MỤc lục trang


Người dịch: Phạm Công Kiêm Dịch từ :http://in.reuters.com/article/2011/10/26/us-ivf-tumours-idINTRE79P8EP20111026



tải về 1.59 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.59 Mb.
#39019
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Người dịch: Phạm Công Kiêm

Dịch từ :http://in.reuters.com/article/2011/10/26/us-ivf-tumours-idINTRE79P8EP20111026



Một nghiên cứu theo dõi kéo dài 15 năm phát hiện thấy những phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có nguy cơ phát triển khối u ác tính buồng trứng gấp hai lần so với những phụ nữ sinh muộn không được điều trị.

Nguy cơ được tập trung vào các khối u có tế bào bất thường có thể phát triển thành ung thư. Nguy cơ ung thư buồng trứng xâm lấn là cao hơn ở nhóm phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.Các chuyên gia sinh sản cho biết cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định điều này.

" Hiện các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số cách để trả lời những câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm yêu cầu. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn cho thấy một tỷ lệ ung thư buồng trứng gia tăng ở phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm từ 5- 7 trường hợp/một ngàn phụ nữ," Tiến sĩ Peter Braude Đại học Kings London nói.

Braude, người không tham gia trong nghiên cứu Hà Lan, cho biết nguy cơ có thể xảy ra cần được cân đối với mục tiêu quan trọng của thụ tinh ống nghiệm trong việc thụ thai một đứa trẻ.

Trưởng nhóm nghiên cứu Flora van Leeuwen ở Viện Ung thư Hà Lan nói rằng phát hiện này là rất quan trọng vì nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên có nhóm so sánh là những phụ nữ sinh muộn không trải qua điều trị bằng IVF.

Đó là điều quan trọng vì thụ thai khó hoặc chưa bao giờ mang thai chính là những yếu tố nguy cơ được biết liên quan tới khối u buồng trứng.

Nghiên cứu này được tiến hành trên 25000 phụ nữ, trong đó 19 000 phụ nữ nhận IVF. Kết quả cho thấy sau 15 năm theo dõi, 61 phụ nữ bị ung thư buồng trứng trong nhóm sử dụng IVF - một tỷ lệ ung thư cao bất thường.

Richard Kennedy, Tổng thư ký Liên đoàn Hiệp hội Sinh sản quốc tế (IF), lưu ý rằng các nghiên cứu khác trong thập kỷ qua nhìn chung đều cho thấy kích thích buồng trứng và nguy cơ ung thư có liên quan với nhau.

" Liên đoàn Hiệp hội Sinh sản quốc tế (IF) cũng cho rằng nguy cơ lâu dài là thấp, tuy nhiên, Tổ chức này kêu gọi cần phải liên tục cảnh giác qua các báo cáo về hậu quả lâu dài với sự hợp tác quốc tế" ông ta nói với phóng viên tạp chí “Journal Human Reproduction.”

ĐẦU MỐI MỚI ĐỂ DỰ ĐOÁN TIỀN SẢN GIẬT, MỘT BỆNH PHỔ BIẾN VÀ NGHIỆM TRỌNG NHẤT LIÊN QUAN ĐẾN MANG THAI



Người dịch: Phạm Công Kiêm

Dịch từ: http://www.news-medical.net/ ngày 9 tháng 5 năm 2012

Dấu hiệu một người mẹ sẽ phát triển tiền sản giật, bệnh liên quan đến thai kỳ phổ biến và nghiêm trọng nhất, đã được xác định bởi nhóm nghiên cứu Đại học Sydney.

Những phát hiện này, được công bố trong ấn bản mới nhất của Tạp chí Miễn dịch học Sinh sản (Journal of Reproductive Immunology)cho phép phát hiện sớm tiền sản giật, hiện không thể chẩn đoán được bằng triệu chứng lâm sàng trước khi bệnh xảy ra.. 

Nghiên cứu này cũng cho rằng tử cung có thể có ảnh hưởng lâu dài lên hệ thống miễn dịch của trẻ.

“ Ước tính mỗi năm ở Australia có khoảng 5000 đến 10000 phụ nữ bị tiền sản giật,” Giáo sư Ralph Nanan, trưởng nhóm nghiên cứu Trường Y - Đại học Sydney cho biết.

“ Tiền sản giật phát triển ở các bà mẹ hoàn toàn bất ngờ, thường xảy ra trong 3 tháng cuối của của thai kỳ, gây nên tăng huyết áp, tổn thương gan thận và thay đổi máu nặng. Gây đẻ sớm là biện pháp duy nhất để đề phòng tiền sản giật.”

Trong tiền sản giật, hệ thống miễn dịch của người mẹ dường như tấn công thai nhi.

“ Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện tuyến ức của thai nhi - một tổ chức nằm phía sau xương ngực và được biết như là ‘Cái nôi’ quan trong của bạch cầu được gọi là tế bào lympho có nguồn gốc từ tuyến ức hoặc được gọi là tế bào T,” Giáo sư Nanan nói

Hiện chưa có một nghiên cứu nào trước đó phát hiện thấy ảnh hưởng của tiền sản giật lên các hệ thống cơ quan của thai nhi.

“ Thật ngạc nhiên, chúng tôi thấy tuyến ức con của các bà mẹ bị tiền sản giật nhỏ hơn so với tuyến ức con của bà mẹ mang thai bình thường.”

Điều làm ngạc nhiên hơn đối với các nhà nghiên cứu là những thay đổi này là rõ ràng trong giữa thời kỳ mang thai, rất lâu trước khi người mẹ phát triển bất kỳ dấu hiệu nào của tiền sản giật

“Đây là một phát hiện rất thú vị vì tuyến ức đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành hệ thống miễn dịch của đứa trẻ và bảo vệ nó chống lại sự phát triển của dị ứng, bệnh tự miễn và ung thư sau này trong đời, "Giáo sư Nanan nói. .

Nhóm nghiên cứu này hiện đang tiến hành một nghiên cứu thuần tập tương lai trên 1200 phụ nữ mang thai để khẳng định phát hiện này với triển vọng phát triển một test xét nghiệm phát hiện tiền sản giật. Nhóm nghiên cứu này cũng tiến hành các nghiên cứu nhằm mục đích mô tả ảnh hưởng ngắn hạn và lâu dài mà những thay đổi sớm của tuyến ức lên hệ thống miễn dịch của trẻ và phát triển các bệnh miễn dịch.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi tiến sĩ David Eviston và Ann Quinton cùng với nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y- Đại học Sydney .

Đây là một nghiên cứu ca bệnh đối chứng trên 53 phụ nữ bị tiền sản giật và 120 phụ nữ mang thai khoẻ mạnh được coi là nhóm chứng, các đối tượng được ghép cặp theo tuổi bà mẹ, tuổi thai và hút thuốc lá. Đường kính tuyến ức của thai nhi được đo là chiều rộng lớn nhất vuông góc với đường nối xương ức và cột sống dựa trên hình ảnh siêu âm ở tuổi thai 17-21 tuần.

TẾ BÀO HỆ THỐNG MIỄN DỊCH GÂY CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH LIỀN THƯƠNG ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HIỆN


Người dịch: Phạm Công Kiêm

Dịch từ : http://www.news-medical.net/news/20100417/Immune-system-cells-that-impede-wound-healing-process-discovered.aspx

Một khám phá mới về quá trình làm lành vết thương có thể dẫn đến phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường và các bệnh nhân có vết thương chậm lành.



Các nhà nghiên cứu ở Đại học Loyola đã phát hiện thấy một số tế bào của hệ miễn dịch làm chậm quá trình làm lành vết thương. Như vậy, người ta có thể cải thiện quá trình liền thương bằng cách khử hoạt tính các tế bào của hệ miễn dịch, Tiến sĩ Elizabeth Kovacs trưởng nhóm nghiên cứu phòng thí nghiệm đã phát hiện ra hiện tượng này cho biết.
Phát hiện của Kovacs cộng sự đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Surgical Research.

Trong nghiên cứu này, các tế bào hệ thống miễn dịch cản trở quá trình liền thương được gọi là tế bào T gây chết tự nhiên (NKT). Các tế bào NKT thực hiện các chức năng mang lại lợi ích như giết chết các tế bào khối u và các tế bào bị nhiễm virus. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào NKT cũng di chuyển đến các vết thương và cản trở quá trình liền thương.

Kovacs và đồng nghiệp đã sử dụng mô hình động vật để kiểm tra tác động của tế bào NKT lên quá trình liền thương. Quá trình liền thương là chậm hơn đáng kể ở những con chuột bình thường có các tế bào NKT so với chuột không có tế bào NKT .

" Chúng tôi đã chứng minh được rằng khâu kín vết thương sớm sẽ làm giảm sự hiện diện tế bào NKT" Kovacs và cộng sự viết. " Điều quan trọng là chúng tôi cũng quan sát thấy rằng chính các tế bào NKT là thành phần thâm nhiễm gây viêm vết thương sớm."

Những bệnh như tiểu đường và nhiễm trùng có thể làm chậm hoặc ngăn cản quá trình liền thương. Nghiên cứu này phát hiện thấy rằng tế bào NKT có thể ít nhất một phần chịu trách nhiệm làm chậm quá trình liền thương. Hiện các nhà nghiên cứu không biết bằng cách nào mà tế bào NKT làm chậm quá trình liền thương . Tuy nhiên họ tin tưởng rằng họ có khả năng bất hoạt tế bào NKT bằng sử dụng kháng thể. Họ đang thử nghiệm dự định này trong một nghiên cứu theo dõi.

PHỤ NỮ BÉO PHÌ CÓ NGUY CƠ CAO BỊ UNG THƯ VÚ


Người dịch: Phạm Công Kiêm

Dịch từ: http://medictoday.info/2011/10/obese-women-have-higher-risk-of-suffering-breast-cancer/
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Granada đã chứng minh được rằng những phụ nữ thừa cân - đặc biệt là những phụ nữ bị béo phì- bị bệnh này khi tuổi còn rất trẻ.

Tổng cộng có 524 phụ nữ bị ung thư vú được chọn tham gia vào nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng những phụ nữ mà bắt đầu có kinh ở độ tuổi từ 9 đến 10 sẽ bị ung thư vú ở độ tuổi còn rất trẻ.

Phụ nữ béo phì bị ung thư vú ở tuổi trẻ hơn so với các phụ nữ khác.Hơn thế nữa, xác suất phát triển ung thư vú là cao hơn ở bệnh nhân bị béo phì.

Đây là một trong những kết luận chính được rút ra trong một bài báo được đăng tải trên trên Tạp chí Journal Nutricin ở Tây Ban Nha của giáo sư Mara Jos Aguilar Cordero giảng dạy tại Khoa Điều dưỡng Đại học Granada .

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên một mẫu 524 phụ nữ được chẩn đoán bị bệnh ung thư vú đã được điều trị tại bệnh viện Trường Đại học San Cecilio từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010 tại Granada, Tây Ban Nha. Họ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những bệnh nhân này (trọng lượng bình thường, béo phì và béo phì nặng) và tuổi tác của họ lúc chẩn đoán. Những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú đã được loại khỏi nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng béo phì ở phụ nữ liên quan với chẩn đoán ung thư vú lúc tuổi còn trẻ. Phát hiện này trái ngược với kết quả thu được trong các nghiên cứu trước đó cho rằng các cá thể có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nguy cơ thấp hơn bị ung thư vú.

Về tuổi bắt đầu có kinh:

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Granada cho thấy những phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi còn trẻ là những người mà bắt đầu có kinh khi tuổi < 10 . Như vậy, tuổi có kinh là yếu tố quyết định cho chẩn đoán và phát triển ung thư vú, đặc biệt ở phụ nữ bị béo phì nặng.

Do đó, mặc dù yếu tố di truyền và tiền sử gia đình bị ung thư vú là những yếu tố liên quan (lên tới 18% bị ung thư vú ở phụ nữ bị béo phì có yếu tố di truyền), nghiên cứu này chứng minh rằng béo phì - đặc biệt ở các ca béo phì nặng là yếu tố liên quan nhất trong việc phát triển sớm ung thư vú.

CẬP NHẬT VỀ ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ

Người dịch: Phạm Công Chính



1. ĐẠI CƯƠNG

- Trứng cá (acne) là biểu hiện ngoài da hay gặp ở tuổi trẻ (< 25 tuổi), nam nhiều hơn nữ, đặc biệt ở tuổi dậy thì (85-90%). Bệnh gây nên do hiện tượng tăng bài xuất quá mức của tuyến bã, dày sừng cổ chân lông, viêm quanh nang lông, tuyến bã.

- Tuy gọi là bệnh nhưng hầu hết là lành tính và được coi như 1 hiện tượng sinh lý ở tuổi thanh thiếu niên, tiến triển khỏi tự nhiên trong đa số các trường hợp, chỉ có khoảng 10% thực sự cần thiết sử dụng thuốc và 1% gặp vấn đề khó khăn về điều trị.

- Căn sinh bệnh học của trứng cá

+ Tăng tiết bã.

+ Sừng hóa vùng phễu ống: chưa rõ cơ chế.



+ Vai trò của vi khuẩn Corynebacterium acnes (C.Acnes) và các yếu tố gây viêm khác ở vùng phễu ống: C. acnes tiết ra những thành phần gây viêm như lipase, protease, hyaluronidase và các yếu tố hóa hướng động bạch cầu. Lipase thủy phân triglycerides thành axit béo tự do. Đây là chất kích thích khởi đầu và là chất sinh comedon. Những yếu tố hóa hướng động bạch cầu đa nhân tới thành nang lông. Các bạch cầu đa nhân phóng thích hydrolase làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ ra dẫn đến hiện tượng phóng thích thành phần comedon vào lớp bì. Phản ứng viêm gây ra mụn trứng cá mủ và nang trứng cá.



Cơ chế tác dụng của một số thuốc điều trị trứng cá

2. PHÂN LOẠI ĐỘ NẶNG CỦA MỤN TRỨNG CÁ

2.1. Phân chia mức độ nặng nhẹ của bệnh trứng cá dựa vào 3 tiêu chí sau:

  Số lượng tổn thương.

   Đặc điểm của tổn thương:

        Không viêm: có đầu đen hay đầu trắng

        Có viêm: sẩn viêm, mụn mủ

        Cục (nốt), nang.


2.2. Bảng phân chia mức độ bệnh:

 Mức độ

Tổn thương

Nhẹ

< 20 comedones hoặc

< 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương < 30

Trung bình

20-100 comedones hoặc 15-50 tổn thương viêm

Nặng

05 nốt (cục) hoặc tổng số lượng tổn thương viêm > 50 hoặc tổng số lượng tổn thương > 125

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Tại chỗ

3.1.1. Retinoids: Có 3 chất là Tretinoin, Adapalene, và Tazarotene.

- Tretinoin

Tác dụng: tiêu comedon và ngăn sự hình thành comedon.

Tác dụng thứ phát: khô da, kích thích da, đỏ da bong vảy, tăng mụn trứng cá tạm thời (2 – 3 tuần đầu điều trị).

Dạng Tretinoin vi tinh thể hoặc polymer có tác dụng tốt như tretinoin nhưng ít tác dụng phụ hơn do thuốc xuyên qua lớp thượng bì và ngấm trực tiếp vào nang lông.

- Adapalene. Là một retinoid thế hệ mới có tác dụng:

Ổn định với ánh sáng và oxygen  không bị phân hủy bởi ánh sáng và oxygen nên có thể bôi thuốc vào ban đêm hoặc buổi sáng.

Hấp thu qua da thấp  thấm vào nang bã nhờn và hoạt động tại vị trí mụn trứng cá.

Tác dụng phụ giống như tretinoin, nhưng tỷ lệ gặp ít hơn.

Có thể có hoạt tính kháng viêm.

- Tazarotene: Là một retinoide tổng hợp, có hai dạng chế phẩm được sử dụng trong điều trị trứng cá là dạng gel và cream, tuy nhiên Tazarotene 0.1% gel có tác dụng hiệu quả hơn nhưng phản ứng đỏ da và kích ứng thường gặp hơn.. Tazarotene 0.1% gel được bôi lên tổn thương 1-2 lần/ngày (nếu bôi 2 lần/ngày thì sau 2-5 phút phải rửa mặt bằng nước ấm).

3.1.2. Benzoyl peroxide. Có khả năng diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc ở dạng cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2,5-10%. Thuốc làm giảm đáng kể P. acnes và acide béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống viêm và tiêu comedons.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Vì vậy, nên bôi thuốc vào buổi chiều hoặc tối để giảm nhạy cảm ánh sáng.



3.1.3. Kháng sinh: Hai kháng sinh dùng tại chỗ là clindamycine và erythromycine dưới dạng dung dịch tan trong cồn (hydroalcoholic solutions) đã được sử dụng rộng rãi trong hai thập kỷ qua. Các thuốc này có tác dụng giảm sự kháng thuốc của vi trùng P. acnes cũng như có hiệu quả chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của neutrophil. Trong một thử nghiệm lâm sàng mù đôi đã nhận thấy rằng điều trị mụn trứng cá với clindamycine 1% (dạng solutions) thì có hiệu quả tương đương với uống tetracycline 250 mg x 2 lần/ngày. Trong trường hợp vi trùng đề kháng với kháng sinh thì sự phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ: Erythromycine 3% với benzoyl peroxide 5% hay clindamycine 1% với benzoyl peroxide 5%). Erythromycine cũng được dùng dưới dạng dung dịch 2%. Những kháng sinh tại chỗ khác như metronidazole, những hợp chất có chứa sulfur cũng hữu ích trong điều trị mụn trứng cá nhất là trong trứng cá đỏ.

3.1.4. Acide azelaic: Thường dùng dưới dạng cream 20% có tác dụng trên sừng phểu ống, ngăn chặn comedons, có tác dụng kiềm khuẩn, ngoài ra không thấy tình trạng vi trùng đề kháng. Tác dụng phụ là ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.

3.2. Toàn thân

3.2.1.Điều trị bằng hormone

Điều trị mụn trứng cá bằng thuốc tránh thai uống đã đem lại những thành công trong những thập niên gần đây, phương pháp điều trị này là một khám phá mới cho bệnh nhân nữ. Lần đầu tiên vào năm 1997 thuốc tránh thai đã được sử dụng , đó là một loại thuốc tránh thai kết hợp, ba pha, bằng đường uống trong việc điều trị mụn trứng cá, thuốc này gồm norgestimate 0.215 mg và ethinyl estradiol 0.035 mg. Tác dụng phụ chủ yếu của thuốc là buồn nôn và thuốc không dùng được cho bệnh nhân nam.

Một thuốc thay thế cho điều trị mụn trứng cá do hormone ở nữ là spironolactone, liều tấn công 200 mg/ngày và liều duy trì 50-176 mg/ngày (tùy dung nạp). Spironolactone có thể kết hợp với điều trị thuốc tránh thai đường uống.

3.2.1. Kháng sinh

Tetracycline: (Chlohydrate de Tetracycline 500 mg)

- Liều giảm dần: + 1,5 g /ngày trong 8 ngày.

+ 0,5 g /ngày trong 1 tháng.

+ 0,25 g /ngày trong nhiều tháng.

- Hoặc liều không đổi: 1 g /ngày.

Cyclines thế hệ 2: (Doxycycline 100 mg, Minocycline 100 mg)

- Theo nghiên cứu gần đây nhất, dùng Doxycycline liều cao kéo dài dễ gây ra tình trạng Candida âm đạo, đau thượng vị, tổn thương thực quản hoặc nhạy cảm ánh sáng. Tài liệu mới nhất (04/2003) khi sử dụng Doxycycline liều thấp 20 mg x 2 lần/ngày (liều tác dụng kháng khuẩn tổi thiểu của Doxycycline là 50 mg/ngày) có tác dụng chống viêm, tác dụng tốt trong việc giảm tổn thương mụn không viêm và viêm cũng như tổng số lượng tổn thương trên bệnh nhân trứng cá.

- Liều dùng: 1 – 2 viên / ngày.

Kháng sinh khác:

+ Erythromycin: liều dùng: 1,5 – 2 g / ngày.

+ Clindamycin: liều dùng: 300 – 600 mg / ngày.

+ Trimethoprim-sulfamethoxazole: liều dùng: 960 mg x 2 lần/ngày.

Tác dụng thường gặp khi dùng kháng sinh: nhạy cảm ánh sáng khi dùng nhóm tetracycline (đặc biệt là doxycycline), chóng mặt khi dùng minocycline, rối loạn tiêu hóa khi dùng nhóm erythromycine, dị ứng thuốc khi dùng trimethoprim-sulfamethoxazone. Ngoài ra, tất cả các kháng sinh đường uống đều thúc đẩy tình trạng nhiễm candida đặc biệt là candida âm đạo.

Mụn trứng cá đề kháng kháng sinh:

Tại châu Âu, trong nghiên cứu từ 6 nước: Anh, Tây ban nha, Ý, Hy lạp, Thụy Điển và Hungary năm 2002 về vấn đề kháng thuốc ở 622 bệnh nhân đã nhận thấy 515/622 trường hợp kháng thuốc. Tỷ lệ kháng ít nhất 1 loại kháng sinh là ở Hungary (51%) và cao nhất tại Tây Ban Nha (94%). Thường gặp nhất là kháng phối hợp giữa Clindamycine và Erythromycine (cao nhất ở Tây Ban Nha: 92% ) so với đề kháng với Tetracycline (cao nhất ở Anh: 26.4% ). Chưa phát hiện được vi khuẩn kháng Tetracycline ở Hungary và Ý. Tỷ lệ Propionibacterium đề kháng kháng sinh ở da ở người bệnh không điều trị ở Hungary là 41%, ở Tây Ban Nha là 86%. Như vậy, các dạng thuốc bôi tại chỗ như Erythromycine và Clindamycine điều trị mụn đã có dấu hiệu đề kháng rộng rãi.  



3.2.2. Isotretinoin:

Sau hai thập niên nghiên cứu về retinoid, isotretinoin vẫn thuốc được lựa chọn để điều trị những ca mụn trứng cá nốt nang kháng trị và thể tỷứng cá nặng như trúng cá cụm. Isotretinoin có tác dụng ức chế sự sản xuất chất bã, và cũng như các retinoids khác, isotretinoin cũng thúc đẩy quá trình tiêu sừng. Hiệu quả lâm sàng của isotretinoin trong điều trị trứng cá rất rất ngoạn mục, thường làm giảm hơn 90% tổn thương trong vòng 3 tháng điều trị; nếu điều trị  kéo dài 1 đợt trong 20 tuần sẽ đạt được sự cải thiện của mụn trong vòng 3 năm hoặc hơn nữa trong 80% trường hợp. Liều dùng:

+ Tấn công: 0,5 – 1 mg / kg / ngày trong 4 tháng (tùy theo dung nạp).

+ Duy trì: 0,2 – 0,3 mg / kg / ngày thời gian dùng kéo dài hơn.

 Tác dụng phụ thường gặp là da. Chú ý nên kiểm tra chức năng gan, thận, lipid máu rị. Bất lợi chính của thuốc là gây quái thai, vì thế chỉ được có con sau khi dừng thuốc 1 tháng.

4. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý:

- Tránh căng thẳng thần kinh, hạn chế thức khuya

- Ăn, uống hạn chế các chất kích thích, các chất baeo, chocolate, cacao

- Không tự ý nặn trứng cá. Khi nặn phải có dụng cụ chuyên dụng, vô trùng

- Chăm sóc da mặt:

+ Nên dùng xà phòng kiềm để rửa mặt

+ Hạn chế dùng kem bôi mặt

+ Thường xuyên rử mặt bằng nước sạch pha với chanh tươi

+ Xoa bóp da mặt từ sâu đến nông theo hình ly tâm, lấy mũi làm trung tâm

THỊT RÁN LÀM TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT– NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI



Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 1.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương