MỘt vài nhận xét khi đỌc bàI: CƠ SỞ LÝ luận và thực tiễN



tải về 38.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích38.72 Kb.
#21591
MỘT VÀI NHẬN XÉT KHI ĐỌC BÀI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

HÌNH THÀNH DANH XƯNG “VIỆT Y”1

CHO NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM THỜI KỲ MỚI

Nguyễn Trung Thuần2

(Bài viết phục vụ hội thảo “cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập tên gọi của y học dân tộc Việt nam”, tổ chức tại Hà nội ngày 12/11/2013; phối hợp tổ chức bởi Vụ các Vấn đề Xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Y học Cổ truyền Quân đội - Bộ Quốc phòng, và Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam)



1. Về mục Quá trình phát triển của nền YHCT Việt Nam (tldd; trang 4):

Hình vẽ 2: Y học cổ truyền Việt Nam (Đông y Việt Nam)



Hình vẽ 3: Y học cổ truyền Việt Nam (Việt y)

Các khái niệm Đông y Việt Nam và Việt y để ở vị trí như vậy là không chính xác, bởi toàn bộ cụm hình mới làm nên các khái niệm này. Đề nghị để các khái niệm Đông y Việt Nam và Việt y ở bên dưới các cụm hình.

2. Về định nghĩa “Việt y”:

2.1. Định nghĩa bài viết đã đề xuất: Việt y là một hệ thống tri thức dựa trên nền tảng cốt lõi của nền YHCT Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tri thức của nền YHCT của một số dân tộc phương Đông, kết hợp với những tri thức của Tây y và một số ngành khoa học khác.

Xin hỏi:


1) Việt y có phải là “nền y học truyền thống” của Việt Nam không, tại sao không thấy cụm từ này trong định nghĩa?

2) “Tri thức của nền YHCT của một số dân tộc phương Đông” có phải là Đông y như chúng ta vẫn hiểu lâu nay hay không? Nếu đúng thì sao không để luôn thành Đông y?

3) Hệ thống lí luận nền tảng để có thể dựa vào đó mà hình thành nên Việt y là gì?

Tham khảo: Hệ thống lí luận của Trung y có:



a) Lí luận cơ sở cổ điển Trung y gồm: Tinh khí học thuyết; Âm dương học thuyết; Ngũ hành học thuyết; Tạng tượng học thuyết; Bệnh nhân học thuyết; Nguyên khí học thuyết).

b) Lí luận cơ sở Trung y, gồm: Âm dương học thuyết; Ngũ hành học thuyết; Khí huyết tân dịch; Phủ tạng học thuyết; Kinh lạc học thuyết; Vận khí học thuyết còn gọi là Ngũ vận lục khí.

c) Lí luận cơ sở Trung y hiện đại, gồm: 3 triết học quan Trung y: Chỉnh thể quan, Biện chứng quan và Tương tự quan – Phân hình luận3).

4) Việt Nam có 54 dân tộc với 54 nền y học dân tộc khác nhau, Việt y lấy nền y học của dân tộc nào làm chủ thể?

(Tham khảo: Trung y học là nền y học truyền thống khởi nguồn từ Trung Quốc, lấy thực tiễn y học của dân tộc Hán Trung Quốc làm chủ thể, đến nay đã có lịch sử hàng ngàn năm.

Còn Trung y là nền y học khởi nguồn và hình thành từ Trung Quốc, có các đặc điểm như quan niệm chỉnh thể, tương tự quan, biện chứng luận trị….

Trung y theo nghĩa rộng chỉ tất cả các nền y học dân tộc và y học tôn giáo có trong cương giới Trung Quốc. Như Tạng y, Mông y, Miêu y, Duy (Ngô Nhĩ) y, Phật y…

Trung y theo nghĩa hẹp chỉ Hán y4).

2.2. Thử sửa lại định nghĩa thành: Việt y là nền y học cổ truyền của Việt Nam, dựa trên nền tảng cốt lõi của nền YHCT Việt Nam, lấy thực tiễn y học của dân tộc Kinh làm chủ thể, tiếp thu có chọn lọc những tri thức Đông y, kết hợp với những tri thức Tây y và một số ngành khoa học khác.

Tham khảo cách định nghĩa của Trung Quốc: Trung y (Traditional Chinese Medicine) chỉ y học truyền thống Trung Quốc, là môn khoa học nghiên cứu về sinh lí, bệnh lí cơ thể người cùng sự chẩn đoán và phòng chữa bệnh tật. Nó kế thừa những kinh nghiệm và kiến thức lí luận đấu tranh với bệnh tật của người dân cổ đại Trung Quốc.

Trung y thường chỉ nền y học lấy y học truyền thống của người dân lao động Hán tộc Trung Quốc sáng tạo ra là chính, cho nên còn gọi là Hán y. Còn các nền y học truyền thống khác của TQ, như Tạng y, Mông y, Miêu y… thì được gọi chung là y học dân tộc (ethnomedicine)5.

3. Suy nghĩ về cái tên “Việt y”:

Báo cáo viết: Khái niệm “Việt y” được dịch sang tiếng Anh là: “traditional Vietnamese medicine” để phù hợp với các văn kiện của WHO/WPRO, và tiếng Hán là: 越医.



3.1. Song khi tra cứu các văn bản tiếng Hán, không hề thấy xuất hiện các từ越医 hay 越医学 tương đương với tiếng Anh traditional Vietnamese medicine (y học cổ truyền Việt Nam).

Trung Quốc dùng Việt Nam Đông y học (越南東醫學) để chỉ Đông y Việt Nam, Hán phương y học (汉方医学) để chỉ Đông y Nhật Bản, dùng Hàn y học (韩医学) để chỉ Đông y Hàn Quốc, dùng Cao Ly y học (高丽医学) để chỉ Đông y Bắc Triều Tiên.

Vậy, nếu để 越医 hay 越医学 theo qui định văn kiện của WHO/WPRO trong khi Trung Quốc lại không gọi như thế liệu có thỏa đáng hay không?

3.2. Lần theo từ 越医 hay 越医学 trong tiếng Hán, sẽ tìm được những thông tin thú vị.

Trong bài “Việt y ngàn năm 越医千年” có viết:

Việt y ngàn năm, Trung y dược Thiệu Hưng đã tạo ra được biết bao nhiêu truyền kì: Điều chế được bài thuốc không kê đơn đầu tiên trên thế giới, soạn được bộ tân y án cách thức hóa đầu tiên, ra đời salon hội giảng Trung Tây y sớm nhất, sáng lập nên Thiệu phái thương lãnh. Là vùng chủ sản Ngự y, đồng thời cũng là vùng cao sản y thư – Những bộ sách đồ sộ “Cảnh Nhạc toàn thư” (《景岳全书》, |Trung Quốc y học đại thành” 《中国医学大成》), “Trân bản y thư tập thành” (珍本医书集成》)… đã vẽ nên muôn màu muôn sắc cho nền văn hóa Trung y dược Trung Quốc, mà tất cả những người sáng tạo nên những truyền kì ấy cũng được người đời trao cho một cái tên chung – Việt y (越医).

Thiệu Hưng là một trong những thành phố cổ nhất Trung Quốc, nay là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Thiệu Hưng xưa gọi là Việt, là đô thành của Việt quốc thời Ngô Việt Xuân Thu, trải qua hơn 2000 năm thành chỉ vẫn không thay đổi, một trong những nguyên nhân quan trọng chính là văn hóa Việt y thâm hậu, phát triển vẫn đang trên đà khỏe khoắn, nhuận sắc6.



Chiết Giang là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Từ khoảng 50.000 năm trước, vào thời đại đồ đá cũ, một giống người nguyên thủy gọi là người Kiến Đức đã sinh sống tại Chiết Giang. Đến thời đại đồ đồng, lưu vực Thái Hồ và sông Tiền Đường tiến vào thời kỳ văn hóa Mã Kiều, người dân sống ở đó được gọi là "Việt". Bắt đầu từ thời Xuân Thu, nước Việt nổi lên ở phía bắc Chiết Giang, định đô ở Cối Kê (nay thuộc Thiệu Hưng). Đến đời Việt vương Câu Tiễn, nước Việt đã đạt đến thời kỳ cực thịnh và năm 473 TCN đã có thể đã đánh bại nước Ngô ở phía bắc, một trong những tiểu quốc mạnh thời bấy giờ. Năm 333 TCN, đến lượt nước Việt bị nước Sở ở phía tây đánh bại. Năm 221 TCN, đến lượt nước Tần chinh phục được tất cả các tiểu quốc ở Trung Hoa và thành lập một đế quốc Trung Hoa thống nhất7.

(Ngoài ra, ở Thượng Hải có百越医学科技(上海)有限公司 (Bách Việt y học khoa kĩ (Thượng Hải) hữu hạn Công ty)8. Tại sao lại xuất hiện cái tên Bách Việt y học百越医学 ở đây cũng là điều đáng bàn).


Vậy là, nếu như cái tên “Việt y” được khẳng định, thì phải chăng chúng ta đã góp phần phục dựng lại nền y học truyền thống hàng ngàn năm của Bách Việt xưa, mà Việt Nam thuộc về đó?

Hà Nội, 8.11. 2013

1 Nguyễn Minh Hà, Đinh Thanh Hà (2013) - Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành danh xưng “Việt Y” cho nền y học cổ truyền Việt Nam thời kỳ mới. Bài trình bày tại hội thảo “cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập tên gọi củ y học dân tộc Việt nam”. Viện Y học Cổ truyền Quân đội, 12/11/2013.

2 Chuyên gia Ngôn ngữ học, Nguyên Trưởng Phòng Thư kí KHXH, Biên tập viên chính, Hội đồng Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam; Thành viên ban Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên Bằng chứng –EBHPD; Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng RTCCD, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

3 Theo 中医; http://baike.baidu.com/view/8915.htm)

4 中医学; http://zh.wikipedia.org/wiki/中医学)

5 Theo 中医; http://baike.baidu.com/view/8915.htm)

6 Theo 越医千年; http://www.baike.com/wiki/越医千年.

7 Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/ Chiết _Giang

8 Theo http://qy.58.com/51776773/



Hội thảo "Cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập tên gọi của Y học dân tộc Việt Nam" - Hà Nội, 12/11/2013





tải về 38.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương