viên trong Liên minh có

được rà soát hay không?

Có. Mặc dù EU là một liên kết kinh tế khá chặt chẽ, có các chính sách kinh tế đối

ngoại chung đại diện cho tất cả các thành viên, nhưng nếu một nước thành viên EU vi

phạm quy định của WTO thì chính sách của nước đó vẫn bị rà soát.



277. Đối tượng của việc rà soát chỉ dừng ở mức chính sách thôi sao?

Thực tế, việc rà soát bao gồm cả chính sách (các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà

nước ban hành) lẫn hành vi thương mại cụ thể (các hoạt động không được quy định

trong văn bản quy phạm pháp luật, nhưng vẫn diễn ra trong thực tế). Ví dụ, một nước

có thể không có văn bản nào chính thức tuyên bố trợ cấp xuất khẩu, nhưng vẫn có trợ

cấp trên thực tế thì hành vi này có thể bị đưa ra xem xét khi rà soát chính sách thương

mại.

278. Quy trình rà soát diễn ra như thế nào?

Hàng năm, Chủ tịch TPRB sẽ lên lịch các nước sẽ tiến hành rà soát trong năm.

Nước được rà soát sẽ phải chuẩn bị một bản báo cáo tương đối chi tiết và toàn diện về

chính sách thương mại của nước mình, đặc biệt là những thay đổi đã diễn ra trong

khoảng thời gian giữa hai lần rà soát.

Bên cạnh đó, Ban Thư ký WTO cũng chuẩn bị một báo cáo độc lập về chính sách

thương mại của nước được rà soát. Ban Thư ký WTO có thể yêu cầu nước liên quan

cung cấp thông tin hoặc tự cử phái đoàn đến nước đó tìm hiểu thông tin.





Page 81

- -

81

Dựa trên các báo cáo này, TPRB sẽ họp trong vòng 1-2 ngày để rà soát chính sách



thương mại của nước liên quan.

Sau phiên họp rà soát, các báo cáo và biên bản phiên họp sẽ được xuất bản để mọi đối

tượng có quan tâm đều có thể tìm hiểu.

279. Với những nước có chu kỳ rà soát dài thì có cách nào để cập nhật thông tin về

chính sách của nước đó không?

Giữa các kỳ rà soát, các nước thành viên vẫn có việc phải làm. Rất nhiều hiệp định của

WTO yêu cầu các nước phải thông báo khi có thay đổi chính sách. Hàng năm, các

nước cũng phải cung cấp số liệu thống kê về tình hình thương mại của nước mình.



280. Trên quan điểm của một chính phủ, làm thế nào để việc rà soát thực sự có hiệu

quả?

Ở đây, một lần nữa ta lại thấy vai trò của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là nguồn thông

tin quan trọng phản hồi về những tác động của chính sách trong nước, đồng thời phản

ánh về những điểm vướng mắc trong chính sách của các nước khác mà họ gặp phải

trong thực tế hoạt động kinh doanh của mình. Qua đó, doanh nghiệp giúp chính phủ tự

rà soát và có yêu cầu thích đáng khi rà soát chính sách của các nước khác.

Doanh nghiệp có thể tự mình phản ánh thông tin tới các cơ quan chính phủ hoặc thông

qua các phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức phi

chính phủ.

281. Có phải bất kỳ một sự thay đổi chính sách nào của mỗi nước thành viên đều phải

thông báo cho WTO?

Không phải tất cả mà chỉ có các chính sách có tác động đến thương mại, có thể ảnh

hưởng đến những nguyên tắc và nghĩa vụ của các hiệp định WTO thì mới phải thông

báo. Cụ thể, trong số các thay đổi chính sách cần phải thông báo, có việc thay đổi về

thuế quan, phụ phí, hạn ngạch thuế quan, hạn chế định lượng, yêu cầu cấp giấy phép,

phương pháp xác định trị giá hải quan, quy chế xuất xứ, mua sắm của chính phủ, các

hàng rào kỹ thuật, các biện pháp tự vệ, chống phá giá, chống trợ cấp, trợ cấp xuất

khẩu, tham gia vào các khu thương mại tự do, vai trò của các doanh nghiệp thương

mại nhà nước, các biện pháp kiểm soát ngoại hối liên quan đến xuất nhập khẩu, mua

bán đổi hàng theo lệnh của chính phủ, v.v…

ban hội thẩm

: panel

Bản ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp

: Understanding on Dispute Settlement (DSU)

bồi thường

: compensation

Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại

: Trade Policy Review Mechanism (TPRM)

Cơ quan Giải quyết Tranh chấp

: Dispute Settlement Body (DSB)

Cơ quan Phúc thẩm

: Appellate Body

Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại

: Trade Policy Review Body (TPRB)

tham vấn

: consultation





Page 82

- -

82

trả đũa



: retaliation

trung gian, hoà giải

: mediation

***


13

CÁC VẤN ĐỀ MỚI TRONG WTO

282. Các vấn đề mới trong WTO là những vấn đề gì?

Khi nói đến các vấn đề mới trong WTO, người ta thường đề cập đến những vấn đề

sau:

Môi trường



Lao động

Chính sách cạnh tranh

Đầu tư

Mua sắm chính phủ



Thương mại điện tử

Nhiều vấn đề trong số này không mới. Chúng đã được thảo luận ngay từ trước hoặc

trong Vòng đàm phán Uruguay. Nhưng một số nước phát triển không thoả mãn với kết

quả đạt được nên họ tiếp tục đưa ra nhiều đề xuất mới về những vấn đề này. Họ muốn

đưa các vấn đề mới này vào chương trình của vòng đàm phán thương mại tiếp theo

Vòng Uruguay để có thể thể chế hoá thành những hiệp định của WTO và buộc tất cả

các nước thành viên khác phải cùng thực hiện.

283. Tại sao lại có vấn đề gắn thương mại với môi trường? Mối liên hệ giữa hai lĩnh

vực này là gì?

Trong vài thập kỷ trở lại đây, môi trường đã trở thành một mối quan tâm hàng đầu của

nhân loại. Sự bùng nổ dân số, tăng trưởng kinh tế mãnh liệt đã làm cho các tài nguyên

môi trường bị khai thác và tàn phá với một tốc độ chưa từng thấy. Môi trường suy

thoái làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện nay cũng như các thế hệ mai sau: đất

đai trở nên cằn cỗi, lũ lụt nhiều hơn, hạn hán gay gắt hơn, nhiều loài sinh vật bị tuyệt

chủng, nước biển dâng cao, tầng ozone bị thủng, v.v…

Nhìn chung, chính phủ các nước đều thấy sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường. Tuy

nhiên, khi áp dụng các biện pháp để bảo vệ môi trường thì lại phát sinh việc các biện

pháp này có thể ảnh hưởng tới thương mại. Dưới đây là một số trường hợp chính sách

môi trường tác động tới thương mại.

Các nhà sản xuất ở những nước có tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt cho rằng việc

tuân thủ các tiêu chuẩn này đẩy giá thành hàng hoá của họ lên cao, trong khi hàng hoá

tương tự sản xuất ở các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn nên giá thành cũng





Page 83

- -

83

thấp hơn. Do đó, họ đòi chính phủ nước mình yêu cầu hàng nhập khẩu cũng phải đáp



ứng đủ các điều kiện về môi trường như đối với các doanh nghiệp trong nước.

Từ một bình diện khác, các nước đang phát triển cho rằng các nước phát triển đã lạm

dụng tiêu chuẩn môi trường để dựng lên hàng rào thương mại trá hình đối với hàng

hoá từ các nước đang phát triển vốn có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Khi mà các

biện pháp bảo hộ rõ ràng như thuế quan, hạn ngạch phải dần rút bỏ thì đây là một biện

pháp bảo hộ tinh vi của các nước phát triển.



284. WTO có quy định gì về vấn đề môi trường?

Mặc dù trong Lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đề cập đến việc "sử dụng

tối ưu các nguồn lực của thế giới phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững nhằm bảo

vệ và bảo tồn môi trường …", nhưng trong các hiệp định của WTO không có điều

khoản cụ thể nào nói lên mối quan hệ giữa thương mại và môi trường.

Vấn đề môi trường chỉ được đề cập một cách gián tiếp tại một số điều khoản sau:

Điều 20 của GATT và Điều 14 của GATS: những chính sách nhằm bảo vệ sức

khoẻ con người, động - thực vật thì được miễn không phải tuân theo các quy định

của các hiệp định này.

Hiệp định TBT, Hiệp định SPS: công nhận các nước được đề ra các tiêu chuẩn

nhằm bảo vệ môi trường.

Hiệp định Nông nghiệp: các chương trình môi trường không phải cắt giảm trợ cấp

Hiệp định SCM: cho phép trợ cấp đến 20% để các xí nghiệp có thể đáp ứng tiêu

chuẩn môi trường mới.

Hiệp định TRIPS: có thể từ chối cấp bằng sáng chế đe doạ đến đời sống, sức khoẻ

con người, động - thực vật hoặc phá hoại môi trường.




tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương