MỘt số CÂu hỏi trắc nghiệm tham khảo môn sinh họC Ôn thi học kì I, nh 2010 2011



tải về 286.04 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu09.09.2017
Kích286.04 Kb.
#33040
  1   2   3   4
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO MÔN SINH HỌC

ÔN THI HỌC KÌ I, NH 2010 - 2011

(Trích từ các câu hỏi ôn tập của thầy Trần Ngọc Diệp – Trưởng phòng THPT, Trưởng bộ môn Sinh học của Sở GD & ĐT Quảng Nam)

GEN VÀ ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1: Gen là gì?

A.Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một loại protêin nào đó. B.Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm nhất định. C.Là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.

D.Là trình tự các nuclêotit (nu) trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.

Câu 2: Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm mấy vùng?

A.2 vùng theo trình tự. B.3 vùng theo trình tự. C.4 vùng theo trình tự. D.5 vùng theo trình tự.



Câu 3: Quá trình nhân đôi của ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, nhân thực và ADN của virut ( dạng sợi kép) đều tuân theo:

A.nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn. B.nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc đa phân.

C.nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D.nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân.

Câu 4:Gen của sinh vật nào dưới đây vùng mã hoá không phân mảnh?

A)Khuẩn lam. B)Thỏ. C)Đậu Hà Lan. D)Ruồi giấm.



Câu 5: Vùng mã hóa của gen có chứa các đoạn vô nghĩa xen với các đoạn có nghĩa, gen đó được gọi là

A)gen không phân mảnh. B)gen phân mảnh. C)gen trội. D)gen lặn.



Câu 6: Tính đặc hiệu của mã di truyền được hiểu là

A)một mã chỉ mã hoá một loại axit amin. B)nhiều mã cùng mã hoá cho một loại axit amin.

C)mã di truyền của các loài đều được xây dựng từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G và X.

D)có ba mã di truyền không tham gia mã hoá axit amin.



Câu 7: Gen mã hoá cho một số prôtêin tham gia các chuỗi chuyền êlectron phân bố ở đâu?

A)Trên NST B)Trong lục lạp. C)Trong ti thể. D)Ti thể và lục lạp.



Câu 8: Theo Jacôp va Mônô vùng vận hành phân bố ở:

A)trước các gen cấu trúc. B)trước gen điều hoà. C)trước vùng khởi động. D)sau gen điều hoà.



Câu 9: Đột biến gen là gì? A.Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. B.Là những biến đổi trong cấu trúc của NST. C.Là những biến đổi làm thay đổi số lượng của bộ NST. D.Là những biến đổi về số lượng của một hay một số cặp NST tương đồng.

Câu 10: Cơ chế chung của các dạng đột biến gen là gì?

A)Rối loạn cơ chế dịch mã. B)Rối loạn cơ chế tự sao. C)Rối loạn cơ chế phiên mã.

D)Bắt cặp sai hoặc tác nhân gây đột biến xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.

Câu 11: Cơ chế tạo nên đột biến gen là gì?

A)Gây ra những sai sót trong tự nhân đôi hoặc trực tiếp biến đổi cấu trúc của ADN.

B)Gây ra những sai sót trong vật liệu di truyền. C)Gây ra những biến đổi gián tiếp hoặc trực tiếp đến tính trạng.

D)Gây ra những biến đổi hình thái, sinh lí của cơ thể.



Câu 12: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là bệnh do:

A)NST số 21 bị đứt và mất đoạn. B)đột biến tạo thể ba nhiễm sắc thể số 21.

C)đột biến gen mã hoá chuỗi Hbβ gây nên. D)đột biến gen mã hoá chuỗi Hbα gây nên.

Câu 13: Đột biến gen đã làm mất các cặp nuclêôtit thứ 7, thứ 11 và thứ 15 của gen sinh vật nhân sơ. Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp so với prôtêin do gen ban đầu tổng hợp sai khác như thế nào?

A)Sai khác toàn bộ axit amin. B)Kém một axit amin.

C)Kém 1 và sai khác một axit amin. D)Kém 1 và sai khác hai axit amin.

Câu 14: Tính chất biểu hiện nào dưới đây không phải của đột biến?

A)Thường trội và có hại. B)Đột ngột, gián đoạn kiểu hình. C)Cá biệt, vô hướng. D)Thường lặn và có hại.



Câu 15: Đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiếu dài của gen nhưng làm tăng một liên kết hydrô của gen. Đột biến đó thuộc dạng gì? A.Mất cặp A=T. B.Lắp thêm cặp A=T. C.Thay cặp A=T bằng cặp G=X. D.Thay cặp G=X bằng cặp A=T.

Câu 16: Đột biến gen xảy ra thuộc dạng thay thế cặp nuclêôtit A=T bằng một cặp nuclêôtit G=X. Gen đột biến so với gen ban đầu: A)có số liên kết hydrô không đổi. B)làm tăng 1 liên kết hydrô.

C)làm giảm một liên kết hydrô. D)làm tăng 2 liên kết hydrô.



Câu 17: Dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỷ lệ A+T / G+X của gen?

A)Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác có cùng số liên kết hydrô. B)Mất đi hoặc lắp thêm một cặp nuclêôtit.

C)Thay cặp nuclêôtic này bằng cặp nuclêôtit khác không cùng số liên kết hydrô.

D)Mất hoặc lắp thêm hay thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác không cùng số liên kết hydrô.



Câu 18: Đột biến gen gây bệnh hồng cầu lưỡi liềm thuộc dạng

A)Mất cặp A=T ở gen tổng hợp chuỗi  Hemôglôbin. C)Lắp cặp A=T ở gen tổng hợp chuỗi β Hemôglôbin.

C)Thay cặp A=T bằng cặp T=A ở gen tổng hợp β chuỗi Hemôglôbin. D)Thay cặp G=X bằng cặp A=T ở gen tổng hợp chuỗi β Hemôglôbin.

Câu 19: Chất 5-BU chủ yếu gây đột biến gen thuộc dạng nào?

A)Thay cặp A=T bằng cặp G=X. B)Mất cặp A=T. C)Lắp cặp A=T. D)Thay cặp G=X bằng cặp A=T.



Câu 20: Đột biến biến đổi mã chính thức ATA thành mã ATT. Đột biến thuộc dạng:

A)đồng nghĩa. B)sai nghĩa. C)vô nghĩa. D)dịch khung.



Câu 21: Đột biến biến đổi mã chính thức GXG thành mã AXG. Đột biến thuộc dạng:

A)đồng nghĩa. B)sai nghĩa. C)vô nghĩa. D)dịch khung.



Câu 22: Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng cơ chế tạo đột biến gen của 5BU?

A)A-T->A-5BU->G-5BU->G-X. B)A-T->5BU-T->5BU-G->G-X.

C)G-X->G-5BU->A-5BU->A-T. D)G-X->5BU-X->5BU-A->T-A.

Câu 23: Gen có G=900 nuclêôtit và có A= 20%. Đột biến xảy ra làm cho gen đột biến có chiều dài không đổi so gen ban đầu nhưng có 3901 liên kết hydrô. Đột biến thuộc dạng:

A)mất cặp G=X. B)thay cặp A=T bằng cặp G=X. C)thay cặp G=X bằng cặp A=T. D)Lắp thêm cặp G=X.



Câu 23: Gen có A = T = 600 nuclêôtit, G = X = 900 nuclêôtit. Đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiều dài gen. Gen đột biến có A+T / G+X ≈ 66,48%. Đột biến gen thuộc dạng gì?

A)Mất cặp A = T. B)Mất cặp G = X. C)Thay cặp A = T bằng cặp G=X. D)Thay cặp G=X bằng cặp A = T.



Câu 24: Đột biến gen làm mất 3 cặp nuclêôtit của gen. Gen đột biến giảm 7 liên kết hydrô so với gen ban đầu. Đột biến làm mất những cặp nuclêôtit nào?

A)3 cặp A=T. B)3 cặp G=X. C)2 cặp A=T và 1 cặp G=X. D)2 cặp G=X và 1 cặp A=T.



Câu 25: Đột biến gen biến đổi B tạo nên hai alen tương ứng của B là b và b1. Cá thể nào dưới đây thuộc thể đột biến?

A)Bbb. B)bb1b1. C)Bbb1. D)Bb1b1.



Câu 26: Đột biến gen thuộc dạng nào, biến đổi mã chính thức XTT thành mã vô nghĩa?

A)Thay cặp nuclêôtit thuộc mã đó. B)Mất cặp nuclêôtit thuộc mã đó.

C)Thay cặp X=G thành cặp A=T thuộc mã đó. D)Lắp thêm cặp nuclêôtit thuộc mã đó.

Câu 27: Gen đột biến gây bệnh hồng cầu lưỡi liềm so với gen ban đầu, có:

A)số liên kết hydrô không đổi. B) số liên kết hydrô giảm 1 liên kết.

C)số liên kết hydrô tăng 1 liên kết. D)số liên kết hydrô tăng 2 liên kết.

Câu 28: Hoá chất EMS (êtyl mêtal sunfomat) gây ra đột biến gen thuộc dạng:

A)Thay cặp A=T bằng cặp G=X. B)Thay cặp G = X bằng cặp T = A hoặc X = G.

C)Thay cặp A = T bằng cặp T = A hoặc X = G. D)Thay cặp G = X bằng cặp T = A.

Câu 29: Trên mARN hoàn chỉnh dài 5100A0 có 5 ribôxôm cùng tham gia dịch mã một lần. Số axit amin môi trường cng cấp cho quá trình dịch mã là bao nhiêu (không tính axit amin mở đầu)? A)2390. B)2490. C)2590. D)2690.

Câu 30: NST chứa ADN mang các gen có chiều dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ, phân tử ADN đó bị mất đoạn gồm 20 gen chiếm 5% tổng số gen của ADN. Số gen của đoạn ADN còn lại là bao nhiêu? A)360. B)370. C)380. D)390

Câu 31: Gen có 3900 liên kết hydrô và có A=20%. Gen tự sao 2 lần liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit loại G? A)900. B)2700. C)6300. D)1800

Câu 32: Đột biến gen phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A)Liều lượng với tác nhân hoá học, cường độ với tác nhân vật lý và loại tác nhân gây đột biến.

B)Độ bền vững của gen và loại tác nhân gây đột biến.

C)Liều lượng với tác nhân hoá học, cường độ với tác nhân vật lý và độ bền vững của gen.

D)Liều lượng với tác nhân hoá học, cường độ với tác nhân vật lý, độ bền vững của gen và loại tác nhân gây đột biến.

Câu 33: Gen của sinh vật nhân sơ chứa thông tin mã hoá prôtêin hoàn chỉnh có 498 axit amin. Gen đó có chiều dài là bao nhiêu A0? A)5100. B)4080. C)3060. D)2040.

Câu 31: Mạch mã gốc của gen có A =20%, G=30%, X=10% và T=1200 nulêôtit. Gen tiến hành phiên mã 2 lần liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit loại Urazin? A)1800. B)1600. C)1400. D)1200.

Câu 34: Gen sinh vật nhân sơ có 498 mã chính thức. Đột biến nào dưới đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?

A)Thay cặp nuclêôtit của mã mở đầu. B)Mất cặp nuclêôtit của mã chính thức 60.

C)Thay cặp nuclêôtit của mã chính thức 498. D)Mất cặp nuclêôtit của mã chính thức 498.

Câu 35: Đột biến gen dạng nào không làm thay đổi tỷ lệ A+T/G+X của gen?

A)Mất một vài cặp nuclêôtit. B)Thay một vài cặp nuclêôtit. C)Lắp một vài cặp nuclêôtit.

D)Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác có cùng số liên kết hydrô.

Câu 36: Xét sơ đồ sau: (2) (3)

(1)  ADN ----> ARN ----> Prôtêin. (1), (2), (3) là các cơ chế:

A)(1): phiên mã, (2): dịch mã, (3): tự nhân đôi. B)(1): tự nhân đôi, (2): phiên mã, (3): dịch mã.

C)(1): tự nhân đôi, (2): dịch mã, (3): phiên mã. D)(1): dịch mã, (2): phiên mã, (3): tự nhân đôi.



Câu 37: Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền được trình bày tóm tắt dưới dạng sơ đồ sau

A)ADN -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng. B)ADN -> tARN -> Prôtêin -> Tính trạng.

C)mARN -> ADN -> Prôtêin -> Tính trạng. D)Prôtêin -> ADN -> mARN -> Tính trạng.

Câu 38: Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm của đột biến giao tử?

A)Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử.

B)Nếu đột biến trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến.

C)Nếu đột biến lặn thường tồn tại trong hợp tử ở dạng dị hợp, không được biểu hiện ở thế hệ đầu tiên và biểu hiện thành kiểu hình khi tồn tại ở dạng đồng hợp.

D)Đột biến xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng và được di truyền qua sinh sản vô tính.

Câu 39: Đột biến mất một cặp nuclêôtit, gen đột biến so với gen ban đầu có chiều dài giảm bao nhiêu?

A)3,4A0. B)3A0. C)6,8A0 D)10,2A0



Câu 40: Codon nào dưới đây là codon kết thúc? A)UAA. B)UUG C)UUX D)UUU.

Câu 41: Đột biến nào dưới đây có thể di truyền qua sinh sản hữu tính?

A)Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi. B)Đột biến giao tử và đột biến soma.

C)Đột biến tiền phôi và đột biến soma. D)Đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến soma.

Câu 42: Các bệnh, tật nào dưới đây do đột biến gen lặn nằm trên X gây nên?

A)Bệnh bạch tạng, hồng cầu lưỡi liềm, phenikêtôniệu. B)Bệnh mù màu, máu khó đông, loạn dưỡng cơ Đuxen.

C)Bệnh hoá xơ nang, β-Talatxemi, suy giảm miễn dịch ADA. D)Trẻ khóc như mèo kêu, ung thư máu, Đao.

Câu 43: Vì sao phần lớn các đột biến gen là có hại? A)Đột biến đã tạo nên các alen mới của cùng gen.

B)Đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen. C)Phá vở các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

D)Gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, đặc biệt đối với các gen qui định cấu trúc các enzim.

DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN



Câu 44: Sự nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:

A.Cơ chế nhân đôi. B.Nguyên liệu và nguyên tắc nhân đôi.

C.Chiều nhân đôi và cơ chế nhân đôi. D.Hệ enzim và đơn vị nhân đôi.

Câu 45: Chiều phiên mã trên mạch mã gốc của ADN là:

A.Theo chiều 3’ đến 5’. B.Theo chiều 5’ đến 3’.

C.Tùy thuộc vào từng loại ADN. D.Có đoạn theo chiều 3’ đến 5’, có đoạn theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 46: Phiên mã là A.quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.

B.sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.

C.quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra tại ribôxôm. D.quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ của loài.

Câu 47: Chức năng của tARN là

A)được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã. B)vận chuyển axit amin và tham gia dịch mã.

C)tham gia cấu tạo nên ribôxôm. D)chứa thông tin cấu trúc của prôtêin.

Câu 48: Trên phân tử mARN thứ cấp có chiều dài 0,51µm có 5 Ribôxôm tiến hành dịch mã một lần. Số axit amin cần môi trường cung cấp là bao nhiêu (không tính axit amin mở đầu)? A)3490. B)2490. C)4290. D)1490.

Câu 49: Đột biến gen lặn vừa xuất hiện đã biểu hiện ngay ra kiểu hình bên ngoài, xảy ra ở cá thể nào?

A)Cá thể lưỡng bội. B)Cá thể tam bội. C)Cá thể tứ bội. D)Cá thể đơn bội.



Dành riêng cho Nâng cao:

Câu50: Phiên mã là A.quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.

B.sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.

C.quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra tại ribôxôm.

D.quá trình truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ của loài.



Câu 51: Gen của phân tử ADN 2 mạch có G = 900 nuclêôtit chiếm 30% số nuclêôtit của gen. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A=T bằng cặp nuclêôtit G=X. Số liến kết hydrô của gen đột biến là bao nhiêu? A.3899. B.3900. C.3901. D.3902.

Câu 52: Cơ chế gây đột biến của acridin là:

A)Nếu acridin chèn vào mạch cũ, tạo nên đột biến lắp thêm một cặp nuclêôtit hoặc nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp, tạo nên đột biến mất đi một cặp nuclêôtit.

B)Nếu acridin chèn vào mạch khuôn cũ hoặc mạch mới đang tổng hợp, tạo nên đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

C)Nếu acridin chèn vào mạch cũ hoặc mạch mới đang tổng hợp, tạo nên đột biến đảo vị trí.

D)Nếu acridin chèn vào mạch cũ hoặc mạch mới đang tổng hợp, tạo đột biến mất cặp nuclêôtit.

Câu 53: Đoạn Okazaki là A)đoạn ADN được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.

B)đoạn ADN được tổng hợp ngược theo chiều tháo xoắn của ADN.

C)đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN.

D)đoạn ADN được tổng hợp gián đọan ngược theo chiều tháo xoắn của ADN.



Câu 54: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A)5-BU gây đột biến thuộc dạng thay cặp A=T bằng cặp G=X.

B)EMS gây đột biến thuộc dạng thay cặp G=X bằng cặp T=A hoặc X=G. C)Cosisin gây đột biến mất 1 cặp nuclêôtic.

D)Acridin chèn vào mạch củ gây đột biến lắp thêm 1 cặp nuclêôtit, chèn vào mạch mới tổng hợp làm mất một cặp nuclêôtit.

Câu 55: Ribôxôm tiến hành dịch mã trên mARN như thế nào?

A)Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ -> 3’ theo từng nấc, mỗi nấc tương ứng với hai côđon.

B)Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ -> 5’ theo từng nấc, mỗi nấc tương ứng với một côđon.

C)Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ -> 3’ theo từng nấc, mỗi nấc tương ứng với một côđon.

D)Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ -> 5’ theo từng nấc, mỗi nấc tương ứng với hai côđon.

Câu 56: Các gen phân li độc lập, kiểu gen AaBbCcDd giảm phân bình thường tạo loại giao tử abcd chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

A)37,5%, B)25%. C)12,5%. D)6,25%.



Câu 57: Gen có chiều dài là 0,306µm đạt khối lượng phân tử là bao nhiêu?

A)9.105đvC. B) 54.104đvC. C)72.104đvC. D)36.104đvC.




Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

1-10

B

B

C

A

B

A

D

A

A

D

11-20

A

C

D

A

C

B

D

C

A

C

21-30

B

A

C

C

B

C

A

B

B

C

31-40

B

D

A

A

D

B

A

D

A

A

41-50

A

A

D

D

A

A

B

B

D

B

51-57

C

A

D

C

C

D

B

**

**

**


NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Hai thành phần cơ bản cấu tạo nên NST là

A)tARN và prôtêin loại histon. B)ADN và prôtêin loại histon.

C)mARN và prôtêin loại histon. D)rARN và prôtêin loại histon..

Câu 2: Mỗi nuclêôxôm được cấu tạo bởi:

A)khối cầu gồm 8 phân tử histôn và đoạn ADN khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn bên ngoài.

B)khối cầu gồm 8 phân tử α Hemoglobin và đoạn ADN khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn bên ngoài.

C)khối cầu gồm 6 phân tử histôn và đoạn ADN khoảng 146 cặp nuclêôtic quấn bên ngoài.

D)khối cầu gồm 8 phân tử histôn và đoạn ADN khoảng 246 cặp nuclêôtit quấn bên ngoài.

Câu 3: Các cơ chế nào bảo đảm bộ NST ổn định qua các thế hệ của loài?

A)Nguyên phân và giảm phân. B)Giảm phân và thụ tinh. C)Nguyên phân và thụ tinh.

D)Sự phối hợp của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 4: Đột biến thuộc dạng nào gây hậu quả làm tăng cường hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng?

A)Mất đoạn NST. B)Chuyển đoạn trên cùng NST. C)Lặp đoạn trên NST. D) Đảo đoạn trên NST.


Câu 5: Từ NST có cấu trúc a b * c d e g , đột biến cấu trúc tạo nên NST có thành phần gen a b * c e d g. Đột biến đó thuộc dạng gì?

A.Lặp đoạn. B.Chuyển đoạn. C.Đảo đoạn chứa tâm động. D.Đảo đoạn không chứa tâm động.



Câu 6: Do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit đồng dạng trong kỳ trước lần phân bào 1 giảm phân, tạo nên các đột biến cấu trúc thuộc dạng: A)mất đoạn và đảo đoạn. B)mất đoạn và chuyển đoạn.

C)mất đoạn và lặp đoạn. D)đảo đoạn và chuyển đoạn.



Câu 7: Do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit đồng dạng có cùng cấu trúc a * b c d e f trong kỳ trước lần phân bào 1 giảm phân, tạo nên các NST có cấu trúc

A) a x b e f a x b c d c d e f

B) a x b c d a x b e f

C) a x b e f a x b c d e f

D) a x b c d e f a x b e f c d

Câu 8: Đột biến nào dưới đây tạo nên thể khảm? A)Đột biến xôma. B)Đột biến tiền phôi.

C)Đột biến giao tử. D)Đột biến NST.



Câu 9: Từ hai NST có cấu trúc a * b c d f g h và m * n o p q r s đã tạo nên hai NST có cấu trúc:
a * b c d q r s và m * n o p f g h do:

A)chuyển đoạn không tương hỗ B)chuyển đoạn tương hỗ.

C)tiếp hợp và trao đổi chéo không cân. D)tiếp hợp và trao đổi chéo cân.

Câu10: Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A)sự phân ly độc lập của các cặp NST, tổ hợp tự do của các NST trong phát sinh giao tử và kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh. B)tác nhân gây đột biến làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chéo giữa các crômatit.

C)do ảnh hưởng của các yếu tố nội môi hay của môi trường ngoài làm thay đổi bộ NST của loài.

D)tác nhân gây đột biến tác động đến quá trình tự nhân đôi và phân ly của NST.



Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm của thể đa bội?

A)Tế bào của thể đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.

B)Thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

C)Trong tế bào sinh dưỡng của thể đa bội có số lượng NST tăng theo bội của n (n>2). D)Các thể đa bội chẵn hoàn toàn bất thụ.



Câu 12: Thể nào dưới đây là thể dị đa bội? A)Thể 4n. B)Thể 3n. C)Thể 5n. D)Thể 2nA + 2nB.

Câu 13: Ở cà chua, B qui định quả đỏ là trội hoàn toàn so gen b qui định quả vàng. Cho cà chua quả đỏ (2n) giao phấn với cà chua quả vàng (2n) đều thuần chủng. Thu và xử lý tạo đột biến tứ bội F1 rồi chọn hai cây F1 giao phấn với nhau. Kết quả thu được 11 quả đỏ: 1 vàng. Kiểu gen của 2 cây F1 đem giao phấn với nhau là:

A)BBbb x BBbb. B)BBbb x Bbbb. C)BBbb x Bb. D)Bbbb x Bbbb.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 286.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương