MỘt số biện pháp giáo dục học sinh ghi nhớ vai trò LÃnh đẠ0 CỦA ĐẢng khi dạy học về giải phóng hoàn toàn miền nam (1975), LỚP 12 thpt



tải về 44.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích44.78 Kb.
#13393
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH GHI NHỚ VAI TRÒ LÃNH ĐẠ0 CỦA ĐẢNG KHI DẠY HỌC VỀ GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1975), LỚP 12 THPT

                                                                                               

                                                                                    TS. Nguyễn Mạnh Hưởng

                                                                  Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 

Hiện nay, tích hợp những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) vào đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của giáo viên (GV) cả nước, vì nó góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục (GD). Đối với môn lịch sử (LS), nếu giáo viên (GV) sử dụng CNTT hiệu quả kết hợp với các PPDH truyền thống khác sẽ giúp học sinh (HS) tái hiện sự kiện LS dễ dàng, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức, là biện pháp tối ưu để giáo dục (GD) và phát triển toàn diện các em. Bài viết dưới đây giới thiệu các biện pháp cơ bản tích hợp CNTT vào GDHS ghi nhớ vai trò lãnh đạo của Đảng khi DH về giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975), lớp 12 THPT[*].



Phải khẳng định rằng, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), LS nước ta luôn gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng, cùng những thắng lợi to lớn như Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975),… Cho nên, việc GD thế hệ trẻ ghi nhớ vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua các bài học LS ở trường phổ thông phải được tiến hành thường xuyên, nhất là những nội dung có nhiều tư liệu nghe – nhìn (tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu,…). Trong bài học LS này, GV có thể tích hợp CNTT vào DH, giúp HS nắm vững kiến thức và ghi nhớ vai trò lãnh đạo của Đảng ở những mặt sau:

1. GV thiết kế Hình Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam trên phần mềm PowerPoint để hướng dẫn HS khai thác kiến thức, qua đó GD các em ghi nhớ vai trò của Đảng trong việc “chớp thời cơ” và đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. Bức hình được sử dụng khi DH mục III.1, SGKLS 12.

Trước tiên, GV trình chiếu bức hình, nêu câu hỏi (CH) để HS quan sát, nghiên cứu SGK và cùng trao đổi: Căn cứ vào điều kiện LS nào mà Đảng lại triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Hội nghị đã đưa ra những quyết định gì? 

                  

             Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam

HS trả lời xong, GV nhận xét và chốt ý: Cuối năm 1974, đầu năm 1975, khi so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng (“Mĩ đã cút” và ta giành thắng lợi ở đường số 14 - Phước Long, Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt), từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Hội nghị Bộ chính trị mở rộng đã họp đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bức ảnh do Thông tấn xã Việt Nam chụp cảnh Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng ngày 18/12/1974. Trong hình, đồng chí Lê Duẩn - người đứng giữa đang chủ trì cuộc họp. Ngồi hai bên là các đồng chí lãnh đạo Đảng cao cấp như đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng (bên phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bên trái). Hội nghị thể hiện trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân ta. Qua phân tích tình hình, Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, kết luận: "Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đầy đủ điều kiện về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc".  Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh: "Nếu như thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975", cần thiết tranh thủ thời cơ thực hiện "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa", phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế và các công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Cuối cùng, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, rồi  kết luận: Hội nghị có ý nghĩa LS to lớn, vì đã phân tích chính xác tình hình, đề ra phương hướng hành động đúng đắn, thể hiện quyết tâm chiến lược cao để giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ lớn đến. Đó chính là ngọn đuốc soi đường dẫn đến cuộc Đại thắng mùa xuân năm 1975.



2. GV thiết kế lược đồ giáo khoa điện tử trên phần mềm PowerPoint để tổ chức DH về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, qua đó giáo dục HS vai trò của Đảng chỉ huy các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Các lược đồ trên được sử dụng khi DH mục III.2, SGKLS 12. Khi thiết kế các lược đồ trên phần mềm PowerPoint, GV phải dựa vào bản đồ treo tường do Bộ GD cung cấp cho các trường phổ thông để đảm bảo tính khoa học, chính xác (về đường biên giới, địa danh LS, các kí hiệu của lược đồ,…).

 Thứ nhất, đối với Lược đồ Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến 24/3/1975), để tăng thêm tính sinh động, cụ thể và tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập, GV cần vẽ  các mũi tên tiến công của quân ta, liên kết (bằng Trigger) với một số hình ảnh: Hình Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, Cuộc tiến công của quân ta vào Buôn Ma Thuột, hay Cuộc tháo chạy toán loạn của quân đội Sài Gòn,…. (dùng công cụ Drawing để vẽ kí hiệu cờ, mũi tiến công và tạo hiệu ứng Entrance /Wipe).

                   

                         Lược đồ Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến 24/3/1975)

Khi DH về diễn biến của chiến dịch, GV trình chiếu lược đồ, kết hợp nêu vấn đề: Vì sao ta chọn Tây Nguyên là điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? Chiến dịch Tây Nguyên đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? HS dựa vào SGK để trả lời, rồi GV chốt ý (Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở Đông Dương, nhưng quân địch lại mỏng và phòng bị rất sơ hở). Tiếp đó, GV tường thuật trên lược đồ, kết hợp kích chuột linh hoạt để HS lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ thời gian và trận mở màn then chốt Buôn Ma Thuột, tạo cơ sở cho việc giáo dục các em về vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiến dịch Tây Nguyên. Tường thuật xong, GV gọi HS nêu ý nghĩa của chiến thắng Tây Nguyên, rồi kết luận: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới, từ tiến công chiến lược phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Thứ hai, đối với Lược đồ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến 29/3/1975), GV cần tạo ra các địa danh tiêu biểu là Quảng Trị, Tam Kì, Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng,  đồng thời liên kết (bằng Trigger) với một số hình ảnh chiến thắng của quân ta. Trước hết, GV nêu vấn đề: Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng lại quyết định mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra? HS trao đổi và trả lời xong, GV chốt lại để các em hiểu rõ quyết định sáng suốt của Bộ Chính trị trong việc mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng khi “thời cơ” đến nhanh: Sau khi Tây Nguyên bị mất, quân đội Sài Gòn mất tinh thần nên ngày 14/3/1975 Tổng thống miền Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho quân đội bỏ Tây Nguyên rút về vùng duyên hải miền Trung. Lúc này thời cơ đang đến rất nhanh, là cơ hội cho quân ta giải phóng Sài Gòn. Nhưng muốn giải phóng Sài Gòn, trước hết phải giải phóng Huế - Đà Nẵng. Đà Nẵng chính là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ ở miền Nam.

               

                    Lược đồ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến 29/3/1975)

Trình bày diễn biến của chiến dịch trên lược đồ, GV cần cho HS thấy được vai trò của Bộ Chính trị đã chỉ đạo quân ta nghệ thuật tác chiến chia cắt, cô lập và bao vây địch để nhanh chóng giải phóng Huế, rồi Đà Nẵng - hai vị trí chiến lược quan trọng đối với lực lượng Quân đoàn 1 của địch (GV kích chuột vào địa danh Huế, Đà Nẵng để HS quan sát bức hình Quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế, Giải phóng thành phố Đà Nẵng). Sau cùng, GV tổ chức cho HS rút ra ý nghĩa của chiến dịch này (Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của chính quyền Sài Gòn ở miền Trung, xóa bỏ Quân khu 1, phá tan âm mưu co cụm về phòng thủ Sài Gòn của địch, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.



Thứ ba, GV thiết kế Hình Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975 và Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến 30/4/1975) trên phần mềm PowerPoint để tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, qua đó GD các em về sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng khi nắm bắt thời cơ, chỉ huy quân ta thực hiện phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975. Trên lược đồ, GV sẽ thiết kế các địa danh quan trọng, mũi tên thể hiện hướng tiến công của 5 cánh quân,... liên kết các hình ảnh tiêu biểu (chiến thắng Phan Rang, Xuân Lộc, xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975,...). 

                 

                          Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh(từ ngày 26/4 đến 30/4/1975)

Đầu tiên, GV trình chiếu Hình Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975, nêu CH để HS quan sát, suy nghĩ: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975 được thành lập trong hoàn cảnh nào? Vì sao Đảng ta lại quyết định kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa? HS trả lời xong, GV nhận xét và trình bày: Sau chiến thắng Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và nhận định “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, từ đó đưa ra quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975). Ngay sau đó, “chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định” được Bộ Chính trị lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Ngày 6/4, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh được thành lập, gồm: Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh), Phạm Hùng (Chính uỷ), Thượng tướng Trần Văn Trà (Phó tư lệnh), Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện. Ngày 22/4, bổ sung thêm Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh, Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính uỷ. Bức ảnh các em đang quan sát do Thông tấn xã Việt Nam chụp cảnh Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975 đang họp bàn chuẩn bị cho việc tiến hành chiến dịch với tinh thần rất khẩn trương, quyết thắng. Người ngồi phía bên trái là Đại tướng Văn Tiến Dũng, ở giữa là Lê Đức Thọ và bên phải là Chính uỷ Phạm Hùng. Đứng xung quanh là các tướng tá trong Bộ chỉ huy chiến dịch. Nơi đây đã phát đi những mệnh lệnh chính xác, táo bạo có tính chất quyết định đối với sự thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đảng ta quyết định kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa vì miền Nam có hai mùa – mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Nếu ta tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi khi hành quân, vận chuyển vũ khí và của cải vật chất từ Bắc vào Nam. Mặt khác, lúc này thời cơ giải phóng miền Nam đang đến rất nhanh và cũng có thể trôi qua nhanh, nếu chậm trễ sẽ có tội với nhân dân và lịch sử, nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cần phải nhanh hơn nữa, thần tốc hơn nữa.

Trong quá trình tường thuật diễn biến của chiến dịch trên lược đồ, GV cần linh hoạt giữa lời nói với kích chuột để các kí hiệu xuất hiện đồng thời, nhất là hướng tiến công của 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tại mỗi điểm tiến công giành thắng lợi của quân ta như Phan Rang, Xuân Lộc, Dinh Độc Lập ở Sài Gòn đều có liên kết các hình ảnh, đoạn phim tài liệu rất sinh động (bằng Trigger), GV cần khai thác triệt để, giúp HS thấy rõ cuộc tiến công với khí thế “thần tốc, tạo bạo, bất ngờ, chắc thắng” của quân ta dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975.

3. GV hướng dẫn HS xem phim tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh để các em khắc sâu kiến thức, được “trực quan sinh động” chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên Bác dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trực tiếp là Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975. Đoạn phim tài liệu trên các trường THPT đã được Bộ GD cung cấp, GV sử dụng khi DH mục III.2, SGKLS 12 (kết hợp với sử dụng Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến 30/4/1975). Đoạn phim dài khoảng 8 phút, lời bình hay, phản ánh diễn biến của chiến dịch rất sinh động, thông qua hướng tiến công của 5 cánh quân, gồm: hướng Tây Bắc có quân đoàn III, hướng Bắc có quân đoàn I, hướng Tây Nam có đoàn 232, hướng Đông có quân đoàn IV và bộ đội Liên khu V, hướng Đông Nam có quân đoàn II. Đoạn phim tài liệu kết thúc bằng sự kiện xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các quân đội Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện và cả nước ăn mừng chiến thắng. Đặc biệt, đoạn phim có nội dung bức Điện mật của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn điện cho Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lúc 10h ngày 30/4/1975: “Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến công với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch”.

                

GV cần lưu ý rằng, việc cho HS xem phim tài liệu không phải “xem cho vui”, mà nên định hướng bằng CH để sau khi xem xong thì các em sẽ trả lời được và hiểu bài. Ví dụ, trước khi cho HS xem đoạn phim này, GV yêu cầu các em tập trung theo dõi để trả lời các câu hỏi: Hãy kể tên 5 cánh quân cùng tiến công giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh? Khí thế cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân ta như thế nào? Tình trạng của chính quyền Sài Gòn và lực lượng cố vấn Mĩ trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975? Em có nhận xét gì về sự lãnh đạo của Đảng trong chiến dịch Hồ Chí Minh? Sau khi HS trả lời CH, GV khái quát lại và kết luận: Sự kiện LS xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập và Lá cờ cách mạng được cắm trên nóc Dinh Độc lập là mốc báo hiệu sự cáo chung của Chính quyền Sài Gòn và sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Việc tổ chức cho HS xem phim tài liệu như vậy vừa giúp các em khắc sâu kiến thức LS, tạo hứng thú học tập, vừa có tác dụng tích cực về mặt GD và phát triển.

Khi tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), GV cũng giúp các em hiểu rõ nguyên nhân quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (xây dựng CNXH ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam); Đảng đã thực hiện phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp giữa đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao,...

Để từng bước nâng cao chất lượng DH nói chung, GDHS qua môn LS ở trường phổ thông nói riêng thì ứng dụng CNTT vào bộ môn là một hướng đi đúng đắn, song cần có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực từ nhiều phía, trước hết là lãnh đạo các trường THPT. Công việc này nếu được GV áp dụng thường xuyên và hợp lí không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, mà còn làm cho các em thêm say mê, hứng thú, yêu thích học tập LS, nhờ đó hiệu quả GD cũng tốt hơn./.

(*) Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội



[*] Bài 23, tiết 2 “Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 -  1975), chuẩn và bài 28, tiết 2 (nâng cao) có cùng chủ đề.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Công văn số 9584/BGDĐT - CNTT, ngày 7/9/2007 của Bộ GD – ĐT gửi cho các trường Đại học, Cao đẳng, các Sở GD – ĐT về chương trình Quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo.



2. PGS. TS Trịnh Đình Tùng, ThS. Nguyễn Mạnh Hưởng - Sử dụng CNTT để khai thác kênh hình trong SGKLS 12. Tạp chí GD, số 196, 2008, tr 42 – 45.

3. ThS. Nguyễn Mạnh Hưởng - Sử dụng CNTT để dạy bài “Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”, Lịch sử lớp 12. Tạp chí Thiết bị GD, số 50, 2009, tr 17 – 19.



4. Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Phương pháp DHLS, tập II. Nxb ĐHSP. HN, 2008.
Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 44.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương