MỘt sồ qui đỊnh đÓng thêM ĐỂ ĐỦ ĐIỀu kiện giải quyết chê ĐỘ BẢo hiểm xã HỘi và CÁc trưỜng hợP ĐƯỢc truy đÓNG



tải về 32.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích32.28 Kb.
#12526
MỘT SỒ QUI ĐỊNH ĐÓNG THÊM ĐỂ ĐỦ ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT CHÊ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TRUY ĐÓNG

  


1. Đóng thêm để đủ điều kiện nghỉ hưu (thiếu không quá 6 tháng mới đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc)

* Người lao động đã đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí song thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa không quá 6 tháng, thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng mức đóng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP theo mức tiền lương, tiền công trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí.



(Trích Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động – TB&XH)

* Người lao động thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa không quá 6 tháng thì được đóng BHXH một lần cho những tháng còn thiếu để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định (đối tượng làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì thời gian đóng thêm không được tính là thời gian đã làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. . .). Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động này tính từ tháng liền kề sau tháng đã có đủ thời gian 20 năm đóng BHXH và nộp đủ hổ sơ.

Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định sau khi đã có đủ thời gian 20 năm đóng BHXH, nộp đủ hổ sơ và có kết quả giám định y khoa bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Ví dụ l: ông A tháng 5/2010 nghỉ việc và đủ 60 tuổi, nhưng tính đến hết tháng 4/2010 mới có 19 năm 7 tháng đóng BHXH bắt buộc, ông A thuộc đối tượng được đóng tiếp một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí. ông A đóng BHXH một lần cho 5 tháng còn thiếu vào tháng 5 và nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH theo quy định trước tháng 10/2010 thì được hưởng lương hưu bắt đầu từ ngày 01/10/2010. Trường hợp đến tháng 7/2010 ông A mới đóng BHXH một lần cho 5 tháng còn thiếu và nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH trước tháng 12/2010 thì lương hưu của ông A được hưởng bắt đầu từ ngày 01/12/2010.

Ví dụ 2: ông B sinh tháng 1/1960 có 19 năm 8 tháng đóng BHXH bắt buộc đã nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, tháng 6/2010 ông B đóng BHXH một lần cho 4 tháng còn thiếu để được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi có đủ điều kiện theo quy định; tháng 8/2010 ông B đề nghị được giới thiệu đi giám định khả năng lao động, tháng 9/2010 có kết quả giám định y khoa kết luận ông B bị suy giảm khả năng lao động 65% và nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH. ông B được giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo quy định kể từ ngày 01/10/2010. Trường hợp này nếu đến tháng 11/2010  mới có kết quả giám định y khoa kết luận bị suy giảm khả năng lao động 65% thì ông B được giải quyết hưởng chế độ hưu kể từ ngày 01/12/2010.

(Trích công văn số 1188/BHXH-CSXH ngày 06/4/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam).

2. Đóng thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng (thiếu không quá 6 tháng mới đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc)

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng, thì thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng mức đóng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi người lao động chết (hoặc trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.



(Trích Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động – TB&XH)

3. Đóng BHXH tự nguyện đối với người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên

Trường hợp nam đã quá 60 tuổi, nữ đã quá 55 tuổi, có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng.



(Trích công văn số 1629/LĐTBXH-BHXH ngày 18 tháng 05 năm 2009 của Bộ Lao động – TB&XH)
4. Đóng BHXH tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí

a. Đối tượng: Người đã có thời gian làm giáo viên mầm non trước năm 1995 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định khi có các điều kiện sau:

- Đã có thời gian công tác trong cơ sở giáo dục mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, liền sau đó được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non.

- Khi nghỉ việc có đủ tuổi đời theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội và có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Chưa nhận chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần, cam kết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.



b. Mức hỗ trợ, thời gian được hưởng hỗ trợ

- Mức hỗ trợ

Nhà nước hỗ trợ kinh phí bằng 13% tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm đối tượng được hưởng hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Khuyến khích các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non hỗ trợ thêm kinh phí đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.

- Thời gian được hưởng hỗ trợ

Thời gian được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này là số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 của người được hỗ trợ nhưng tối đa không quá 60 tháng.



(Trích Quyết định 45/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 08 năm 2011)
4. Truy đóng giáo viên mầm non

a. Đối tượng và điều kiện truy thu

Người lao động làm việc liên tục tại các cơ sở giáo dục mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, sau đó chuyển sang làm việc và đóng BHXH tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không phải là cơ sở giáo dục mầm non hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, được truy thu BHXH

Lưu ý: Người lao động đã nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc đang hưởng lương hưu và người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc không thuộc đối tượng truy đóng BHXH tại Công văn này.

b. Thời gian được truy đóng:

Thời gian được truy đóng để làm căn cứ tính chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được truy đóng từ thời điểm bắt đầu làm việc đến khi đã tham gia BHXH BB tại CSGDMN. Trường hợp có thời gian làm việc tại CSGDMN trước tháng 01/1995, chỉ được truy đóng từ tháng 01/1995 đối với thời gian làm việc thực tế tại các CSGDMN đến khi đã tham gia BHXH bắt buộc.

Ví dụ: Bà Trần Thị H, sinh ngày 19/01/1963, là Cô nuôi dạy trẻ có thời gian làm việc thực tế từ tháng 10/1990 tại Trường mầm non B, đã tham gia BHXH bắt buộc tại Trường từ tháng 01/2003  Bà H được truy đóng từ tháng 01/1995 đến 12/2002.

* Lưu ý: Việc truy đóng nêu trên thực hiện đến hết ngày 31/12/2014

(Trích Công văn số 3658/BHXH-BT ngày 17/9/2013 và Công văn 2301/BHXH-BT ngày 27/06/2014 hướng dẫn bổ sung truy thu bảo hiểm xã hội đối với giáo viên mầm non).
5. Truy đóng chức danh khác

Đối với những trường hợp giữ chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân có trong định biên được phê duyệt và có hưởng sinh hoạt phí của chức danh này nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội thì được truy nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội. Thời gian truy nộp bảo hiểm xã hội tính từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 đến ngày Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có hiệu lực thi hành (truy nộp đối với từng trường hợp cụ thể tính theo thời gian thực tế đảm nhiệm chức danh khác có hưởng sinh hoạt phí). Mức truy nộp bằng 15% mức sinh hoạt phí của chức danh đó theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và được điều chỉnh theo tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm truy nộp (trong đó cán bộ xã đóng 5%, ngân sách nhà nước đóng 10%). Không thực hiện thu tiền lãi số tiền truy nộp do chưa đóng, chậm đóng. (Trường hợp cán bộ cấp xã đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần hoặc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì không áp dụng quy định này)



(Trích TTLT số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 và Công văn số 3188/BHXH- CSXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của BHXH Việt Nam)

6. Truy đóng đối với cán bộ, công chức cấp xã là người hưởng chế độ bệnh binh

Cán bộ, công chức cấp xã là người hưởng chế độ bệnh binh các hạng, giữ chức vụ, chức danh theo quy định tại: Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn không thuộc đối tượng hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng chưa đóng BHXH bắt buộc.



Các đối tượng nêu trên thuộc đối tượng truy thu BHXH bắt buộc để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật BHXH. Thời gian truy thu tính từ ngày 01/01/1998 đến ngày Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Trường hợp đối tượng đã được giải quyết BHXH một lần hoặc đã nghỉ hưu, nếu có yêu cầu thì cũng thực hiện truy thu để làm căn cứ tính lại chế độ theo quy định.

(Trích công văn số 2895/BNV-TL ngày 31/7/2014 của Bộ Nội vụ và Công văn số 1726/BHXH-BT ngày 29/04/2011 và Công văn số 3805/BHXH-BT ngày 08/10/2014 của BHXH Việt Nam)
Каталог: uploads -> tra-cuu-van-ban-che-do -> 16luuykhi giaiquyet chedobhxh
16luuykhi giaiquyet chedobhxh -> MỘt số LƯU Ý VỀ TÍnh thời gian công tác và CÁch giải quyết một số TỒn tại trưỚc tháng 01/1995
tra-cuu-van-ban-che-do -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính bộ NỘi vụ
tra-cuu-van-ban-che-do -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
tra-cuu-van-ban-che-do -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
tra-cuu-van-ban-che-do -> Số 25/tt ngày 16/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hướng dẫn thi hành quyết định Số 133/HĐbt ngày 17/8//982
tra-cuu-van-ban-che-do -> Ngành Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi: Danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
tra-cuu-van-ban-che-do -> Ngành Hoá chất: Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
tra-cuu-van-ban-che-do -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
tra-cuu-van-ban-che-do -> KT. BỘ trưỞng thứ trưỞNG
16luuykhi giaiquyet chedobhxh -> MỘt sồ LƯU Ý khi giải quyết chê ĐỘ TỬ tuấT    Đối tượng chỉ được hưởng mai táng phí

tải về 32.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương