MỘt số VẤN ĐỀ chính về chính sách bảo hiểM Ở việt nam



tải về 0.97 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.97 Mb.
#39233
  1   2   3   4


CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội



MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH VỀ CHÍNH SÁCH

BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
* Tài liệu này là một bài viết nằm trong Sáng kiến chung về chính sách y tế (Joint Health Policy Initiative - JHPI). JHPI là hoạt động phân tích và tư vấn do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Hợp tác Phát triển Ôxtrâylia hỗ trợ và phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam (Bộ Y tế) thực hiện. Trong quá trình triển khai JHPI trong năm 2007 dự kiến sẽ mời thêm các đối tác khác nữa. JHPI sẽ bao gồm một loạt các hoạt động rà soát tỉ mỉ và phân tích các vấn đề chính sách cơ bản tác động đến ngành y tế ở Việt Nam. Các hoạt động này - bao gồm phân tích một khối lượng lớn dữ liệu, tổng quan các kinh nghiệm quốc tế, tập hợp đóng góp của các chuyên gia và các cuộc tham vấn chi tiết dưới hình thức hội thảo và thảo luận bàn tròn nhằm xây dựng các phương án chính sách để hỗ trợ cho Chính phủ trong quá trình tiếp tục phát triển chính sách y tế.

Những quan điểm trong tài liệu này là những quan điểm riêng của tác giả và không đại diện cho những quan điểm và ý kiến của các thành viên khác trong JHPI, trong đó có Chính phủ Việt Nam.



Báo cáo cho Ngân hàng Phát triển châu Á

RSC-C60848(VIE): “Chính sách y tế ở Việt Nam: Hưởng ứng lời kêu gọi tăng cường sự cam kết: Hoạt động phân tích và tư vấn chung”

Tháng 3 năm 2007

Giới thiệu

1. Chính phủ Việt Nam phối hợp với một số nhà tài trợ trong lĩnh vực y tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Ôxtrâylia (AusAID) đã nhất trí triển khai một hoạt động phân tích và tư vấn mang tên Sáng kiến chung về chính sách y tế (Joint Health Policy Initiative - JHPI). JHPI sẽ triển khai một loạt các hoạt động rà soát tỉ mỉ và phân tích các vấn đề chính sách cơ bản tác động đến ngành y tế ở Việt Nam. Các hoạt động sẽ được triển khai trong năm 2007 bao gồm tham vấn chi tiết được hình thức các cuộc hội thảo hội nghị bàn tròn, đóng góp của các chuyên gia và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Bài viết này là một trong số các bài viết trong khuôn khổ JHPI bàn về những vấn đề chính sách cơ bản của ngành y tế1.

2. Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong số những lĩnh vực chính sách được xem xét trong khuôn khổ JHPI. Chính phủ đã tuyên bố sẽ đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010 và hiện đang trong quá trình soạn thảo Luật bảo hiểm y tế đầu tiên, xây dựng một kế hoạch tổng thể cho bảo hiểm y tế, và xem xét khả năng sửa đổi Quyết định 139 (BHYT miễn phí cho người nghèo). Đồng thời, tính bền vững về mặt tài chính và mặt thể chế của hệ thống BHYTXH cũng như năng lực của hệ thống này trong việc hỗ trợ bảo hiểm y tế toàn dân đang là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm2.

3. Bài viết này tập trung vào ba lĩnh vực chính của chính sách bảo hiểm y tế, đó là (i) Bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN), (ii) Bảo hiểm y tế cho người nghèo và (iii) Bảo hiểm y tế toàn dân (BHYTTD). BHYTTN được chọn làm một nội dung trọng tâm vì hiện nó đang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tiến đến BHYTTD và cũng vì Chính phủ đang xem xét những đề xuất trợ cấp đáng kể cho một số nhóm trong xã hội nhằm khuyến khích họ mua BHYTTN. BHYT cho người nghèo được chọn làm một nội dung trọng tâm vì Quyết định gần đây của Chính phủ đã đưa BHYT cho người nghèo thành một loại hình bảo hiểm bắt buộc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN), và cũng do gần đây đã có được một số thông tin về tác động của chương trình trong những năm đầu triển khai thực hiện.3 BHYTTD được chọn làm một nội dung trọng tâm để xem xét chiến lược hiện tại của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu BHYTTD dựa trên kinh nghiệm của quốc tế.

4. Việc bài viết này tập trung vào các vấn đề chính sách trong ba lĩnh vực rộng lớn như vậy không hàm ý là các chính sách bảo hiểm y tế khác không quan trọng. Song, hiện nay, chính phủ đang tập trung xử lý một số chính sách bảo hiểm y tế khác, trong số đó vài trường hợp có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của quốc tế, ví dụ như lựa chọn các hình thức bồi hoàn, cách thức hợp đồng và bảo đảm chất lượng (trong mua sắm). Trong khi đó ba lĩnh vực chính sách quan trọng mà bài viết này tập trung phân tích lại ít khi được bàn thảo. Các vấn đề chính sách khác, chẳng hạn như đưa những người ăn theo hoặc trẻ em dưới 6 tuổi vào chương trình bảo hiểm bắt buộc, tăng tỷ lệ đóng góp trong chương trình bảo hiểm bắt buộc, và vấn đề liệu có nên quay trở lại thực hiện chính sách cùng bảo hiểm hoặc các biện pháp kiểm soát chi phí hay không, cũng là những vấn đề chính sách quan trọng đang được chính phủ xem xét một cách tích cực4. Nhìn một cách tổng quát hơn, một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được bảo hiểm y tế toàn dân là phải có được những dịch vụ y tế chất lượng tốt (Carrin và James 2005). Đây là một lĩnh vực còn rất nhiều điều phải làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực chính sách y tế này sẽ được xử lý trong các hợp phần khác của JHPI.

5 . Bài viết này cố gắng thảo luận các vấn đề chính sách bảo hiểm y tế bằng ngôn ngữ đơn giản, tránh đến mức tối đa việc sử dụng những thuật ngữ mang tính kỹ thuật mà các chuyên gia về bản hiểm y tế thường dùng (mặc dù một số thuật ngữ đã được giải thích trong các chú thích ở dưới để người đọc có thể gắn với các tài liệu về bảo hiểm y tế chung). Bài viết này cũng cố gắng để tránh cách suy nghĩ rập khuôn trong một vài trường hợp, cả trong cách hiểu các vấn đề cũng như trong việc xem xét một loạt các phương án chính sách hiện có. Trong thực tế, rất hiếm khi tồn tại các vấn đề đơn thuần về mặt kỹ thuật trong chính sách bảo hiểm y tế. Hầu hết các vấn đề đều có ảnh hưởng đến tính hiệu quả, công bằng và tính bền ứng của toàn bộ hệ thống y tế và cần được giải quyết ở các cấp chính sách cao nhất. Tuy nhiên để các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét các vấn đề chính sách y tế một cách hiệu quả thì họ cần nhận được những lời khuyên có cơ sở vững chắc từ phía các chuyên gia kỹ thuật về các tác động có thể xảy ra của từng chính sách mà họ xem xét để lựa chọn. Bài viết này được chuẩn bị trên cơ sở mục đích như vậy, mặc dù tác giả vẫn cố gắng giữ quan điểm “trung lập về mặt chính sách” khi xem xét các phương án chính sách khác nhau.



Bảo hiểm y tế tự nguyện

6. Bảo hiểm y tế tự nguyện khác với bảo hiểm y tế bắt buộc, là chương trình bảo hiểm y tế xã hội được tài trợ bằng những khoản đóng góp bắt buộc của những người sử dụng lao động và người lao động hoặc của chính phủ lấy từ nguồn thuế chung dành cho người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm một loạt chương trình trong đó có cả các chương trình do hệ thống bảo hiểm y tế xã hội quản lý, các chương trình BHYT cộng đồng và BHYT thương mại. Cả ba loại BHYTTN đều có ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ BHYTTN hiện đều do BHXHVN cung cấp.

7. Chương trình BHYTTN ban đầu được thiết lập để phục vụ những người ăn theo của các thành viên tham gia chương trình BHYTBB và để cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế cho nông dân và những người lao động thuộc khối kinh tế không chính thức (và tiếp theo đó là cho sinh viên). Song, những kinh nghiệm ban đầu của BHYTTN rất đáng thất vọng, thể hiện ở số người tham gia rất hạn chế và tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng đã lựa chọn ngược. Năm 1995, khi BHXHVN (sau này là BHYTVN) bắt đầu tiếp thị BHYTTN đến học sinh sinh viên thì chương trình bảo hiểm này có rất ít thành viên. Thực ra, cho đến thời gian gần đây, sự tham gia BHYTTN vẫn chỉ giới hạn trong giới học sinh sinh viên ở hầu hết các tỉnh thành. Và hiện nay học sinh sinh viên vẫn đang chiếm hầu hết danh sách thành viên của BHYTTN, mặc dù số lượng thành viên không phải là học sinh sinh viên đã đạt hơn 1 triệu người trong vài năm qua.

8. Bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay được kỳ vọng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược Bảo hiểm y tế toàn dân của Việt Nam. Liệu rằng vai trò nổi bật ấy của Bảo hiểm y tế tự nguyện có phù hợp hay không xét theo các kinh nghiệm quốc tế? Đây rõ ràng là một vấn đề chính sách rất quan trọng. Tuy nhiên, trong bài viết này, vấn đề chính sách bảo hiểm y tế rất lớn này sẽ được xem xét ở dưới đây, trong phần thảo luận về chiến lược để đạt được Bảo hiểm y tế toàn dân và trong phần kết luận. Những vấn đề chính về chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện ở đây bao gồm: (i) Gói lợi ích, (ii) Lựa chọn ngược, (iii) Các mức phí bảo hiểm, (iv) Trợ cấp phí bảo hiểm, và (v) Vai trò của BHYT thương mại.



Gói lợi ích

9. Tất cả các chương trình BHYTXH hiện nay đều cung cấp một gói lợi ích đồng nhất. Mặc dù trong dài hạn việc chuẩn hoá gói lợi ích của tất cả các chương trình BHYTXH như vậy là một mục tiêu đáng mong muốn, song trong ngắn và trung hạn chính sách này có thể chưa phải là phương án tốt nhất. Gói lợi ích là một trong những công cụ chính sách quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm y tế tự nguyện5. Lý thuyết kinh tế đã, chỉ ra rằng cầu về bảo hiểm y tế sẽ lớn hơn khi lợi ích chỉ hạn chế trong phạm vi bảo hiểm trước những rủi ro phải chi tiêu quá lớn do phải nằm viện một thời gian dài hoặc do phải chữa trị ngoại trú lâu vì các bệnh mãn tính (Nyman 1999, Pauly 2004). Đối với các khoản chi tiêu y tế không lớn, người ta có thể dùng tiền tiết kiệm (như trong Hệ thống bảo hiểm y tế xã hội của Singapore) hoặc tiền vay (đặc biệt là khi có chính sách cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng để chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ)6. Chính phủ cũng có thể lựa chọn cung cấp một gói lợi ích khác cho người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương khác, ít nhất là trong một giai đoạn từ ngắn hạn đến trung hạn (sẽ được thảo luận ở phần dưới).

10. Cầu về Bảo hiểm y tế liên quan chặt chẽ với mức chi tiêu thực tế của hộ gia đình cho việc chăm sóc sức khoẻ và nội dung cấu thành hạng mục chi tiêu này. Nếu sản phẩm bảo hiểm y tế tự nguyện không bao phủ được các loại chi tiêu y tế thực tế mà hộ gia đình phải trả thì cầu về sản phẩm này sẽ thấp hơn. Ở Việt Nam, hộ gia đình với mức thu nhập tăng bình thường dành một tỷ lệ lớn chi tiêu y tế của hộ cho việc mua thuốc mà không cần đơn của bác sĩ (“tự điều trị”) và cho các dịch vụ điều trị ngoại trú và mua thuốc của tư nhân (hầu hết là những người không được công nhận về trình độ chuyên môn và nhiều người thậm chí không có giấy phép kinh doanh). Nếu các khoản chi tiêu nói trên không được đưa vào gói lợi ích của bảo hiểm y tế tự nguyện thì có thể đoán được là cầu sẽ thấp hơn (vì sản phẩm sẽ phản ánh những sở thích hiện tại của khách hàng một cách kém xác thực). Mặt khác, Chính phủ có thể dừng BHYT như một công cụ chính sách để thay đổi phương thức sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện nay theo hướng giảm việc tự điều trị và sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp không được công nhận về trình độ chuyên môn. Nếu sự chuyển đổi trong phương thức sử dụng dịch vụ như trên diễn ra thì Chính phủ cần sẵn sàng để trợ cấp cho sản phẩm BHYTTN sao cho sản phẩm này hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Trong trường hợp này thì cần trợ cấp công cộng, không phải để tăng sức mua đối với sản phẩm mà là để hỗ trợ cho nội dung của gói lợi ích.

11. Ngay trong một gói lợi ích được thiết kế để khuyến khích sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe do những nhà cung cấp đã được công nhận về trình độ chuyên môn thực hiện thì những điều chỉnh trong gói lợi ích cũng có thể kích thích cầu về sản phẩm bảo hiểm y tế tự nguyện. Ví dụ, việc mở rộng danh sách các loại thuốc được bảo hiểm chi trả để đưa vào một số tên thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu, hoặc đưa thêm vào việc bồi hoàn chi phí đi lại và/hoặc phụ cấp bằng tiền mặt cho các bệnh nhân nội trú ở nông thôn có thể là những biện pháp điều chỉnh gói lợi ích hấp dẫn đối với nhiều khách hàng. Cũng có thể cân nhắc để đưa ra các gói lợi ích khác nhau cho nông thôn và thành thị (ví dụ, các mức bảo hiểm khác nhau đối với các khoản chi tiêu quá lớn và các dịch vụ kỹ thuật cao), để phản ánh không chỉ mức chi phí dịch vụ cao hơn ở thành thị mà có thể cả mong muốn và khả năng chi trả cao hơn cho y tế của dân thành thị.

12. Ngân hàng thế giới đang tiến hành một cuộc điều tra về mong muốn chi trả của người dân Việt Nam để có thêm nhiều thông tin chính xác hơn về nhu cầu bảo hiểm y tế của những người hiện nay chưa có bảo hiểm y tế (những nhóm dân cư nông thôn và thành thị làm việc trong các khu vực không chính thức, không bao gồm người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi). Cuộc điều tra này sẽ được triển khai trên địa bàn 3 tỉnh và phỏng vấn 2500 người. Cuộc điều tra sẽ thu thập các dữ liệu cơ bản về những người trả lời (ví dụ, đặc điểm nghề nghiệp của họ) và mong muốn chi trả của họ ở các mức khác nhau và với các loại lợi ích khác nhau của bảo hiểm y tế. Nghiên cứu này sẽ rất có ích đối với các nhà hoạch định chính sách khi cân nhắc các phương án điều chỉnh gói lợi ích của BHYTTN hiện hành.

Lựa chọn ngược

13. “Lựa chọn ngược” là một thuật ngữ chuyên môn dùng để mô tả xu hướng thu hút những người có sức khỏe kém và do vậy có mức chi tiêu cho y tế cao trên trung bình của chương trình BHYTTN7. Nếu như phí bảo hiểm phải được điều chỉnh theo thời gian để phản ánh được các mức chi tiêu y tế trung bình của những người tham gia bảo hiểm (tức là khi không có trợ cấp của khối công cộng như thảo luận ở phần dưới đây), thì lựa chọn ngược sẽ làm tăng phí bảo hiểm. Điều này, đến lượt nó, sẽ khiến những thành viên có sức khỏe tương đối tốt rời bỏ chương trình bảo hiểm, dẫn đến việc lại phải tăng phí bảo hiểm, và cứ liên tục như vậy. Cuối cùng, chương trình BHYTTN có nguy cơ trở nên mất khả năng thanh toán do hậu quả của lựa chọn ngược.

14. Lựa chọn ngược và một vấn đề nghiêm trọng của hầu hết các chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện. Tuy nhiên, lựa chọn ngược lại không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với sản phẩm bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên của BHXHVN, có thể vì yêu cầu mỗi lớp phải có một tỷ lệ phần trăm tối thiểu tham gia bảo hiểm, cũng như vì hiện nay những học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm nhìn chung là sức khỏe tốt (có nghĩa là có thể rủi ro thực sự về sức khoẻ trong số học sinh, sinh viên đã tham gia bảo hiểm là rất ít). Thời gian chờ đợi bắt buộc và yêu cầu chỉ có gia đình, chứ không phải là các cá nhân, có thể tham gia bảo hiểm là những biện pháp hiện đang được sử dụng trong một số chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam để kiểm soát lựa chọn ngược. Tuy nhiên chỉ dùng những biện pháp này thôi thì khó mà có thể kiểm soát được lựa chọn ngược.

15. Có thể có ý kiến cho rằng lựa chọn ngược là cái giá mà xã hội phải trả khi cố định mức phí bảo hiểm đối với một sản phẩm bảo hiểm y tế tự nguyện (tính mức phí “trên cơ sở cộng đồng”). Dưới góc độ như vậy thì sẽ là hợp lý khi Chính phủ trợ cấp cho các nhà bảo hiểm (chứ không phải cho những người được bảo hiểm) số tiền thiếu hụt mà họ có thể phải gánh chịu do hậu quả của lựa chọn ngược. Những khoản trợ cấp công cộng như vậy sẽ cho phép các nhà bảo hiểm (trong trường hợp này là BHXHVN) tiếp tục thu một mức phí bảo hiểm cố định như cũ ngay cả khi xảy ra lựa chọn ngược, sao cho các thành viên có nguy cơ thấp không rời bỏ chương trình. Cần phân biệt trợ cấp công cộng loại này với hình thức trợ cấp phí bảo hiểm mà Chính phủ hiện đang cân nhắc để cung cấp cho những người cận nghèo nhằm khuyến khích họ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Phần dưới đây sẽ thảo luận hình thức trợ cấp thứ 2 này.



Các mức phí bảo hiểm

16. Trong một “thị trường cạnh tranh”8, phí bảo hiểm y tế tự nguyện có xu hướng tiến dần đến “định phí hợp lý”9 cộng với một khoản bổ sung để bù đắp chi phí hành chính và tiếp thị của nhà bảo hiểm (bao gồm cả dự trữ) và tỷ lệ lãi suất thông thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam thị trường bảo hiểm y tế tự nguyện do một cơ quan nhà nước duy nhất (BHXHVN) chi phối mà không có sự cạnh tranh nào đáng kể (có lẽ chỉ trừ một số thị trường địa phương dành cho sản phẩm bảo hiểm y tế học sinh) và tình hình này đòi hỏi người ta phải chào bán sản phẩm BHYTTN theo mức phí mà Chính phủ quy định. Trong điều kiện như vậy, nếu như phí bảo hiểm y tế tự nguyện tương quan một cách có hệ thống với định phí hợp lý thì thật là điều đáng ngạc nhiên.

17. Khi phí bảo hiểm y tế khác với định phí hợp lý, có thể sẽ xảy ra trợ cấp ngoài ý muốn giữa các thành viên của một chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện. Ví dụ, do sự khác biệt lớn giữa các khu vực địa lý trong khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, những người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở các tỉnh nông thôn xa xôi có thể đang trả mức phí bảo hiểm cao hơn hẳn so với định phí hợp lý, trong khi những người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể đang trả mức phí bảo hiểm thấp hơn hẳn so với định phí hợp lý. Kết quả là những người tương đối nghèo ở các vùng nông thôn xa xôi đang trợ cấp khá lớn cho những người tương đối giàu ở các trung tâm đô thị lớn. Đương nhiên, có thể phản bác rằng tình trạng này không phải là vấn đề vì đây là tự nguyện. Những người bị thiệt thòi có thể chọn cách đơn giản là rút khỏi chương trình. Tuy nhiên đây rõ ràng là có vấn đề. Việc quy định một mức phí bảo hiểm không phản ánh được định phí hợp lý trong chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện có thể dẫn đến những chênh lệch đáng kể trong tỷ lệ tham gia bảo hiểm của các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau, và tình trạng này phản ánh khả năng rất khác nhau của họ trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế.

18. Những khác biệt trong việc tham gia bảo hiểm của các nhóm kinh tế - xã hội rõ ràng là có tồn tại trong bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên, song song với những khác biệt trong khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế10. Biểu đồ 1 và 2 minh hoạ vấn đề này theo số liệu Điều tra y tế quốc gia Việt nam năm 2001 - 2002. Thời gian này, bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên chiếm hầu hết số thành viên của chương trình BHYTTN. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tính bằng phần trăm trên tổng số học sinh, sinh viên nhập học (lứa tuổi từ 6 đến 20), chia theo các nhóm hộ có mức tiêu dùng trên đầu người khác nhau. Biểu đồ biểu chi tiêu bằng tiền túi hàng năm cho chăm sóc y tế của những học sinh, sinh viên không mua bảo hiểm phân theo nhóm tiêu dùng, và phí bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từng bình phân theo nhóm tiêu dùng. Các số liệu này chỉ ra rằng mức phí bảo hiểm trung bình mà các nhóm tiêu dùng khác nhau phải trả không khác nhau là mấy, trong khi mức chi tiêu tiền túi trung bình thì biến động rất lớn tuỳ theo mức thu nhập. Chênh lệch tuyệt đối giữa hai cột (tiền túi và phí bảo hiểm trung bình) thể hiện “tổng” lợi ích mà các cá nhân nhận được từ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên, và tổng lợi ích này tăng vọt cùng với mức thu nhập11. Điều thú vị nhất là tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên cũng tăng vọt cùng với thu nhập, cho thấy rằng cầu về bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tỏ ra rất nhạy cảm với “tổng” lợi ích cá nhân. Chính sách giảm đáng kể phí bảo hiểm cho học sinh, sinh viên nghèo và tăng phí này đối với học sinh sinh viên giàu hơn chắc chắn sẽ thu hẹp những khác biệt đã thu nhập của học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm cũng như ngăn chặn hiện tượng trợ cấp chéo từ những sinh viên nghèo nhất cho những sinh viên giàu nhất.

19. Biểu đồ 2 giống như biểu đồ 1, ngoại trừ một điều là trong biểu đồ này trục X biểu diễn các khu vực thành thị và nông thôn thay vì các nhóm tiêu dùng trên đầu người. Số liệu trong Biểu đồ 2 chỉ ra rằng có sự chênh lệch rõ nét trong “tổng” lợi ích cá nhân của bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên giữa các khu vực và rằng tỷ lệ học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế biến thiên rất sát với những chênh lệch này, chỉ có duy nhất một ngoại lệ, đó là tỷ lệ tham gia của học sinh sinh viên nông thôn khu vực sông Mêkông thấp hơn so với mức dự đoán dựa trên cơ sở “tổng” lợi ích bảo hiểm y tế cá nhân. Một lần nữa, chính sách áp dụng mức phí bảo hiểm cao ở các khu vực thành thị, cao hơn một chút so với mức phí ở những vùng nông thôn thu nhập khá (như đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ và Đông nam Bộ), và mức phí thấp hơn hẳn cho các vùng nông thôn thiệt thòi (như Đông Bắc và Tây Bắc) chắc chắn sẽ giúp thu hẹp chênh lệch trong tỷ lệ tham gia và ngăn chặn trợ cấp chéo từ những vùng nghèo hơn cho những vùng giàu hơn.

20. Trên thực tế có thể làm gì để tránh những vấn đề như mô tả trong biểu đồ 1 và 2?. Trước hết, mức phí bảo hiểm (cố định) trên cơ sở cộng đồng có thể được xây dựng dựa trên các mức chi tiêu y tế trung bình thực tế (của những người không được bảo hiểm) phân theo nơi cư trú sao cho “tổng” lợi ích cá nhân của các vùng là nói chung là bằng nhau12. Làm được điều này là ta có thể loại bỏ được phần lớn các hiện tượng trợ cấp chéo không đáng mong muốn giữa các vùng và sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia bảo hiểm. Lý tưởng hơn, phí bảo hiểm y tế tự nguyện có lẽ cũng nên đặt cao hơn đối với các cá nhân (hoặc hộ gia đình) tương đối khá giả trong một vùng cho trước, không phải chỉ bởi lẽ công bằng về sức khỏe mà còn bởi vì người giàu thường sử dụng nhiều dịch vụ y tế hơn và sử dụng những loại dịch vụ y tế đắt tiền hơn (chẳng hạn như các bệnh viện tỉnh và thành phố so với các bệnh viện huyện và trạm xá xã).

21. Tuy nhiên có một thách thức ở đây là không dễ gì đo lường được thu nhập của các hộ gia đình khi mà dân cư chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và các công việc tự làm. Tuy nhiên, theo thời gian BHVN có thể “ước lượng” được thu nhập của hộ gia đình một cách gián tiếp và điều chỉnh các mức phí bảo hiểm của cá nhân/hộ gia đình một cách tương ứng bằng cách quan sát cách thức họ sử dụng dịch vụ y tế. Khả năng này có được dựa trên thực tế là những cá nhân giàu hơn, thậm chí cả những người được bảo hiểm, thường có xu hướng sử dụng các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế đắt tiền hơn (chẳng hạn như các cơ sở cung cấp dịch vụ cấp tỉnh, thành phố và cấp trung ương) bởi vì họ có khả năng chi trả những khoản chi phí cao bằng tiền túi mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này đòi hỏi, những chi phí mà bảo hiểm không chi trả. Việc điều chỉnh mức phí bảo hiểm dựa trên cách thức sử dụng dịch vụ y tế không giống như điều chỉnh mức phí bảo hiểm theo mức sử dụng dịch vụ, một việc làm có thể dẫn đến phân biệt đối xử đối với những người bị bệnh mãn tính. Mặc dầu vậy, cần có một quá trình kêu gọi và cân nhắc một cách thích đáng trước khi thực hiện một chương trình kiểu này, ngay cả khi chỉ trên quy mô thí điểm.

Trợ cấp phí bảo hiểm

22. Chính phủ hiện đang cân nhắc chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm y tế tự nguyện cho những người cận nghèo với mức tối thiểu là 30%. Chính sách này được thiết kế nhằm tăng cường sự tham gia của những người cận nghèo vào chương trình BHYTTN. Tuy nhiên, nếu như nhu cầu về bảo hiểm y tế của những người cận nghèo thấp độ phí bảo hiểm tự nguyện là quá cao so với định phí hợp lý thì cần có một chính sách khác (trực tiếp hơn) để điều chỉnh mức phí bảo hiểm. Vì rằng việc điều chỉnh như vậy sẽ khiến cho phí bảo hiểm ở những khu vực nghèo hơn giảm đi và phí bảo hiểm ở những khu vực giàu hơn tăng lên, nên chính sách này sẽ dẫn đến kết quả “đôi bên cùng có lợi” cả từ phương diện tính công bằng lẫn từ phương diện hiệu quả. Còn nếu nhu cầu về bảo hiểm y tế của những người cận nghèo thấp là bởi vì sản phẩm bảo hiểm đưa ra không thoả mãn được nhu cầu của khách hàng (có nghĩa là sản phẩm “không đúng thị trường”), thì lại cần phải có một chính sách khác để sửa đổi những thiếu hụt của sản phẩm (chẳng hạn như điều chỉnh gói lợi ích như đã thảo luận ở phần trên). Cuối cùng, nếu nhu cầu về bảo hiểm y tế của những người cận nghèo thấp bởi họ chưa hiểu biết cặn kẽ những cái lợi của bảo hiểm y tế và nguy cơ chi phí y tế cực kỳ tốn kém thì chính sách thay thế sẽ phải là sử dụng quỹ công cộng để tiến hành chiến dịch truyền thông mạnh mẽ rộng khắp nhắm vào những người cận nghèo về các lợi ích của bảo hiểm y tế.

23. Ngay cả khi cả sản phẩm bảo hiểm lẫn mức phí bảo hiểm đã được xác định đúng và khách hàng đã được thông tin đầy đủ, thì Chính phủ vẫn cần trợ cấp cho bảo hiểm y tế. Ví dụ, Chính phủ có thể sử dụng bảo hiểm y tế như một công cụ để khuyến khích phương thức sử dụng các dịch vụ y tế có mức hiệu quả trên chi phí cao hơn. (Ví dụ như bằng cách hạn chế gói lợi ích trong phạm vi những dịch vụ do các cơ sở đã được thừa nhận - bao gồm cả công cộng và tư nhân - cung cấp, như đã thảo luận ở phần trên). Đây là một ví dụ rõ ràng về một lĩnh vực mà ở đó chính sách bảo hiểm y tế trùng lặp với chính sách y tế, rộng lớn hơn của Chính phủ. Tác động có thể dự đoán của chính sách như vậy là cầu về bảo hiểm y tế sẽ giảm đi. Trong trường hợp này, có thể sẽ cần đến trợ cấp công cộng để tăng cầu lên đến mức phù hợp với mục tiêu phát triển BHYT của Chính phủ. Tuy nhiên, tính hợp lý của trợ cấp công cộng cần phải hết sức rõ ràng, nghĩa là phải khẳng định được rằng nếu như không có trợ cấp thì người cận nghèo sẽ “không sẵn lòng” mua loại bảo hiểm y tế mà Chính phủ muốn họ có (có lẽ vì những lý do rất hợp lý).


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương