MỘt số VẤN ĐỀ chính về chính sách bảo hiểM Ở việt nam


Tài trợ cho BHYT toàn dân



tải về 0.97 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.97 Mb.
#39233
1   2   3   4

Tài trợ cho BHYT toàn dân

48. Giống như nhiều hệ thống BHYTXH khác, BHYTXH Việt Nam hiện nay được tài trợ bằng thuế đánh vào lương và tổng thu từ thuế. Do khu vực chính thức ở Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ (khác với Hàn Quốc hay Đài Loan và tương tự như Thái Lan) nên không thể chắc rằng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu BHYTTD trong vòng 10 đến 15 năm tới mà không dựa chủ yếu vào nguồn tổng thu thuế. Song, đây không nhất thiết là một bất lợi bởi chưa có cơ sở rõ ràng nào cho thấy việc tài trợ bằng thuế đánh vào tiền lương là điều đáng mong muốn hơn là tài trợ bằng tổng thu từ thuế (Wagstaff 2007a). Thực ra, một số nước châu Âu gần đây đã từ bỏ cách tài trợ cho BHYTXH bằng thuế đánh vào tiền lương, và cũng có vài nước chủ yếu dựa vào tổng thu từ thuế để tài trợ cho các dịch vụ y tế (ví dụ như Thụy Điển, Anh và Canada). Tuy vậy, nếu Việt Nam chuẩn bị phương án chủ yếu dựa vào tổng thu thuế để đạt mục tiêu BHYTTD, thì điều quan trọng là phải xây dựng được các mô hình dự báo để đem lại cho các nhà hoạch định chính sách những thông tin chính xác về gánh nặng tài chính và gánh nặng này sẽ thay đổi như thế nào tuỳ theo chiến lược và thời hạn để đạt được mục tiêu BHYTTD25.



Gói lợi ích và chi phí ước tính của gói lợi ích

49. Để có thể đưa ra những dự báo có ý nghĩa về gánh nặng tài chính tương ứng với các phương án tiến tới BHYTTD khác nhau thì trước đó cần xác định gói lợi ích của BHYTTD và ước tính chi phí của gói lợi ích này. Gói lợi ích hiện tại của hệ thống BHYTXH ở Việt Nam vừa đồng nhất vừa toàn diện26. Như đã đề cập ở phần trước, những thay đổi trong chính sách gần đây có xu hướng mở rộng diện bảo hiểm đối với các khoản chi tiêu đặc biệt lớn. Người ta ít quan tâm hơn tới vấn đề liệu có nên cắt giảm diện bảo hiểm đối với những khoản chi tiêu y tế nhỏ và tương đối thường xuyên hay không. Trừ trường hợp người nghèo ra, thì các khoản chi tiêu nhỏ này trên nguyên tắc có thể chi trả bằng tiết kiệm của hộ gia đình, hỗ trợ bằng cách nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng cho mục đích chi tiêu y tế, và/hoặc thông qua các chương trình tiết kiệm đặc biệt (chẳng hạn như chương rình Medisave của Smgapore)27. Những thay đổi như vậy sẽ khiến cho gói lợi ích hiện nay trở nên gần hơn với phương án suy ra từ lý thuyết kinh tế về hợp đồng bảo hiểm y tế tối ưu (Zweifel, 2005).

50. Điều đáng tiếc là hiện nay chưa có kết quả ước lượng nào về tổng chi phí của gói lợi ích BHYTXH. Trong khi đó, chi phí của gói lợi ích là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gánh nặng tài chính khi triển khai BHYTTD và do vậy cũng ảnh hưởng đến việc xác định một lịch trình thời gian hợp lý để đạt được BHYTTD. Ở Trung Quốc, chương trình BHYT cho công nhân thành thị đã sử dụng phương pháp chỉ đưa ra một gói lợi ích cơ bản, còn việc bảo hiểm các dịch vụ chăm sóc phức tạp hơn thì dành cho các công ty BHYT thương mại. Chương trình 30 bạt ở Thái Lan lại đưa ra một gói lợi ích tương đối toàn điện và đó là một yếu tố quan trọng dẫn đến chi phí leo thang của chương trình này.

51. Việc ước lượng chi phí của gói lợi ích BHYT đòi hỏi các thông tin sau đây: (i) Dự báo dân số theo độ tuổi và giới tính, (ii) Thông tin dịch tễ học về tỷ lệ mắc phải và mức độ nghiêm trọng của các loại bệnh khác nhau (tốt nhất là phân theo độ tuổi và giới tính), (iii) Các phác đồ điều trị của mỗi loại bệnh sao cho có thể chuyển thành nhu cầu cung cấp dịch vụ, và (iv) Ước lượng “độ bao phủ” của việc cung cấp dịch vụ (ví dụ như phần trăm dân số được điều trị đúng cách khi ốm) và chi phí đơn vị của các dịch vụ đó28. Hầu hết các thông tin này đều có sẵn ở Việt Nam. Lý tưởng nhất là các ước lượng chi phí của gói lợi ích phải bao gồm cả các chi phí gián tiếp (như chi phí đi lại và chi phí cơ hội về thời gian mà bệnh nhân và người nhà đi kèm phải bỏ ra).



Gánh nặng tài chính

52. Cần phải dự báo gánh nặng tài chính để đạt được mục tiêu BHYTTD, ít nhất là để xác định được một thời hạn thực tiễn cho mục tiêu này nếu như không còn lý do nào khác. Như đã thảo luận ở phần trên, để đưa ra được các dự báo thì những thông tin đầu vào quan trọng cần có là gói lợi ích được xác định rõ ràng và chi phí của gói lợi ích được tính toán cẩn thận. Các dự báo cần được phân tách theo các nhóm dân cư đã lựa chọn (chẳng hạn như những người tham gia BHYTBB và BHYTTN, người nghèo, cận nghèo và cũng có thể phân theo khu vực địa lý). Do các nhóm này khác nhau về cấu trúc độ tuổi và giới tính nên chi phí đơn vị trung bình của gói lợi ích sẽ khác nhau giữa các nhóm.

53. Các giả định khác liên quan đến phương thức tài trợ tổng chi phí của gói lợi ích cũng nên được đưa vào mô hình dự báo, ví dụ như BHYTXH sẽ chi trả một tỷ lệ là bao nhiêu trong tổng chi phí, ngân sách nhà nước sẽ chi bao nhiêu (chẳng hạn như trợ cấp trực tiếp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ của nhà nước) và hộ gia đình sẽ chi bao nhiêu (đồng chi trả và các khoản chi tiêu khác bằng tiền túi). Hiện tại, phần chi phí do các hộ gia đình trả là khá cao, đặc biệt là khi tính cả các chi phí gián tiếp. Tỷ trọng chi phí do các hộ gia đình trả ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với người nghèo và cận nghèo. Do đó, sự thay đổi về tỷ trọng chi phí do các hộ gia đình trả sẽ ảnh hưởng đến chi phí thực tế của gói lợi ích cơ bản (thông qua “diện bao phủ”, như đã nói ở trên). Vì vậy, gánh nặng tài chính dự báo chịu tác động của tỷ trọng chi phí do các hộ gia đình trả, trả trực tiếp (ví dụ như tỷ trọng chi phí do hộ gia đình trả càng cao thì tỷ trọng chi phí do nhà nước trả sẽ càng thấp) và gián tiếp, thông qua sự thu hẹp “diện bao phủ”. Việc đưa những vấn đề đòi hỏi có sự đánh đổi như trên vào mô hình là hết sức quan trọng.

54. Cuối cùng, các dự báo về gánh nặng tài chính của BHYTTD đòi hỏi phải có những giả định khác nhau về mức trợ cấp công cộng cần thiết cho mỗi nhóm đối tượng được bảo hiểm. Chẳng hạn, người nghèo có thể cần trợ cấp 100% (như hiện nay), trong khi người cận nghèo có thể chỉ cần trợ cấp ở mức thấp hơn nhiều, và các mức trợ cấp này có thể giả định thay đổi hoặc không đổi theo thời gian. Cũng có thể còn có các nhóm khác cần trợ cấp công cộng (ví dụ như nhóm các đối tượng chính sách), và mô hình dự báo cần phải phản ánh được các nhu cầu này.



Năng lực thể chế

55. Năng lực thể chế của BHYT và BHXHVN để quản lý sự phát triển của BHYTXH từ mức bao phủ khiêm tốn hiện nay tiến lên đến BHYTTD bền vững cũng là một vấn đề chính sách quan trọng. Carrin và James (2005) đã xác định được rằng năng lực hành chính đủ mạnh của cơ quan BHYT, hiểu biết về khoa học bảo hiểm và sự điều tiết thích đáng của nhà nước đối với ngành bảo hiểm là những yếu tố góp phần vào quá trình chuyển đổi nhanh chóng lên BHYTTD tại 8 nước mà họ nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay, năng lực hiện có về quản lý và điều hành BHYTXH vẫn còn yếu trên nhiều mặt, ví dụ như các hệ thống thông tin và giám sát, khâu kiểm soát chi phí và bảo đảm chất lượng, hay công tác lập kế hoạch chiến lược và chính sách BHYT. Một cuộc đánh giá nhu cầu về năng lực thể chế sẽ rất hữu ích cho việc lập kế hoạch hỗ trợ trong tương lai về mặt này và cũng có thể về các mặt khác nữa.



Khung giám sát

56. Chính phủ cần giám sát được tiến độ hàng năm của quá trình tiến tới BHYTTD bằng cách sử dụng một bộ chỉ số phù hợp. Chỉ giám sát tỷ lệ dân số tham gia BHYTXH là chưa đủ. Các chỉ số khác phản ánh thành tích của hệ thống BHYTXH nên được sử dụng (Carrin và James 2004). Có thể kể ra các ví dụ như:

+ Độ bao phủ theo các nhóm dân cư chính, ví dụ như viên chức, người lao động trong khu vực tư nhân hoặc trong khu vực phi chính thức.

+ Chiều sâu của độ bao phủ của dịch vụ y tế, sử dụng các chỉ số như tỷ lệ trả trước trên tổng chi tiêu của hộ gia đình cho các dịch vụ y tế (cũng như cho tất cả các dịch vụ khác nếu gói lợi ích không toàn diện), tính cho cả tổng dân số và cho các nhóm dân cư chính.

+ Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ y tế phân theo loại dịch vụ y tế, tính cho cả tổng dân số và cho các nhóm dân cư chính.

+ Mức độ xảy ra các chi phí đặc biệt lớn, tính cho cả tổng dân số và cho các nhóm dân cư chính.

+ Sự tồn tại và hoạt động của một hệ thống giải quyết các khiếu nại của bệnh nhân, sự tồn tại và hoạt động của một ban thẩm tra chuyên môn có hiệu lực để thẩm tra chất lượng của các dịch vụ đã cung cấp, và một quy trình xem xét các kiến nghị một cách hiệu quả và có hiệu lực nhằm hạn chế sự lạm dụng của các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Việc lựa chọn một bộ chỉ số giám sát phù hợp và xác định các mục tiêu cho mỗi chỉ số giám sát phải là một phần quan trọng của chiến lược BHYTTD hoàn chỉnh.



Kết luận

57. Bài viết này thảo luận các vấn đề chính sách BHYT trên ba lĩnh vực chính: (1) BHYTTN, (2) BHYT dành cho người nghèo và (3) BHYTTD. Ba lĩnh vực này được lựa chọn vì vai trò quan trọng của chúng trong bối cảnh chính sách BHYT rộng lớn hơn ở Việt Nam hiện nay và cũng bởi vì mặc dù có vai trò rất quan trọng nhưng ba lĩnh vực này lại chưa được quan tâm thích đáng như các lĩnh vực chính sách BHYT quan trọng khác, chẳng hạn như mua dịch vụ.

Đối với BHYTTN, vấn đề chính sách cơ bản là nó sẽ phải đóng một vai trò nổi bật đến mức độ nào trong chiến lược BHYTTD của Việt Nam. Các kinh nghiệm quốc tế (cũng như kinh nghiệm của Việt Nam về BHYTTN) cho thấy rằng BHYTTN khó có thể đóng góp một cách đáng kể vào mục tiêu BHYTTD, ít nhất là trong việc đạt được các chỉ tiêu về số người tham gia BHYT nếu như không có những khoản trợ cấp công cộng rất lớn và lâu dài. Lựa chọn ngược là một vấn đề nghiêm trọng trong hầu hết các chương trình BHYTTN, do việc sử dụng mức phí bảo hiểm trên cơ sở cộng đồng. Giải pháp hiệu quả duy nhất là Chính phủ phải bao cấp cho cơ quan bảo hiểm (BHXHVN) ở mức đủ để tránh được vòng xoáy tăng phí bảo hiểm và giảm số người tham gia.

58. Gói lợi ích hiện tại là một hạn chế nữa đối với sự phát triển của BHYTTN bởi vì nó không sát với cách chi tiêu cho y tế của người tiêu dùng trên thực tế (ví dụ như người tiêu dùng rất hay tự điều trị và điều trị ngoại trú tại những cơ sở tư nhân chưa được thừa nhận). Có lẽ cần phải tăng thêm trợ cấp công cộng để “đền bù” cho người tiêu dùng sao cho họ thay đổi được thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế của họ.

59. Bài viết này cũng quan tâm đến sự mất cân bằng giữa mức phí bảo hiểm và các lợi ích cá nhân trong chương trình BHYTTN. Sự mất cân bằng này có thể điều chỉnh được. Hậu quả của nó là sự trợ cấp vô lý - người nghèo trợ cấp cho người giàu, và nó có thể làm gia tăng sự chênh lệch giữa các nhóm kinh tế - xã hội trong tỷ lệ tham gia BHYTTN.

60. Mặc dù BHYTTN khó có thể có những đóng góp lớn về mặt số lượng vào mục tiêu BHYTTD, song có lẽ có một số lý do biện minh cho những nỗ lực không ngừng nhằm phát triển BHYTTN ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, chuyên môn về BHYT ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu, và một chương trình BHYTTN được quản lý tốt có thể giúp phát triển chuyên môn này. Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước đã đạt được BHYTTD. Đương nhiên, có những khác biệt trong việc quản lý chương trình BHYTBB và BHYTTN, nhưng ở đây sự tương đồng vẫn nhiều hơn sự khác biệt. Thứ hai, so với các chương trình BHYTBB thì BHYTTN đem lại cho các nhà hoạch định chính sách những thông điệp phản hồi rõ ràng hơn về thành tích của họ. Khi không được thoả mãn, người tiêu dùng có xu hướng “bỏ phiếu bằng chân” trong các chương trình BHYTTN. Tỷ lệ tái tham gia hàng năm là một chỉ số đặc biệt nhạy cảm cho thấy các chính sách đang áp dụng có đúng đắn hay không trên các lĩnh vực như gói lợi ích, mức phí bảo hiểm, kiểm soát chi phí, và chất lượng của các dịch vụ y tế được bảo hiểm. Mặc dù tuyên bố BHYTBB toàn dân là việc không khó, song kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng khó có thể biến BHYTTD thành hiện thực nếu như không có được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng đối với phương thức bảo hiểm được triển khai. Nếu như các nhà hoạch định chính sách không thể thoả mãn các thành viên của chương trình BYTTN thì họ khó mà có thể làm hài lòng đa số dân cư trong hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân bắt buộc.

61. Đối với BHYT dành cho người nghèo, bài viết này chỉ ra một loạt các vấn đề tồn tại trong việc thực hiện chương trình BHYT cho người nghèo ở Việt Nam. Song, cùng lúc đó bài viết cũng để ý rằng các chương trình tương tự ở nhiều nước khác cũng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khi thực hiện (mặc dù không nhất thiết là những vấn đề giống như ở Việt Nam). Hơn nữa, kinh nghiệm của các nước khác (ví dụ như việc làm thế nào để triển khai BHYT cho người nghèo trong bối cảnh phân cấp) có thể là một gợi ý hữu ích cho Việt Nam vì Việt Nam đang cố gắng cải thiện chương trình hiện có. Mặc dù các thông tin về hiệu quả của chương trình mới đang trong quá trình thu thập song các bằng chứng thực tế có được cũng cho thấy rằng ít nhất đã thu được một số tác động mong muốn (ví dụ như việc sử dụng các dịch vụ y tế của người nghèo đã tăng và mức độ tổn thương do phải chi tiêu y tế quá lớn đã giảm). Các bằng chứng có được chỉ ra rằng việc lựa chọn đối tương mục tiêu trong chương trình của Việt Nam tốt hơn ở một số nước có những chương trình tương tự (ví dụ như Côlômbia, Inđônêxia và Thái Lan). Thách thức hiện nay là làm thế nào để duy trì và tăng cường hiệu quả của việc lựa chọn đối tượng mục tiêu khi chương trình trở nên lớn hơn. Cũng còn những dấu hỏi về mức độ phù hợp của gói lợi ích cho người nghèo, đặc biệt là việc đặt trọng tâm của gói lợi ích này vào các dịch vụ chữa trị tại bệnh viện thay vì các dịch vụ chăm sóc ban đầu và y tế dự phòng có hiệu quả trên chi phí cao hơn. Chi phí đầy đủ của gói lợi ích cho người nghèo (bao gồm cả chi phí gián tiếp) cũng chưa được ước lượng và cũng chưa có được một chiến lược để tài trợ cho chương trình BHYT cho người nghèo một cách bền vững.

62. Về vấn đề BHYTTD, bài viết này chỉ ra rằng thời hạn mục tiêu ban đầu năm 2010 có lẽ là không thực tế và sẽ cần lùi lại đến năm 2015 hoặc muộn hơn. Việt Nam vẫn thiếu một chiến lược BHYTTD hoàn thiện trong đó xác định được gói lợi ích (hoặc các gói lợi ích) BHYTTD, chi phí của gói lợi ích theo các giả định khác nhau, và các dự báo cho thấy tổng chi phí ước lượng được theo các phương án khác nhau sẽ được tài trợ như thế nào. Các câu hỏi tiếp tục được đặt ra xoay quanh việc tổ chức BHYTXH như thế nào là tốt nhất ở Việt Nam. Chẳng hạn, có cần đến một (hoặc nhiều) cơ quan BHYT độc lập hay không và nên quản lý tập trung đến mức nào (ví dụ như hệ thống một cơ quan trả tiền hay nhiều cơ quan). Điều không may, như bài viết đã lưu ý, là kinh nghiệm quốc tế không giúp làm sáng tỏ được gì nhiều trong lĩnh vực này bởi có những khác biệt lớn trong cách tổ chức BHYTXH tại các nước khác nhau, thậm chí ngay tại các nước trong cùng khu vực với Việt Nam đã đạt được BHYTTD. Một vấn đề chính sách quan trọng nữa của BHYTXH cần được giải quyết, đó là vai trò tương đối của các phương thức tài trợ bằng thuế đánh vào tiền lương và tài trợ bằng tổng thu thuế. Một lần nữa, mặc dù kinh nghiệm quốc tế không chỉ ra một nguyên tắc rõ ràng nào, song có thể thấy là việc đưa vào tổng thu từ thuế như một nguồn tài chính chủ yếu không tỏ ra có gì bất cập nghiêm trọng. Cuối cùng, bài viết này cũng nhấn mạnh đến nhu cầu củng cố thể chế một cách cơ bản để hỗ trợ thực hiện BHYTTD cũng như nhu cầu phải có một khuôn khổ phù hợp để giám sát tiến độ thực hiện BHYTTD.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anderson, Gerard F., 1989, “Universal Health Care Coverage in Korea,” Health Affairs (Summer 1989): 24 - 34.

Anderson, Gerard F. and Peter Hussey, 2004, “Special Issues with Single-Payer Health Insurance Systems,” HNP Discussion Paper. Washington, DC: The World Bank (September).

Axelson, H. et al., 2005, “The impact of the Health Care Funds for the Poor on poor households in two provinces in Vietnam,” Hanoi: Health Strategy and Policy Institute.

Bayarsaikhan, D., Soonman Kwon and Aviva Ron, 2005, “Development of social health insurance in Mongolia: Successes, challenges and lessons,” International Social Security Review 58: 27 - 44.

Carrin, Guy, 2002, “Social Health Insurance in Developing Countries: A Continuing Challenge,” International Social Security Review 55(2): 57 - 69.

Carrin, Guy and C. James, 2004, “Social Health Insurance as a Pathway to Universal. Coverage: Key Design Features in the Transition Period,” Health Financing Technical Paper. Geneva: World Health Organization.

Carrin, Guy and C. James, 2005, “Social health insurance: Key factors affecting the transition towards universal coverage,” International Social Security Review 58(1).

Center for Community Health Development, 2006, “Impacts by the policy for support in health care of the poor through evaluation of the implementation of Decision 139/QD-TTg in the Central Highlands Region,” Report to the Ministry of Health and to the Asian Development Bank under TA 4331-VIE “Support for Pro-poor Health Policies,” Hanoi (May).

Coordinating Ministry of People's Welfare and Ministry of Health, 2005, “Social Health Insurance Development as an Integral Pad of the National Health Policy: Recent Reform in Indonesian Health Insurance System,” Processed, Government of Indonesia, Jakarta (June).

Fiedler, John L., 1996, “The privatization of health care in three Latin American social security systems,” Health Policy and Planning 11(4): 406 - 417.

Frere, Jean-Jacques, A.K.Nandakumar, Taghreed Adam, and Wessam El Beih, 1998, “Costing the Basic Benefits Package in Egypt,” PHR Project, Abt Associates Inc., Bethesda MD.

Emmanuela Gakidou et al., 2006, “Evaluating the Impact of the 2001 - 2006 Mexican Health Reform: an Interim Report Card,” Working paper prepared fort eh International Conference on Evidence for Health System Reform (October).

Gaviria, Alejandro, Carlos Medina and Carolina Mejia, 2006, “Evaluating the Impact of Health Care Reform in Colombia: From Theory to Practice,” Documento CEDE 2006 - 06.

International Labour Office (ILO), 2004, “Financing Universal Health Care in Thailand: A Technical Note to the Government,” International Health Policy Programme, Bangkok (June).

Knaul, Felica Marie and Julio Frenk, 2005, “Health Insurance in Mexico: Achieving Universal Coverage Through Structural Reform,” Health Affairs 24(6): 1467 - 1476.

Kongsawat, S., P. Rodsawang, K. Sinit et al., 2000, “Evaluation of the coverage and validity of the 1998 Medical Welfare card,” Nonthaburi: Bureau of Health Policy and Planning, Ministry of Public Health, Thailand.

Lipson, Debra J., 2001, “GATS and Trade in Health Insurance Services: Background Note for WHO Commission on Macroeconomics and Health,” CMH Working Paper No. WB 4: 7, Commission on Macroeconomics and Health, WHO, Geneva (June).

National Health Insurance Corporation (NHIC), 2001, “National Health Insurance Program in Korea 2001,” Processed.

Nichols, Len, Nicholas Prescott and Kai Hong Phua, 1997, “Medical savings accounts for developing countries,” in George Schieber, editor, Innovations in Health Care Financing. Discussion Paper No. 365. Washington, DC: The World Bank.

Nyman, J.A., 1999, “The value of health insurance: the access motive,” Journal of Health Economics 18(2): 141 - 152.

Orgil, B. et al., 2005, “Costing the Mongolian Essential Health Care Package,” Report to the Ministry of Health and the Asian Development Bank under TA No. 4123 - MON, Ulaanbaatar (November).

Pauly, Mark, 2004, “The demand for health insurance: Insights from theory and voluntary markets in less developed countries,” Paper presented at Wharton Impact Conference. Voluntary Health Insurance in Developing Countries (March 15 - 16, 2005).

Schneider, Pia and Rachel Racelis, 2004, “The Impact of PhilHealth Indigent Insurance on Utilization, Cost, and Finances in Health Facilities in the Philippines,” PHR Plus Project, Abt Associates Inc., Bethesda MD (April).

Tao, Chen, 2004, “Pricing Private Health Insurance Products in China,” Processed, School of Insurance, Southwestem University of Finance and Economics, Chengdu.

Wagstaff, Adam, 2007a, “Social Health Insurance Reexamined,” Policy Research Working Paper No. 4111. Washington, DC: The World Bank (January).

Wagstaff, Adam, 2007b, “Health Insurance for the Poor: Initial Impacts of Vietnam's Health Care Fund for the Poor” Policy Research Working Paper No. 4134 (Februay).

World Bank, SIDA, AusAID, Royal Netherlands Embassy and the Ministry of Health, 2001, Vietnam Growing Healthy: A Review of Vietnam’s Health Sector, Hanoi: The World Bank (May).

Zweifel, Peter, B. Krey and M. Tagli, 2005, “(Private Heaith Insurance in Developing Countries: Supply,” Paper presented at Wharton Impact Conferenee. Voluntary Health Insurance in Developing Countries (March 15 - 16).

Zweifel, Peter, 2005, “The Purpose and Limits of Social Health Insurance, “Paper prepared for the Annual Meeting of the Verein fur Socialpolitik, 28 - 30 September, Bonn.



Bảng 1: Tỷ lệ tham gia BHYTXH (%) trong tổng số học sinh, sinh viên nhập học (độ tuổi 6 - 12) tương ứng với mức BHYTXH hàng năm, và mức chi tiêu tiền túi cho y tế hàng năm của những học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm, phân theo nhóm tiêu dùng trên đu người và theo khu vực (thành thị và nông thôn), 2001/2002.

Nhóm

Chi tiêu hàng năm cho y tế (của những học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm)

Mức phí BHYTXH hàng năm

Tỷ lệ tham gia BHYTXH (%) trong tổng số học sinh, sinh viên nhập học

Vùng/tiểu vùng

Thành thị



Các tỉnh lỵ

112,608

23,182

63.4




Các khu vực thành thị khác

69,769

20,751

40.6




Nông thôn

ĐB S. Hồng

54,477

17,278

22.7




Đông Bắc

21,461

18,012

16.9




Tây Bắc

16,559

14,542

5.3




Bắc Trung Bộ

38,531

17,127

17.2




Nam Trung Bộ

49,448

21,068

26.1




Tây Nguyên

38,971

17,987

14.8




Đông Nam Bộ

56,089

23,194

21.8




ĐB S. Cửu Long

75,621

19,683

14.2




Tổng Cộng

55,35

20,603

26.8




Nhóm tiêu dùng trên đầu người

Nghèo nhất

25,906

17,746

8.8




Cận nghèo

47,896

18,191

17.6




Trung bình

54,113

19,065

24.6




Khá

75,231

20,304

35.3




Giàu

111,141

23,197

52.1




Tổng Cộng

55,405

20,606

26.8



Nguồn: Điều tra Y tế Quốc gia Việt Nam năm 2001/2002



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương