MỘt số danh lam, thắng cảnh tỉnh quảng trị I. CÁC di tích lịch sử VĂn hóa xếp hạng đẶc biệt quan trọng của quốc gia



tải về 326.98 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích326.98 Kb.
#13360
1   2   3   4   5   6

c. LOẠI HÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ

1. Bãi cát thôn 3: Địa điểm này nằm trên một bãi cát dài chạy dọc theo bờ biển thuộc địa phận thôn 3, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 1km về phía Nam. Đây là một bãi cát với địa hình nhấp nhô và nhiều cây dại lúp xúp.

2. Bãi cát thôn 8: Địa điểm này nằm trên một bãi cát trắng dài chạy từ trung tâm làng về hướng Tây nam đến một động cát cao lúp xúp cây dại, cây chắn gió có tên là Đồi Gác. Toàn bộ khu vực này gọi là bãi cát Thôn 8, thuộc địa phận thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong. Đây là nơi ghi dấu những chiến công vang dội của lực lượng vũ trang xã Triệu Vân đã lập nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

3. Bãi khách rừng A Lang: Bãi khách rừng A Lang nằm trên đường liên xã, giáp ranh giữa hai xã A Dơi và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Nguyên xưa nơi đây là một khu rừng cây rậm rạp, địa hình hiểm trở, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển.

4. Bãi cát Gia Độ: Địa điểm này là một bãi đất bồi ven sông, nằm về phía Bắc thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, cách trụ sở UBND xã chừng 1km về phía Đông. Nơi đây đã ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng bộ và nhân dân xã Triệu Độ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

5. Bãi sông An Đôn: Là một vùng đất phù sa màu mỡ nằm bên bờ Bắc sông Thạch Hãn; cách quốc lộ 1A ở khu vực di tích Ngã ba Cầu Ga khoảng 500m về phía Tây, thuộc địa phận làng An Đôn, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.

6. Bến đò Dương Xuân: Bến đò Dương Xuân là một trong ba bến đò chính (Bến đò Lá Hẹ, Việt Yên, Dương Xuân) qua lại trên sông Thạch Hãn, nằm trên địa phận làng Dương Xuân, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 2,5km về phía tây bắc.

7. Bến đò Mai Xá: Bến đò Mai Xá nằm ở bờ Bắc sông Hiếu, thuộc thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã chừng 1,5km về phía Nam; cách đường xuyên Á từ Đông Hà về Cửa Việt chừng hơn 500m về phía Bắc.

8. Bến đò Phú Liêu: Bến đò Phú Liêu là một bến đò ngang trên sông Vĩnh Định, nắm ở phía tTây nam của thôn Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Đông bắc.

9. Bến lội Giàng Phao: Bến lội nằm ở thượng nguồn sông Bến Hải, thuộc địa phận làng Giàng Phao, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Tây.

10. Bến phà Phúc Lâm: Nằm ở bờ Bắc sông Sa Lung, thuộc địa phận thôn Phúc Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Tây. Nguyên xưa, bến phà Phúc Lâm làm nhiệm vụ đưa đón nhân dân và vận chuyển hàng hóa qua lại trên sông Sa Lung; là tuyến giao thông quan trọng nối liền các xã Vĩnh Linh, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy của huyện Vĩnh Linh.

11. Bến suối Tà Long: Suối Tà Long bắt nguồn từ dãy núi phía Nam địa bàn xã Hải Phúc, huyện Đakrông, đổ ra sông Ba Lòng (đoạn giữa hai thôn Hà Vụng và Đá Nổi). Bến suối Tà Lòng nằm về phía Đông con đường liên xã Ba Lòng-Hải Phúc; cách bến đò Đá Nổi khoảng 1km về phía Nam, thuộc xã Hải Phúc, huyện Đakrông.

12. Bia công tích làng An Khê: Bia công tích làng An Khê được dựng lên sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng. Bia nằm trong khuôn viên đình làng An Khê, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh; cách đường 74 khoảng 3km về phía Tây.

13. Bình độ 100: Di tích thuộc làng Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 1km về phía Tây. Nguyên xưa, đây là một đồi đất cao nhấp nhpp với nhiều loại cây dại lúp xúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chiến tranh du kích.

14. Các địa điểm thuộc bến đò Thượng Đông, Phan Hiền, Dục Đức, Tiên An: Di tích này là những bến đò ngang ở thôn Thượng Đông, thôn Phan Hiền, thôn Dục Đức và thôn Tiên An, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây. Những bến đó này đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam mà trực tiếp mà khu vực Vĩnh Linh đối với chiến trường Quảng Trị.

15. Cao điểm 28: Cao điểm này là một đồi cát có độ cao 28m so với mực nước biển, thuộc địa phận thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Đông Bắc.

16. Cao điểm 31: Cao điểm 31 là một đồi cát có độ cao 31m so với mặt nước biển, nằm ở phía Bắc Cửa Việt, thuộc địa phận xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 2,5km về phía Đông nam.

17. Cao điểm Ka Tăng và Tà Phúc: Cao điểm Ka Tăng (hay còn gọi là Cu Vơ 1) và Tà Phúc (Cu Vơ 2) nằm trên hai ngọn đồi cạnh nhau, thuộc địa bàn xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa; cách trụ sở UBND xã khoảng 6km về phía Tây Bắc.

18. Cao điểm Phu Nhoi: Cao điểm Phu Nhoi nằm ở ranh giới của 2 xã Húc và Pa Tầng, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 12km (theo đường chim bay) về phía Nam.

19. Căn cứ Khe Mương: Khe Mương là tên gọi của một vùng căn cứ địa cách mạng thuộc 4 làng: Khe Mương, Cồn Tàu, Tân Điền, Trấm ở phía Tây xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 9km về phía Tây.

20. Căn cứ La Vang: Căn cứ La Vang nằm ở địa phận làng Phú Hưng (làng La Vang ngày xưa), thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Tây Bắc.

21. Căn cứ Quán Ngang: Căn cứ Quán Ngang nằm ở hai bên trục đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh; cách thị trấn huyện lỵ Gio Linh khoảng 4km về phía Nam.

22. Căn cứ Tân Điền: Căn cứ Tân Điền thuộc thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 4km về phía Tây.

23. Cầu Bốn Thước: Cầu bốn thước nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt, thuộc địa phận làng Lương Sơn, xã Hải Sơn; cách nghĩa tranh liệt sĩ xã khoảng 20m về phía Nam.

24. Cầu Dài: Cầu Dài nằm trên quốc lộ 1A đoạn bắc qua sông Nhùng, thuộc địa phận làng Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng; cách ngã 3 Diên Sanh tại thị trấn huyện lỵ Hải Lăng chừng 1km về phía Bắc.

25. Cầu Đúc khe xóm Chùa: Cầu Đúc Khe Xóm Chùa nằm trên trục đường liên xã Hải Quế-Hải Dương, thuộc địa phận làng Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã 200m về phía Đông Nam; cách tỉnh lộ 8 chừng 2km về phía Nam.

26. Cầu La Buồm: Cầu La Buồm bắc qua sông Nhùng, nối hai làng Trâm Lý và Quy Thiện thuộc xã Hải Quy, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân-Quy –Vĩnh chừng 1km về phía Tây nam.

27. Cầu Lai Phước: Cầu Lai Phước nằm trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Vĩnh Phước, là ranh giới giữa thành phố Đông Hà và huyện Triệu Phong; cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 3km về phía Nam.

28. Cầu Khe Van: Khe Van là chiếc cầu sắt được thực dân Pháp khởi dựng vào những năm đầu của thế kỷ XX cùng với việc xây dựng con đường Quốc lộ 9 nối Đông Hà/ Việt Nam với Lào. Câu bắc qua một khe nước bên hữu ngạn thượng nguồn sông Cam Lộ tại vị trí km 29 quốc lộ 9 (Đông Hà đi Lao Bảo) thuộc địa phận làng Ruộng, xã Hướng Hiệp, huyện Hướng Hóa.

29. Cầu Rào Quán: Cầu Rào Quán bắc qua thượng nguồn sông Thạch Hãn tại vị trí km53 quốc lộ 9, thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông.

30. Cầu sắt Đông Hà: Cầu sắt Đông Hà hay còn gọi là “Cầu tàu” được Pháp xây dựng vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Cầu bắc qua sông Hiếu, nối phường 3 với phường Đông Thanh, thuộc thành phố Đông Hà.

31. Cầu sắt Phương Lang: Cầu bắc qua một con hói nhỏ nằm trên trục tỉnh lộ 68 (từ thị xã Quảng Trị về Mỹ Thủy), thuộc địa phận làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng.

32. Chi khu quân sự Mai Lĩnh: Chi khu Mai Lĩnh là tên gọi của một trung tâm hành chính, quân sự của quận lỵ Mai Lĩnh (thay cho quận lỵ Ba Lòng trước đó) dưới thời ngụy quyền Sài Gòn được thiết lập từ sau Hiệp định Pari. Địa điểm này nằm hai bên trục đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách thị xã Quảng Trị 4km về phía Tây Nam.

33. Chiến khu Ba Cầu: Đây là căn cứ kháng chiến chống Pháp của huyện Hải Lăng (từ năm 1947-1954), nằm trên một vùng đồi núi có tên là Hố Mua, thuộc địa phận làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Tây.

34. Chiến khu Thủy Ba: Chiến khu Thủy Ba nằm trên một vùng đồi trung du thuộc địa phận thôn Thủy Ba, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá - huyện lỵ Vĩnh Linh chừng 7km về phía Tây Nam.

35. Chợ An Nha: Chợ An Nha nằm trong địa phận làng An Nha (cạnh chợ mới ngay nay), thuộc xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 khoảng 200m về phía Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chi bộ Đảng An Nha đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tích cực tham gia nhiều cuộc đấu tranh chống thuế và giành được nhiều thắng lợi.

36. Chợ Cam Thủy: Chợ nằm cạnh miếu Thành hoàng, thuộc làng Tam Hiệp, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ; cạnh trục đường 71 (Cam Lộ đi Ngã Tư Sòng); cách cầu Đuồi 500m về phía Đông Bắc. Chợ được xây dựng trong kháng chiến chống Pháp.

37. Chợ Định cư: Chợ nằm ở trung tâm thôn I, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cạnh đường Quốc phòng. Đây là nơi giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa của nhân dân trong thôn với các vùng lân cận. Chợ được lập dưới thời Mỹ, trong khu định cư của dân xã Triệu Lăng nên gọi là chợ Định cư.

38. Chợ Hà Tây: Chợ Hà Tây nằm ở trung tâm xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 200m về phía Đông. Đây là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các thôn trong xã và một vài làng lân cận.

39. Chợ Hôm: Địa điểm này nằm trên bờ sông Thạch Hãn, thuộc làng Lập Thạch, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà. Đây là một chợ làng được hình thành khá sớm trong lịch sử; là nơi trao đổi hàng hóa, buôn bán của một số làng ở phía Nam thành phố Đông Hà và nhiều làng ở phía Đông Bắc huyện Triệu Phong.

40. Chợ Kênh: Nằm cạnh quốc lộ 1, thuộc thôn Võ Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách cầu Hiền Lương 1,2km về phía Nam.

41. Chợ Lùm Lòi: Chợ Lùm Lòi là tên gọi một chợ kháng chiến của ta trong thời kỳ chống Pháp. Chợ thuộc địa phận xóm Rú, nằm về phía Tây Nam của làng Văn Vận, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân-Quy-Vĩnh khoảng 1km về phía Tây nam.

42. Chợ Phong An: Chợ Phong An nằm ở thôn Hiệp Khế, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A khoảng 4km về phía Tây. Đây là một trong những chợ kháng chiến tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1946-1954.

43. Chợ Sãi: Chợ Sãi nằm trên địa phận xóm Bành và xóm Hà, thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong; cách di tích nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn 100m về phía Đông Nam.

44. Chùa An Thái: An Thái là tên gọi một làng quê nằm bên hữu ngạn sông Cam Lộ, mặt trước nhìn ra hướng Nam là trung tâm của một vùng rộng lớn, ở đây có cả bến thuyến tấp nập người bán kẻ mua ở chợ Phiên Cam Lộ. Mặt sau lưng tựa vào những dải đồi trung du cao dần về phía Tây bắc và có tuyến đường Trường Sơn chạy qua.

45. Chùa Hải Chữ: Tọa lạc trên một gò đất cao thuộc địa phận thôn Hải Chữ, xã Trung Giang, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã gần 1,5km về phía Tây.

46. Chùa Kim Long: Là một ngôi chùa làng còn có tên gọi Kim Quang Tự, thuộc làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 gần 500m về phía Bắc. Ngôi chùa xưa đã bị hư hỏng hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay được làm lại từ tháng 7/1989.

47. Chùa Ngô Xá: Chùa được nâng cấp xây dựng từ một niệm phật đường của thôn lấy tên là chùa Ngô Xá, thuộc thôn Ngô Xá, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong; nằm cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Mỹ Thủy) hơn 20m về phía Đông.

48. Chùa Phước Điền: Chùa Phước Điền tọa lạc ở xóm Đại Phước (nằm bên bờ Bắc sông Cổ Hà), thôn Phước Điền, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 2,5km về phía Tây.

49. Cồn Hàng: Đây là một cồn cát cao nằm ở phía Đông làng Văn Phong, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Đông nam.

50. Cồn Lăng: Cồn Lăng là tên gọi của một khu nghĩa địa nằm cạnh con đường liên thôn, thuộc xóm Cồn, làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 400m về phía Tây nam.

51. Cồn Muồng: Cồn Muồng là một gò đất cao, nơi có nhiều mộ chí và có nhiều lùm cây leo chằng chịt nằm ở khu vực xóm Cộ, thuộc thôn Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) chừng 2,5km về phía Tây Bắc.

52. Cồn Mụ Bạt: Đây là một vùng đất cao nằm trên trục đường liên xã Triệu Độ -Triệu Thuận, thuộc địa phận thôn Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 300m về phía Tây Bắc.

53. Cồn Ràng: Nằm trên địa phận làng An Hướng, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 khoảng 2km về phía Bắc. Đây là một khu rừng rậm rạp, cây cối um tùm, phía trong là những lối đi hẹp nằm chen giữa các lùm cây.

54. Cổng làng Tân Trà: Nằm đầu làng Tân Trà, trên một con đường làng liên thôn nối các làng nằm ven tả ngạn sông Thạch Hãn, thuộc địa phận làng Tân Trà, xã Ba Lòng, huyện Đakrông; cách sông Thạch Hãn chừng gần 1km về phía Tây.

55. Đài anh hùng: Đài anh hùng nằm ven đường quốc lộ 1A về phía Đông, trên một ngọn đồi đất đỏ bazan khóm Nam Hải, thị trấn Hồ Xá; cách UBND huyện Vĩnh Linh gần 4km về phía Nam.

56. Đài tưởng niệm anh hùng Kiều Ngọc Luân: Được xây dựng vào tháng 5/1983, trên sân Trường THCS Triệu Đông, nằm cạnh sông Vĩnh Định; cách UBND xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong khoảng 100m về phía Đông Bắc.

57. Đàn âm hồn: Nằm trên địa phận xóm Bàu, thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong nguyên là một nơi thờ cúng của nhân dân thôn Đạo Đầu. Đàn nằm cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi chợ Cạn) chừng 1km về phía Đông.

58. Đảo Cồn Cỏ: Cồn Cỏ là một đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển Đông, thuộc địa phận quản lý hành chính của huyện Vĩnh Linh; cách Cửa Tùng (Vĩnh Quang) khoảng 28km.

59. Địa đạo Bình Minh: Được xây dựng trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan. Thuộc thôn Tân Bình, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Tây Nam.

60. Địa đạo Hiền Dũng: Địa đạo nằm ở thôn Hiền Dũng, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, trên một vùng đồi đất đỏ bazan rộng khoảng 6ha; cách quốc lộ 1A khoảng hơn 4km về phía Đông, cách trụ sở UBND xã Vĩnh Hòa 1,5km về phía Đông Bắc. Do được phát hiện và nghiên cứu muộn hơn so với nhiều địa đạo khác trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh nên phải đến năm 1989, Địa đạo Hiền Dũng mới được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 148/QĐ-UB ngày 21/10/19998 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.

61. Địa đạo Hương Nam: Địa đạo Hương Nam nằm ở phía Đông Nam thôn Hương Nam, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, là khu vực tiếp giáp với địa bàn xã Vĩnh Trung, cách thị trấn Hồ Xá khoảng 6km về phía Đông Bắc.

62. Địa đạo Mụ Giai: Địa đạo được tạo dựng trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan thuộc xóm Của, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách bãi tắm Cửa Tùng khoảng 1km về phía Tây Nam.

63. Địa đạo Tân Lý: Địa đạo Tân Lý được đào trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan sát bờ biển, thuộc khu vực xóm Cửa, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách Cửa Tùng khoảng 50m về phía Tây Nam.

64. Địa đạo Tân Mỹ: Địa đạo Tân Mỹ nằm trên địa bàn thôn Tân Mỹ, xã Vĩnh Giang ( giáp sông Bến Hải), huyện Vĩnh Linh, nơi chịu nhiều bom đạn của của kẻ thù, đồng thời cũng là một địa bàn hết sức quan trọng, cần thiết cho những bến đò ngang hoạt động trên sông Bến Hải.

65. Địa điểm A Căng Tu: A Căng Tu là con đường mòn nối thông một số bản làng ở hai bên biên giới Việt-Lào nằm trên địa phận thôn A Rồng, xã A Ngo, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Tây Bắc.

66. Địa điểm ấp chiến lược vùng kho: Ấp chiến lược vùng kho nhằm về phía Bắc đường 9, thuộc bản Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông; cách huyện lỵ Đakrông gần 15km về phía Tây.

67. Địa điểm ấp Trường Thọ: Trường Thọ là một ấp (thôn) có diện tích chưa đầy 1km thuộc xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m về phía Tây.

68. Địa điểm Ba Buôi: Ba Buôi là một bãi đất khá bằng phẳng, bao quanh là rừng cây rậm rạp, thuộc bản 6, xã Vĩnh Hà, cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Đông.

69. Địa điểm Ba Dốc: Địa điểm Ba Dốc là tên gọi của một địa điểm nằm trên vùng đồi đất đỏ bazan thuộc làng Lan Đình, xã Gio Phong, huyện Gio Linh-nơi có trục quốc lộ 1A chạy ngang qua. Gọi là Ba Dốc vì đường chạy ngang qua vùng đồi này phải qua 3 đoạn dốc. Di tích được gọi là địa điểm Ba Dốc là một khu vực nhỏ nằm trên một quả đồi cạnh quốc lộ 1A về phía Tây; cách trụ sở UBND xã 1km về phía Bắc.

70. Địa điểm Bãi Hà: Bãi Hà là tên địa danh của một khu rừng có nhiều khe suối, nằm ở trung tâm xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 20km về phía Tây.

71. Địa điểm bản Cù Bạc: Địa điểm này tọa lạc trên một bãi đất bằng phẳng, ở giữa một thung lũng có nhiều khe suối và rừng núi bao bọc xung quanh, thuộc địa phận bản Cù Bạc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 6km về phía Đông Bắc

72. Địa điểm Bản Thúc: Bản Thúc nằm trên một vùng núi rừng hiểm trở, đường sá đi lại rất khó khăn thuộc xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 5km về phía Tây.

73. Địa điểm bờ Bắc ngã ba Gia Độ: Địa điểm bờ Bắc ngã ba Gia Độ nằm ở đoạn hợp lưu giữa hai con sông Thạch Hãn và Hiếu Giang, thuộc địa phận phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Đông Bắc.

74. Địa điểm cây đa thôn Phú Ngạn: Địa điểm cây đa là một gò đất hoang nằn cạnh đường 71, trên địa phận thôn Phú Ngạn, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ; cách ngã tư Sòng 3km về phía Tây.

75. Địa điểm cây mưng Bợc Trén: Địa điểm cây Mưng Bợc Trén nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, thuộc địa bàn thôn An Xuân, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách bến lội Giàng Phao 500m về phía Tây.

76. Địa điểm Cây Tăm: Địa điểm Cây Tăm nguyên xưa là một vùng rừng núi thâm u, cây cối rậm rạp, thuộc địa phận bản I, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về hướng Đông.

77. Địa điểm chiến thắng thôn An Du Đông: Địa điểm này nằm trên địa bàn thôn An Du Đông 1, xã Vĩnh Tân (khu vực cợ Do bây giờ), thuộc huyện Vĩnh Linh. Đây là một xã nằm về phía Đông Nam huyện Vĩnh Linh, nơi có phong trào kháng chiến phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 9 năm chống Pháp.

78. Địa điểm chiến thắng An Thơ: Địa điểm này nằm trên địa phận làng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng; cách đường liên thôn An Thơ-An Nhơn khoảng 500m về phía Tây bắc.

79. Địa điểm chiến thắng Cát Lài: Động Cát Lài nằm ở phía Nam thôn Lại An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 4km về phía Đông bắc.

80. Địa điểm chiến thắng Câu Nhi: Địa điểm này nằm cạnh con đường liên xã (Hải Tân-Hải Hòa) về phía Nam, thuộc địa phận xóm Chùa, làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng. Đây là địa điểm ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên vùng đất xã Hải Tân.

81. Địa điểm chiến thắng Cu Đinh-Ba De: Cu Đinh-Ba De là tên địa danh một vùng đất nằm ở vùng đồi núi phía Tây huyện Gio Linh, là nơi giáp ranh của hai xã Cam Tuyền (Cam Lộ) và Linh Thượng (Gio Linh); cách Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn hơn 10km về phía Tây Nam.

82. Địa điểm chiến thắng Đập Kình: Đập Kình là một con đập ngăn mặn nằm ở đầu sông Cánh Hòm, nơi gần chỗ hợp lưu với sông Bến Hải, được nhân dân địa phương xây dựng từ xưa để không cho nước mặn thâm nhập vào đồng ruộng, nằm trên địa phận xóm Trày, làng Bạch Lộc, xã Trung Hải, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A chừng 1km về phía Đông.

83. Địa điểm chiến thắng Hà Lỗ-Câu Nhi: Địa điểm này nằm giữa vùng ranh giới của hai làng Hà Lỗ và Câu Nhi (cạnh đường liên xã Hải Tân-Hải Hòa), thuộc địa phận xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 4km về phía Đông.

84. Địa điểm chiến thắng Hạ Cờ- Chấp Lễ: Địa điểm này nằm dọc hai bên quốc lộ 1A, tại khu vực ranh giới giữa 2 thôn Chấp Lễ (Xã Vĩnh Chấp) thuộc huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 6km về phía Bắc.

85. Địa điểm chiến thắng Khe Sanh-Làng Vây: Khe Sanh-Làng Vây là tên của các địa danh, đồng thời là tên gọi của hai cứ điểm quân sự quan trọng trong hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh được Mỹ-ngụy xây dựng trên khu vực lòng chảo Khe Sanh từ năm 1968, thuộc địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nơi có quốc lộ 9 chạy ngang qua; cách biên giới Việt-Lào (Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo) 15-20km về phía Đông.

86. Địa điểm chiến thắng Lương Điền: Địa điểm này nằm phía Tây làng Lương Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A (tại ngã ba Mỹ Chánh) khoảng 2km về phía Đông.

87. Địa điểm chiến thắng Nam Đông-Đường 74: Địa điểm này nằm trên ranh giới hai xã Gio Hòa và Gio Sơn, huyện Gio Linh, cách nông trường Cồn Tiên 2km về phía Đông.

88. Địa điểm chiến thắng Tài Lương: Tài Lương là một làng nhỏ nằm phía Đông xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi chợ Cạn) khoảng 3km về phía Đông Bắc.

89. Địa điểm chiến thắng Thuận Đầu năm 1972: Địa điểm này nằm về phía Đông thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã 3km về phía Đông Bắc. Đây là nơi ghi dấu những sự kiện của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

90. Địa điểm chiến thắng Xuân Long: Địa điểm nằm về phía Tây thôn Xuân Long (giáp giới thôn Xuân Hòa), thuộc địa phận xã Trung Hải, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 3km về phía Đông.

91. Địa điểm đồn Bến Ngự: Đồn nằm cạnh chân cầu Bến Ngự, cạnh đường 75b thuộc địa phận thôn Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 2km về phía Đông.

92. Địa điểm đồn Câu Hoan: Địa điểm này nằm ở phía Đông Bắc làng Câu Hoan, thuộc xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8, khoảng 200m về phía Đông Nam.

93. Địa điểm đồn Câu Nhi: Đồn Câu Nhi là một địa điểm quân sự quan trọng nằm sát quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng.

94. Địa điểm đồn Nhĩ Hạ: Đồn Nhĩ Hạ nằm cạnh trục đường 75b, thuộc thôn Nhĩ Hạ, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Đông.

95. Địa điểm đồn Thủy Cần: Đồn Thủy Cần nằm trên đường Cáp Lài (thị trấn Hồ Xá đi Cửa Tùng) thuộc địa phận xóm Đông, thôn Thủy Cần, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh.

96. Địa điểm đồn Thượng Nghĩa: Địa điểm đồn Thượng Nghĩa nằm đầu làng Thượng Nghĩa, thuộc xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.

97. Địa điểm ghi dấu chiến thắng Ba Du-Cỗ Lũy-Phương Lang: Địa điểm này nằm ở xóm ngoài làng Cổ Lũy, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Đông Bắc. Nơi đây đã từng ghi dấu chiến công của và dân ta tại Ba Du-Cổ Lũy-Phương Lang trong năm 1966.

98. Địa điểm ghi dấu chiến thắng “Bạch Đằng trên sông Hiếu”: Địa điểm này là một đoạn của con sông Hiếu, nằm về phía Nam thôn Vinh Quang Hạ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, có độ sâu từ 4 sải đến 10 sải nước; cách Tam Giang Khẩu (ngã ba Gia Hội) 300m về phía Tây; cách thị xã Đông Hà gần 2km về phía Đông.

99. Địa điểm ghi dấu trận chống càn làng Phước Sa: Làng Phước Sa nằm trống trải trên một trảng cát dài thuộc địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 15km về phía Đông.

100. Địa điểm ghi dấu trận chống càn Rẫy Dương: Rẫy Dương là vùng đất trồng hoa màu của nhân dân thôn Lâm Lang, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 khoảng 2,5km về phía Bắc.

101. Địa điểm ghi dấu trận chống càn rú Long Hà: Địa điểm này nằm ở bờ Bắc sông Hiếu, tại km14 đường 75b (từ Gio Linh đi Cửa Việt), thuộc thôn Long Hà, xã Gio Việt, huyện Gio Linh.


tải về 326.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương