Một số điều cần biết về tiêu chuẩn và quy chuẩn Tiêu chuẩn



tải về 56.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích56.43 Kb.
#24686
Một số điều cần biết về tiêu chuẩn và quy chuẩn

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

- Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

- Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau:

- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

- Kinh nghiệm thực tiễn;

- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định

Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn cơ sở do các tổ chức kinh tế; cơ quan nhà nước;  đơn vị sự nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp xây dựng và công bố. Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở.

Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.



Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính, yêu cầu kỹ thuật và quản lý bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,... nhằm đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn, sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác. Vai trò của các quy chuẩn kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng và trở thành trọng tâm của hoạt động thực thi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất, đời sống. Đây chính là công cụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực, ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ, tính mạng con người; và đó cũng là biện pháp kỹ thuật để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trước những nguy cơ tiềm ẩn.

Do vậy, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công sẽ chủ động tổ chức xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.



Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là biện pháp quan trọng nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện tự nguyện đối với tiêu chuẩn và bắt buộc áp dụng đối với quy chuẩn kỹ thuật.

Chứng nhận hợp chuẩn (phù hợp với tiêu chuẩn) là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (bao gồm: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường,…) phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các quyền: lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp; được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn; sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Chứng nhận hợp quy (phù hợp với quy chuẩn) là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành.

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền: lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định theo; được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp quy; sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.



Mai Anh

TÌM HIỂU 6 SIGMA

I. MỨC SIGMA - CHI PHÍ KÉM CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

Chi phí kém chất lượng là các chi phí phải gánh chịu bởi vì chất lượng của sản phẩm hay quá trình không đảm bảo được 100% hiệu quả tại bất kỳ thời điểm nào.

Chi phí kém chất lượng trong cùng một ngành nghề cao hay thấp là khác nhau giữa các công ty. Nhưng hầu hết các công ty, chi phí kém chất lượng chiếm một tỷ trọng rất cao so với doanh số. Việc đạt được mức Sigma cao hơn thì chi phí kém chất lượng càng giảm đi.

Bảng thống kê sau đây cho thấy điều đó:



Chi phí kém chất lượng

Mức Sigma

Lỗi trên 1 triệu khả năng

Chi phí kém chất lượng

1

308.537

Không có công ty nào quá tệ hơn 2 Sigma

2

66.807

25-40% doanh số

3

6.210

15-25% doanh số

4

233

5-15% doanh số

5

3,4

<1% doanh số

Với một kết luận đã được kiểm chứng thì nhiều công ty triển khai 6 Sigma thành công. Khi tăng mỗi mức Sigma thì tạo ra sự cải tiến 10% thu nhập ròng.

II. VỀ 6 SIGMA

6 Sigma có nghĩa là…

- “6 Sigma là một triết lý quản trị”

- “Quản trị theo quá trình, không phải theo chức năng”

- “Ra quyết định dựa trên các sự kiện thực tế và dữ liệu hơn là các kỹ năng cố hữu”

6 Sigma được xây dựng dựa vào sự ưu tiên là cái gì quan trọng nhất đối với khách hàng:

- Sử dụng các công cụ phân tích chuyên sâu để cải tiến quá trình.

- Tập trung hoàn toàn vào giảm sự biến động và sai lỗi.

Sai lỗi xảy ra khi đầu ra của quá trình không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mục đích của 6 Sigma là cải tiến năng lực quá trình để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.



Quá trình 6 Sigma là gì?

Sigma () là một ký tự trong bảng chữ cái Hy Lạp, trong thống kê nó được sử dụng để diễn tả “độ lệch chuẩn” là một đơn vị đo lường mức độ dao động của quá trình.

Cộng hoặc trừ một độ lệch chuẩn xung quanh giá trị chung bình là khoảng 68% tổng đầu ra của quá trình đáp ứng được nhu cầu đầu ra của khách hàng.

Nếu quá trình có bên trái và bên phải 6 độ lệch chuẩn so với trị trung bình đều nằm trong yêu cầu cho phép của khách hàng thì quá trình có 99,99966% cơ hội đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Nói cách khác, quá trình có mức Sigma càng cao thì mức độ giao động càng giảm tức độ ổn định càng cao, và mục tiêu cuối cùng của 6 Sigma là, chỉ có 3,4 sai lỗi trên 1.000.000 khả năng gây lỗi.

III. 6 SIGMA VỚI 7 LỢI ÍCH VÀNG

Trước hết, 6 Sigma giúp giảm chi phí sản xuất. Với tỷ lệ khuyết tật giảm đáng kể, doanh nghiệp có thể loại bỏ những lãng phí về nguyên vật liệu và việc sử dụng nhân công kém hiệu quả liên quan đến khuyết tật. Điều này sẽ giảm bớt chi phí bán hàng trên từng đơn vị sản phẩm, từ đó gia tăng lợi.

Thứ hai, 6 Sigma giúp giảm chi phí quản lý. Khi tỷ lệ khuyết tật giảm và sẽ không còn tái diễn trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động mang lại giá trị cao hơn.

Thứ ba, 6 Sigma góp phần làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp phải những vấn đề tái diễn liên quan đến sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu khách hàng khiến khách hàng không hài lòng và có khi huỷ bỏ đơn đặt hàng. Vì thế, thông qua việc giảm đáng kể tỷ lệ lỗi từ công cụ 6 Sigma, doanh nghiệp sẽ luôn cung cấp đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất học yêu cầu và làm tăng sự hài lòng nơi họ.

Thứ tư, 6 Sigma làm giảm thời gian chu trình. Càng mất nhiều thời gian để xử lý nguyên vật liệu và thành phẩm trong quy trình sản xuất thì chi phí sản xuất càng cao. Tuy nhiên, với 6 Sigma, có ít vấn đề nảy sinh hơn trong quá trình sản xuất, có nghĩa là quy trình luôn được hoàn tất nhanh hơn, vì vậy, chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhân công trên từng đơn vị sản phẩm làm ra sẽ thấp hơn.

Thứ năm, 6 Sigma giúp doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn. Một vấn đề thường gặp với nhiều doanh nghiệp sản xuất tư nhân Việt Nam là tỷ lệ giao hàng trễ rất cao. Những dao động bất ổn sinh ra vấn đề này có thể được loại trừ trong Sigma. Do vậy, 6 Sigma được vận dụng để giúp đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn và đều đặn.

Thứ sáu: 6 Sigma giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn. Một công ty với sự quan tâm cao về cải tiến quy trình và loại trừ các nguồn gốc gây khuyết tật sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về những tác nhân tiềm tàng cho các vấn đề trong những dự án mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, các vấn đề ít có khả năng xảy ra khi công ty mở rộng sản xuất và nếu có xảy ra thì cũng sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Thứ bảy, 6 Sigma góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty. 6 Sigma cũng vượt trội về yếu tố con người không kém ưu thế của nó về kỹ thuật. Nhân viên thường tự hỏi bằng cách nào để học giải quyết những vấn đề khó khăn. Nhưng khi họ được trang bị những công cụ để đưa ra những câu hỏi đúng, đo lường đúng đối tượng, liên kết một vấn đề với một giải pháp và lên kế hoạch thực hiện thì họ có thể tìm ra những giải pháp cho vấn đề một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, với 6 Sigma, văn hoá tổ chức của công ty chuyển sang hình thức tiếp cận có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề và một thái độ chủ động với ý thức trách nhiệm giữa các nhân viên.

Như vậy, 6 Sigma, doanh nghiệp sẽ tìm được 7 lợi ích vàng cho sự tăng trưởng của mình. Trước vận hội mới, sức cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tìm đượclợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Trong số các công cụ để nâng cao tính cạnh tranh ấy, hãy nên nghĩ ưu tiên đến công cụ giảm lãng phí, tránh rủi ro để đạt đến sự hoàn hảo 99,99966% và 7 lợi ích vàng. Nếu Ford Việt Nam và rất nhiều doanh nghiệp thế giới đã từng thành công với 6 Sigma thì các doanh nghiệp trong nước tại sao lại không bắt đầu với nó.

IV. CÁC YẾU TỐ ĐỂ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG 6 SIGMA

Chọn lựa và đào tạo đúng người

Điều cần thiết là thu hút những người giỏi nhất tham gia vào đề xướng 6 Sigma của công ty và khuyến khích họ bằng thù lao, phần thưởng, sự công nhận và thăng tiến gắn liền với kết quả thực hiện.

Các chương trình đào tạo nên tập trung vào các kỹ năng thống kê, phân tích, gỉai quyết vấn đề và lãnh đạo giúp gỡ bỏ những rào cản và tạo ra những xung lượng tích cực ban đầu.

Hơn nữa, việc khiến cho nhân viên hứng khởi và phấn khích về 6 Sigma nên thực hiện qua huấn luyện và truyền đạt thông tin. Mọi người trong công ty nên hiểu 6 Sigma sẽ mang lại lợi ích cho họ và công ty như thế nào.



Chọn lọc các dự án 6 Sigma

Trước tiên, các dự án 6 Sigma tập trung vào những vấn đề then chốt mang tính chiến lược; có ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ hài lòng của khách hàng; và thiết yếu đối với kết quả kinh doanh dưới hình thức mang lại hiệu quả tài chính nhanh chóng và to lớn (thu nhập cao, chi phí thấp hơn…).

Việc chọn lựa các dự án 6 Sigma ở giai đoạn đầu là rất quan trọng và do đó nó đóng một vai trò then chốt cho sự thành công của các dự án 6 Sigma. Tổ chức cần xem xét một cách kỹ lưỡng các tác động có thể ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án cũng như việc xem xét các khả năng có thể giải quyết được vấn đề mà không cần tới việc thực hiện dự án 6 Sigma.

Quản lý các dự án 6 Sigma

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, điều quan trọng là:

- Dẫn dắt nỗ lực tập trung trong đó người đỡ đầu cho dự án (Champion) chịu trách nhiệm tiến hành đánh giá định kỳ tiến độ dự án, sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết các khúc mắc liên chức năng cũng như phân bổ nguồn lực cho những nơi cần thiết;

- Kiểm tra ảnh hưởng tài chính thật sự từ dự án;

- Liên tục thông tin tiến trình của dự án đến cấp lãnh đạo điều hành và những thành viên có liên quan đến dự án;

- Triển khai các kế hoạch kiểm soát hiệu quả đi kèm với các tài liệu liên quan như Sơ đồ Quy trình (Process Maps), Ma trận nhân quả (C&E Matrix), Phân tích trạng thái sai sót và tác động (FMEA), Tóm lược kế hoạch kiểm soát (Control Plan Summary) và các thay đổi thủ tục đã được duyệt để đảm bảo rằng các cải tiến được duy trì;

- Định kỳ tái xem xét hiệu quả của dự án sau khi đã hoàn tất;

- Vai trò, trách nhiệm của các phòng ban và cá nhân liên quan đến dự án nên được xác định rõ ràng;

- Tiến hành huấn luyện 6 Sigma thường xuyên để thúc đẩy chương trình xuyên suốt trong công ty.

Sự tham gia của bộ phận Tài chính

Bộ phận tài chính cần tham gia ngay từ lúc bắt đầu mỗi dự án để đảm bảo rằng những tiết kiệm về chi phí được ghi nhận đầy đủ đơi với từng dự án 6 Sigma và thực sự thể hiện trong báo cáo kết quả tài chính của công ty. Mốc so sánh của dự án và những cải tiến được công bố phải được cẩn thận kiểm chứng bởi bộ phận tài chính. Các cải tiến sẽ được chuyển thành giá trị tiết kiệm bằng tiền khi có thể và bị khấu trừ nếu phát sinh chi phí từ dự án.



Chi phí cho các dự án 6 Sigma

Mặc dù các dự án 6 Sigma có thể mang lại nhiều lợi ích và giúp công ty tiết kiệm tiền bạc về lâu dài, có một số chi phí ban đầu có liên quan đến các dự án 6 Sigma cần được quan tâm. Điển hình bao gồm các khoản sau đây:

- Lương trực tiếp - Tiền lương cho các nhân viên làm việc toàn thời gian trong dự án 6 Sigma;

- Lương gián tiếp - Chi phí thời gian từ những viên chức điều hành cấp cao, các thành viên của nhóm dự án, những người quản lý các quy trình và những người liên quan trong việc triển khai các dự án 6 Sigma;

- Đào tạo và tư vấn - Chi phí huấn luyện các ứng viên về các kỹ năng 6 Sigma;

- Chi phí thực hiện cải tiến - Chi phí cải tiến các quy trình sản xuất để loại trừ các nguồn gây dao động được xác định bởi các dự án 6 Sigma. Khoản này có thể bao gồm những thiết bị, phần mềm mới, chi phí nhân sự cho những vị trí mới hình thành…

- Phần mềm - Một số chương trình phần mềm vi tính (phần mềm thống kê) hay dùng xây dựng các lưu đồ quy trình, cũng có thể được cần đến. Đôi khi một số công cụ phần mềm tiên tiến chuyên dùng cho 6 Sigma.

Vai trò của con người

- Phụ trách điều hành: Những người lãnh đạo cao nhất cần phải dành thời gian học 6 Sigma và ủng hộ nó tuyệt đối. Một nhà lãnh đạo sẽ chỉ định một người điều hành của mình trông nom và hỗ trợ toàn bộ nhiệm vụ này. Từ đó, người điều hành chọn ra người phụ trách triển khai hoặc người phụ trách dự án.

Người phụ trách triển khai sẽ phải cam kết thực hiện 6 Sigma trong toàn bộ tổ chức của họ. Người phụ trách dự án sẽ giám sát hoạt động của các Blackbelt và các dự án của họ.

- Master Black: Khi một công ty lần đầu tiên áp dụng 6 Sigma, họ làm việc với người phụ trách, chọn ra các dự án cần làm và những người thực hiện. Sau đó huấn luyện và hướng dẫn những người này thành công. Những người quan trọng nhất được chọn sẽ là Black Belt.

- Black Belt: Là những người thực sự làm công việc đó, họ là chìa khoá, là lãnh đạo đích thực của 6 Sigma;

- Green Belt: có nhiệm vụ hỗ trợ Black Belt để dự án có thể hoàn thành. Họ cũng được đào tạo về 6 Sigma, do đó mọi người nói cùng một ngôn ngữ và làm việc cho cùng một mục tiêu.



BÀI TOÁN 6 SIGMA CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

6 Sigma là hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức chỉ còn 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ nguồn gốc gây nên bất ổn trong quy trình kinh doanh. 6 Sigma góp phần loại bỏ lỗi sai, lãng phí, xác định mục tiêu và phương pháp giải quyết vấn đề nhằm làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng cũng như cải tiện đáng kể hiệu quả cuối cùng.

Sigma trong thống kê có nghĩa là độ lệch chuẩn và 6 Sigma là 6 độ lệch chuẩn. 1 Sigma tương đương 69% lỗi, 2 Sigma là 30,8%, 3 Sigma là 6,68%, 4 Sigma là 0,6210%, 5 Sigma là 0,0230% và 6 Sigma (có lỗi % là 0,0003) thì sự hoàn hảo đạt tương đương 99,00066%.

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang duy trì ở mức 3 Sigma. Theo các chuyên gia, nếu doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc 6 Sigma thì khả năng thành công cũng đạt mức 4 hoặc 5 Sigma và như vậy cũng đã mang lại kết quả giảm thiểu khuyết tật rõ rệt.

Hiện nay, 6 Sigma đo lường các khả năng gây lỗi chứ không phải các sản phẩm bị lỗi. Sản phẩm càng phức tạp sẽ càng có nhiều khả năng bị lỗi hơn. Giả định bạn là một công ty đang sản xuất 5 đơn hàng cho khách, mỗi đơn hàng là 5 chiếc ghế gỗ. Bạn đã bao giờ tự hỏi 1 chiếc ghế gỗ sẽ có bao nhiêu khả năng bị lỗi cần được khắc phục hay chưa?

Bài toán này đã được các chuyên gia ở Công ty Mokong Capital giải đáp như sau: số khả năng gây lỗi trên một mặt hàng ghế gỗ được xác định là vật liệu gỗ làm ghế đã đúng chưa? (1 khả năng), độ ẩm của gỗ nằm trong phạm vi cho phép (1 khả năng), ghế được làm theo đúng kích cỡ khách hàng yêu cầu (1 khả năng), ghế không bị hư hỏng (1 khả năng), ghế được sơn đúng màu sắc (1 khả năng) và ghế được đóng gói đúng quy cách (1 khả năng). Như vậy tổng số khả năng gây lỗi là 6 và nếu nhân cho 5 chiếc ghế/ 1 đơn hàng thì đã có đến 30 khả năng. Nếu có nhiều đơn hàng thì tổng số khả năng gây lỗi càng lớn và doanh nghiệp càng hao tốn chi phí để sửa chữa. Việc ứng dụng 6 Sigma là để đo lường các khả năng gây lỗi sớm hơn để có hướng giải quyết.

Nói cách khác, mục đích của 6 Sigma là để cải thiện các quy trình sao cho những vấn đề khuyết tật và lỗi không xảy ra thay vì chỉ tìm ra các giải pháp ngắn hạn hoặc tạm thời cho vấn đề (điều này rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam mắc phải). Nhưng khi nguyên nhân gây sai lệch được xác định xảy ra thì quy trình sẽ cải thiện để trong tương lai, những sai lệch đó không bị lặp lại.

Nếu bạn là một công ty sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam đang gặp phải tình trạng chậm tiến độ ở khâu kiểm tra chất lượng của công đoạn lắp ráp hoàn thiện sơ bộ (do bạn phải thường xuyên nhận được những chi tiết sai hỏng từ các bộ phận chà nhám và phải tái chế chúng), bạn sẽ chọn giải pháp nào đây để khắc phục?

Giải pháp của bạn có thể cũng giống như nhiều giải pháp phổ biến mà các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra. Đơn giản là cân đối lại dây chuyền bằng việc đưa thêm công nhân vào khâu kiểm tra và tái chế. Nhưng nếu 6 Sigma thì giải pháp khác hẳn.

6 Sigma sẽ chỉ dẫn điều tra và kiểm soát các tác nhận chính để ngăn ngừa lỗi xảy ra ở ngay công đoạn đầu tiên, chẳng hạn như các tổ trưởng không giám sát công việc hiệu quả, các hướng dẫn cho khâu trà nhám không rõ ràng, các thủ tục cân chỉnh máy móc không đúng quy cách, quy trình kiểm tra chất lượng gỗ tại phân xưởng ra phôi gỗ còn thiếu.

Nếu bạn là một công ty chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa và đang gặp phải tình trạng sai màu sản phẩm so với yêu cầu khách hàng thì bạn sẽ làm gì?

Thông thường bạn chắc chắn sẽ điều chỉnh trong công thức pha màu đang sử dụng bằng nỗ lực thử - sai. Nghĩa là bạn đang giải quyết vấn đề trong ngắn hạn và trong tương lai, bạn lại sẽ gặp những lỗi khác nữa. Nhưng giải pháp của 6 Sigma thì không?



Công cụ này nhanh chóng xác định và kiểm soát các tác nhân đầu vào của chính quy trình phối màu dẫn đến việc làm lệch màu của sản phẩm, chẳng như từ nhà cung cấp vật tư, hệ thống thu thập và kiểm tra các công thức phối trộn màu, các hướng dẫn về công thức phối trộn, khả năng thực hiện công việc của công nhân theo hướng dẫn công việc.

Bằng việc truy tìm ra căn nguyên, 6 Sigma tỏ ra hữu hiệu khi giải quyết những khuyết tật và giúp tìm ra đáp số lâu dài cho các vấn đề, chứ không phải trong ngắn hạn. Và với những sản phẩm, dịch vụ nhỏ nhất, 6 Sigma cũng có thể “vạch lá tìm sâu” để giải quyết triệt để. Đó là lý do vì sao, công cụ này ứng dụng phù hợp trong mọi quy mô doanh nghiệp.
Каталог: UserFiles -> file -> tap%20san -> kh cn%20hp
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
kh cn%20hp -> Làn sóng 3G tại Việt Nam
kh cn%20hp -> Tăng cường quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng Hoài Hưng
kh cn%20hp -> Lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng nhằm sử dụng bền vững

tải về 56.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương