MỘt số danh lam, thắng cảnh tỉnh quảng trị I. CÁC di tích lịch sử VĂn hóa xếp hạng đẶc biệt quan trọng của quốc gia



tải về 326.98 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích326.98 Kb.
#13360
1   2   3   4   5   6

Do hội đủ các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, biệt lập nên dưới thời phong kiến, triểu Nguyễn đã cho xây dựng tại đây một đồn trấn thủ vùng biên giới gọi là Bảo Trấn Lao (đồn trấn giữ Ai Lao). Tên địa danh Lao Bảo đã được giản lược và từ đó lấy tên của cái đồn biên giới này.

14. Sân bay Tà Cơn: Sân bay Tà Cơn là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968 nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Địa danh này đã từng gắn với nhiều sự tích liên quan đến chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968. Hiện nay, di tích nằm trên địa phận thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa; cách đường Trường Sơn (đường 14 nối từ Khe Sanh vào Hướng Lập) hơn 400m về hướng Đông Bắc; cách trung tâm huyện lỵ Hướng Hóa - thị trấn Khe Sanh 3km về hướng Bắc. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12/12/1986.

15. Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1973-5/1975): Địa điểm khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (từ tháng 6/1973 đến tháng 5/1975) nằm ở thôn Tân Hòa thuộc địa phận thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ; cách Quốc lộ 9 hơn 200m về phía Bắc; cách thành phố Đông Hà 12km về phía Tây. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 154/QĐ-VH ngày 25/01/1991.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ quan quyền lực tập trung cao nhất đại diện cho cách mạng miền Nam, là khối đại đoàn kết toàn dân, đại diện cho nguyện vọng, ý chí của toàn thể nhân dân miền Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời từ hội nghị hiệp thương giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam vào ngày 23/5/1969 và được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam (từ 6-8/6/1969) lập ra.

16. Vụ thảm sát làng Tân Minh năm 1947: Làng Tân Minh nằm ở phía Tây đường 75B thuộc xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách Quốc lộ 1A và thị trấn huyện lỵ Gio Linh chừng hơn 4km về phía Đông Nam; cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà 14km về phía Đông bắc. Địa điểm Xóm Giữa-khu vực trung tâm của di tích Vụ thảm sát làng Tân Minh năm 1947 đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 65QĐ-VH ngày 15/11/1991.

Làng Tân Minh nguyên xưa là một phần của làng Lại An với tên gọi là Lại An Đông, Dưới thời vua Tự Đức bắt đầu có sự phân chia nhưng chỉ trong phạm vi tín ngưỡng, tang tế chứ vẫn chung điền thổ, thuế má… Cho đến sau Cách mạng tháng Tám thành công, thể theo nguyện vọng của những người dân ở Lại An Đông, Uỷ ban hành chính huyện Gio Linh đồng ý tách Lại An Đông ra khỏi làng Lai An để thành lập một làng mới có tên gọi là Tân Minh thuộc xã Linh Phùng, huyện Gio Linh.

17. Vụ thảm sát làng Mỹ Thủy năm 1948: Mỹ Thủy là một làng nằm phía Nam của xã Hải An, huyện Hải Lăng; cách thị trấn huyện lỵ Hải Lăng và Quốc lộ 1A chừng 15km về phía Đông theo tỉnh lộ 8 (đường từ ngã ba Diên Sanh về bãi tắm Mỹ Thủy). Địa điểm khu vực phía Bắc đường tỉnh lộ 8, đầu làng Mỹ Thủy - trung tâm diễn ra vụ thảm sát làng Mỹ Thủy năm 1948 đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 38-2001/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2001.

Mỹ Thủy là một làng biển nằm trên triển Đông của cồn cát đại trường sa được hình thành tương đối muộn từ sau thế kỷ XVII. Cũng như nhiều làng biển khác trên vùng đất Quảng Trị, người dân Mỹ Thủy từ lâu đời đã gắn chặt cuộc sống của mình với biển bằng sự chống chọi với sóng gió và những nỗi lo toan vất vả cực nhọc trong kế mưu sinh. Chính trong hoàn cảnh đó đã hun đúc nên trong con người Mỹ Thủy đức tính chịu thương, chịu khó, đôn hậu, bao dung và một tấm lòng khẳng khái, kiên trinh.

III. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH CÔNG NHẬN CẤP TỈNH

a. LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HÓA KHẢO CỔ

1. Di chỉ Đá Nổi: Đá nổi là một làng quê nằm trong thung lũng Ba Lòng, ở bờ Nam thượng nguồn sông Thạch Hãn, thuộc xã Ba Lòng, huyện Đakrông, trên địa bàn vùng rừng núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị; cách trung tâm huyện lỵ thị trấn Đakrông chừng hơn non 10km về phía Nam.

2. Di chỉ Lòi Rú-Bàu Đông: Di chỉ nằm trên một vùng đồi cát có tên là Lòi Rú, bên cạnh một bàu nước khá rộng gọi là Bàu Đông, thuộc địa phận làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh; cách bến đò Mai Xá khoảng 1km về phía Tây; cách đường xuyên Á (từ Đông Hà về cảng Cửa Việt) chừng 1,5km về phía Bắc.

3. Khu đền tháp Chăm Câu Hoan: Di tích này nằm trên một đồi cát ở phía Bắc làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, cách trục tỉnh lộ 8 (đường về Mỹ Thủy) gần 1km về phía Tây Bắc và cách thị trấn Hải Lăng 3km về phía Đông. Địa điểm này nằm trong một khu đất có tên gọi là Cồn Chùa, thôn Đông. Tại đây, bên cạnh một ngôi chùa làng thuộc khuôn hội Phật giáo Câu Hoan, còn có nhiều dấu tích cho thấy sự tồn tại của một khu đền tháp Chăm có quy mô tương đối lớn của một vùng. Đó là khu đền tháp chăm Châu Hoan.

4. Khu đền tháp Chăm Dương Lệ: Địa điểm khu đền tháp Dương Lệ nằm cạnh con đường liên xã (nối các xã Triệu Long, Triệu Đại, Triệu Thuận) trên một gò đất khá cao có tên gọi là Cồn Giàng thuộc làng Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong; cách di tích thành Thuận Châu hơn 2km về phía Đông Nam; cách tỉnh lộ 8 chừng 3km về hướng Bắc. Những dấu tích hiện còn tại khu vực này cho thấy về sự hiện diện của một khu đền tháp Chăm có quy mô tương đối lớn.

Khu đền tháp Dương Lệ đã hoang phế từ trước khi người Việt đến định cư (thế kỷ VX) và theo thời gian, tất cả dần dần đổ nát sau đó. Cho đến nay, trên Cồn Giàng Dương Lệ là nơi chính quyền đã cho san ủi để xây dựng lên đó một nghĩa trang liệt sĩ của xã/



5. Khu đền tháp Chăm Trung Đơn: Di tích này nằm trong một khu vực gọi là Lùm Tháp ở phía Bắc làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách thị trấn Hải Lăng khoảng 6km về phía Đông. Phía Đông Bắc có một nhánh của sông Vĩnh Định (Cổ Hà) chảy qua, phía Tây Nam là con đường dẫn từ tỉnh lộ 8 đi vào làng. Đây chính là phế tích của một công trình kiến trúc đền tháp của người Chăm xưa.

6. Tháp Chăm An Xá: Di tích tọa lạc cạnh con đường liên thôn, trải ra trên một khu vực rộng chừng 2 ha, là đất thổ cư của hơn 4 hộ gia đình ở làng An Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, cách đường 76 gần 1km về phía Nam. Khu đền tháp An Xá cách dòng sông Bến Hải-con sông lơn của một vùng rộng thuộc hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh hơn 2km về phía Đông Nam. Địa điểm này nằm trên địa hình gần cuối của miền đồi nên khu đền tháp An Xá được coi là điểm xa nhát trong bản đồ phân bố hệ thống di tích đền tháp Chăm toàn cùng Quảng Trị

7. Tháp Chăm Bích La: Địa điểm Tháp Chăm Bích La nằm ở xóm Chùa, làng Bích La Trung, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (đường từ thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) gần 100m về phía Bắc.

8. Tháp Chăm Duy Viên: Địa điểm này nằm trên một gò đất cao khoảng 2m ở bờ Nam sông Sa Lung thuộc địa bàn thôn Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1 gần 1km về phía Tây và cách thị trấn Hồ Xá khoảng 3km về phía Nam.

9. Tháp Chăm Kim Đâu: Di tích nằm trên một cồn đất giữa cánh đồng, bên bờ Nam một nhánh sông con thuộc hệ chi lưu của sông Hiếu trên địa phận của làng Kim Đâu, xã Cam An, (Cam Giang cũ), huyện Cam Lộ cách xa làng chừng gần 1km về hướng Bắc; cách trung tâm thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Trị 5km về hướng Đông Bắc.

10. Tháp Chăm Ngô Xá: Di tích nằm bên bờ sông Vĩnh Định, thuộc xóm Đồng Bái, làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, cách tỉnh lộ 68 hơn 100m về phía Tây.

11. Tháp Chăm Thạch Hãn: Nhà thờ Đá Hàn (Thạch Hãn) nằm cạnh đường Nguyễn Trãi về phía Nam, thuộc phường 1, thị xã Quảng Trị là một giáo đường đạo Thiên Chúa của làng Thạch Hãn. Nguyên xưa đây là một khu đến Tháp Chăm đã bị hoang phế. Từ những năm đầu thế kỷ, các giáo dân ở làng Thạch Hãn cho dựng lên trên khu vực này một nhà thờ Thiên chúa để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo của người dân trong vùng. Trong chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trải qua cuộc tranh chấp quyết liệt giữa lực lượng quân giải phóng và quân đội ngụy miền Nam năm 1972, nhà thờ đã bị hư hại. Đến năm 2000, bằng sự đóng góp của các giáo dân, nhà thờ Đá Hàn đã được xây dựng lại khang trang.

12. Tháp Chăm Trà Liên: Di tích nằm trên một vùng cát thuộc xóm Nam Bồi, làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A (đoạn cầu Phước Mỹ) gần 2km về phía Đông, cách sông Thạch Hãn chưa đầy 1km về phía Tây Bắc. Địa điểm này nằm cạnh khu vực nguyên là lỵ sở dinh chúa Nguyễn –dinh Trà Bát, cách gần 1km về hướng Đông Bắc.

13. Tháp Chăm Trà Lộc: Di tích nằm trên triền một đồi cát thuộc phía Tây Nam làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng. Khu vực này có tên là Lùm Giàng-một khu rú cấm với hệ sinh thái thực vật vùng cồn cát được bảo tồn khá nguyên vẹn-nằm giữa hai bàu nước tương đối lớn thuộc hai làng: Bàu Giàng Trà Lộc (còn gọi là trằm Trà Lộc) và bàu Ông Vần làng Trà Trì. Ở đây có nhiều cây cối tự nhiên rậm rạp, chạy dài theo chiều Bắc Nam với bề rộng chừng hơn trăm mét, bề dài tới hơn 1km, có tác dụng làm thành một vành đai chắn cát đùn lấp đồng ruộng ở phía Đông. Địa điểm này là nơi tọa lạc của một công trình kiến trúc tháp Chăm mà ngày nay đã bị đổ nát và hoang phế.

14. Khu công xưởng chế tác đồ đá Hướng Lập: Khu công xưởng chế tác đồ đá ở Hướng Lập là tên gọi chung cho một hệ di tích khảo cổ học gồm 4 địa điểm: Cù Bai, Bản Rạc, Sê Pu, Tà Păng thuộc xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Các di tích này đã được các chuyên gia khảo cổ học ở Viện Khảo cổ học việt Nam và Khoa sử Trường Địa học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học) phát hiện vào năm 1978. Từ sau năm 1979, vùng đất thuộc Bản Rạc và Tà Păng-nơi có hai địa điểm di chỉ nằm trong hệ di tích này đã thuộc đất bạn Lào. Vì thế trên lãnh thổ thuộc tỉnh Quảng Trị/Việt Nam chỉ có hai địa điểm di chỉ là Cù Bai và Sê Pu.

Công xưởng Cù Bai: Cù Bai thuộc Hướng Lập ở vào 16040,25’’ độ vĩ Bắc và 1080802’’ độ kinh Đông, cách đường Trường Sơn hiện nay chừng hơn 10km về hướng Tây Nam. Bản Cù Bai nằm sát biên giới Việt –Lào, địa hình như một thung lũng bồn địa được bao bọc xung quanh bởi các ngọn đồi trung sinh và các dãy núi đá vôi. Trong lòng núi đá vôi có nhiều hang động. Suối Apai-một chi lưu đổ ra sông Xê Băng Hiêng chảy qua khu vực Cù Bai theo hướng Tây nam-Đông bắc.

Bản Sê Pu thuộc Hướng Lập Bắc, cách địa điểm Đồn biên phòng 605 hiện tại hơn 7km về phía Đông; cách đường Trường Sơn chừng hơn non 2km về phía Nam. Toàn khu vực của bản Sê Pu là một bồn địa được bao bọc 4 phía bởi các núi đồi: núi Cà Ta (phía Bắc giáp Lào), đồi Lòng (phía Tây), Ca Xô (phía Đông) và 2 con suối là Sê Pu (ở hướng Đông Nam) và Tà Tủi (ở phía Tây và Tây Nam), thuộc hệ chi lưu của sông Xê Băng Hiêng.

15. Khu hang Dơi và hang động Lèn Tân Lâm: Hang Dơi và các hang động lèn Tân Lâm nằm ở phía Bắc quốc lộ 9, trong vùng núi Đầu Mầu thuộc địa phận xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 12km về phía Tây. Vùng núi này hiện đang đặt dưới sự quản ký của Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm.

16. Khu vực thành Cổ Lũy: Thành Cổ Lũy là tên dùng theo địa danh để gọi cho một di tích thành cổ nằm ở bên bờ Bắc sông Bến Hải, cách cửa biển Cửa Tùng (cửa Tùng Luật) hơn 1km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận làng Phước Mỹ (xưa có tên là phường Trầu hay Cổ Lụy/Cổ Lũy, sau đổi tên thành Mỹ Thành rồi Cổ Mỹ, Tân Mỹ) họp với Cổ Trai và Tùng Luật với những dãy đồi basaltic ngang dọc là thế đắc địa cho việc án ngữ trên một vùng có cửa biển. Đây là một di tích thành cổ không kém phần quan trọng về mặt chiến lược quân sự cũng như có ý nghĩa nhiều mặt về lịch sử, văn hóa.

b. LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT:

1. Bia “Qúa Vĩnh Định Hà thập nhị vận” và “Vĩnh Định Hà cảm tác”: Đây là 2 tấm bia đá được dựng trên một khu đất sát bờ sông Vĩnh Định về phía Đông. Địa điểm này nằm trong khu vực tiếp giáp giữa làng Thi Ông (Hải Vĩnh) và Hội Yên (Hải Quế) nhưng thuộc đất một xóm tách biệt của làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 (đường từ Diên Sanh về Mỹ Thủy) tại điểm cầu Hội Yên chừng hơn 500m về phía Bắc.

2. Chùa Chơn Bảo: Chùa Chơn Bảo là ngôi chùa của khuôn hội Phật giáo làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng; nằm cách quốc lộ 1A khoảng 200m về phía Đông.

3. Chùa Diên Thọ: Chùa Diên Thọ (chùa Diên An) nằm ở phía Đông thị trấn huyện lỵ Hải Lăng, trêm địa bàn làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 chừng gần 500m về phía Đông bắc.

Chùa được xây dựng trên một đồi cát, xung quanh được bao bọc bởi các khu rừng cây thuộc hệ sinh thái thực vật trên đất cát. Phía trước là một chằm nước nối với bàu Chùa làng Câu Hoan. Phong cảnh và địa cuộc khá hữu tình. Đây là một ngôi chùa làng được xây dựng khá sớm và hiện còn giữ những nét cổ kính nguyên sơ nhất so với nhiều ngôi chùa khác trên vùng đất Quảng Trị.



4. Chùa Long An: Chùa Long An nằm bên tả ngạn dòng Thạch Hãn, thuộc địa phận làng Xuân An (Xuân Yên), xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A xuôi về phí Đông khoảng 2km. Ngôi tổ đình này được tạo lập vào những năm cuối thế kỷ XIX. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp bị đốt cháy, sau đó được dân làng tu sửa lại bằng tranh đơn sơ.

5. Chùa Long Phước: Địa điểm này nằm ở ven chân của một quả đồi, phía Nam cách đồng Trạng, thuộc địa phận làng An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 2km về phía Bắc. Nguyên là khu vực có sự tồn tại một ngôi chùa với kiến trúc tương đối bề thế, khang trang gồm cổng tam quan ở phía trước, 2 nếp chùa song ngang dựng theo mô thức nhà rường 5 gian 2 chái từng nổi tiếng một thời trên vùng đất thuộc xứ Cồn Tiên-Bái Trời: Chùa Long Phước (Long Phúc tự) Trải qua những năm chiến tranh cùng thiên tai, lụt bảo, ngôi cổ tự này đã bị hoang phế và đỗ nát từ trước những năm 80 (thế kỷ XX). Đến nay, khu vực này chỉ còn một nền đất hoang tàn và cỏ dại.

6. Chùa Trung Đơn: Chùa Trung Đơn còn có tên gọi là Thiên Bảo Tự, do vua Minh Mạng phong trong một dịp ngự giá theo sông Vĩnh Định ra Quảng Trị. Chùa nằm trong khu vực nguyên là phế tích của một khu đền tháp Chăm thuộc địa phận làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách thị trấn Hải Lăng khoảng 5km về phía Đông; cách tỉnh lộ 8 chừng 1km về phía Đông nam.

7. Địa điểm lỵ sở dinh chúa Nguyễn (1558-1626): Địa điểm lỵ sở dinh chua Nguyễn là tên gọi cho một cụm di tích liên quan đến các thủ phủ Ái Tử, Trà Bát và Cát Dinh được chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chp xây dựng trong thời gian 68 năm đóng đô ở trên vùng cát Ái Tử/Quảng Trị. Hai địa điểm Cát Dinh và Trà Bát nằm trên địa phận của làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1 (đoạn cầu Phước Mỹ) từ 300m-1km về phía Đông. Địa điểm Ái Tử nằm trên địa phận làng Ái Tử, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1 chừng 1,5km về phía Đông.

8. Đình làng Câu Hoan: Đình làng Câu Hoan nằm cách tỉnh lộ 8 khoảng 50m về phía Bắc, thuộc làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng. Đình làng Câu Hoan được xây dựng rất sớm từ thế kỷ XVII và đã qua nhiều lần tu tạo. Bộ khung gỗ nguyên là ngôi nhà của một vị thượng thư bộ lễ của làng Hà Trung (Gio Linh) được dân làng mua về làm đình trong lần đại tu năm 1909. Toàn bộ khung gỗ đều bằng gỗ mít. Bộ mái nguyên trước lớp băng ngói liệt. Trong những năm chiến tranh, bộ mái ngôi đình bị bom đạn làm sụt đổ nên đến năm 1987 phải thay thế ngói móc.

9. Đình làng Diên Khánh: Đình làng Diên Khánh là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân làng Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng. Ngôi đình nằm cách trụ sở UBND xã 500m về phía Tây; cách đường liên thôn chừng hơn 200m về phía Đông.

Ngôi đình xưa được tạo lập từ rất sớm nhưng trong chiến tranh đã bị hư hại. Năm 1973, một đơn vị lính Thủy quân lục chiến ngụy cho sửa lại đình để làm nơi đóng chốt. Ngôi đình hiện nay là kết quả của những lần trùng tu trước đây. Năm 1992, xây dựng lại tiền đình. Năm 2000, xây cổng trụ và bình phong.



10. Đình làng Hà Trung: Ngôi đình Hà Trung là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân làng Hà Trung, nay thuộc khóm 7, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 200m về phía Đông.

Đình làng tọa lạc trên một khu đất cao thoáng mát. Mặt chính diện hướng ra cánh đồng mênh mông ở phía trước, lưng tựa vào xóm làng trù phú tươi xanh, trông rất uy nghiêm và bề thế. Trong một khuôn viên là một tòa đại đình nằm ngang và một ngôi miếu thờ 3 vị khai khẩn của làng (Trần Ngọc Thả, Trần Văn Đông, Nguyễn Mổ Đại Lang) ẩn nấp dưới tán của một cây si già.



11. Đình làng Lập Thạch: Ngôi đình nằm sát bờ Tây sông Thạch Hãn, trên địa phận làng Lập Thạch, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A chừng 1,5km về phía Đông; cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà chừng hơn 3km về phía Đông Nam.

12. Đình làng và chợ Diên Sanh: Đình làng Diên Sanh nằm trước chợ Kẻ Diên (Diên Sanh) thuộc làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và thương mại của một làng có từ rất sớm ở phía Nam tỉnh Quảng Trị và có bề dày lịch sử gắn với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Đình làng và chợ Diên Sanh nằm ngay trên trục tỉnh lộ 8; cách trung tâm thị trấn huyện lỵ Hải Lăng chừng hơn 1km về phía Đông.

13. Đình làng Văn Trị: Ngôi đình làng Văn Trị nằm bên bờ Nam một nhánh của sông Ô Lâu, sát con đường làng Văn Trị, thuộc xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; cách UBND xã Hải Tân gần 3km về phía Đông Bắc; cách đường Liên xã (từ Hải Tân về Hải Hòa) chừng gần 2km về phía Bắc.

Văn Trị là một làng được hình thành tương đối muộn so với nhiều làng cổ vùng Hải Lăng. Làng Văn Trị được tách ra từ làng Văn Qũy vào thế kỷ XVIII. Vì thế các thiết chế văn hóa như đình, chùa, đền miếu cũng được xây dựng muộn.



14. Đình làng Mai Đàn: Đình làng Mai Đàn là một công trình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của làng xã hiện còn giữ được nhiều giá trị nghệ thuật. Ngôi đình nằm giữa làng Mai Đàn, thuộc xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng hơn 1km và cách thị trấn Hải Lăng khoảng 2km về phía Đông bắc.

Làng Mai Đàn là một trong những làng cổ hình thành khá sớm trên vùng đất Hải Lăng (thế kỷ XV). Ngôi đình được tạo dựng trong giai đoạn đầu ở vào thời điểm nào, quy mô ra sao thì cho đến nay không còn ai nhớ và không có tài liệu ghi lại. Tuy nhiên, kiến trúc của ngôi đình hiện còn đến nay cho thấy nó được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX. Dân địa phương cho hay đầu thế kỷ ngồi đình có trùng tu lại một lần. Đến năm 1980, do ngôi đình bị ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh làm hư hại một phần nên làng cho sửa lại một lần nữa mới có được như hiện trạng ngày nay.



15. Đình làng Mỹ Chánh: Ngôi đình nằm trên trục tỉnh lộ 49b, thuộc địa phận làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía Đông.

16. Đình làng Trâm Lý: Ngôi đình tọa lạc ở khu vực trung tâm, nằm cạnh con đường làng; là công trình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân làng Trâm Lý thuộc xã Hải Quy, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân –Quy-Vĩnh khoảng 800m về phía Nam.

17. Giáo xứ Diên Sanh: Được xây dựng cạnh đường tỉnh lộ số 8, thuộc địa phận làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng là giáo đường của giáo dân xã Hải Thọ và một số vùng phụ cận.

18. Hệ thống công trình khai thác nước cổ An Mỹ: Hệ thống công trình khai thác nước An Mỹ nằm ở ven triền phía Tây của dải cồn cát ngoài, thuộc địa phận làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 5km về phía Đông. Hệ thống này bao gồm một số giếng được coi là khá điển hình trong toàn bộ các công trình khai thác nước mang tính chất “dẫn thủy nhập điền” tồn tại trên các địa hình đồi cát, đụn cát ở vùng Quảng Trị. Những công trình này thường có quy mô không lớn, cấu trúc đơn giản, phân bố trên từng khu vực với mật độ thấp. Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục được làm rõ hơn dưới các gốc độ lịch sử, văn hóa nhưng nhiều ý kiến đều cho rằng chủ nhân tạo ra hệ thống dẫn thủy cổ này là người Chăm bản địa (từ những thế kỷ đầu công nguyên).

19. Hệ thống công trình khai thác nước cổ Gio Sơn: Hệ thống công trình khai thác nước Gio Sơn nằm cách đường 74 hơn 500m về phía Tây Nam, thuộc địa phận làng Trung An, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh. Đây là hệ thống các công trình khai thác nước cổ mà dân địa phương quen gọi là giếng, nằm trong hệ thống giếng cổ thuộc vùng đồi đất đỏ bazan Tây Gio Linh với sự tương đồng về địa hình phân bố, quy mô cấu trúc và chức năng phục vụ. Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu đã cho rằng chủ nhân tạo ra hệ thống dẫn thủy cổ này là người Chăm bản địa (từ những thế lỷ đầu công nguyên). Khi người Việt từ Bắc vào định cư ở đây (thế kỷ XVI-XV00) họ đã tiếp nhận công trình thủy lợi này và vẫn sử dựng cho đến tận này nay.

20. Hệ thống công trình khai thác nước cổ Liêm Công - Rú Lịnh: Hệ thống công trình khai thác nước Liên Công - Rú Lịnh là tên gọi để chỉ những giếng nước cổ nằm ở phía Tây làng Liên Công Đông, Liêm Công Tây, các giếng nằm trong và ngoài khu Rú Lịnh, thuộc xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh. Các công trình này phân bố dưới chân các đồi đất đỏ bazan phía Tây làng; cách tỉnh lộ 70 (đường về Rú Linh) gần 200m về hướng Đông. Riêng có 2 giếng thì nằm trong khu vực Rú Lịnh.

21. Khu đình làng và chợ phiên Cam Lộ: Khu di tích này nằm cạnh trục đường 71 về phía Bắc trên địa phận xóm Đông Định, làng Cam Lộ, thị trấn Cam Lộ; cách quốc lộ 9 hơn 1km về phía Đông bắc; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ khoảng 2km về phía Đông Nam.

22. Khu đình, miếu và chợ Bích La: Khi đình, miếu và chợ Bích La nằm trên ngã ba một con đường liên thôn, ở một địa thế khá đẹp đầu làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 chừng 2km về phía Đông nam.

23. Khu chợ Thuận và Thành Thuận Châu: Chợ Thuận và Thành Thuận Châu nằm trên khu đất tiếp giáp của ba làng Vệ Nghĩa (Triệu Long), Đại Hào và Phúc Lộc (Triệu Thuận); cách đường tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) 1km về phía Tây và cách thị xã Quảng Trị 10km về hướng Đông Bắc.

24. Khu nhà dài người Pa Kô, bản Tà Rụt: Tà Rụt là tên địa danh của một bản làng người Pa Kô nằm ven trục quốc lộ 14 (đường Trường Sơn) trên địa phận xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách cầu treo Đakrông 50km về phía Nam. Người Pa Kô (Pa Kô có nghĩa là ở phía núi cao) là nhóm chính trong cộng đồng người Tà Ôi, thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, cư trú chủ yếu ở phia Đông và phía Tây Trường Sơn (cả Việt lẫn Lào) trên địa hình vùng núi cao (từ 1.500-1.600); trong đó, tập trung đông nhất là địa bàn 4 xã A Bung, A Ngo, A Vao, Tà Rụt của huyện Đakrông.

25. Làng văn hóa dân tộc Bản Cát: Làng văn hóa dân tộc Bản Cát nằm sâu trong một thung lũng phía hữu ngạn thượng nguồn sông Đakrông (tại km58, quốc lộ 9), thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 10km về phía Đông.

26. Miếu bà Chúa Ngọc: Ngôi miếu thờ tọa lạc ở phía Nam xóm Chùa, bên bờ một bàu nước có tên là Bàu Đá, thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã gần 1km về phía Đông bắc.

27. Miếu Nghè Phương Sơn: Miếu Nghè Phương Sơn nằm trên một cồn cát phía Đông của làng Phương Sơn; trong một khu vực thờ cúng có cả miếu bà chúa Ngọc, miếu Thành hoàng bổn thổ, miếu Khai canh…thuộc xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong.

28. Miếu “Trảo Trảo Phu Nhân”: Địa điểm của ngôi miếu này nằm trên một bãi cát vên sông Thạch Hãn về phía Tây, thuộc địa phận của làng Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông. Địa điểm này nằm cách không bao xa khu vực Dinh Ái Tử của chúa Nguyễn Hoàng.

29. Nhà thờ La Vang: Nhà thờ La Vang tọa lạc tại thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải lăng (làng La Vang ngày xưa); cách thị xã Quảng Trị 4km về phía Tây nam.


tải về 326.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương