MỤc lục trang


KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI ĐÀI - BỂ THẬN BẰNG PHẪU THUẬT MỞ



tải về 1.59 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.59 Mb.
#39019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

SỎI ĐÀI - BỂ THẬN BẰNG PHẪU THUẬT MỞ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOATRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN



Dương Văn Thanh*, Trần Đức Quý**,Lê Viết Hải***

*Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Lương Thái Nguyên.

**Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

*** Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.




TÓM TẮT

Sỏi đài bể thận rất đa dạng về hình thái, thành phần hóa học và diễn biến phức tạp, việc chẩn đoán, điều trị không kịp thời và đúng thì nguy cơ để lại nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Ở Việt Nam, do trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, nên phẫu thuật mở điều trị sỏi đài bể thận là chủ yếu.

Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả phẫu thuật mở điều trị sỏi đài bể thận có kích thước >2cm ở 102 BN, từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 6 năm 2012 tại khoa ngoại Tiết niệu BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Kết quả như sau:

- Lâm sàng:

Đau âm ỉ vùng thắt lưng 96,1%;

Đau quặn thận 18,6%;

Đái buốt, đái rắt, đái đục 42,2%;

Đái máu đại thể 5,9%.

Sốt 3,9%;

Thận to 28,4%;

Tăng huyết áp 16,7%.

- Cận lâm sàng:



Siêu âm: Thận ứ nước 68,6%.

Chụp UIV: Thận không bài tiết 2,9%; bài tiết kém 42,2%; bài tiết bình thường 54,9%. Vị trí sỏi: Sỏi bể thận 28,4%; Sỏi đài bể thận 59,8%.

- Điều trị

Tai biến trong mổ 6,9%.

Biến chứng sau mổ 9,8%.

Kết quả gần: tốt 89/102BN (87,3%); trung bình 13/102BN (12,7%)

Kết quả xa: Tốt 31,8%; trung bình 61,4%; xấu 6,8%.



Từ khóa: Sỏi thận, phẫu thuật mở sỏi thận
RESULTS OF TREATMENT FOR PYELOCALIOLITHIASIS BY SURGERY IN THAINGUYEN GENERAL HOSPITAL

Duong Van Thanh*, Tran Duc Quy**, Le Viet Hai**

*Phú Lương General hospital, Thai Nguyen province

** Thai Nguyen University of Medicine-Pharmacy

***Thai Nguyen General Hospital.



SUMMARY

Pyelocaliolithiasis has a variety of forms, chemical components, and complicated development. Without right and timely diagnosis and treatment will give patients the risk of lethal complications. In Vietnam, because of the lack of equipments, pyelocaliolithiasis is mainly treated by surgery.

From February 2010 to June 2012, we carried out assessing the effect/ results of treatment for 102 patients with pyelocaliolithiasis (by surgery) whose size of stones/ calculus are more than two centimeters, in Thainguyen General Hosppital. We have gained/ achieved the following results:

- Clinical:

Dull pain in the lumbar region: 96,1%

The sting of the kidney:18,6%

Biting or strangury or matte on urination: 42,2%

Haematuria: 5,9%

Fever: 3,9%

Large kidney: 28,4%

High blood pressure: 16,7%

- Paraclinical:

Ultrasound: stagnant water in kidney: 68,6%

Intravenous urogram: kidney without excretion: 2,9%; poor excretion:42,2%; normal excretion: 54,9%

Place of stone: pyelolithiasis: 28,4%; pyelocaliolithiasis: 59,8%

- Result of treatment

Accident in surgery: 6,9%

Complications after surgery: 9,8%

Result at present: good: 87,3% (89/102 patients); average: 12,7% (13/102 patients)

Result in future: good: 31,8%; average: 61,4%; bad: 6,8%



Keywords:Stone kidney, open stone surgery
1. Đặt vấn đề

Sỏi thận chiếm khoảng 42% sỏi tiết niệu, hình thái sỏi thận rất đa dạng, phức tạp như sỏi to ở bể thận, sỏi đài bể thận nhiều viên, sỏi san hô, nên gặp nhiều khó khăn trong phẫu thuật mở.



Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi thận qua da, nội soi ngược dòng tán sỏi...Ở Việt Nam phẫu thuật mở để điều trị sỏi thận có kích thước >2cm là chủ yếu. Phẫu thuật mở điều trị sỏi đài bể thận có kích thước >2cm vẫn được coi là phẫu thuật không thể thay thế đối với các cơ sở y tế tuyên tỉnh. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sỏi đài - bể thận có kích thước >2 cm bằng phẫu thuật mở tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu



2.1. Đối tượng: 102 bệnh nhân sỏi đài-bể thận có kích thước lớn hơn 2 cm được phẫu thuật mở lấy sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu:

- Chỉ tiêu lâm sàng.

- Chỉ tiêu cận lâm sàng

- Đánh giá kết quả điều trị:

3. Kết quả nghiên cứu

- Lứa tuổi gặp sỏi đài-bể thận có kích thước lớn hơn 2 cm là từ: 51- 60 tuổi (31,4%). Tuổi TB: 49,3. Tuổi trẻ nhất 19 tuổi. Tuổi cao nhất 80 tuổi.

- Tỷ lệ: Nữ 57/102 BN (55,9%); nam 45/102 BN (44,1%).

- Triệu chứng lâm sàng: Đau âm ỉ vùng thắt lưng 96,1%; đái buốt, đái rắt, đái đục 42,2%; đau quặn thận 18,6%; đái máu đại thể 5,9%; sốt 3,9%; thận to 28,4%; nhiễm khuẩn niệu 1%; BN có tăng huyết áp 16,7%.

- Cận lâm sàng:

Vị trí sỏi: Sỏi bể thận 28,4%; Sỏi đài bể thận 59,8%; Sỏi san hô 11,8%.

Chụp UIV: Thận không bài tiết 2,9%; bài tiết kém 42,2%; bài tiết BT 54,9%.

Suy thận độ I 11,8%; suy thận độ II 17,6%.



Bảng 1. Mức độ thận giãn trên siêu âm

Thận giãn

n

%

Độ I

41

40,2

Độ II

11

10,8

Độ III

18

17,6

Không

32

31,4

Tổng

102

100

Nhận xét: mức đội thận giãn độ I chiếm 40,2%; thận không giãn chiếm 31,4%

Bảng 2. Vị trí của bể thận



Vị trí bể thận

n

%

Trong xoang

78

76,5

Trung gian

17

16,6

Ngoài xoang

07

6,9

Tổng

102

100

Nhận xét: Vị trí bể thận trong xoang chiếm tỷ lệ cao 76,5%.
Bảng 3. Kết quả phân tích thành phần sỏi thận

Thành phần

Số mẫu

%

Sỏi hỗn hợp

19

59,4

Sỏi oxalat can xi

03

9,4

Sỏi photphat can xi

01

3,1

Sỏi truvit

06

18,7

Sỏi photphat can xi - Amoni magiê

03

9,4

Tổng

32

100

Nhận xét: Sỏi có thành phần hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao 59,4%.

Bảng 4. Các phương pháp phẫu thuật



PP Phẫu thuật

n

%

Mở BT

Đơn thuần

52

51,0

Gil-Vernet

01

1,0

Mở BT+ Nhu mô

47

46,0

Resnick

01

1,0

Turner-WarWick

01

1,0

Tổng

102

100

Nhận xét: Phẫu thuật mở bể thận đơn thuần lấy sỏi chiếm 52/102BN (51%); Mở bể thận và nhu mô lấy sỏi chiếm 47/102BN (46%)

- Truyền máu trong mổ chiếm 6,9%, trong đó 05 trường hợp truyền <500 ml, 02 trường hợp truyền >500 ml.

- Tai biến và biến chứng:

+ Tai biến trong mổ 6,9%. Trong đó có 01 ca rách cổ đài thận, 01 ca rách tĩnh mạch thận, 05 ca chảy máu phải truyền máu.

+ Biến chứng sau mổ 10/102BN (9,8%), trong đó có 04 ca nhiễm khuẩn vết mổ, 04 ca chảy máu thứ phát sau mổ, 02 ca sốt sau mổ.

- Ngày điều trị trung bình 8,4.

- Kết quả điều trị gần:

Bảng 5. Kết quả phẫu thuật


Kết quả

Phẫu thuật



Tốt

Trung bình

n

%

n

%

Mở BT

Đơn thuần

45

44,1

07

6,9

Gil-Vernet

01

1,0

00

00

Mở BT +

Nhu mô


41

40,2

06

5,9

Resnick

01

1,0

00

00

Turner- Warwick

01

1,0

00

00

Tổng

89

87,3

13

12,7

Nhận xét: Kết quả phẫu thuật mở điều trị sỏi đài bể thân tốt 89/102BN (87,3%); trung bình 13/102BN (12,7%)

- Kết quả xa: Tốt: 31,8%. Trung bình: 61,4%. Xấu: 6,8%.

4. BÀN LUẬN

Lứa tuổi gặp sỏi đài bể thận nhiều nhất là từ 30 đến 60 tuổi (80,4%). Số BN trên 60 tuổi và dưới 30 tuổi chiếm một tỷ lệ 19,6%. nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nước như: Phan Chính Đăng, Trần đức Hòe, Nguyễn Hồng Trường, Lý Quốc Toàn, Nguyễn Văn Dũng.

Nghiên cứu của chúng tôi gặp tỷ lệ nam chiếm 44,1%; nữ chiếm 55,9 %; tỷ lệ nam/nữ là 0,79. kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn Hồng Trường nam 41,6%, nữ 58,4%,

Lý Quốc Toàn nam 38,6%, nữ 61,4%.

- Về lâm sàng: Đau âm ỉ vùng thắt lưng 98/102 BN (96,1%), là triệu chứng chính hay gặp nhất, khiến BN phải đi khám, tuy nhiên do triệu chứng của bệnh thường âm thầm, không rầm rộ, nên BN thường đi khám và điều trị muộn. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của các tác giả Trần Đức Hòe triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng 93,64%. Phan Chính Đăng 96,7%; Nguyễn Hồng Trường 100%; Lý Quốc Toàn 96,47%.

Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt, đái đục 43/102 BN, chiếm 42,2%, là triệu chứng gặp đứng thứ hai sau triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng. Kết quả của các tác giả Lý Quốc 47,2%; Phan Chính Đăng 31,7%; Nguyễn Văn Dũng 29,8%

Đái máu đại thể: Là triệu chứng ít gặp hơn, 6/102 BN, chiếm 5,9%. Thường xuất hiện sau khi vận động, lao động nặng. So sánh với các tác giả: Trần Văn Hinh 35,62%, Phan Chính Đăng 11,7%. Nguyễn Hồng Trường 8,9%. Về triệu chứng đái máu nghiên cứu của chúng tôi gặp với kết quả thấp hơn các tác giả khác.

Sốt khi vào viện có 04/102 BN (3,9%), sốt là một triệu chứng của sỏi thận nhiễm trùng đường tiểu do sỏi, tỷ lệ gặp thấp hơn so với một số nghiên cứu trước đó, Trần Đức Hòe gặp 12,3%, Phan Chính Đăng gặp 16,7%. Nguyễn Thụy Linh 12,9%.

Dấu hiệu thận to 29/102 BN, chiếm 28,4%, do bị tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu nên thận bị căng to do ứ nước ứ mủ, dấu hiệu thận to do ứ nước ứ mủ chúng tôi gặp cao so với một số tác giả: Phan chính Đăng 15%, Nguyễn Hồng Trường 7,9%, Lý Quốc Toàn 21,05%; kết quả chứng tỏ số lượng BN trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian bị bệnh lâu và đến viện muộn nhiều hơn của các tác giả khác.

Sỏi đài bể thận tăng huyết áp kèm theo chiếm 16,7%; So với một số nghiên cứu của Phan Chính Đăng 3,3%; Trần Văn Hinh 6,58%.

- Về cận lâm sàng:

Tất cả BN nghiên cứu đều được chụp UIV trước mổ để đánh giá chức năng thận, trong đó có 03 BN sau 2h không bài tiết nước tiểu (2,9%), 43 BN bài tiết kém (42,2%) và 56 BN bài tiết bình thường chiếm 54,9 %; theo Nguyễn Văn Dũng: bài tiết kém 64,9%, bài tiết bình thường 31,5%. Nguyễn Hồng Trường, thận không bài tiết 27,7%; bài tiết kém 55,5%, bài tiết bình thường 16,8 %. Lý Quốc Toàn thận không bài tiết 5,26%; bài tiết kém 17,55%, bài tiết bình thường 77,19%. Kết quả chụp UIV trong nghiên cứu của các tác giả có sự khác nhau, tuy rằng tiêu chuẩn đánh giá như nhau, chúng tôi cho là hợp lý, vì thời điểm, địa điểm nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

Kết quả siêu âm thận giãn do ứ nước 70/102 BN chiếm 68,6%, chỉ có 32 BN thận không giãn chiếm 31,4%. Chứng tổ khi thận có sỏi lớn thì hầu hết đường dẫn niệu bị cản trở hoặc bít tắc gây ứ nước tiểu và gây giãn thận, rồi ứ mủ đài bể thận và dần phá hủy thận. Vì vậy phẫu thuật điều trị lấy sỏi nhằm loại bỏ tình trạng bít tắc càng sớm càng tốt, bảo vệ và phục hồi chức năng thận càng sớm. So với một số tác giả khác như Phan Chính Đăng thận giãn 36,7%. Nguyễn Văn Dũng thận giãn 35,1%. Nguyễn Hồng Trường thận giãn 97%, thấy rằng số BN trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian bị bệnh lâu và đến viện điều trị muộn còn khá nhiều.

Số lượng sỏi nhiều viên ở đài-bể thận 61/102 BN chiếm 59,8%; sỏi đơn độc ở bể thận 29/102 BN chiếm 28,4%, sỏi san hô 11,8%. So với tác giả Phan Chính Đăng sỏi bể thận 31,7%, sỏi đài bể thận nhiều viên 53,3%, sỏi san hô 15%. Lý Quốc Toàn sỏi một viên 50,88%, nhiều viên 29,83%, sỏi san hô 19,29%. Hoàng Long sỏi nhiều viên 50%, sỏi một viên 27,05%, sỏi san hô 11,18%. Về số lượng sỏi và vị trí của soi kết quả của nghiên cứu tương đương với kết quả của một số nghiên cứu khác.

- Về kết quả điều trị

Tai biến trong mổ 07 BN chiếm 6,9%, Trong đó có 01 BN rách cỏ đài, 01 ca rách tĩnh mạch thận, 05 ca chảy máu. Nhưng sau khi sử trí đều cầm được máu và ổn định, không có trường hợp nào tai biến phải cắt thận để cầm máu. Tỷ lệ tai biến trong mổ của các tác giả khác Lý Quốc Toàn 26,31%; Trần Đức Hòe 11,8%; Phan Chính Đăng 5%.

Tai biến chảy máu trong mổ 4,9% gặp ở cả sỏi bể thận 02 BN, sỏi đài bể thận nhiều viên 02 BN và sỏi san hô 01 BN. Tỷ lệ chảy máu trong mổ của một số tác giả khác Lý Quốc Toàn 7,2%; Nguyễn Hồng Trường 2%; Phan Chính Đăng 5%.

Biến chứng sau mổ 10/102 BN chiếm 9,8% trong đó (1) Nhiễm khuẩn vết mổ 04 BN (3,9%). Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số tác giả khác Lý quốc Toàn 12,28%; Nguyễn Hồng Trường 7,9%; Phan Chính Đăng 16,7%. (2)Chảy máu thứ phát sau mổ gặp 04 BN (3,9%), được điều trị nội khoa có kết quả, không có trường hợp nào phải can thiệp phẫu thuật lại. Tỷ lệ chảy máu thứ phát sau mổ so với một số tác giả Nguyễn Hồng Trường 7,92%; Phan Chính Đăng 1,7%. (3)Không có trường hợp nào rò nước tiểu. So với một số tác giả Nguyễn Hồng Trường rò nước tiểu 3,96 %, Phan Chính Đăng 3,3%.

Kết quả gần phẫu thuật mở điều trị sỏi đài bể thân tốt 89/102BN (87,3%); trung bình 13/102BN (12,7%)

Kết quả kiểm tra sau mổ được 44 BN, tốt 14/44 BN (31,8%); Trung bình 27/44 BN (61,4%); Xấu 03 BN (6,8%). So với tác giả Phan Chín Đăng kết quả Tốt 73,7%; trung bình 15,8%; xấu 10,5%.

Nguyễn Hồng Trường kết quả Tốt 67,5%, trung bình 22,5%, xấu 10%. Kết quả xa, sỏi tái phát ở 2 bên thận 39/102 BN, chiếm 38,2%, chúng tôi đã điều trị sỏi tái phát bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả.

5. KẾT LUẬN

102 bệnh nhân sỏi đài bể thận có kích thước >2cm được phẫu thuật mở tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thấy tỷ lệ nữ 55,9%; nam 44,1%; Lứa tuổi gặp sỏi thận nhiều từ 30-60 tuổi (80,4%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 49,3.

Lâm sàng đau âm ỉ vùng thắt lưng chiếm 96,1% ; đái buốt, đái rắt, đái đục chiếm 42,2% ; thận to 28,4% ; đái máu đại thể chiếm 5,9% ; tăng huyết áp kèm theo chiếm 16,7% ; Thận giãn do ứ nước chiếm 68,6%; thận không bài tiết và bài tiết kém chiếm 45,1%; Sỏi đài bể thận nhiều viên chiếm 59,8%; sỏi đơn độc bể thận >2cm chiếm 28,4%; sỏi san hô 11,8%.

Cận lâm sàng: Bể thận trong xoang chiếm 76,5%; bể thận trung gian chiếm 16,7%; bể thận ngoài xoang chiếm 6,9%; Sỏi thận hỗn hợp chiếm 59,4%; sỏi truvit 18,7%, Sỏi oxalat canxi 9,4%, sỏi photphatcanxi-amonimagie photphat chiếm 9,4%, sỏi photphat can xi chiếm 3,1%. Siêu âm thận giãn do ứ nước chiếm 68,6%, thận không giãn chiếm 31,4%. Chụp UIV thận không bài tiết nước tiểu 2,9%, bài tiết kém 42,2% và bài tiết bình thường chiếm 54,9 %.

Kết quả điều trị: Tai biến trong mổ chiếm 6,9%, tái biến chảy máu trong mổ 4,9%; Biến chứng sau mổ chiếm 9,8%; Kết quả gần phẫu thuật mở điều trị sỏi đài bể thân tốt 87,3%, trung bình 12,7%; Kết quả xa sau mổ tốt 31,8%, Trung bình 61,4%, Xấu 6,8%.




TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quán Anh (2006), “Sỏi Thận”, Bệnh học Ngoại khoa dùng cho sau đại học, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.192-199.

2. Bộ môn Sinh hóa trường đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2011), “Nhận xét về kết quả định tính thành phần hóa học của sỏi thận”, phân tích 353 mẫu sỏi thận của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bình Dân, Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phan Chính Đăng (2004), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sỏi bể thận tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển (Uông Bí-Quảng Ninh”. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

4. Trần Đức Hoè (2003), “Phẫu thuật lấy sỏi thận, mở bể thận lấy sỏi”, Những kỹ thuật ngoại khoa trong tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 217-243.

5. Nguyễn Hồng Trường (2007), “Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sỏi san hô thận tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2006-2007”. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Paik ML, Resnick MI. “The role of open stone surgery in the management of urolithiasis. 1997 Summer;3(2):96-9.

7. Kamynina SA, Ianenko EK, Obukhova TV. Results of surgical treatment of coral nephrolithiasis”. Article in Russian. 2005 Jul-Aug;(4): 33-6.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương