MỘt quan đIỂm công giáo về TÁc phẩm sống theo đÚng mụC ĐÍCH



tải về 409.19 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích409.19 Kb.
#1426
1   2   3   4   5   6

* Mắt Hướng Về Đức Giêsu
Theo thư gởi tín hữu Do thái, trở nên giống Chúa Kitô nghĩa là “mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,1).
* Cố Giám mục Joseph O’Keefe, nguyên Giám mục địa phận Syracuse và là người New York, đã lấy câu đó làm khẩu hiệu Giám mục của mình: Respice ad Jesum “Hãy hướng mắt bạn vào Chúa Giêsu”.

* Cha Kevin Murphy, một Linh mục trong địa phận chúng tôi, hết sức đau đớn và cuối cùng, qua đời vì bệnh ung thư khi mới ba mươi ba tuổi. Cạnh giường bệnh của ngài, ngài đặt một tượng thánh giá lớn và lấy việc nhìn lên Đức Giêsu trên Thánh giá mang lại cho ngài sức mạnh, sự cảm thông và nguồn an ủi.

* Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cũng tìm được nơi Đức Kitô trên Thánh giá một nguồn cảm hứng liên lỉ. Trước khi đi ngủ, ngài quỳ trước tượng Thánh giá treo trên tường; thức giấc ban đêm, ngài nhìn thấy Thánh giá tức khắc; Thánh giá là hình ảnh đầu tiên trước mắt khi ngài thức dậy. Ngài nói, Thánh giá là dấu hiệu đầu tiên của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta.
* Những Cám Dỗ
Đức Kitô nên giống chúng ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi. Ngài bị cám dỗ lúc khởi đầu sứ vụ và cuối cùng, trong vườn Giếtsêmani. Rõ ràng, Ngài đã đánh bại, vượt qua và chống lại các cám dỗ này một cách thành công.

Mẫu gương đó sẽ giúp chúng ta hiểu được sự khác biệt quan trọng giữa tội lỗi và cám dỗ. Tội lỗi xảy ra khi chúng ta bất tuân mệnh lệnh của Chúa trong lòng cách tự do và hiểu biết. Cám dỗ, dù mạnh mẽ và dữ dội đến đâu, cũng không phải là tội trừ phi chúng ta đầu hàng nó.

Một vài nhà lãnh đạo trong quá khứ đã bỏ qua việc phân biệt giữa tội lỗi và cám dỗ cũng như giữa tội trọng (như giết người và ngoại tình) và tội nhẹ (như thiếu kiên nhẫn nhỏ nhặt hay những lời nói thiếu suy nghĩ). Việc không nhận thức được những khác biệt đó sẽ dẫn đến sự tàn phá trong đời sống thiêng liêng của chúng ta.
Nhiều người hôm nay đang chiến đấu với những nghiện ngập, dẫy đầy các cám dỗ lạm dụng những thứ như rượu, ma tuý, tình dục và đồ ăn.

Để vượt qua những thói nghiện ngập như thế, người ta phải chống lại việc chối bỏ tình trạng ngiện ngập và thừa nhận một vấn đề tồn tại. Sau đó, những bước tiếp theo nếu được tuân thủ một cách trung thành có thể dẫn đến việc kiểm soát tình trạng nghiện ngập và làm chủ cách lành mạnh cuộc sống của mình.


* Nghiện ngập không phải là lỗi của bạn. Vì thế, bạn đừng tự trừng phạt vì có lỗi hay buộc tội chính mình rằng, bạn có lỗi.
* Nghiện ngập sẽ không bao giờ cao chạy bay xa. Bạn có thể trở thành một con nghiện đang phục hồi, nhưng không bao giờ là một người nghiện được bình phục.
* Sử dụng những phương tiện có sẵn (như một chương trình 12 bước) có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng nghiện ngập và mang lại cho cuộc sống của bạn một trật tự an bình.
* Hãy tuân thủ những cảnh báo DỪNG LẠI này: hãy biết rằng quá đói, quá giận, quá cô đơn hay quá mệt mỏi làm cho bạn dễ bị sức hút của cơn nghiện tấn công.
* Nếu không có một sức mạnh cao hơn chính bạn, là Thiên Chúa, bạn không thể điều khiển hay kiểm soát được cơn nghiện.
Nên giống Đức Kitô cũng có nghĩa là cậy dựa vào Chúa Giêsu để Ngài hướng dẫn chúng ta, trợ giúp chúng ta, và nâng chúng ta dậy khi chúng ta vấp ngã.

CHƯƠNG V


TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA
(Rick Warren, STĐMĐ., Mục Đích 4:

Bạn Được Tạo Dựng Để Phục Vụ Thiên Chúa” Ngày 29-35)

Trong những năm gần đây, Thuật Lãnh Đạo Của Người Tôi Tớ vừa là một cuốn sách bán chạy nhất lại vừa là một ý niệm được yêu chuộng. Cuốn sách cho thấy những người lãnh đạo tài ba phục vụ những người khác. Trong Mục đích 4, với phong cách mạnh mẽ và thực tiễn của mình, Rick Warren khai triển ý niệm đó. Những gì ông nói về thời giờ và tài năng tạo nên một âm vang nơi những người Công giáo vốn đã khá quen với Đội Bảo Vệ, Nhóm Tình Nguyện hay Nhóm Tông Đồ Ngày Chúa Nhật với lời mời gọi họ chia sẻ quà tặng Chúa ban qua việc phục vụ những người khác. Tuy nhiên, đề nghị của ông về việc dâng cúng một phần mười hoa lợi đã không được quảng bá hay chấp nhận rộng rãi nơi hầu hết các giáo xứ Công giáo.

Ở đầu cuốn sách này, chúng tôi đã nói đến sự ngạc nhiên của chúng ta về những lời của ông khi ông cho rằng, trên thiên đàng, chúng ta sẽ gặp lại những người thân yêu vốn là những tín hữu. Phải chăng ông có ý định loại trừ những ai không phải là tín hữu? Ở đó, có sự so sánh với những lưu ý lặp đi lặp lại của ông về việc phục vụ tha nhân vốn là những tín hữu. Phải chăng ông giới hạn chỉ phục vụ những tín hữu?


Những Khác Biệt và Minh Định

* Dâng Một Phần Mười Hoa Lợi

Nói với những người kinh doanh, Rick Warren thúc giục họ “hãy dâng ít nhất một phần mười lợi nhuận của bạn cho Chúa và xem đây là một hành vi thờ phượng” (Ngày 31).

Để củng cố cho những gì mình nói, ông trích đoạn sách Đệ Nhị Luật về thuế thập phân (Đnl 14, 22-29). Ngoài ra, vị Mục sư cộng đoàn Saddleback còn viện vào những lời ngôn sứ Malakhi: “Các ngươi hãy đem tất cả thuế thập phân vào nhà kho...” (Ml 3, 8-11).

Suốt thập niên 60, một uỷ ban đặc biệt của các Giám mục Hoa Kỳ nghiên cứu vấn đề thuế thập phân trong Giáo Hội Công Giáo. Họ kết luận rằng, cho dù đó là một lý tưởng thích đáng, nhưng về mặt pháp lý, vẫn không buộc đối với những người Công giáo; việc chia thuế thập phân hiện nay thành hai phần, một nửa cho giáo xứ và một nửa cho tất cả việc bác ái khác, là có thể chấp nhận được; và trong cái nhìn mục vụ, việc thâu thuế thập phân trên một ngàn giáo xứ Hoa Kỳ cho thấy bao lợi ích.

Vào những năm đó, trong số những nhà lãnh đạo Công giáo Hoa Kỳ, chỉ có một vài vị ủng hộ thuế thập phân nhưng họ lại không cổ võ việc áp dụng nó cách phổ biến hoặc rộng rãi.

Sáng kiến của riêng tôi vào những năm 70 đến từ một giáo dân đặc biệt của thành phố Detroit, “Gigg” Lenzi, với tư cách là một tình nguyện viên; theo lời yêu cầu, anh đến thăm và thuyết giảng cách hiệu quả thông điệp thuế thập phân tại hơn 300 giáo xứ trong nước.

Cuộc viếng thăm của anh đến giáo xứ chúng tôi đã lập tức nâng tiền oi ngày Chúa Nhật từ 1,750$ lên đến 3,500$. Cuối cùng, thành công đó dẫn tôi tới chỗ huấn luyện một vài giáo dân lợi khẩu hầu giới thiệu nhận thức này cho hơn một trăm giáo xứ trong giáo phận (với mức tăng trung bình 45% tiền oi ngày Chúa Nhật) và xuất bản nhiều tài liệu dùng cho việc giải thích và bổ sung Tiến Trình Dâng Cúng.

Sau đó, tôi gặp Dutch và Barbara Scholtz, đôi vợ chồng này đã dâng cúng 1/10 lợi nhuận trong khoảng 20 năm và cùng nhau, chúng tôi đi cổ động việc Dâng Cúng quanh đất nước. Họ thành lập một ban thuyết trình, và giờ đây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu khái niệm dâng cúng 1/10 lợi nhuận tại hơn 2,000 giáo xứ Công giáo Hoa Kỳ, với tỷ lệ mức tăng trung bình khoảng 45%.

Năm 1992, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phát hành thư mục vụ với chủ đề, Phục Vụ, Đáp Trả Của Người Môn Đệ. Trong khi thư mục vụ vắn tắt thừa nhận truyền thống dâng 1/10 lợi nhuận như một biểu hiện của phục vụ, thì tài liệu này, như trước đây, đi theo con đường chắc chắn nhất với những nguyên tắc thiêng liêng và thần học tổng quát về việc chia sẻ những quà tặng của chúng ta qua việc đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.

Đức Ông Thomas McCread, chăm sóc một giáo xứ bang Kansas. Với ý niệm thuế thập phân trong Kinh Thánh, ngài đã nói đến việc dâng 1/10 hoa lợi đúng lúc, dâng tài năng và của cải. Qua nhiều năm, thành công đáng kể tại giáo xứ của ngài đã được cả nước biết đến cũng như được sự ủng hộ của các Giám mục Mỹ về ý tưởng này.

Ý niệm phục vụ giờ đây đã được chấp nhận rộng rãi hơn và được giáo dục tại các nhà thờ khắp đất nước Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những khuyến cáo cụ thể về thuế thập phân không được đồng tình như thế; thay vào đó dâng cúng theo tỷ lệ được đề nghị nhiều hơn.

Những nghiên cứu tương đối gần đây cho thấy ít người Hoa Kỳ nộp thuế thập phân và người Công giáo lại càng ít hơn. Chẳng hạn, trong thập niên 60, những người Tin Lành dâng 2,2% thu nhập của mình cho các Hội Thánh của họ, và những người Công giáo cũng thế. Nhưng gần đây, đang khi người Tin Lành vẫn duy trì được mức này thì người Công giáo lại giảm xuống còn 1,1%.

Những ví dụ khác: chỉ 10% người Hoa Kỳ dâng nhiều hơn 5% cho các cơ sở từ thiện. Người ta dâng 100,000$ hoặc nhiều hơn cho việc từ thiện, nhưng cũng chỉ ở mức 3,2%. Một nghiên cứu về việc dâng cúng của các giáo phái cho thấy giáo phái Latter Day Saints ở mức cao nhất là 7% đang khi những người Công giáo vẫn ở mức thấp nhất là 1,2%.

Hiện nay, thuế thập phân được cổ võ và thực hành nhiều hơn tại các nhà thờ Công giáo so với thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, việc chấp nhận và thực hành vẫn còn khá ít ỏi.



* Chỉ Những Tín Hữu

Như trước đây chúng tôi đã đề cập đến câu nói của Rick Warren rằng, chúng ta sẽ gặp lại các tín hữu trên thiên đàng. Phải chăng ông đã và đang chỉ nói đến những tín hữu, chỉ những ai thực sự chấp nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ của mình?

Một lần nữa, vấn đề nảy sinh liên quan đến việc phục vụ những người khác. Trong phần này, Mục sư Rick Warren nói:

“Bạn cần liên kết với một gia đình Hội Thánh…nhằm hoàn thành nơi bạn ơn kêu gọi phục vụ những anh em cùng tin khác...” (STĐMĐ., tr. 291).

“Đây là những khả năng đặc biệt chỉ ban cho các tín hữu để họ phục vụ Ngài” (STĐMĐ., tr. 298).

“Những yếu hèn của chúng ta cũng khích lệ tình thân giữa các tín hữu” (STĐMĐ., tr. 347).

Một cách khắt khe, chúng ta có thể giải thích những câu nói ấy muốn nói rằng, chúng ta chỉ phục vụ những tín hữu và không cần vươn tới những người bất hạnh khác. Tuy nhiên, kế hoạch riêng của ông nhằm loại bỏ nạn nghèo đói ở châu Phi và những nỗ lực phục vụ hiện thời của Cộng Đoàn Saddleback dường như muốn nói rằng, những nhận xét đó của ông chỉ để nhấn mạnh hơn là loại trừ.

Ở bất cứ dịp lễ nào, sự kiện nào, những người Công giáo Rôma cũng tin và thể hiện mối liên kết đặc biệt với các giáo hữu trong giáo xứ cũng như với những người Công giáo khác trên khắp cùng thế giới.

Chẳng hạn, hầu hết các nhà thờ đều có cà phê và bánh chiên sau các Thánh lễ Chúa Nhật, những cuộc đi chơi của giáo xứ, những bữa ăn trưa cho người thân sau đám tang.

Hơn thế nữa, các Bí tích rửa tội và xức dầu bệnh nhân có những mối liên kết với Hội Thánh toàn cầu; trong mỗi Thánh lễ, Linh mục cầu nguyện cụ thể cho Đức Giáo Hoàng đương nhiệm và các Giám mục giáo phận; những cuộc quyên góp hằng năm giúp cho nhiều cơ quan địa phương, quốc gia và quốc tế khác nhau để họ lo việc truyền giáo.

Vì thế, đang khi có sự cam kết chung nhất giữa các tín hữu với nhau, thì một cách nghiêm túc, các giáo xứ vẫn đem sứ điệp Tin Mừng đến cho bất cứ người bất hạnh nào.

Để minh hoạ: các trường Công giáo tại trung tâm thành phố thường có lượng sinh viên lớn, thì 75% sinh viên đến từ các gia đình có mức thu nhập dưới mức nghèo đói, và 80% trong số đó không phải là người Công giáo; một trung tâm cứu tế của Nhà thờ Chánh Toà có tên là East Coast Cathedral Downtown Emergency Service cung cấp nhiều đồ ăn và hướng nghiệp cho nhiều người dù họ thuộc bất kỳ tôn giáo và sắc tộc nào. Nhà thờ Chánh Toà West Coast phục vụ miễn phí bữa ăn nóng mỗi ngày cho khoảng 200 người.




Xác Nhận và Phong Phú Hoá

* Những Phẩm Chất của Tình Yêu

Mục đích 2-4, Được Tạo Dựng Để Sống Trong Gia Đình Của Thiên Chúa, Để Nên Giống Đức Kitô và Để Phục Vụ Thiên Chúa Qua Những Người Khác, tất cả đòi hỏi tình yêu. Tình yêu nằm sau các mối tương quan trong gia đình Hội Thánh, là mối dây liên kết chúng ta với Đức Giêsu và thi hành giới răn phục vụ những người khác.

Trên đây, chúng ta đã mô tả yêu thương là trao ban vốn một đôi khi bao gồm cả việc để cho người khác yêu mình. Đây là bốn phẩm chất đặc biệt của tình yêu, những ý niệm được đề nghị từ đầu bởi Eric Fromm trong cuốn Nghệ Thuật Yêu Thương.

* Chăm Sóc và Quan Tâm. Những từ ngữ đó có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh này: để nhận ra, để phát huy và thực hiện tiềm năng trong người khác hay những người khác. Tổng thống Lincoln, như được mô tả trong cuốn Teams of Rivals, một nghiên cứu xuất chúng của Doris Kearns Goodwin, đã có quà tặng tình yêu đó về sự chăm sóc và quan tâm.

Cách đây vài năm, một cuốn sách về thuật lãnh đạo, Search for Excellence đề nghị một vài bước cho việc khen ngợi hay xác nhận người khác - một cách biểu lộ sự chăm sóc và quan tâm: khen thưởng tức khắc cho những người làm tốt công việc ngay lúc đó; cụ thể trong lời khen của bạn; hãy nhớ rằng những lời nói hoặc cử chỉ của người người lãnh đạo có một sức mạnh đặt biệt; thường xuyên xác nhận những cá nhân, nhưng không cần phải đều đặn, nếu không những khẳng định đó lại trở thành thói quen.



* Đáp Ứng Nhiệt Tình. Cảm thông đồng nghĩa với phẩm chất tình yêu này. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác; cảm nhận những gì họ đang cảm nhận; chăm chú lắng nghe người khác là nhân tố thiết yếu của việc đáp ứng đầy cảm thông này; cũng thế, cảm thông là tiếp tục chú ý đến người khác chứ không chú ý đến chính mình.

* Lòng Kính Trọng. Phẩm tính này giúp chúng ta đón nhận người khác như họ là, chứ không phải như chúng ta muốn họ là hay họ nên là. Dường như đó là nhân tố then chốt cho các mối quan hệ tốt đẹp. Hệ quả của lòng kính trọng là: chúng ta có thể bị người khác gây khó chịu trong phạm vi mà chúng ta cho phép họ. Việc cho phép điều này xảy ra trao cho người khác quyền hạn trên chính bản thân nội tâm của mình vốn không phải là một trình trạng lành mạnh.

* Sự Am Hiểu. Ai yêu thương, người ấy học biết; họ vượt quá những hành động bên ngoài của người khác và tự hỏi tại sao. Một bác sĩ tâm lý nhận định, càng hiểu biết bệnh nhân hoặc khách hàng, ông càng nên giống họ. Bằng cách vượt quá cái bên ngoài, ông khám phá cái phong phú của chính cuộc sống họ.

* Các Tôi Tớ Miễn Cưỡng

Trong những nhận định lịch lãm và tách bạch của mình, Mục sư Rick Warren mô tả cách thức Thiên Chúa dùng quá nhiều người vốn không xứng hợp với công việc của Ngài (Ngày 29, STĐMĐ., tr. 295).

Abraham thì già nua, Giacob không có gì bảo đảm, Leah không duyên dáng, Giuse bị lợi dụng, Môisen cà lăm, Giđêon nghèo khổ, Samson mê muội, Rahab vô luân, Đavít vụng trộm và gia đình gặp bao rắc rối. Êlia muốn chết, Giêrêmia chán nản, Giona miễn cưỡng, Naomi goá bụa, Gioan Tẩy Giả ít nữa cũng là người lập dị, Phêrô bốc đồng nóng nảy, Matta bối rối, Thiếu phụ Samaria đổ vỡ đến mấy đời chồng. Giakêu chẳng ai thích, Tôma nghi hoặc, Phaolô kém sức khoẻ, Timôtê nhút nhát.

Mười năm về trước, lúc tôi đã là quản xứ nhà thờ Chánh toà Syracuse, một ông trong Ban Hành Giáo bảo tôi, nhiều người đi nhà thờ này đều không muốn tham gia một cái gì cả. Có lẽ điều đó cũng dễ hiểu. Một ít thành viên thực sự đang sống bên trong làn ranh địa bàn giáo xứ; họ yêu mến cái kiến trúc rộng lớn lâu cả thế kỷ với trần nhà cao vút, với những cánh cửa sổ nhiều màu và những điệu nhạc tuyệt diệu; những giáo hữu này muốn có những buổi cử hành đẹp đẽ nhưng cũng muốn không ai biết đến.

Vậy mà thái độ tiêu cực ấy làm tôi phải bận tâm và lo lắng đang khi phương pháp mục vụ mang tính thần học cơ bản của tôi lại bao gồm cả việc dấn thân tối đa của các thành viên trong giáo xứ. Sự kháng cự tôi gặp phải xem ra song song với sự do dự của những con người trong Kinh Thánh vốn được Rick Warren nêu đích danh.

Tuy nhiên, tôi sung sướng để nói thêm rằng, hai năm giảng dạy và giáo dục về chủ đề này cùng với những lời mời gọi cá nhân hay nhóm tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau đã dần dần thay đổi tình trạng đó.

Một nhóm Tự Nguyện Cuối Tuần quanh năm giờ đây không ngừng tăng lên hàng trăm người mới, họ đóng góp những quà tặng của mình cho việc xây dựng nhà thờ và làm cho bộ mặt giáo xứ tốt đẹp hơn. Con số đó thật là mờ nhạt so với hàng ngàn tình nguyện viên trong các giáo xứ rộng lớn hơn (như 7,000 tại Cộng Đoàn Saddleback), nhưng đối với nhà thờ Chánh toà này, nó cho thấy một chuyển dịch ấn tượng trong thái độ của người giáo dân (Ngày 31, STĐMĐ., tr. 308).

* Quản Lý Đầy Lòng Biết Ơn

Bảy ngày thuộc Mục Đích 4 đề cập đến những chiều kính khác nhau trong việc trở nên những tôi tớ của Thiên Chúa, thực hiện những công việc Ngài trao.

Trong giới Công giáo, một sự đột phá tương tự hay song song được gọi bằng những thuật ngữ như Phục Vụ, Hy Lễ, hay mới mẽ hơn, Những Người Quản Lý Đầy Lòng Biết Ơn Về Những Quà Tặng Của Thiên Chúa.

Ý niệm cuối cùng đó có nền tảng trong Kinh Thánh, phụng vụ và giáo huấn chính thức của Hội Thánh Công Giáo.

Quản Lý Đầy Lòng Biết Ơn bắt nguồn từ hai câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng Thế - St 1, 28; 2, 15. Thiên Chúa tỏ cho nguyên tổ chúng ta thấy thế giới thiện hảo và tuyệt vời trước mắt họ, rồi ra lệnh cho họ “hãy sinh sôi nảy nở và làm chủ mặt đất”, đồng thời “hãy canh tác và chăm sóc nó”. Nói cách khác, hãy là những người chăm sóc có trách nhiệm về công trình tạo thành của Thiên Chúa.

Hai kinh nguyện phụng vụ nói rằng, “mọi sự tốt lành đều bởi Chúa mà ra” và rằng, “Chúa là nguồn mạch sự sống và thiện hảo” (Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật 22 Thường Niên và Kinh Nguyện Thánh Thể IV).

Giáo huấn chính thức của Hội Thánh nhắc chúng ta rằng, trao lại cho Thiên Chúa một phần những của tốt lành đã lãnh nhận từ Đấng Tạo Thành là một nhiệm vụ và là một vinh dự, (Công Đồng Vaticanô II, Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, số 10). Tương tự, ba thập niên sau, cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nhấn mạnh “Của cải trong trần gian được dành cho toàn thể nhân loại” (Số 2402).

Giáo huấn chính thức có nguồn gốc Kinh Thánh và phụng vụ này bao hàm ba phẩm tính nội tại để chăm sóc với lòng biết ơn thích hợp.



Đức Tin: Nhận biết rằng, mọi sự đều là quà tặng đến từ Thiên Chúa.

Lòng Biết Ơn: Ý thức về những quà tặng này dĩ nhiên sẽ gợi lên hoặc phải gợi lên nơi chúng ta một lòng biết ơn tự bên trong.

Rộng Mở Con Tim: Điều này giả định một sự sẵn sàng để chia sẻ một phần những gì chúng ta đã lãnh nhận - thời giờ, tài năng và của cải - để làm cho thế giới này tốt đẹp hơn và xây dựng Hội Thánh.

Thư mục vụ của các Giám Mục Hoa Kỳ, Phục Vụ, Đáp Trả Của Người Môn Đệ, tóm tắt những ý tưởng đó theo cách này.

Người môn đệ phục vụ nhận ra Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống, Đấng trao ban tự do, nguồn mạch của tất cả những gì người môn đệ có, những gì họ là và sẽ là... Họ biết mình là những người lãnh nhận và bảo quản những quà tặng của Thiên Chúa. Họ biết ơn về những gì họ đã lãnh nhận và nóng lòng vun đắp những quà tặng phát xuất từ lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em (Đoạn 1).

Bản văn định nghĩa một người phục vụ là:

Người đón nhận những quà tặng của Thiên Chúa với lòng biết ơn, ấp ủ và trông nom chúng với tinh thần trách nhiệm, chia sẻ chúng cho người khác theo lẽ công bằng và lòng yêu mến, và trả lại cả vốn lẫn lời cho Thiên Chúa (Đoạn 7).

* Thời Giờ, Tài Năng và Tiền Bạc

Trong bảy ngày hoặc bảy chương này, Rick Warren cống hiến những hiểu biết sâu sắc phong phú cho những người lãnh đạo vốn ước ao khơi dậy tinh thần phục vụ Kitô giáo cho đoàn chiên mình. Các bài viết của ông hẳn cũng sẽ thúc đẩy các thành viên chia sẻ bao quà tặng của mình cho những người khác vốn có thể không phải là các tín hữu.

Những ai cổ võ tinh thần phục vụ và các mục tử Công giáo có khuynh hướng phân loại các quà tặng cần được chia sẻ này thành thời gian, tài năng và của cải.



Thời Giờ: Trong thế giới bận rộn hôm nay, thời giờ có lẽ là thứ quý giá nhất, quà tặng gay go nhất để chia sẻ. Chúng ta biết, thời gian dành cho chúng ta trên trần gian thì giới hạn, chóng qua và không biết trước.

Trong khu nội thành của chúng tôi, tại trường Công giáo các cấp K-6 với phần lớn sinh viên là người Mỹ da đen, không Công giáo, dưới mức nghèo đói, có đến 24 thầy cô cố vấn giàu kinh nghiệm dành mỗi tuần một giờ cho cùng một học viên suốt năm đó. Họ đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, 6 tình nguyện viên của nhóm Oasis và bảy sinh viên của trường đại học Syracuse. Họ chia sẻ thời giờ của mình hầu mang đến cho các bạn trẻ nghèo một cơ hội tốt hơn trong cuộc sống và một tương lai sáng sủa hơn.



Tài Năng: Tài năng của chúng ta tượng trưng cho sự kết hợp của những quà tặng lãnh nhận từ lúc chào đời, được hình thành bởi nền giáo dục và được làm giàu thêm nhờ kinh nghiệm. Thật khó mà tin được khi biết rằng, nghệ sĩ nhạc jazz Dave Brubeck, ở tuổi 80 vẫn luyện tập, sáng tác và biểu diễn.

Của cải: Của cải chúng ta sở hữu có thể đến từ tiền lương, tiền hưu, tiền an sinh xã hội, làm thêm, tiền lãi, tiền trợ cấp, thừa kế, hay trúng số. Đối với của cải, Việc Quản Lý Với Lòng Biết Ơn luôn giữ lý tưởng này: Hãy trả lại cho Thiên Chúa với lòng biết ơn hoặc hãy chia sẻ của cải bạn đã lãnh nhận; hãy bớt đi một phần của cải để làm lễ dâng trong những lễ nghi thờ phượng; hãy sử dụng những chiếc phong bì của giáo xứ bạn; hãy lưu ý lý tưởng bắt nguồn từ Kinh Thánh về việc dâng 1/10 hoa lợi, 5% cho giáo xứ bạn và 5% cho những việc bác ái khác.

Nhiều giáo xứ hoặc hầu hết các giáo xứ Công giáo đều lên chương trình, tuần thì xin thời gian và tài năng, tuần thì xin đóng góp tiền bạc. Những kinh nghiệm đó gồm cả việc dạy đọc đúng, hát đúng, chia sẻ những chứng từ và văn chương cũng như đây là một cơ hội để ghi danh vào những dự án phục vụ đa dạng và cam kết hỗ trợ về mặt tài chánh.



* Một Hội Thánh Lộn Xộn

Ngày 35, Mục sư Rick Warren nói đến “Quyền Năng Thiên Chúa Trong Sự Yếu Đuối Của Bạn”. Bằng một kiểu nói hấp dẫn, ông mô tả sự mỏng dòn của con người và sự kiện tính mỏng dòn này tồn tại trong mỗi thành viên của gia đình Hội Thánh.

Người Công giáo ý thức rất rõ bản tính mỏng giòn, yếu đuối của các thành viên trong Hội Thánh. Việc chấp nhận tính loài người ấy thật không dễ, đặc biệt trong những năm gần đây với những vụ lạm dụng tình dục. Vậy mà, người Công giáo vẫn tiếp tục tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong Hội Thánh mình.

Ở đây, việc nhận thức chiều kích lâu đời của lịch sử Hội Thánh thật hữu ích. Bao nhiêu gương lành gương sáng trong quá khứ cho thấy đó là một Hội Thánh vừa có một nhân tính, vừa có một thần tính.

Một sử gia người Anh, không phải Công giáo, đã từng thốt lên một nhận định nổi tiếng rằng, nếu một thể chế nhân loại nào đó trải nghiệm sự băng hoại bên trong hoặc áp lực bên ngoài lớn như thế thì thể chế đó đã tiêu vong từ lâu. Đối với ông, chính sự tồn tại của Hội Thánh Công Giáo kỳ thực là một bằng chứng của Đấng thần thiêng che chở nó.

Một linh mục sử gia đáng kính đã nói, cảm thức về niềm hy vọng lớn lao nhất của ngài cùng với niềm tin vào lời hứa của Chúa với Phêrô rằng, Ngài sẽ ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế là tri thức của ngài về lịch sử Hội Thánh Công Giáo.

Nhiều năm trước đây, tôi lặp lại những lời nói và những ví dụ đó cho một nhóm linh mục vốn rất ưu tư, và ngay lập tức, tôi quan sát thấy nỗi lo lắng của họ lắng xuống một cách đáng kể, sự bình tâm đã đến với họ. Họ biết rõ rằng, Hội Thánh Công Giáo là một nhóm gồm những con người “lộn xộn” và theo một nghĩa nào đó, thật đáng tiếc. Nhưng họ cũng tin rằng, trong những cách thức mầu nhiệm, Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn, chỉnh đốn và nâng đỡ Hội Thánh.
CHƯƠNG VI
MANG SỨ ĐIỆP ĐẾN CHO NGƯỜI KHÁC
(Rick Warren, STĐMĐ, Mục đích # 5

Bạn Được Tạo Dựng Cho Một Sứ Mệnh” Ngày 36-40)

Phần lớn người Công giáo chúng ta không thấy có sự bất đồng nào với phần cuối của Mục sư Rick Warren khi ông nói đến sứ mệnh đem sứ điệp Tin Mừng Đức Giêsu đến cho người khác. Tuy nhiên, họ cảm thấy khá xa lạ với những lời lẽ có phần cường điệu của ông, thậm chí, cách nào đó làm họ khó chịu.

Những Khác Biệt và Những Minh Định

Khi định nghĩa và mô tả từ “sứ mệnh”, Rick Warren coi sứ vụ là việc phục vụ những người tin, và sứ mệnh là việc phục vụ những người chưa tin (Ngày 36).


Hai thuật ngữ này nhằm mô tả những người vừa tin vào Đức Giêsu vừa đem sứ điệp của Ngài đến cho người khác: môn đệ và tông đồ.
Môn đệ là những người lắng nghe và đi theo Đức Giê-su; tông đồ là những người được Ngài sai đi loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới.
Nơi rửa tội lâu đời của Nhà thờ Chánh Toà Syracuse còn lưu giữ một bức khảm hiếm hoi đầy tính sáng tạo và hấp dẫn trên cả hai bức tường với một trích dẫn Kinh Thánh trên lối vào.
Một bức hình Chúa Kitô Phục Sinh đứng thẳng, bao quanh Ngài là hai cây trĩu nặng quả cùng với rất nhiều chim và bướm - biểu trưng sự sống.
Ở bức đối diện, mười một tông đồ đứng trong trạng thái ngỡ ngàng với con chim bồ câu, bồn nước rửa tội và hình con cá ở tâm của bức khảm.
Trên lối vào, câu Tin Mừng Matthêu nói đến sứ vụ của các môn đệ: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần…” (Mt 28,16-20).
Lưu ý, chỉ có mười một tông đồ. Đây là lần hiện ra của Chúa Kitô sau biến cố Phục Sinh; Giuđa đã tự vẫn, các tông đồ chưa chọn ra người thay thế. Cho nên, sẽ là mười một thay vì mười hai.
Giờ đây, các tông đồ này lại được sai đi, được uỷ thác, được lệnh truyền thi hành sứ mệnh.
Như mục sư Warren đã lưu ý, từ ngữ sứ mệnh truy nguyên từ một động từ Latin “Mitto… missum” có nghĩa là sai đi, đang sai đi, đã sai đi.
Câu Latin giải tán cuối Thánh lễ “Ite missa est” hiện thời được dịch là “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an”.
Vậy thì, thuật ngữ sứ mệnh đâu có xa lạ với những người Công giáo. Chúng ta thường áp dụng từ ngữ này cho những hoạt động chẳng hạn như các dự án truyền giáo, việc phục vụ giáo xứ và quyên góp cho việc truyền giáo.
Rick Warren thuật lại câu chuyện cảm động của cha mình, một nhà giảng thuyết đã hơn năm mươi năm mà hầu hết là ở những xứ nhỏ, với niềm đam mê của ông là xây những ngôi nhà thờ nhỏ trong các vùng “truyền giáo” hải ngoại. Cho dù, suốt cả chuỗi đời, ông đã chứng kiến được 150 ngôi nhà thờ, vậy mà vào những ngày cuối cùng trước khi từ biệt bởi chứng ung thư, ông không ngừng lặp lại rằng, “Thêm một nữa cho Chúa Giêsu”. Liệu ông muốn nói thêm một linh hồn hay một ngôi nhà thờ, điều đó không thấy xác định.
Nhưng rồi, vào những khoảnh khắc cuối đời, ông đặt tay trên đầu con trai và lặp lại câu đó.
Rõ ràng, Mục sư Cộng Đoàn Saddleback này đã theo kịp lòng nhiệt tâm truyền giáo của người cha giảng thuyết.
Đang khi một Linh mục Công giáo hay một giáo dân điển hình nào đó có thể không tỏ cho thấy một tinh thần truyền giáo mạnh mẽ tương tự, thì nhìn chung, một cách đặc biệt, Hội Thánh và các cộng đoàn giáo xứ địa phương rất ủng hộ những nỗ lực truyền giáo.


  • Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin luôn hướng dẫn, động viên và ủng hộ các nhà truyền giáo trên thế giới.

  • Hằng năm, vào mùa thu, mọi giáo xứ ở Mỹ dành cuộc quyên góp đặc biệt hay bổ sung giúp cho quỹ truyền giáo.

  • Chắc hẳn tất cả các giáo phận trên nước Mỹ đều tham gia “Chương Trình Hợp Tác Truyền Giáo”, qua đó, mỗi năm Chương Trình này gửi đến mỗi giáo xứ một thuyết trình viên nói đến công cuộc truyền giáo vào một dịp đặc biệt cuối tuần.

  • Các uỷ ban truyền giáo Mỹ, như Maryknoll, gởi các giáo sĩ và tông đồ giáo dân đến nhiều nơi trên toàn thế giới hầu Tin Mừng đến được những nơi xa xôi.

  • Con số các giáo phận và giáo xứ đỡ đầu các cộng đoàn giáo phận, giáo xứ trong các nước nghèo đang gia tăng. Qua đó họ giúp đỡ tài chánh, vật dụng và nhân sự cho các cộng đoàn này.

Những nỗ lực này trở nên mờ nhạt khi đem sánh với kế hoạch của Mục sư Rick Warren khi ông có 500 nhóm nhỏ thuộc Cộng Đoàn Saddleback đỡ đầu cho những ngôi làng ở Rwanda. Phần lớn những người Công giáo đó không có được một bầu nhiệt huyết truyền giáo như Rick Warren, tuy nhiên, họ cũng đảm nhiệm nhiều hoạt động thuộc môi trường truyền giáo, dẫu ở đó vẫn còn nhiều giới hạn trong việc lớn lên và phát triển.



tải về 409.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương