MỤc lục trang


Nông Thị Tuyến*, Nguyễn Kim Lương**



tải về 1.59 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.59 Mb.
#39019
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Nông Thị Tuyến*, Nguyễn Kim Lương**

*Trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên

**Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên.


TÓM TẮT

Nghiên cứu thực hiện trên 400 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Bệnh viện Đa khoa Trương ương Thái Nguyên từ ngày 01/3/2012 đến 01/91/2012. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tuổi mắc bệnh trung bình trong nhóm nghiên cứu là 61,1  9.2, bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng: 248 bệnh nhân chiếm 62,0%, sự kiểm soát glucose máu ( lúc đói, sau ăn), HbA1c, huyết áp, BMI, cholesterol TP, triglycerid kiểm soát ở mức kém chiếm tỷ lệ cao nhất, có sự liên quan giữa đường máu sau ăn với đường máu lúc đói, SGOT, bệnh nhân thừa cân béo phì, không tìm thấy sự liên quan giữa đường máu sau ăn với lipid máu và các biến chứng thường gặp, nhưng số bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng thì các biến chứng thường gặp ở nhóm đối tượng nghiên cứu cũng cao hơn số bệnh nhân có đường máu sau ăn bình thường. Kết luận: song song với việc kiểm soát đường máu lúc đói, HbA1C, nên kiểm soát đường huyết sau ăn để tư vấn về chế ăn uống, luyện tập, hạn chế rối loạn chuyển hóa và các biến chứng thường gặp trên bệnh nhân ĐTĐ.



Từ khóa: Tăng Glucose máu sau ăn.
STUDYING OF THE ASSOCIATION BETWEEN GLUCOMIA LEVELS AFTER EATING AND BIOCHEMICAL INDICATORS AND COMPLICATIONS IN DIABETICS TREATED IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL
Nong Thi Tuyen*, Nguyen Kim Luong**

*Thai Nguyen Medical College

**Thai Nguyen General Hospital

SUMMARY

Subject and method: The study of 400 outpatients with type 2 diabetes treated at Policlinics in Thai Nguyen hospital between 01/3/2012 and 01/9/2012. Study design: cross-sectional study. Results: Mean age in a study group was 61.1  9.2, patients with increased blood glucose levels were 248 (62.0%), poor control of blood glucose (fasting, after eating), poor control of HbA1c, hypertension, BMI, total cholesterol , triglyceride accounted for the highest rate. There was a link between blood glucose after eating and fasting blood glucose with fasting blood glucose, SGOT, patients with overweight, obesity . The relationship between blood glucose after eating and blood lipid, common complications was not found, but when a number of patients with increased blood glucose levels and common complications in the study group were higher than those in patients with normal blood glucose after eating. Conclusions: Addition to control of fasting blood glucose, HbA1C, we should control blood glucose levels to counsel dietary regime, exercising and to limit metabolism disorders and common complications in patients with diabetes.



Keywords: Postaprandial blood glucose

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong những bệnh lý mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết và chuyển hóa. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính ảnh hưởng nặng nề đối với cuộc sống người bệnh như biến chứng tim mạch, cầu thận, võng mạc, thần kinh, nhiễm khuẩn... Thành công của điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát được Glucose máu và các rối loạn chuyển hóa khác. Chúng ta thường quan tâm tới đường máu lúc đói mà chưa lưu ý nhiều tới đường máu sau ăn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tăng đường máu sau ăn có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình điều chỉnh glucose máu, tăng glucose máu sau ăn là chỉ điểm sớm của biến chứng mạch máu nhỏ [1].

Sự liên quan giữa tăng glucose máu sau ăn tới rối loạn chuyển hóa lipid, chức năng tế bào gan, các chỉ số nhân trắc, huyết áp còn chưa được đề cập nhiều ở các nghiên cứu trước đây. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu sự liên quan giữa glucose máu sau ăn với một số chỉ số sinh hóa và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa glucose máu sau ăn với một số chỉ số sinh hóa và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

* Bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên với chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn của WHO năm 1999 có vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam [4].

* Tiêu chuẩn loại trừ: ĐTĐ thai nghén, các bệnh nhân bị ĐTĐ thứ phát sau sử dụng một số loại thuốc như corticoid, thiazid hoặc ĐTĐ do bệnh tuyến tụy, các bất thường hormon, các bệnh nhân ĐTĐ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh lý ác tính, tổn thương gan, thận nặng.

* Thời gian từ ngày 01/3/2012 đến ngày 01/9/ 2012.



2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Mẫu nghiên cứu: mẫu thuận tiện.

- Chỉ tiêu nghiên cứu:

+ Lâm sàng: các biến chứng về mắt, răng, tim mạch, thận, thần kinh và bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường.

+ Chỉ tiêu cận lâm sàng: glucose máu lúc đói (G0), HbA1c: bằng phương pháp đo độ đục miễn dịch trên máy AU 640, Định lượng các thành phần lipid máu: Cholesterol toàn phần (CT); Triglycerid ( TG ); HDL- C; LDL- C; Creatinin máu; Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu; Xét nghiệm Glucose máu sau ăn(G2 ).

- Thu thập số liệu: hỏi và thăm khám lâm sàng; XN máu bằng máy sinh hóa tự động Olympus AU640 của BECKMAN; XN Protein niệu trên máy CLINITEK500 tại phòng xét nghiệm Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.

- Xử lý số liệu: theo phần mềm EPI-INFO 6.04



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểmD

Số lượng

(n=400)


Tỷ lệ %

Giới tính







Nam

208

52,0

Nữ

192

48,0

Nhóm tuổi







< 50

41

10,3

50 - 59

142

35,5

60 - 69

137

34,3

≥ 70

80

20,0

Tuổi trung bình (X  SD)

61,1  9,2

* Nhận xét:

- Tỷ lệ nam giới trong nhóm nghiên cứu là 52,0%, nữ giới là 48,0%.



- Tỷ lệ bệnh nhân nhiều nhất ở nhóm tuổi 50-59 tuổi chiếm tỷ lệ 35,5%, lứa tuổi từ 60 - 69 chiếm tỷ lệ 34,3%, nhóm > 70 tuổi là 20%, ít nhất gặp ở nhóm < 50 tuổi chiếm 10,3%.

Bảng 3.2. Tỷ lệ tăng đường máu sau ăn của nhóm nghiên cứu

Glucose máu sau ăn

Số lượng (n=400)

Tỷ lệ %

G2 bình thường

152

38,0

G2 tăng

248

62,0

* Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng là 248 bệnh nhân chiếm 62,0%.

Bảng 3.3. Đánh giá sự kiểm soát Glucose máu của theo khuyến cáo của Hội Nội tiết - ĐTĐ

Chỉ số

Tốt

Chấp nhận

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

Glucose máu

Lúc đói

106

26,4

91

22,8

203

50,8

Sau ăn

47

11,7

105

26,3

248

62,0

HbA1c

61

15,2

166

41,5

173

43,3

Huyết áp

107

26,7

65

16,3

228

57,0

BMI

141

35,2

-

-

259

64,8

Cholesterol TP

132

33,0

130

32,4

138

34,5

HDL - C

194

48,4

145

36,3

61

15,3

LDL - C

156

39,0

159

39,7

85

21,3

Triglycerid

93

23,2

100

25,0

207

51,8

* Sự kiểm soát Glucose máu (lúc đói, sau ăn), HbA1c, huyết áp, BMI, cholesterol TP, triglycerid kiểm soát ở mức kém chiếm tỷ lệ cao nhất.

Bảng 3.4. Liên quan giữa đường máu sau ăn với một số chỉ số sinh hóa ở bệnh nhân ĐTĐ

G2

Chỉ số


Tăng glucose sau ăn

(n = 248)



Bình thường

(n = 152)



OR, p

(test 2)



SL

%

SL

%

G0

Tăng

171

84,2

32

15,8

p < 0,001

BT

77

39,1

120

60,9

Triglycerid

Tăng

133

64,3

74

35,7

OR=1,22

p> 0,05


BT

115

59,6

78

40,4

Cholesterol

Tăng

88

63,8

50

36,2

OR=1,12

p> 0,05


BT

160

61,1

102

38,9

HDL - C

Giảm

39

63,9

22

36,1

OR=1,1

p> 0,05


BT

209

61,7

130

38,3

DL - C

Tăng

51

60,0

34

40,0

OR=0,96

p> 0,05


BT

197

62,5

118

37,5

SGOT

Tăng

50

73,5

18

26,5

OR=1,88

p < 0,05


BT

198

59,6

134

40,4

SGPT

Tăng

62

66,7

31

33,3

OR=1,3

p > 0,05


BT

186

60,6

121

39,4

* Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng đường máu sau ăn có liên quan đến tăng đường máu lúc đói chiếm tỷ lệ 84,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng đường máu sau ăn có liên quan đến SGOT chiếm tỷ lệ 73,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không thấy sự liên quan giữa bệnh nhân có tăng đường máu sau ăn với rối loạn lipid máu và SGPT.

Bảng 3.5 Liên quan giữa đường máu sau ăn và các biến chứng

* Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng khá cao, nhưng không thấy sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân có glucose máu tăng sau ăn với nhóm không tăng.

4. BÀN LUẬN

Với 400 đối tượng nghiên cứu ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 61,1  9,2 tuổi, trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân là nam giới chiếm tỷ lệ 52,0%, cao hơn số bệnh nhân là nữ giới chiếm tỷ lệ 48,0%. Về thời gian phát hiện bệnh, trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phát hiện bệnh trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 5,2  4,3 năm. Các kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước tại Thái Nguyên (bảng 3.1).

Bệnh nhân kiểm soát đường máu sau ăn và đường máu lúc đói ở mức độ kém chiếm tỷ lệ cao, trong đó sự kiểm soát đường huyết lúc đói ở mức kém chiếm 50,8% và sự kiểm soát đường huyết sau ăn ở mức kém chiếm 62,0%, cho thấy bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát đường huyết kể cả lúc đói và sau ăn đều chưa tốt, cũng giống như đường huyết HbA1c ở mức kém chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43,3%, điều này nói lên bệnh nhân chưa tuân thủ tốt chế độ ăn uống, luyện tập (bảng 3.3)

Những bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng cũng có đường máu lúc đói tăng chiếm tỷ lệ 84,2% (bảng 3.4), so với những bệnh nhân có đường máu sau ăn bình thường nhưng đường máu lúc đói tăng chiếm 15,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng thì thành phần triglycerid tăng chiếm 64,3%, so với đường máu sau ăn bình thường là 35,71% (bảng 3.4).

Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng thì thành phần cholesterol tăng chiếm 63,8%, so với đường máu sau ăn bình thường là 36,2%.

Cũng tương tự như vậy những bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng các chỉ số HDL – C giảm là 63,9%, đường máu sau ăn bình thường là 36,1%.

Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng có SGOT tăng chiếm tỷ lệ 73,5%, so với bệnh nhân có đường máu sau ăn bình thường chiếm tỷ lệ 26,5( bảng 3.6). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng có SGPT tăng chiếm tỷ lệ 66,7%, so với bệnh nhân có đường máu sau ăn bình thường chiếm tỷ lệ 33,3% ( bảng 3.4).

Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng mắt ở nhóm có tăng đường máu sau ăn là 62,7%, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng mắt ở nhóm có đường máu sau ăn bình thường là 37,3% (bảng 3.5), biến chứng mắt trong nghiên cứu của chúng tôi thường gặp là: đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc tiểu đường, biến chứng võng mạc là lý do đầu tiên dẫn tới mù lòa của bệnh nhân đái tháo đường.

Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng răng ở nhóm có tăng đường máu sau ăn là 62,4%, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng răng ở nhóm có đường máu sau ăn bình thường là 37,6% (bảng 3.5) Biến chứng răng trong nghiên cứu của chúng tôi xác định gồm những tổn thương như viêm lợi, cao răng, viêm quanh răng, viêm quanh cuống răng.

Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thận ở nhóm có tăng đường máu sau ăn là 69,6%, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thận ở nhóm có đường máu sau ăn bình thường là 30,4% (bảng 3.5), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng cũng chỉ ra cho ta thấy số bệnh nhân có biến chứng thận ở nhóm có đường máu sau ăn tăng cao hơn gấp 2 lần so với nhóm có đường máu sau ăn bình thường, có thể mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn hoặc xác định biến chứng thận của chúng tôi bằng định lượng protein niệu nên tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thận còn bị bỏ sót.

Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tim mạch ở nhóm có tăng đường máu sau ăn là 64,63%, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tim mạch ở nhóm có đường máu sau ăn bình thường là 35,37% (bảng 3.5), tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thần kinh ở nhóm có tăng đường máu sau ăn là 60,0% (bảng 3.5), Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng bàn chân ở nhóm có tăng đường máu sau ăn là 73,3%, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng bàn chân ở nhóm có đường máu sau ăn bình thường là 26,7% (bảng 3.5).



KẾT LUẬN

- Tỷ lệ nam giới trong nhóm nghiên cứu là 52,0%, nữ giới là 48,0%.

- Tuổi mắc bệnh trung bình trong nhóm nghiên cứu là 61,1  9.2.

- Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 5,2  4,3 năm.

- Bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng là 248 bệnh nhân chiếm 62,0%.

- Kiểm soát đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, HbA1C, huyết áp, lipid máu còn chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức kém.

- Tỷ lệ bệnh nhân có tăng đường máu sau ăn có liên quan đến tăng đường máu lúc đói chiếm tỷ lệ 84,2% . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

- Không tìm thấy sự liên quan giữa đường máu sau ăn với chỉ số triglycerid, cholesterol, HDL - C, LDL – C.

- Tỷ lệ bệnh nhân có đường máu sau ăn tăng có liên quan đến SGOT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Tỷ lệ bệnh nhân có tăng glucose sau ăn có liên quan với bệnh nhân thừa cân béo phì, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Không tìm thấy sự liên quan giữa đường máu sau ăn với các biến chứng thường gặp của bệnh nhân ĐTĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Nguyễn Kim Lương, Nguyễn Thị Thu Minh, Dương Văn Hải (2003), Nghiên cứu tăng glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường.

2

Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - Các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nxb Y học Hà Nội.

3

Nguyễn Kim Lương ( 2011), Bệnh đái tháo đường trong thực hành lâm sàng.

4

Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường, tăng gluccose máu, Nxb Y học Hà Nội.

5

Nguyễn Văn Tiến (2011), Một vài nhận xét kết quả triển khai hoạt động dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường số1.

6

Hoàng Trung Vinh (2006), " Đặc điểm lâm sàng, sinh hóa máu và biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại một số bệnh viện Viên Chăn - Lào", Tạp chí Y học Việt Nam.

7

Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành, Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), Nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi, điều trị có kiểm soát bệnh đái tháo đường tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai, tạp trí Nội tiết Đái tháo đường.

8

Rajasekaran Sudhir, Viswanathan Mohan (2002), Người dịch: Bs Lê Văn Tri, tăng đường máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí Thông tin Tim mạch học số 8/2004.

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP BẰNG HOLTER HUYẾT ÁP



TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương