MỘt số danh lam, thắng cảnh tỉnh quảng trị I. CÁC di tích lịch sử VĂn hóa xếp hạng đẶc biệt quan trọng của quốc gia



tải về 326.98 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích326.98 Kb.
#13360
1   2   3   4   5   6

213. Miếu Mộc Bài: Núi được dựng trên một triền đồi cây cối um tùm, thuộc làng Nhĩ Trung, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách đường 75b khoảng 500m về phía Tây. Cạnh khu vực này còn có Rú Cấm là một căn cứ kháng chiến hoạt động khá mạnh ở vùng Đông Gio Linh.

214. Miếu Thành Hoàng làng Quảng Xá: là một ngôi miếu cổ thờ vị Thành hoàng làng, nằm ở địa bàn thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh. Nguyên xưa ngôi miếu được dựng bằng gỗ, mái lợp ngói liệt, xung quanh miếu có rất nhiều cây cổ thụ, tỏa bóng mát bao bọc, càng tạo nên vẻ thâm nghiêm, huyền bí khiến dân làng rất ít qua lại nơi này.

215. Miếu Thành Hoàng làng Thủy Trung: Đây là ngôi miếu thờ vị thủy tổ họ Nguyễn được dân làng tôn xưng làm thần Thành Hoàng. Miếu nằm ở phía Nam làng Thủy Trung, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài khoảng 2km về phía Đông Bắc.

216. Mồ Doi Diên Sanh: Mồ Doi là tên gọi của một mô đất được đắp cao giữa vùng cát, dùng làm nơi cho những người mục đồng đứng để canh và tìm trâu bò đi lạc. Mồ Doi nằm về phía Tây làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Đông.

217. Mộ Khóa Bảo- Nguyễn Hữu Đồng (1860-1920): Mộ cụ Khóa bảo được cát táng năm 1998, tại xứ Động Ngang (cạch quốc lộ 9) nằm trên ranh giới hai thôn Tân Tường và Tâm Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND huyện 2km về phía Tây.

218. Mộ ông Phượng: Nằm ở giữa vùng Rú Tràm, thôn Thượng Lập, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 3km về phía Tây bắc.

219. Mốc km4, km5 đường 9A: Mốc km4, km4 đường 9A nằm trên quốc lộ 9, thuộc địa phận khu phố 5, phường 4, thành phố Đông Hà.

220.Mũi hói Kim Long: Mũi hói Kim Long hay còn gọi là Gò Bến chảy qua giữa cánh đồng làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 200m về phía Tây.

221. Ngã ba đi Hà Xá: Ngã ba nằm trên đường rẽ từ quốc lộ 1A đi Hà Xá, cách cầu Lai Phước 300m về phía Nam, thuộc địa bàn xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong. Đây là điểm nhân dân tập trung giương cao băng cờ, biểu ngữ để mít tinh kéo đi giành chính quyền tại phủ Triệu Phong trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

222. Ngã ba Hiền Lương: Ngã ba Hiền Lương nằm ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và tỉnh lộ 70, thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương khoảng 800m về phía Bắc.

223. Ngã ba ông Quyền: Ngã ba ông Quyền nằm ở đầu làng Cổ Lũy, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông bắc.

224. Ngã tư Hội Yên: Là giao điểm của hai trục đường tỉnh lộ 8 (từ Diên Sanh đi Mỹ Thủy) và tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Hải Dương) thuộc địa phận làng Hội Yên, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng.

225. Ngầm Bến Than: Là một điểm vượt phụ nối tiếp cầu treo Bến Tắt bằng một đoạn đường dài khoảng 2km, nằm ở thượng nguồn sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 30km về phía Tây bắc.

226. Nghè Thành Hoàng làng Phú Liêu: Nghè Thành Hoàng là một khu vực cây cối rậm rạp, là nơi thờ vị tiền khai khẩn của làng Phú Liêu, nằm trên địa phận làng Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Hải Dương) khoảng 3km về phía Đông Bắc. Chính tại nơi đây, trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, lực lượng cách mạng thường xuyên tổ chức nhiều cuộc mít tin, tuyên truyền, luyện tập quân sự và đúc rèn khí giới chuẩn bị đứng lên giành chính quyền vào tháng 8/1945.

227. Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn: Tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây Bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây Bắc.

228. Ngõ nhà ông Phan Tường: Nhà ông Phan Tường thuộc thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách cầu Lai Phước khoảng 300m về phía Tây Nam.

229. Nguồn Ba Lăng: Ba Lăng là một nguồn thác tự nhiên nằm về phía Đông thôn Kỳ Nơi, xã A Túc, huyện hướng Hóa; cách trung tâm huyện lỵ Hướng Hóa gần 35km về phía Nam.

230. Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ: Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ nằm trong khuôn viên đất thổ cư của chị Nghĩa, thuộc địa phận khóm 2, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ; cách UBND huyện khoảng 200m về phía Tây nam.

231. Nhà lưu niệm Cố tổng Bí thư Lê Duẩn: Là một di tích lưu niệm danh nhân của Đảng duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngôi nhà nằm bên bờ sông Thạch Hãn, trên địa phận làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong; cách thị xã Quảng Trị theo tỉnh lộ 64 khoảng 3km về phía Đông. Di tích tọa lạc trong một khu vực gần chợ Sãi, nơi đây một thời vốn là trung tâm buôn bán tấp nập, nghề tiểu thủ công nghiệp rất phát triển của vùng đồng bằng Triệu Phong. Chính tại ngôi nhà này, đã sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành nên một nhân cách lớn lao của một lãnh tụ cách mạng Việt Nam: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

232. Nhà ông Dương Diễn: Thuộc địa phận khóm I, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông.

233. Nhà ông Khâm: Nằm về phía Tây quốc lộ 1A (tại km 675), thuộc xóm Biền, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà; cách cầu Đông Hà gần 1,5km về phía Bắc.

234. Nhà ông Lê Kiếm: Nằm bên cạnh sông Thạch Hãn, thuộc địa bàn thôn Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông.

235. Nhà ông Lê Mậu Tương: Thuộc thôn Tạc Tân, xã Gio Phong (nay là khu phố 3, thị trấn Gio Linh), huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A hơn 500m về phía Đông.

236. Nhà ông Lê Phó: Nhà ông Lê Phó (liệt sĩ-Bí thư Chi bộ Lai Cách năm 1940) tọa lạc trên một vùng đồi trung du, xung quanh cây cối rậm rạp thuộc địa phận đội 8, thôn Tân Định, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 4km về phía Tây Nam. Đây là nơi kín đáo, thuận tiện cho việc đi lại hoạt động cùa các cán bộ, đảng viên xã Vĩnh Chấp trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

237. Nhà ông Lê Quang Xuân: Nằm cạnh ngã ba thôn Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Tây.

238. Nhà ông Lê Táo: Nằm ở xóm trên làng Mỹ Lộc, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Nam.

239. Nhà ông Lương Khoan: Địa điểm nhà ông Lương Khoan nằm ở phía Đông nam chợ Ngô Xá, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong; cách đường 68 (thị xã Quảng Trị đi Mỹ Thủy) khoảng 200m về phía Đông Bắc.

240. Nhà ông Nghiên: Nhà ông Nghiên nằm trong địa bàn thôn Lai Xá, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Phúc Lâm gần 500m về phía Nam.

241. Nhà ông Nguyễn Đình Đăng: Ngôi nhà nằm trong một vị trí tương đối kín đáo ở phía Đông làng Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Tây Bắc.

242. Nhà ông Nguyễn Đức Úc: Nằm ở bờ Nam sông Hiếu, thuộc khu phố II, phường III, thành phố Đông Hà; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 700m về phía Tây Bắc.

243. Nhà ông Nguyễn Khiếu: Nhà ông Nguyễn Khiếu nằm về phía Tây Bắc thôn Tân Vĩnh (cạnh bờ sông Vĩnh Phước), xã Triệu Lương (nay là phường Đông Lương), thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A khoảng 5km về phía Tây.

244. Nhà ông Nguyễn Ngọc Châu: (tức nhà ông Nguyễn Phu) nằm ở thôn Đại Hào, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 500m về phía Đông.

245. Nhà ông Nguyễn Sỏ: Nằm ở xóm giữa thôn Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) gần 1km về phía Tây Bắc.

246. Nhà ông Nguyễn Thược: Nằm ở làng Liêm Công Đông, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Đông Bắc.

247. Nhà ông Nguyễn Xộc: Nằm ở xóm Cống, làng Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 68 khoảng 200m về phía Đông Bắc.

248. Nhà ông Nhạn: Địa điểm nhà ông Nhạn nằm trong địa phận thôn Liêm Công Đông, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Bắc.

249. Nhà ông Tổng Trọng: Là tên gọi để chỉ một ngôi nhà của một vị chánh tổng thời Pháp tên là Trọng, nằm trên địa phận làng Như Lệ, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng; cách chợ Như Lệ khoảng 200m về phía Nam.

250. Nhà ông Trần Duy Bá: Nằm trong địa phận xóm Cống, làng Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 68 khoảng 200m về phía Đông Bắc.

251. Nhà ông Trình: Thuộc địa phận thôn Liêm Công Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã gần 300m về phía Bắc.

252. Nhà Tằm: Ngôi nhà nằm trên vùng đồi núi thuộc thôn Tân Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 (tại km515) khoảng 800m về phía Nam.

253. Nhà thờ họ Đoàn: Nguyên xưa được xây dựng khang trang, bê thế mang dáng dấp của một công trình kiến trúc cổ, là nơi thờ ngài thỉ tổ của dòng họ Đoàn. Nhà thờ nằm trên địa phận làng Gia Đăng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã Triệu Lăng khoảng 3,5km về phía Nam.

254. Nhà thờ họ Hoàng: Nằm trong địa phận làng Điếu Ngao, nay là khu phố I, phường 2, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A (tại Bến xe) khoảng 500m về phía Đông. Nơi đây đã ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu về truyền thống đấu tranh của nhân dân Đông Hà trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

255. Nhà thờ họ Lê Bá: Là nơi thờ ngài thỉ tổ và những người có công lớn đối với dòng họ, nằm ở đầu làng Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Tây Bắc.

256. Nhà thờ họ Lê làng An Lợi: Nằm ở địa phận xóm Trên, làng An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Nam.

257. Nhà thờ họ Lê thôn Hoàng Hà: Nằm trong khuôn viên đất thổ cư của bác Lê Tài, thôn Hoàng Hà, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách đường 75B khoảng 500m về phía Đông.

258. Nhà thờ họ Nguyễn Công: Đây là ngôi từ đường của họ Nguyễn Công, làng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng; nằm ở Bắc sông Ô Lâu; cách UBND xã 1km về phía Đông. Tại nhà thờ này, vào cuối năm 1948 Chi bộ đầu tiên của xã Hải Hòa đã được thành lập.

259. Nhà thờ họ Nguyễn Khắc: Nằm ở trung tâm thôn Lập thạch, phương Đông Lễ, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía Đông Nam. Đây là một ngôi từ đường được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XX, mang nét kiến trúc cổ, là nơi ngài thỉ tổ của họ Nguyễn Khắc cùng những người có công trong dòng tộc.

260. Nhà thờ họ Võ Đâu Kênh: Nhà thờ họ Võ nằm trong địa phận Xóm Đùng, làng Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Tây.

261. Nhà thờ Ngô Xá Đông: Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của giáo dân đạo Thiên Chúa làng Ngô Xá và các làng lân cận. Nhà thờ nằm ở cạnh tỉnh lộ 68, trên địa phận làng Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong. Nhà thờ được xây dựng từ đầu thế kỷ XX với sự kết hợp của nghệ thuật kiến trúc cổ và phong cách kiến trúc của Tây phương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đây là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân ta với quân đội Mỹ - Ngụy.

262. Nhà vòm sân bay: Nhà vòm là một trong những công trình nằm trong khu vực sân bay quân sự Đông Hà, dùng để làm nhà trú ẩn cho các loại máy bay, nhất là máy bay lên thẳng. Công trình này hiện còn nằm trên địa phận khu phố 5, phường 5, thành phố Đông Hà. Sân bay quân sự Đông Hà nằm trong chi khu quân sự Đông Hà, một căn cứ có quy mô lớn được Mỹ-ngụy xây dựng trên địa bàn thành phố Đông Hà những năm 1965-1966 nằm trong hệ thống phòng thủ chiến lược phía Nam Vĩ tuyến 17 và cũng là căn cứ thuộc tuyến phòng thủ chiến lược trên hành lang quốc lộ 9.

263. Núi CôKaLưi: CôKaLưi là một đỉnh núi cao, cheo leo hiểm trở, lởm chởm đá tai mèo, thuộc địa bàn xã A Túc, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng gần 40km về phía Nam.

264. Phường Sắn: Phường Sắn là địa danh của một tên làng nằm ở phía Tây xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 1,5km về phía Tây. Đây là căn cứ địa và cơ sở cách mạng của ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

265. Quân cảng Cửa Việt: Nằm ở bờ Nam cửa biển Việt Yên (Cửa Việt), thuộc địa bàn thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách thành phố Đông Hà gần 15km về phía Đông; cách thị xã Quảng Trị chừng 18km (theo tỉnh lộ 64) về phía Đông Bắc. Cảng Cửa Việt có diện tích khoảng 10.000m2, độ sâu trung bình từ 8m-12m, tàu 5.000 tấn có thể ra vào dễ dàng.

266. Rú Bời Lời: Rú Bời Lời là một rừng cây tự nhiên khá rậm rạp thuộc địa phận thôn Hà My, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Tây Nam.

267. Rú Choi Pheo: Địa điểm Rú Choi Pheo nằm phía Tây làng Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A gần 2km về phía Tây.

268. Rú Hoàng Hà: Rú Hoàng Hà là một trảng cát gồm nhiều loại cây tự nhiên mọc xanh tốt nằm về phía Tây thôn Hoàng Hà, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách sông Hiếu khoảng 1km về phía Tây Bắc.

269. Rú Hộp: Rú Hộp là tên gọi của một cồn cát nằm trên địa phận thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng; cách cầu Nhùng 300m về phía Đông Nam.

270.Rú Lòi Đình: Là một khu vực cây cối mọc um tùm, nằm cạnh ngôi đình làng của thôn Thượng Lập (sau năm 1945 thôn Thượng Lập được đổi thành Thượng Hòa), xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Tây Bắc.

271. Rú Trạng Nhỏ: Địa điểm này là một rú cát nằm về phía Tây nam của làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng; cách Trằm Trà Lộc khoảng 500m về phía Tây Bắc; cách đường liên xã Xuân-Quy-Vĩnh khoảng 2,5km về phía Tây.

272. Sân bay Ái Tử: Sân bay nằm kẹp giữa Quốc lộ 1A và sông Thạch Hãn, thuộc địa bàn thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong; cách thành phố Đông Hà khoảng 7km về phía Nam.

273. Thác Ky Quay: Nằm bên khe Ba Lình, đổ ra sông Đakrông tại Tà Rụt, thuộc địa phận xã A Vao, huyện Đakrông. Về mùa khô con đường liên xã Tà Rụt-A Vao nối sang biên giới Việt-Lào tại cột mốc R15 được đồng bào Pa Kô sử dụng để đi tắt.

274. Tổng trạm thông tin A30: Tổng trạm thông tin A30 nằm trên địa phận xứ Lòi, thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 3km về phía Tây Bắc.

275. Trạm chỉ huy tiền phương Bộ tư lệnh 559: Trạm chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 (Binh đoàn Trường Sơn) được bố trí xây dựng trên một ngọn đồi giáp giới giữa hai làng Phường Xuân, xã Gio An và Tân Văn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 3km về phía Bắc.

276. Trại Cá: Trại Cá nằm trong một thung lũng khá rộng thuộc địa phận bản Trại Cá, xã Tà Long, huyện Đakrông; cách đường quốc lộ 14 (tại cây số 14) gần 1km về phía Tây, nằm trên đường liên thôn từ Trại Cá đi bản Chai, bản Bù, bản Hồ.

277. Trạm đường dây liên lạc 559: Đi qua huyện Đakrông gồm 2 trạm: trạm B7 nằm ở phía Bắc của bản Eo, cách quốc lộ 9 khoảng 2km và trạm B5 nằm ở phía Đông của bản Tà Long, xã Tà Long, huyện Đakrông, tại km số 10 của đường 14.

278. Trụ sở Đảng ủy Khu vực Vĩnh Linh năm 1965-1698: Trụ sở này nằm tại thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng gần 3km về phía Đông Nam.

279. Trụ sở Khu ủy Vĩnh Linh từ 1986-1972: Trụ sở này nằm thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 4km về phía Đông Nam.

280. Vùng bàu Chùa Câu Hoan: Địa điểm này thuộc nhóm Thanh, làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 300m về phía Tây. Bàu nằm cạnh một ngôi chùa làng nên nhân dân địa phương gọi là Bàu Chùa. Đây là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử của quân và dân Hải Thọ/Hải Lăng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.

281. Vụ thảm sát Cùa 1947: Địa điểm vụ thảm sát, nằm trên địa phận hai làng Bảng Sơn và Định Sơn, giáp giới giữa hai xã Cam Nghĩa và Cam Chính, thuộc huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 10km về phía Tây nam.

282. Vụ thảm sát Hướng Điền năm 1955: Hướng Điền là một địa danh thuộc địa phận hai thôn Tân Lập và Tân Hiệp, xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách quốc lộ 14 khoảng 300m về phía Đông, trên đoạn đường từ km 47 đến km 49.

283. Vụ thảm sát làng Kim Giao năm 1948: Kim Giao là một làng nằm sâu giữa vùng đồng bằng Hải Lăng thuộc xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 500m về phía Đông.

284. Vụ thảm sát Quy Thiện năm 1947: Vụ thảm sát Quy Thiện năm 1947 là tên gọi chung cho sự kiện đau thương của nhân dân hai làng Quy Thiện và Văn Vận do Pháp gây nên trên địa bàn xã Hải Quy, huyện Hải Lăng. Địa điểm được chọn làm nơi ghi dấu tội ác của giặc Pháp và tưởng nhớ những người đã mất trong vụ thảm sát này nằm cạnh đường liên xã Quy-Xuân-Vĩnh; cách thị xã Quảng Trị chừng gần 3km về phía Đông Nam.

285. Vụ thảm sát Trung An - Thâm Khê: Trung An và Thâm Khê là hai làng ở phía Bắc xã Hải Khê - một xã vùng biển tận cùng của huyện Hải Lăng. Trên một địa bàn do trở ngại lớn về giao thông và bị ngăn cách với bên ngoài bởi một trảng cát rộng nên người dân nơi đây thuần túy hoạt động về nghề biển. Trong chiến tranh, nhờ địa hình hiểm trở như vậy, xã Hải Khê là nơi có phong trào cách mạng rất phát triển. Vì thế đây cũng là một trong những mục tiêu cần tiêu diệt trong các trận càn của giặc.

286. Vườn nhà ông Hưởng: Vườn rộng chừng 100m2, ở đội 3 (cũ) thuộc làng Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã 4km về phía Đông và cách sông Vĩnh Định khoảng 700km về phía Đông Bắc. Đây là nơi diễn ra vụ thảm sát đẫm máu của Pháp đối với nhân dân xã Triệu Tài vào tháng 12/1947.

287. Vườn nhà ông Phạm Chít: Nguyên trước đâu nằm cạnh chợ An Nha, thuộc địa phận làng An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 600 về phía Bắc.

288. Vườn nhà ông Sam: Vườn nhà ông Sam nằm trong địa phận làng Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 2km vể phía Tây.

d. LOẠI HÌNH DI TÍCH DANH LAM THẮNG CẢNH

1. Khu danh thắng Cửa Tùng: Bài tắm Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương khoảng 10km về phía Đông bắc; cách địa đạo Vịnh Mốc trên 5km về phía Nam.

Cửa Tùng là một vịnh nhỏ ăn sâu vào chân dải đất đồi bazan chạy sát biển gọi là Bãi Lay. Xưa đây là nơi neo đậu của thuyền bè cư dân đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc, thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy và dựng trại cho lính ở. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, chỉ để lại nền đồn cao nhường chỗ cho một nhà nghỉ mát.

Dưới con mắt của người nước ngoài, Cửa Tùng là “Nữ hoàng của các bãi biển” (Lareine des plages) Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa Tùng. A.Laborde – một người Pháp rất am tường về Đông Dương và Quảng Trị đã mô tả: “Cửa Tùng có một sắc thái rất đặc biệt bởi một cao nguyên rất xanh tươi ở độ cao 20m… Từ trên đồi con dốc người ta chiêm ngưỡng những màu xanh luôn biến đổi của biển và trời…”.

Ôm lấy bãi biển Cửa Tùng là dải đồi đất đỏ bazan với những dải đá kéo dài ăn sâu ra biển cùng với bãi cát mịn màng. Trên đồi là khu dân cư trù mật với những vườn cây như mít, chè, dứa, chuối, chôm chôm, mãng cầu…
Biển Cửa Tùng có các loại hải sản nổi tiếng như mực, ruốc (khuyết), tôm hùm, cá thu… Cửa Tùng có đủ các yếu tố để hàng năm du khách có thể đến đây nghỉ mát.

2. Khu danh thắng Đakrông: Nằm hai bên quốc lộ 9, tại vị trí km 50; thuộc địa bàn xã Đakrông, huyện Đakrông.

Đây là tên gọi chung để chỉ cụm di tích - danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc địa phận xã Đakrông - huyện Đakrông. Thành phần cấu thành khu di tích - danh thắng gồm có: Cầu treo Đakrông, dãy núi Ta Lung, núi Klu, suối nước nóng Klu, bản dân tộc Vân Kiều, điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50. Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái …

a.Cầu treo Đakrông: được xem là điểm trung tâm của khu di tích - danh thắng. Giai đoạn năm 1972-1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999, do thời gian bảo quản quá hạn, cầu đã sập. Một lần nữa được sự quan tâm của Trung ương và nước bạn CuBa, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô tráng lệ. 

Cầu treo Đakrông không chỉ là điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích - danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích. 

b.Dãy núi Ta Lung, núi Klu: Những dãy núi Ta Lung, Klu…đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên Đường 9, Đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây có đường kính 0,5 - 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái, đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ. 

c. Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ): Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ 300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm. 

Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học thế giới. 

d. Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu): Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ. 



e. Điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50: Điểm đầu của quốc lộ 14A nằm ngay trung tâm khu di tích - danh thắng, cùng với Đường 9, các đường mòn qua các dãy núi là những tuyến vận tải quan trọng của ta trong chiến tranh. Ngày nay quốc lộ 14A nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. Nơi đây sẽ là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á Đông - Tây. Vì vậy khu di tích danh thắng còn có lợi thế về giao thông và tiếp thị du lịch, nơi hội tụ của du khách từ bốn chiều Bắc, Nam, Đông, Tây theo các con đường hiện đại. 

3. Rừng nguyên sinh Rú Lịnh: Rú Lịnh nằm trên một vùng đồi đất đỏ bazan thuộc địa phận hai xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá 6km về phía Đông Nam, cách bờ biển Cửa Tùng khoảng 3km về phía Tây.

Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng), là một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng; nằm cách bờ biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía Bắc và cách Cửa Tùng 6 km về phía Tây Bắc.

Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm như lim, gõ, huyệnh, sến, vàng trâm, tàu tàu và cây trầm gió. Đặc biệt Rú Lịnh có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại, Rú Lịnh còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như lợn rừng, hoẵng, mang, trăn, trút, rắn, gà ri, chim trọc, quạ mỏ vàng.


tải về 326.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương