MỘt số danh lam, thắng cảnh tỉnh quảng trị I. CÁC di tích lịch sử VĂn hóa xếp hạng đẶc biệt quan trọng của quốc gia


Địa điểm ghi dấu trận chống càn thôn Diêm Hà



tải về 326.98 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích326.98 Kb.
#13360
1   2   3   4   5   6

102. Địa điểm ghi dấu trận chống càn thôn Diêm Hà: Địa điểm này nằm trên địa phận thôn Diêm Hà (thời chống Mỹ gọi thôn 5) thuộc xã Gio Hải, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã gần 1,5km về phía Nam.

103. Địa điểm ghi dấu trận chống càn thôn Hà La: Địa điểm này nằm trong địa phận thôn Hà La, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 2,5km về phía Tây Bắc.

104. Địa điểm ghi dấu trận đánh Pháp tại Km 8, quốc lộ 9: Địa điểm trận đánh này diễn ra tại km8 trên đường quốc lộ 9, thuộc địa phận thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ.

105. Địa điểm ghi dấu trận đánh tại ngã tư Sòng: Ngã Tư Sòng là điểm giao nhau của hai con đường là quốc lộ 1A và đường xuyên Á, thuộc địa bàn thôn Cổ Lại, xã Cam An, huyện Cam Lộ; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 3km về phía Bắc.

106. Địa điểm ghi dấu trận đánh tàu xóm Vụng: Xóm Vụng nằm ở bờ bắc Cửa Việt, thuộc thôn Tân Lợi, xã Gio Hải, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 4km về phía Nam.

107. Địa điểm ghi dấu trận đánh vùng Sẫm: Sẫm là tên của một trảng đất ở xóm Độc Kỉnh, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã khoảng 400m về phía Tây Bắc.

108. Địa điểm giàn loa phóng thanh Tiên Sơn: Địa điểm giàn loa phóng thanh Tiên Sơn, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh nằm tại hai vị trí trên đất thổ cư của ông Phạm Đệ và ông Nguyễn Mùi, thuộc thôn Huỳnh Thượng; cách cầu sắt Tiên An chừng hơn 1000m.

109. Địa điểm hậu cứ Ban B Gio-Cam: Hậu cứ Ban B Do-Cam nằm ở triền đồi phía Đông Nam Rú Lịnh, thuộc địa phận thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Đông Bắc.

110. Địa điểm làng Ruộng: Địa điểm thuộc địa phận thôn Làng Ruộng, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Tây bắc.

111. Địa điểm lô cốt và nhà ga Đông Hà: Lô cốt và Nhà ga Đông Hà (cũ) nằm ở điểm giao nhau của ba con đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo và Lê Qúy Đôn, thuộc địa bàn khu phố I, phường I, thành phố Đông Hà,

112. Địa điểm phía Đông làng An Hưng: Địa điểm này nằm trên cánh đồng của thôn An Hưng, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Mỹ Thủy) khoảng 3km về phía Đông; cách sông Vĩnh Định 500m về phía Đông Bắc. Đây là nơi đã diễn ra trận giao chiến ác liệt lực lượng vũ trang địa phương với quân ngụy Sài Gòn vào tháng 6/1965.

113. Địa điểm Pồng A Nang: Pôồng A Nang là một khu rừng tậm nằm cạnh nguồn Ca Xay, thuộc địa phận bản A Dông, thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 8km về phía Tây.

114. Địa điểm Quán Quýt: Quán Quýt (quán mum Quýt) là địa điểm nằm cạnh tuyến quốc lộ 1A cũ thuộc địa phận làng Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng. Nơi đây từng diễn ra một sự kiện lịch sử làm nức lòng nhân dân khắp vùng.

115. Địa điểm quận lỵ Ba Lòng: Quận lỵ Ba Lòng là tên gọi của một cơ quan hành chính, quân sự của quận Ba Lòng trong thời chống Mỹ. Địa điểm này nằm trên địa phận thôn Đá Nổi, xã Ba Lòng, huyện Đakrông; cách bến đò Đá Nổi khoảng 500m về phía Nam

116. Địa điểm quận lỵ Triệu Phong: Địa điểm nay nằm cạnh tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt), trên địa phận thôn Nạn Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong.

117. Địa điểm sở chỉ huy chiến dịch tấn công Quảng Trị năm 1972: Sở chỉ huy chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 nằm giữa một rừng núi trùng điệp, thuộc vào địa phận động Ene, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh) khoảng 30km về phía Tây; cách trung tâm lâm trường Bãi Hà khoảng 12km về phía Tây.

118. Địa điểm thành lập Chi bộ Huỳnh Công: Địa điểm này nằm tại vị trí giáp ranh của bốn xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái (nay thuộc vào địa phận của đội 7, thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam) huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông Nam.

119. Địa điểm tòa Khâm sứ: Địa điểm Tòa Khâm Sứ nằm cạnh đường Ngô Quyền, thuộc địa phận phường 2, thị xã Quảng Trị; cách trụ sở UBND thị xã khoảng 20m về phía Tây bắc.

120. Địa điểm trại tập trung Cửa Việt: Địa điểm này ở bờ Bắc Cửa Việt, thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio việt, huyện Gio Linh; cách đường xuyên Á khoảng 1km về phía Bắc.

121. Địa điểm trận địa Bàu Ngang: Bàu Ngang là tên gọi một hồ nước rộng, xung quanh cây cối rậm rạp, nằm trên ranh giới của hai xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Châu Thị khoảng 1km về phía Tây Nam.

122. Địa điểm trận địa đồi 35C: Đồi 35C nằm ở phía Nam đường Cáp Lài, thuộc thôn Phú Mỹ, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 3km về phía Đông Nam

123. Địa điểm trận địa đồi 74: Đồi 74 nằm trên một cụm đồi thấp, thuộc địa phận 2 thôn Đức Xá và Vĩnh Ba Đông (sau Trường THCS Vĩnh Thủy) xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã gần 1km về phía Bắc.

124. Địa điểm trận địa ĐKZ Thái Lai: Trận địa DKZ được bố trí trên đồi 21 thuộc địa bàn thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cách bờ biển khoảng 200m về phía Tây Bắc. Đây là trận địa pháo bảo vệ biển cua dân quân xã Vĩnh Thái, được xây dựng để đánh trả máy bay và tàu chiến Mỹ trong thời gian Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

125. Địa điểm trận địa pháo 202 Tà Lao: Trận địa pháo 202 nằm cạnh nguồn khe Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông; cách đường 14 khoảng gần 2km về phía Đông. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, theo quy ước của Bộ Tư lệnh mặt trận miền Tây Quảng Trị, địa điểm được gọi là điểm cao 202.

126. Địa điểm trận địa pháo cao xạ 12 ly 7 Thủy Tú: Địa điểm này nằm trên điểm cao 25A phía Đông Nam làng Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh; cách trung tâm thị trấn Hồ Xá khoảng 4km về phía Đông Bắc.

127. Địa điểm trận địa pháo mặt đất Mỹ Hội: Trận địa pháo mặt đất nằm ở phía Tây làng Mỹ Hội, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài (thị trấn Hồ Xá đi Cửa Tùng) khoảng 3,5km về phía Đông Bắc.

128. Địa điểm trận địa phòng không Cồn Diểu: Địa điểm này là một bãi cát đất hoang có nhiều lùm cây dại um tùm phủ kín, nằm trên cánh đồng thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh; cách cầu Hiền Lương 2km về phía Đông.

129. Địa điểm trận địa phòng không 12 ly 7 Mỹ Hội: Trận địa này nằm ở phía Nam làng Mỹ Hội, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Mụ Vài 1,5km về phía Bắc và cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Đông Nam

130. Địa điểm trận địa phòng không 12 ly 7 Gia Lâm: Địa điểm này nằm trong khuôn viên nhà ông Trần Văn Ty (cạnh bờ sông Sa Lung), thuộc thôn Gia Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Tây.

131. Địa điểm trận địa phòng không 12 ly 7 Tân Thuận: Địa điểm này nằm sát bờ biển Cửa Tùng, thuộc thôn Tân Thuận, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài khoảng 4km về phía Đông Bắc.

132. Địa điểm trận địa phòng không Ba Vòi: Trận địa phòng không Ba Vòi thuộc địa phận thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Đông Nam.

133. Địa điểm trận địa phòng không Động Phường: Địa điểm này nằm tại thôn chấp Lễ, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 200m về phía Tây Bắc.

134. Địa điểm trận địa phòng không Tiên Mỹ: Địa điểm trận địa đặt tại thôn Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách ga Tiên An khoảng 2,5km về phía Đông Bắc.

135. Địa điểm trận địa súng Mác xim Nam Hồ: Trận địa Súng Mác xim đặt tại thôn Nam Hồ, xã Vĩnh Nam (cũ) nay thuộc thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh

136. Địa điểm trận địa tên lửa máy bay máy bay B52 đầu tiên: Địa điểm này nằm trên địa phận nông trường Quyết thắng, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách đồi 74 khoảng 1km về phía Tây Bắc. Đây là một vùng đồi thấp, cây cối lúp xúp, xạ giới rộng, dễ quan sát, dễ ngụy trang.

137. Địa điểm trận địa xóm Rú: Trận địa này được xây dựng tại xóm Rú, thôn Tân Trại, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách đường 70 hơn 500m về phía Bắc.

138. Địa điểm Troọc Hầm: Troọc Hầm thuộc địa phận hai thôn Huỳnh Công Đông và Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 7km về hướng Đông bắc.

139. Địa điểm Trường cấp I, II Triệu Giang: Địa điểm này nằm trong khu vực trường cấp 1-2 Triệu Giang, trên địa phận làng Tiền Kiên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A (tại cầu Mỹ Phước) hơn 2km về phía Đông.

140. Địa điểm Trường cấp I, II Triệu Vân: Địa điểm này nằm trong khu vực của trường cấp 1-2 Triệu Vân, cạnh trụ sở UBND xã hiện nay, thuộc địa phận thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong.

141. Địa điểm Trường PTCS Vĩnh Tân: Địa điểm này thuộc thôn An Du Đông 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A gần 6km về phía Đông.

142. Địa điểm Trường tiểu học Thượng Xá: Trường tiểu học Thượng Xá được xây dựng ở đầu làng, thuộc địa bàn thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông.

143. Địa điểm Viện Quân Y 88: Nguyên xưa, địa điểm là một rừng cây rậm rạp, nằm cạnh Khe Bắp, thuộc bản Chai, xã Tà Long, huyện Đakrông; cách đường 14b (km 32) khoảng 10km về phía Tây.

144. Địa điểm Xa La Pha Điên: Xalaphađiên là một ngọn đồi nhỏ án ngữ trên đường liên xã Hướng Lộc và Pa Tầng, thuộc huyện Hướng Hóa; ở đây có con đường mòn cắt qua là nơi đi lại sản xuất, khai thác lâm sản và trao đổi kinh tế của nhân dân hai xã từ trước đến nay.

145. Địa điểm xóm Khe: Xóm Khe là một khu dân cư thuộc khóa II, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách ngã ba Chợ Cậu khoảng 500m về phía Đông.

146. Địa điểm xóm ngoài Bích La Nam: Địa điểm này là một xóm nhỏ nằm cạnh tỉnh lộ 64, thuộc thôn Bích La Nam, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Đông Bắc.

147. Địa điểm xóm Nổ làng Trung Đơn: Địa điểm này nằm ở xóm Nổ, làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách trường tiểu học xã Hải Thành khoảng 1km về phía Đông Nam. Nơi đây, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã từng xảy ra hai cuộc chiến đấu ác liệt giữa lực lượng vũ trang của ta và bộ binh ngụy.

148. Địa điểm xóm Tả làng Lam Thủy: Xóm tả làng Lam Thủy nằm phía Bắc bờ sông Vĩnh Định, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Tây bắc.

149. Địa điểm xuất phát của đường dây 559: Địa điểm này thuốc địa phận xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá 15km về phía Tây; cách trục đường 15B gần 3km về phía Tây bắc. Đây là khu vực đồi núi chập chùng nguyên sinh rậm rạp. Xung quanh có rất nhiều khe suối bao bọc như: Khe Hó, Khe Chảo Chè, Khe Bò Buôi, Khe Xanh…Trong đó, Khe Hó lớn nhất và cũng là tên gọi chung cho cả địa danh này.

150. Đình làng An Lợi: Nằm trên đường liên xã Triệu Độ-Triệu Thuận, cạnh chợ An Lợi, thuộc thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong; cách đường 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Tây Bắc.

151. Đình làng Đan Quế: Đình thuộc làng Đan Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ khoảng 200m về phía Nam.

152. Đình làng Cam Vũ: Đình làng thuộc thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ.

153. Đình làng Mai Lộc: Đình làng Mai Lộc nằm tại xóm Cây Bàng, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông.

154. Đình làng Nại Cửu: Đình tọa lạc ở đầu làng thuộc khu vực đội 3 HTX Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 1km về hướng Tây Nam.

155. Đình làng Như Lệ: Đình làng Như Lệ nằm cạnh tỉnh lộ 6 thuộc làng Như Lệ, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng (nay là thị xã Quảng Trị); cách trụ sở UBND xã gần 500m về phía Nam.

156. Đình làng Nhan Biều: Đình làng nằm ở thôn Nhan Biều 2, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; cách quộc lộ 1A hơn 1km về phía Tây.

157. Đình làng Quảng Xá: Đình làng nằm ở vị trí trung tâm của thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Châu Thị khoảng 1km về phía Nam.

158. Đình làng Thủy Cần: Đình làng Thủy Cần nằm trong địa phận thôn Thủy Cần, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài (thị trấn Hồ Xá đi Cửa Tùng) chừng 2km về phía Tây Nam.

159. Đình thôn II: Ngôi đình tọa lạc trên địa phận thôn II, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 2km về phía Nam.

160. Đồi 41: Đồi 41 nằm trong địa phận làng Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 khoảng 1km về phía Nam.

161. Đồi 82: Đồi 82 nằm về phía Bắc tỉnh lộ 75, thuộc địa bàn thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông.

162. Đồi 241: Đồi 241 là một đoạn đồi bằng phẳng chạy theo hướng Tây bắc-Đông nam, có độ cao 241m so với mực nước biển; cách trụ sở UBND huyện Cam Lộ 7km về hướng Tây nam. Trên ngọn đồi này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân đội Mỹ đã cho xây dựng ở đây thành một căn cứ quân sự mạnh trong hệ thống phòng thủ chiến lược Bắc Quảng Trị nên có tên gọi là căn cứ 241 hay còn gọi là căn cứ Caral.

163. Đồi 400: Đồi 400 nằm trong địa phận thôn A Rồng, xã A Ngo, huyện Đakrong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông Nam.

164. Đồi A Ho: A Ho là một ngọn đồi nhỏ nằm về phía Bắc thôn Pa Lình, xã A Túc, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 30km về phía Nam.

165. Đồi Ca Mu Vông: Đồi Camuvông nguyên là một rừng cây nằm trong địa bàn xã Xy, huyện Hướng Hóa; cách làng Tờ Ra 1km về phía Tây và cách trị sở UBND xã 3km về phía Đông.

166. Đồi Cà Lười: Cà Lười là ngọn núi vôi nằm giữa ranh giới 3 xã A Ngo-Tà Rụt –A Vao; cách bản La Lay-Ang Coong 500m về phía Tây; cách biên giới Việt-Lào 1 giờ đi bộ. Giữa ngọn núi có một hang động lớn, kín đáo; là địa bàn lý tưởng cho việc trú quân, cất giữ tài liệu mật của lực lượng chủ lực và cơ quan Đảng ủy miền Tây Trị-Thiên,

167. Đồi cát thôn 9: Là một gò cao khá rộng, um tùm các loại cây chắn gió, thuộc địa phận thôn 9, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 4km về phía Bắc.

168. Đồi Cô Ca Va: Thuộc địa bàn xã A Ngo, huyện Đakrông; cách trung tâm UBND xã khoảng 3km về hướng Đông Nam.

169. Đồi Cây Gõ: Nằm trong khu vực thôn Tân Vĩnh, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1 khoảng 4km về phía Tây.

170. Đồi Cù Bốc: Cù Bốc là một ngọn đồi đất đỏ bazan, có độ cao vừa phải nằm về phía Nam thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa; cách trụ sở UBND huyện khoảng 500m.

171. Đồi Dốc Chương: Đồi Dốc Chương nằm trong địa phận làng Thượng Nguyên, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1 khoảng 4km về phía Tây.

172. Đồi Động Cho: Động Cho là một ngọn đồi khá lớn, dày đặc cỏ tranh và cây dại, thuộc địa phận thôn Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông; cách đường quốc lộ 9 (tại km47) khoảng 1km về phía Bắc.

173. Đồi Động Tri: Động Tri là một ngọn đồi cao nằm giữa ranh giới hai xã Hướng Tân, Hướng Hóa, cao 1009m so với mực nước biển nên còn được gọi là cao điểm 1009; cách di tích sân bay Tà Cơn khoảng 4km (theo hướng chim bay) về phía Đông Bắc.

174. Đồi Tung Hàng: Tung Hàng là một ngọn đồi có độ cao khá lớn so với các ngọn đồi xung quanh. Đồi năm ở địa bàn thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách quốc lộ 14 (tại km 44) khoảng 8km về phía Tây Bắc.

175. Đồn Công an Cửa Tùng: Địa điểm đồn Công an Cửa Tùng nằm ở bờ Bắc sông Hiền Lương, thuộc địa phận thôn An Hòa, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách Cửa Tùng khoảng 50m về phía Bắc.

176. Đồn điền mụ Rôm: Địa điểm này nằm ở phía Bắc quốc lộ 9 trong vùng cư trú và trồng cây công nghiệp của nhân dân xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa.

177. Động muối Tường Vân: Đồng muối Tường Vân nằm về phía Đông Bắc của thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách đường 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 2,5km về phía Tây Bắc.

178. Động Bồ Chao: Động Bồ Chao là một đồi đất đỏ bazan khá rộng nằm ở phía Tây của phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, giáp giới xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ; cách trung tâm thị xã Đông Hà khoảng 2km về phía Tây Bắc.

179. Động Mở: Động Mở thuộc địa phận thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Đông. Động nằm cạnh đồng muối Tường Vân, là một vùng đất có nhiều lạch nhỏ chạy ra cửa biển nên nhân dân địa phương gọi là động Mở.

180. Động Ông Do: Là một đồi cát nằm gần sát biển, thuộc địa phận thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về hướng Tây Nam.

181. Động Quai Vạc: Động Quai Vạc nằm giữa ranh giới phường 4, thành phố Đông Hà và thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Động gồm hai mõm chính nối nhau qua dải yên ngựa, cách nhau gần 300m.

182. Động Toàn: Thuộc địa phận thôn A Ròng, xã Mò Ó, huyện Đakrông. Đây là một ngọn núi cao, xung quanh được bao bọc bởi những cánh rừng rậm rạp, địa hình khá hiểm trở.

183. Động Voi Mẹp: Voi Mẹp là ngọn núi có độ cao lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị (1.107m), thuộc địa phận xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa. Nhìn từ xa có hình dáng như một con voi đang nằm nên gọi là Động Voi Mẹp. Dưới triều Tự Đức, vua ban tặng tên gọi “Tá Linh Sơn”, bởi “khi hữu sự người ra trông về đây để cầu xin sự linh ứng”. Núi Voi Mẹp được voi là núi thiêng, là biểu trưng của sự oai hùng, kiên trung của non nước và con người Quảng Trị trong suốt quá trình lịch sử bảo vệ và xây dựng quê hương.

184. Đường mòn Dốc Chao: Đường mòn Dốc Chao nằm giữa con đường liên thôn của xã Xy và A Túc, huyện Hướng Hóa; cách trụ sở UBND xã khoảng 5km về phía Đông.

185. Đường mòn Ka Đíp: Đường mòn Ka Đíp nằm ở thôn Ka Đíp, xã Thanh, huyện Hướng Hóa; cách trung tâm xã khoảng 4km về phía Đông, cách thị trấn Khe Sanh khoảng 2,5km về phía Nam

186. Đường mòn khe Ku Pu Lơ: Đường mòn khe Ku Pu Lơ nằm trên trục đường liên xã, ở điểm tiếp giáp giữa hai thôn Aho và Tamua, thuộc địa bàn của xã Thanh, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 2km về phía Nam.

187. Đường suối Pe Sai: Đường suối Pe Sai là một đoạn đường mòn ven suối nằm ở khu vực giáp giới giữa hai bản Pe Sai và bản Thuận thuộc xã Thuận, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 30km về phía Nam.

188. Hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến - Nam Hồ: Hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến- Nam Hồ nằm trên đồi 18, thuộc địa phận hai thôn Vĩnh Tiến và Nam Hồ, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh; cách trung tâm huyện lỵ Vĩnh Linh khoảng 4km về phía Nam.

189.Khe Cu Dông: Cu Dông là một khe nước khá lớn chảy qua đường mòn độc đạo, bao bọc xung quanh là những dãy đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, thuộc địa phận thôn A Mây, xã A Xing, huyện Hướng Hóa; cách ngã ba Tân Long khoảng 35km về phía Nam.

190.Khe Đoàn Phương Lang: Khe Đoàn Phương Lang thuộc địa phận thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 2,5km về phía Tây. Nơi được coi là địa điểm tiêu biểu ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Hải Ba/Hải Lăng.

191. Khe La Bá: Địa điểm khe Ba Lá nằm giữa vùng rừng núi thâm u của bản II, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 4km về hướng Đông Bắc.

192. Khe Làng An: Khe Làng An là tên gọi một khe nước bắt nguồn từ dãy núi cao (Động Chè) đổ ra hữu ngạn thượng nguồn sông Thạch Hãn tại Thác Lồ, thuộc địa bàn xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông; cách trung tâm UBND xã khoảng 2km về phía Tây Bắc.

193. Khe Me: Khe Me là một con suối nhỏ nằm giữa rừng núi trùng điệp ở thượng nguồn sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách nông trường Cồn Tiên 40km về phía Tây.

194. Khe Nưa: Khe Nưa nằm trong một khu rừng già, địa hình hiểm trở thuộc địa phận bản II, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 10km về phía Tây.

195. Khe Ồ: Khe Ồ là một khe nước nằm phía tả ngạn đổ ra thượng nguồn sông Thạch Hãn, cắt qua đường liên xã từ km 41 của quốc lộ 9 vào Triệu Nguyên, trên địa phận thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Bắc.

196. Khe Tiên: Nằm trong một khu rừng phía thượng nguồn sông Sa Lung, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Tây.

197. Khe U Sau: Nằm trên địa phận thôn Tà Rụt, xã Tà Rụt, huyện Đakrong; cách đường 14 (tại km 50) khoảng 200m về phía Tây. Khu vực này có địa hình hiểm trở, thác cao, suối sâu và những cánh rừng rậm bao bọc xung quanh.

198. Kho G: Nằm trong một thung lũng khá rộng, thuộc địa bàn thôn Làng Ruộng, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông; cách trục đường quốc lộ 9 tại km 31 khoảng 200m về phía Tây.

199. Khu Mã Chiềng An Hưng: Khu Mã Chiềng nằm ở đầu thôn An Hưng, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong trong một khu vực ruộng lúa xen lẪn với mồ mả; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi chợ Cạn) chừng 3km về phía Đông Bắc.

200. Khu xóm dưới Lạc Tân: Địa điểm này nằm trong một xóm nhỏ thuộc thôn Lạc Tân, xã Gio Phong (nay là khu vực 3, thị trấn Gio Linh), huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 2km về phía Đông.

201. Khu vực miếu Địa Tạng: Khu vực miếu Địa Tạng là tên gọi chung cho một di tích từng xảy ra hai sự kiện có ý nghĩa đối với lịch sử Quảng Trị. Khu vực này có hai tuyến đường giao thôn xuyên quốc gia (đường sắt và đường bộ) chạy ngang qua, thuộc địa phận làng Trường Sanh, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng. Vì có một đàn tế mà trong đó có một pho tượng Địa Tạng nên gọi là khu vực miếu Địa Tạng.

202. Lăng Đen: Là một ngôi mộ chôn cất ngài thỉ tổ họ Nguyễn, nằm ở cồn cát phía Tây làng Thi Ông, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân-Vĩnh chừng 2,5km về phía Tây Nam.

203. Lăng mộ Trung lang tướng quân Hoàng Kim Hùng: Được con cháu xây dựng nhân kỷ niệm 217 năm ngày sinh của ông (1981) tạu xứ Đùng Lau, làng Vĩnh An, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 tại km10 khoảng 800m về phía Bắc.

204. Lòi Thị: Là một đồi cát khá rộng được bao phủ bởi rừng cây tự nhiên dày đặc, nằm phía Nam thôn Tân Minh, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách UBND xã chừng 1km về phía Tây.

205. Lùm Đình: Là một lùm cây rậm rạp bao bọc lấy ngôi đình làng Linh Yên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Đông Nam.

206. Miếu An Mỹ: Nằm cách cầu Đuồi khoảng 100m về phía Bắc, thuộc làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.

207. Miếu Bà làng Trung An: Ngôi miếu thờ ngài Khai canh của dân làng Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m vể phía Tây Bắc.

208. Miếu Bà Hỏa thôn Đông: Miếu Bà Hỏa nằm ở địa phận đội 2, thôn Đông, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài chừng 1,5km về phía Đông bắc; cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Đông.

209. Miếu Bà làng Thái Lai: Ngôi miếu nằm ở làng Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cách bờ biển khoảng 100m về phía Tây. Nguyên là một ngôi miếu thờ bà Hỏa được nhân dân địa phương cho là rất linh thiêng.

210. Miếu Bà thôn Vệ Nghĩa: Nguyên là một ngôi miếu thờ Bà Thùy, nhân dân địa phương thường gọi là miếu Bà, được dựng bằng gỗ mái lợp ngói, xung quanh cây cối rậm rạp, thuộc thôn Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (nằm ở góc Tây nam thành Thuận Châu); cách tỉnh lộ 64 (Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Tây.

211. Miếu Cao Sơn: Cao Sơn là ngôi miếu cổ thờ vị thần núi nằm trong khu vực rú làng Lan Đình, xã Gio Phong, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 500m về phía Đông.

212. Miếu Lôi Chấn Cồn Khoai: Nằm trên một đồi cát ở phía Tây bắc làng Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Tây Bắc. Nguyên xưa, ngôi miếu khá lớn, xung quanh bao phủ bởi nhiều loại cây leo rậm rạp. Qua hai cuộc chiến tranh, ngôi miếu bị sập đổ hoàn toàn, đến năm 1971 ngôi miếu được phục dựng nguyên dạng và tồn tại từ đó cho đến ngày nay.


tải về 326.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương