Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu


Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh giá



tải về 437.78 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích437.78 Kb.
#1778
1   2   3   4   5

2. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh giá

2.1. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý

Công ty đang có lợi thế là sản xuất cung ứng lượng sản phẩm tương đối lớn trên thị trường nên chính sách giá cả của Công ty ít nhiều có ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Mặt khác hiện nay có nhiều đối thủ mới ra nhập thị trường có tiềm lực mạnh (các liên doanh) nên công ty cần có giá cả phù hợp, cần cân nhắc kỹ khi định giá đảm bảo thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.



2.2. Áp dụng mức giá bán thấp cho những sản phẩm tiêu biểu

Bánh kẹo không phải là loại hàng hoá thiết yếu vì thế có độ co giãn cầu theo giá là lớn. Đây là một cơ sở quan trọng để công ty áp dụng mức bán giá thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên việc áp dụng giá thấp phải dựa trên những khả năng giảm giá thành và giảm chi phí thương mại hợp lý. Nếu không việc giảm giá bán sẽ gây những tác động ngược chiều nguy hiểm.

2.2.1. Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và khấu hao TSCĐ hay còn gọi là chi phí TSCĐ và một số chi phí khác về nguyên vật liệu, điện nước phục vụ trực tiếp cho sản xuất.

Để giữ được giá bán thấp mà vẫn có lãi, Hải Châu cần áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

Muốn hạ giá thành sản phẩm, công ty cần áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí TSCĐ… Ngoài ra cần có chính sách, cách tính giá thành hợp lý.



2.2.2. Giảm chi phí thương mại

Trong thực tế, công ty Hải Châu đã tiết kiệm chi phí thương mại bằng cách cắt giảm tối đa những chi phí cho những hoạt động rất cần thiết. Chi phí hoạt động quảng cáo đã bị hạn chế khiến cho hoạt động quảng cáo của công ty được tiến hành cầm chừng, chủ yếu trên các phương tiện thông tin ở các địa phương, nên có hiệu quả không cao. Chi phí cho các hoạt động tham gia hội chợ cũng không dồi dào mặc dù tham gia hội chợ, triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu của công ty. Những chương trình khuyến mại cũng được tiến hành trên diện hẹp, chủ yếu tập trung vào các đại lý cũng do kinh phí hạn chế. Tổng chi phí trong năm 2002 là 1,075 tỷ chỉ chiếm 0.58% doanh thu thấp hơn rất nhiều so với mức chi phí bình quân của ngành là 1,2%. Chính vì vậy công ty Hải Châu rất khó tiếp tục giảm chi phí thương mại mà trái lại phải gia tăng trong thời gian tới.



BẢNG 10. CHI PHÍ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Nội dung

Số lần

Phạm vi

Kinh phí(tr.đ)

Quảng cáo trên THVN

20

Cả nước

90

Quảng cáo trên đài địa phương

30

Địa phương

35

Quảng cáo trên báo

15

Cả nước

80

Tham gia hội trợ triển lãm

10

Cả nước

150

Khuyến mại cho đại lý




Cả nước

500

Khuyến mại cho người mua sản phẩm




Cả nước

100

Thưởng cho những đại lý tiêuThưởng cho những đại lý tiêu thụ đạt sản lượng cao

1

Cả nước

120

Tổng

86




1075


(Nguồn: Phòng kế hoạch - vật tư cung cấp)

Tuy nhiên công ty vẫn có thể cắt giảm một số chi phí như chi phí lưu chyển hàng, chi phí dự trữ hàng. Bởi vì những chi phí này có cơ cấu phức tạp và thường bị lãng phí. Những chi phí này tuy mang tính khách quan, cần thiết nhưng mức phí cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ tổ chức kinh doanh thương mại, sự tính toán hợp lý và các nhân tố chủ quan của người quản trị.

Để giảm chi phí vận tải, bốc dỡ, công ty cần có biện pháp lựa chọn đúng phương tiện vận tải, phân bố mạng lưới kinh doanh toạ coh hàng hoá có đường vận động hợp lý và ngắn nhất, chuẩn bị tốt chào hàng, chuẩn bị tốt đóng gói hàng hoá và bao bì phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá ở hai đầu tuyến vận chuyển và hợp tác chặt chẽ với cơ uan vận chuyển.

Để giảm chi phí dự trữ, công ty cần phân bổ hợp lý dự trữ hàng hoá trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách xác định tỷ lệ dự trữ hàng hoá ở kho chính và kho phụ. Đồng thời, công ty cũng cần tổ chức theo dõi và điều khiển dự trữ trên cơ sở xác định mức dự báo một mặt bảo đảm có hàng bán một mặt không làm ứ đọng vốn, và áp dụng các phương pháp dự trữ tiên tiến mang lại hiệu quả cao.

3. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh dịch vụ.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, công ty cũng cần phải sử dụng hiệu quả vụ khí dịch vụ.

Hoạt động dịch vụ trước hết cần phải xác định chính xác được đối tượng tác động để hoạt động đạt được hiệu quả. Mỗi hoạt động dịch vụ có đối tượng riêng do đó thời điểm, cách thức tiến hành khác nhau. Có hoạt động dịch vụ nhằm vào người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân nhưng cũng có những hoạt động tác động vào người mua hàng của công ty chủ yếu là các đại lý người mua buôn.

3.1. Tích cực hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm

Hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuếch trương của côg ty Hải Châu trong những năm qua chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, một số laọi sản phẩm của công ty mặc dù có mặt trên thị trường nhưng không được mọi người biết đến, thậm chí đến cả tên công ty ở một số nơi một số người cũng không biết. Bởi vậy trong thời gian tới, công ty cần tăng cường các hoạt động quảng cáo bằng các hình thức sau:



Thứ nhất, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể quảng cáo trên truyền hình trung ương và địa phương. Lựa chọn một số tỉnh có khả năng tiêu thụ mạnh để tổ chức quảng cáo trên đài truyền hình và đài phát thanh địa phương, sau đó nhân rộng ra địa phương khác. Nghiên cứu thiết kế nội dung chương trình quảng cáo không chỉ đơn thuần cung cấp các thông tin về sản phẩm của Hải Châu mà trong nó nên xây dựng một biểu tượng hấp dẫn về Hải Châu, có thể thêm vào đó một số kỹ thuật khuyến mại (quà tặng về biểu tượng của Hải Châu, phiếu có thưởng…) khiến người tiêu dùng không chỉ biết đến mà còn tìm mua sản phẩm. Về thời lượng và tần số quảng cáo, công ty nên có kế hoạch hợp lý sao cho tránh tình trạng nhàm chán trong quảng cáo mà hiệu quả kinh tế đem lại là cao nhất. Mặt khác, công ty cũng nên quảng cáo trên các phương tiện thông tin khác như: báo chí, tập san, lịch treo tường. Đối với sản phẩm mới thì sau đợt quảng cáo phải tổ chức ngay đội tiếp thị đưa sản phẩm ra thị trường.

Thứ hai, công ty nên áp dụng quảng cáo trên panô, áp phích: đây là hình thức rất có hiệu quả, nó không chỉ nhắc nhở về sự tồn tại sản phẩm trên thị trường mà còn gợi ý, hướng dẫn người tiêu dùng mua hàng ở đâu. Do kinh phí hạn chế công ty không thể quảng cáo bằng panô, áp phích lớn trên ngã ba, ngã tư, trục đường giao thông thì có thể làm bằng cách:

  • Đặt panô áp phích tại các đại lý, điểm bán hàng của Hải Châu để người tiêu dùng biết được ở đó có bán sản phẩm của Hải Châu. Các panô, áp phích phải làm rõ ràng, dễ hiểu, dễ gây ấn tượng…

  • Đặt các panô, áp phích trên cá phương tiện vận chuyển của công ty, của đại lý. Hình thức quảng cáo di động này sẽ cung cấp thông tin trên mỗi chặng đường mà nó đi qua.

Thứ ba, công ty nên nghiên cứu quảng cáo bằng tờ rơi giới thiệu về các sản phẩm của Hải Châu, có thể cho vào trong bao gói một số sản phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Chẳng hạn đặt trong sản phẩm bột canh gia vị, đây là sản phẩm được nhiều hộ gia đình ưa dùng. Khi họ có nhu cầu mua bánh kẹ, họ đã có thông tin về sản phẩm của Hải Châu và sẽ tin dùng như tin vào sản phẩm bột canh vậy.

3.2. Tạo thuận lợi trong thanh toán và phục vụ khách hàng.

Nhìn chung, với sản phẩm là bánh kẹo thì chính sách thanh toán và phục vụ khách hàng chủ yếu được nhằm vào các khách hàng đại lý và người mua buốn.

Công ty Hải Châu đã áp dụng một số chính sách thanh toán ưu đãi đối với các đại lý như cho phép các đại lý trả chậm, nhưng chính sách thanh toán của công ty đối với các đại lý còn cứng nhắc so với một số đối thủ cạnh tranh.

Hiện tại công ty cho các đại lý và người bán buôn hưởng chiết khấu bán hàng, đồng thời cũng thưởng cho các đại lý trong trường hợp tiêu thụ được nhiều sản phẩm của công ty ở mức thấp. Điều này không kích thích các đại lý tiêu thụ sản phẩm một cách mạnh mẽ. Vì vậy công ty nên cho hưởng chiết khấu bán hàng 2% doanh số tiêu thụ đối với những đại lý mua hàng từ 5 triệu đồng trở lên và thanh toán ngay

Với chính sách phục vụ công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:


  • Phục vụ vận chuyển hàng hoá đến tận các đại lý hoặc trợ giúp cho các đại lý một phần chi phí vận chuyển.

  • Bố trí nơi ăn nghỉ và tiếp đón nồng nhiệt đối với những khách hàng ở xa lỡ buổi trú lại ở công ty.

  • Làm biển quảng cáo với biểu tượng của mình, công ty trợ giúp cho các đại lý biển quảng c áo và có thể cho nhân viên đến lắp đặt, trang trí gian hàng cho các đại lý.

  • Cung cấp bao gói và hỗ trợ kinh phí cho việc bao gói lại các sản phẩm hàng hoá bị rách vỡ bao gói trong quá trình vận chuyển.

Thực hiện các giải pháp trên sẽ làm tăng độ tin cậy của khách hàng vào công ty và do đó công ty sẽ giữ được khách hàng của mình, góp phần làm tăng sự ổn định mạng lưới tiêu thụ


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng đang gia tăng, việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mỗi công ty trong ngành bánh kẹo là rất quan trọng. Với một công ty lớn có khả năng cạnh tranh cao như công ty Hải Châu, vấn đề này cũng không thể xem nhẹ. Đánh giá đúng khả năng cạnh tranh hiện tại và đề ra được những biện pháp hiệu quả luôn là bài toán khó giải.

Nhận biết nhu cầu khách quan như vậy, trong chuyên đề tốt nghiệp này, tác giả đã hoàn thành một cách tương đối hai công việc:

Bằng phương pháp phân tích hiện đại, trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, chuyên đề đã đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của công ty Hải Châu. Theo như kết quả phân tích, công ty Hải Châu có khả năng cạnh tranh tương đối cao.

Chuyên đề đã đề ra một số biện pháp căn bản phù hợp với điều kiện của công ty để tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.

Do thời gian và hiểu biết hạn chế nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy, cô giáo, các cán bộ trong công ty và các các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Duy Bột và PGS. Đặng Đình Đào, NXBGD, năm 1997

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại , chủ biên PGS.TS. Hoàng Minh Đường và TS. Nguyễn Thừa Lộc, NXBGD,1998

3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại (dùng cho cao học), PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang và TS. Nguyễn Thừa Lộc, NXBTK, 1999

4. Giáo trình Marketing Thương mại, chủ biên PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang, NXBTK,1999

5. Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO- 9000, PGS.TS. Nguyễn Quốc Cừ, NXB khoa học kỹ thuật, 2000.

6. Giáo trình kinh tế học vi mô, chủ biên GS.TS. Ngô Đình Giao, NXBGD, 1997.

7. Cạnh tranh bằng giảm tối đa phí tổn thương mại, Jean Guiony, NXB T.PHCM,1995

8. Chiến lược cạnh tranh thị trường, Uỷ ban vật giá Nhà nước, 1990

9. Competitive strategy, Michael E.Porter, the Free Pres, 1998

10. Tài liệu của công ty bánh kẹo Hải Châu.









tải về 437.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương