Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng



tải về 1.25 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13617
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bede Griffiths

Mối tương quan giữa con người hội nhập hoàn toàn và Đức Kitô trỗi dậy tìm thấy một cách diễn đạt nhìn thấy rõ ràng trong cuộc sống và tác phẩm của Bede Griffiths (1906-1993), một tu sĩ Dòng Benedict đã sống tại Ấn độ gần hai mươi lăm năm. Dom Bede Griffiths, sinh ra với tên Alan Richard Griffiths, đã có một thời thơ ấu kiểu Edward nước Anh cổ truyền. Lên mười bảy, ông đã trải qua một kinh nghiệm huyền nhiệm về thiên nhiên đã quyết định việc hình thành tương lai đời ông. Ông theo học Oxford, ở đó người kềm cặp ông là C. S. Lewis[b] danh tiếng, người về sau trở thành một người bạn thân. Sau khi hoàn thành việc học hỏi tại Oxford, ông, đi theo các giáo huấn thần triết học của Henry David Thoreau và Ralph Waldo Enerson, hợp với hai người đàn ông trẻ tuổi khác trong một nỗ lực sống mà không cần đến lợi ích của kỹ thuật hiện đại. Nếp sống thử nghiệm này đã có ảnh hưởng có ý nghĩa trên Griffiths, người cuối cùng gia nhập Công giáo và không lâu sau đó gia nhập Dòng Benedict tại Prinknash, nhận lấy tên Bede. Ông chấp nhận một lời mời đến thiết lập một tu viện tại Ấn độ, cuối cùng nhận lấy một cộng đoàn chiêm niệm tu trì tại Keraka gọi là Shantivanam, nơi nguyên thủy được hai linh mục người Pháp thành lập vào những năm 1970. Đây đã là bước ngoặt của đời ông và chìa khóa đến với tác phẩm của đời ông. Trở thành một người lãnh đạo và người viết về tâm linh, ông vẫn ở tại Shantivanan cho đến cuối đời[30].

Dom Bede đi đến Ấn độ với hy vọng tìm thấy ở đó những gì thiếu sót không chỉ trong thế giới phương Tây mà còn trong giáo hội phương Tây. Trong cuốn Cuộc hôn nhân của Đông và Tây (The Marriage of East and West) của ông, ông viết,

Chúng ta đang sống với một nửa linh hồn chúng ta, từ tầm mức ý thức, hợp lý và chúng ta cần khám phá ra nửa kia, các chiều kích không ý thức, trực giác. Tôi muốn kinh nghiệm trong đời tôi cuộc hôn nhân của hai chiều kích này về sự hiện hữu của con người, hợp lý và trực giác, ý thức và không ý thức, phái nam và phái nữ. Tôi muốn tìm thấy phương cách cho cuộc hôn nhân của Đông và Tây[31].

Cho dẫu ông tìm cách liên kết Kitô giáo với Ấn độ giáo, Bede vẫn luôn luôn là một tu sĩ Kitô giáo. Lòng trung

thành, tuy nhiên, không phải với Kitô giáo như là một thể chế, càng không phải với Công giáo Rôma, nhưng với Đức Kitô, Đấng mà ông xem như là con người vũ trụ. Ông diễn đạt sự không vừa lòng của ông với giáo hội phương Tây, mà theo quan điểm của ông, làm tê cứng yếu tố huyền bí của Kitô giáo—một tình cảm được Panikkar cũng như những người khác diễn đạt. Không chối bỏ tính trung tâm của Đức Kitô hoặc ý nghĩa thiết yếu của giáo hội, Griffiths đi theo con đường chiêm niệm chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn giáo. Kinh nghiệm của ông như là một Kitô hữu giữa người theo Ấn giáo mở ra cho ông chiều sâu của sự huyền bí về Đức Kitô và sự quan trọng của việc đối thoại liên tôn giáo như là nguồn cội của sự lớn mạnh có kết quả của chính Kitô giáo. Trong cuốn Cuộc hôn nhân của Đông và Tây của ông, ông thúc đẩy thế giới phương Tây mở rộng chân trời của nó bằng cách đi vào trò chuyện và kinh nghiệm phương Đông. Ông viết,

Thế giới phương Tây phải khám phá lại quyền lực của phụ nữ, tâm trí trực giác, những gì phần lớn đã hình thành các nền văn hóa của châu Á và châu Phi và dân bộ lạc khắp nơi. Đây không chỉ là một vấn đề về thế giới nói chung mà còn về tôn giáo…. Tất cả các giáo hội Kitô giáo, phương Đông và phương Tây, phải quay đến với các tôn giáo phương Đông, với Ấn giáo, Phật giáo, Đạo giáo và sự pha trộn tinh tế của tất cả các tôn giáo này trong nền văn hóa phương Đông … nếu họ phải phục hồi lại sự cân bằng của họ và tiến hóa một hình thái đích thực về tôn giáo đáp ứng được với các nhu cầu của thế giới hiện đại[32].

Griffiths tiến tới đối thoại với các tôn giáo khác, cách riêng Ấn giáo, như một hình thái về kinh nghiệm thần bí. Ông cho thấy rằng trong đối thoại, người ta nhận lấy tôn giáo của người khác nghiêm chỉnh như chính tôn giáo của mình. Người ta không cần phải bước khỏi niềm tin của chính mình vào Đức Kitô như là Anpha và Ômêga; đúng hơn, chính xác niềm tin này là điểm khởi đầu để đi vào đối thoại. Kinh nghiệm của chính ông dẫn ông đến nhận ra rằng “Kitô hữu dễ dàng loại bỏ Ấn giáo cho là phiếm thần (pantheism), độc nguyên (monism) hoặc đa thần giáo (polytheism) mà không nhận ra rằng, cho dẫu các thành tố đó hiện diện, Thiên Chúa, Lời của Thiên Chúa, đang tự mạc khải chính Người cho họ, và Linh của Thiên Chúa hiện diện với họ[33].” Ông nhận ra rằng gia nhập là phương cách duy nhất đối thoại liên tôn giáo có thể mang lại kết quả, vì gia nhập liên quan đến một bước ngoặt hướng đến người khác và để yên người khác. Qua gia nhập, người ta có được lòng kính trọng người khác và nhận ra rằng chúng ta có một điều gì đó để học hỏi từ họ. Qua sự cởi mở của chúng ta với truyền thống của người khác và việc thành thực tìm kiếm chân lý, chúng ta có thể đến được một nhận thức tốt hơn về Đức Kitô và nhiệm vụ của giáo hội. Ông viết, “Mỗi tôn giáo phải tự thanh tẩy và khám phá ra các chiều sâu và ý nghĩa thầm kín nhất của chính nó và lúc đó liên hệ nó đến chiều sâu nội tại của truyền thống khác. Có lẽ, nó sẽ không bao giờ thành tựu được trên thế giới này, nhưng đó là phương cách duy nhất trong đó chúng ta có thể tiến hướng về sự hiệp nhất đó trong chân lý, chính là mục đích rốt cùng của loài người[34].” Nơi khác, ông phát biểu, “Chỉ trong sự thức tỉnh của tinh thần chiêm niệm, của một ý thức siêu việt, mà chúng ta đến được một viễn ảnh về hiệp nhất[35].” Trong một bài báo nhan đề “Kitô giáo và các tôn giáo phương Đông” (Christianity and the Eastern Religions), Wayne Teasdale minh họa nhận thức sâu sắc của Bede về đối thoại liên tôn giáo bằng cách nói, “giáo điều (lãnh vực của từ ngữ và khái niệm) luôn luôn là cơ hội gây ra các khác biệt, hiểu lầm nghiêm trọng và rất ít sự đồng ý. Nhưng khi tín đồ Kitô giáo, Phật giáo, và Ấn giáo gặp nhau trong thinh lặng và suy niệm, thường có một kinh nghiệm sâu sắc về hiệp nhất và hiệp thông siêu việt các chia cách mà việc khái niệm hóa mang lại. Có một sự khám phá ra vị trí đó của chiều sâu từ đó các con đường khác nhau đã trỗi sinh[36].” Cầu nguyện là ngôn ngữ chung giữa các tôn giáo thế giới khi nó được nói lên trong im lặng và chỗ gặp gỡ nơi nhận thức hỗ tương trải bày.

Cho dẫu Bede đã đi đến Ấn độ với niềm hy vọng lấp đầy những gì thiếu vắng trong linh hồn Kitô giáo, ông đi vào trong một kinh nghiệm tôn giáo mới tập trung ít vào giáo điều và nhiều vào huyền nhiệm. Judson B. Trapnell, người đã viết luận văn tiến sĩ về lý thuyết của Bede về biểu tượng tôn giáo và thực hành đối thoại, mô tả ông như là một “chiếc cầu văn hóa” giữa Đông và Tây. Ông tìm thấy rằng cách đọc theo thứ tự thời gian các bản văn của Bede cho thấy một tương quan gần gủi giữa các giai đoạn phát triển trong đời sống thần bí của ông và quan niệm của ông về tình trạng các tôn giáo không phải Kitô giáo. Ví dụ, khi Bede thoạt đầu di chuyển đến Ấn độ, ông đã ủng hộ một “nền thần học về hoàn thành” (theology of fulfillment), theo đó nhiều tôn giáo không phải Kitô giáo được xem như là các phương tiện ý trời qua đó Thiên Chúa chuẩn bị loài người cho việc mạc khải về Đức Giêsu Kitô, một mạc khải đến lượt hoàn thành tất cả các tôn giáo khác. Nhưng sau khi di chuyển đến Shantivanam và qua việc làm sâu sắc thêm nhận thức của ông về huyền nhiệm thần thiêng trong chiêm niệm, ông nói đến “một tinh thần của mọi tôn giáo” và nghiêng chiều về một nền thần học về “tính bổ túc” (theology of “complementarity”). Lý thuyết thứ hai này gợi ý rằng mỗi tôn giáo mạc khải một khía cạnh độc đáo của chân lý duy nhất, các khía cạnh mà khi được so sánh cho thấy không đối nghịch mà bổ túc, như các màu sắc khác nhau trong ánh sáng trắng. Tuy nhiên, bên dưới tầm mức nhận thức của sự độc đáo của mỗi truyền thống, người ta có thể khám phá ra ở “tầm mức sâu thẳm nhất” một “sự hiệp nhất nền tảng” hoặc điểm đồng qui của các tôn giáo khác nhau. Sự gặp gỡ này xẩy ra trong các chiều sâu của kinh nghiệm chiêm niệm, điều chính là một phương cách để nói rằng hình thái sâu xa nhất của đối thoại không phải là bằng lời. Bede nhận diện điểm đồng qui này như là “hốc tim” (the cave of the heart), một ẩn dụ thần bí ông mượn từ Upanishads[37]. Bằng cách sống trong “hốc tim” này, Bede đã tìm thấy một nguồn nội tại sâu sắc về hiệp nhất, tương tự những gì Merton đã mô tả, có thể dẫn ông đến Đức Kitô xuyên văn hóa. Trong cuốn Trở lại với trung tâm (Return to the Center), ông cho thấy sự hiệp nhất sâu sắc này,

Trong chiêm niệm, tôi có thể trở thành nhận biết được nền tảng của hiện thân tôi…. Tôi có thể vượt quá các hình thái bên ngoài này của sự vật trong thời gian và không gian và khám phá ra Nền tảng từ đó chúng bật ra. Tôi có thể biết Chúa Cha, Đấng Nguồn gốc, cội nguồn, vượt quá hiện thân và không hiện thân, Đấng Duy nhất “không có người thứ hai”[38].

Có phải Bede gợi ý rằng chân lý là tương đối hoặc rằng Kitô giáo chỉ sở hữu một phần chân lý không? Người ta có thể luận ra một ý niệm như vậy nếu Kitô học của ông không được theo suốt hoàn toàn. Tại một điểm trong hành trình của ông, tuy nhiên, ông nhận ra rằng huyền nhiệm thần thiêng nằm dưới mọi huyền nhiệm không được nhận hiểu “bằng lời hoặc tư duy mà bằng chiêm niệm về Huyền nhiệm.” Chân lý không thuộc về tâm trí, vì huyền nhiệm của chân lý “là nơi mọi lý trí con người thất bại.” Chân lý là kinh nghiệm của tình yêu. Theo quan niệm của Bede, người ta không sở hữu chân lý nhiều như người ta được chân lý sở hữu. “Trong mỗi truyền thống,” ông viết, “Thực tại thần thiêng duy nhất, Chân lý vĩnh cửu duy nhất, hiện diện, nhưng ẩn dấu dưới các biểu tượng…. Luôn luôn Huyền nhiệm thần thiêng ẩn dấu dưới một màn che, nhưng mỗi mạc khải (hoặc ‘vén màn’) vén lên một số khía cạnh của Chân lý duy nhất, hoặc, nếu quí vị thích, tấm màn trở nên mỏng hơn vào một điểm nào đó[39].” Tuy nhiên, trong cuộc đời, cái chết, và sự phục sinh của Đức Giêsu, “bức màn bị chọc thủng, Huyền nhiệm chiếu sáng ngang qua.” Bede nhận ra rằng chẳng phải lời lẽ cũng chẳng phải tư duy mà độc nhất chỉ chiêm niệm huyền nhiệm có thể chọc thủng bức màn che. Ông viết, “Đây chính là nơi toàn bộ lý trí con người thất bại. Tất cả các từ ngữ này, Brahman, Nirvana, Allah, Yaweh, Kitô, đều không có ý nghĩa nào với những ai không thể vượt quá lý trí của họ và cho phép Huyền nhiệm thần thiêng chiếu sáng ngang qua biểu tượng của nó. Điều này được thực hiện bằng đức tin. Đức tin là sự cởi mở của tâm trí đến với Thực tại siêu việt, sự thức tỉnh của Chân lý vĩnh cửu[40].”Cho dẫu Bede nói đến Huyền nhiệm nằm dưới các tôn giáo thế giới, ông không ủng hộ một sự phối hợp bề mặt trong đó mỗi tôn giáo đánh mất một điều gì đó của chính nó. Đúng hơn, ông nói đến một sự cam kết rõ rệt và một đức tin vững chắc, rõ rệt, trong khi đồng thời thực sự cởi mở cho các phương cách khác của đức tin và cam kết.

Trong khi có sự hiệp nhất giữa các tôn giáo, cũng có các sự khác biệt, và chính xác chính các khác biệt cho phép sự hiệp nhất của kinh nghiệm tôn giáo. Bede viết,

Tôi thường sử dụng minh họa về các ngón tay và lòng bàn tay. Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, và Kitô giáo theo một ý nghĩa là hoàn toàn khác biệt. Nhưng khi quí vị di chuyển đến cội nguồn trong bất cứ truyền thống nào, sự liên hệ qua lại bắt đầu tăng trưởng. Như chúng ta có thể nói, chúng ta gặp gỡ trong hốc tim. Khi chúng ta đi vào trung tâm, chúng ta nhận ra sự hiệp nhất cơ sở đàng sau các truyền thống. Nhưng tôi nghi ngờ các nỗ lực hòa trộn chúng lại ở tầm mức bên ngoài[41].

Cách xử lý của Bede về các tôn giáo khác, chúng ta có thể nói, là một sự tiến hóa của ý thức trong Đức Kitô. Ông nhận ra rằng huyền nhiệm này về Đức Kitô “nằm tại trung tâm của các phúc âm và sự tiến hóa của Kitô giáo … khi được biết đến trong nền tảng rốt cùng của nó chính là cùng một loại với huyền nhiệm của Brahman, Nirvana, Đạo (Tao), Yahweh, Allah. Nó chính là Chân lý duy nhất, Lời duy nhất[42].” Khi cuộc sống của ông đắm chìm trong phương Đông, nó cũng đắm chìm trong huyền nhiệm về Đức Kitô tăng trưởng bên trong ông. Đối thoại với Ấn giáo không làm giảm Đức Kitô mà ngược lại làm gia tăng huyền nhiệm về Đức Kitô cho Bede. Có một lúc ông đã viết, “Tôi có thể nói cách thành thực rằng với tôi có một sự tràn đầy và kết thúc trong Đức Kitô mà tôi không tìm thấy trong các tôn giáo khác. Nhưng hiển nhiên tôi sẽ không đòi hỏi điều này ở người theo Ấn giáo. Tôi lẽ ra chỉ đơn giản nhấn mạnh đến bản chất phân biệt của mạc khải Kitô giáo và của Đức Kitô[43].” Thực hấp dẫn khi Panikkar cho thấy một nhận thức tương tự khi ông viết, “Có các bậc thầy người Ấn với tâm linh vĩ đại và sâu thẳm nói với tôi: ‘Giai đoạn cuối cùng trong cuộc tiến hóa tâm linh chính là sự khám phá ra Đức Kitô.’ Họ nhận ra rằng Đức [Giêsu] Kitô chính là sự Bày tỏ [Epiphany] tuyệt vời đã từng hiện hữu trên quả đất[44].” Trong một trong các phát biểu cuối cùng của ông về sự thần bí Kitô giáo, Bede nói, “Bằng cách thu thập mọi sự, mọi chất liệu vào thành một trong Người, Người (Đức Kitô) chuyển hóa thế giới, mang vũ trụ, chất liệu và tiến trình của nó quay trở lại về cội nguồn của nó trong Thực tại siêu việt mà ông gọi là ‘Abba, thưa Cha!’ Đây là độc đáo[45].” Một lần nữa không lâu trước khi chết, Bede diễn đạt niềm tin sâu sắc vào tính trung tâm của Đức Kitô:

Trong mạc khải danh tiếng lịch sử (historic[c]) về Thiên Chúa trong Đấng Kitô, Đức Giêsu kinh nghiệm về Thiên Chúa (Đấng Tuyệt đối), như là Cha (Father), nền tảng và cội nguồn của Hiện thân, và như là Linh (Spirit), nghĩa là Tình yêu tự cho đi (Self-giving Love), và chính Người như là một với Chúa Cha (the Father) và Chúa Linh (the Spirit). Điều này với tôi hình như là mạc khải sâu sắc nhất về Huyền nhiệm…. Lập tức, đây là kinh nghiệm advaitic[d] về không nhị nguyên (non-duality)—“Chúa Cha và Tôi là một” (the Father and I are one)—và kinh nghiệm về tình yêu cá nhân. Vượt quá hoàng hôn của không nhị nguyên là ánh sáng của tình yêu Ba Ngôi[46].

Các nhận thức sâu sắc của vị tu sĩ này phản ánh một con người, theo ngôn từ của Thomas Merton, hoàn toàn hội nhập và như thế sống trong Đức Kitô trỗi dậy. Ông mô tả Đức Kitô như là “Bản ngã” của loài người được cứu độ, phục hồi nó lại thành hiện thân của nó trong Ngôi Lời. Đức Kitô, Ngôi Lời của Chúa Cha, là hình ảnh diễn đạt của Thiên Chúa trong đó sự tràn đầy của Thiên Chúa (Godhead) được phản ánh; như thế, từng hiện thân con người, từng hình ảnh riêng biệt, phản ánh ánh sáng thần thiêng này theo sức chứa đựng của mình. Bede tuyên bố, “Bởi vì Ngôi Lời trong đó hiện hữu sự tràn đầy của hiện thân chính là trung tâm của tình yêu Ba Ngôi, chúng ta đang phóng vào biển cả (của tình yêu thần thiêng), chúng ta bị chìm ngập trong nó. Chúng ta như các giọt nước bị hòa tan trong nó, nhưng tuy thế chúng ta vẫn không có thể hiểu được nó[47].” “Chỉ một Ngôi Lời,” Bede phát biểu, “hiểu được Chúa Cha. Ngôi Lời bị che dấu và trong Ngôi Lời đó Chúa Linh hiện diện, Chúa Linh ở trong toàn thể tạo dựng và trong con tim của mọi con người, và trong hiện thân sâu xa nhất của chính chúng ta. Chúa Linh là Tình yêu, một tình yêu xuyên thấu mọi nguyên tử của vũ trụ, điều làm đầy mọi sự vật sống động, điều làm chuyển động con tim của mọi con người, điều tập hợp tất cả vào trong sự hiệp nhất. Trong Chúa Linh đó, chúng ta tất cả là một trong Ngôi Lời, từng người độc nhất trong chính mình, phản ánh ánh sáng của Ngôi Lời, và trong Ngôi Lời đó chúng ta là một với Chúa Cha, Cội nguồn của tất cả[48].” Như chúng ta đọc trong Phúc âm của Gioan, “Mong họ có thể trở thành một; thậm chí như Cha ở trong Con, và Con trong Cha, mong họ cũng có thể ở trong Chúng ta” (Gioan 17, 21).

Qua hàng năm chiêm niệm và suy tưởng huyền nhiệm về Đức Kitô, Bede nhận ra rằng “Đức Kitô nhập thể trong mọi con người, hoặc đúng hơn Người nhập thể trong toàn thể vũ trụ. Vì như tất cả là một Con người và làm thành thân thể của Đức Kitô, toàn thể vũ trụ cũng là một thân thể, một toàn thể hữu cơ, y như cái đầu trong con người trần thế…. Đức Kitô là Linh nội tại, Bản ngã, của vũ trụ, Đấng cứu cho nó khỏi phân tán trong không gian và thời gian, và hiệp nhất toàn bộ các xu hướng đa dạng của nó thành một thân thể trong chính Người[49].” Trong khi lời lẽ của Bede có thể nghe ra như phiếm thần (pantheistic), đọc kỹ các ý niệm của ông cho thấy rằng sự riêng biệt của con người của Đức Giêsu Kitô dẫn đến sự phổ quát của mọi sự trong Đức Kitô. Theo quan điểm của ông, từng con người cá thể có một bản chất độc nhất và là một hình ảnh độc nhất của Thiên Chúa. Khi người ta lớn lên trong sự hiệp nhất trong Đức Kitô trong một sự hiệp nhất cá nhân sâu thẳm, người ta trở nên phổ quát hơn. Bede viêt, “Quí vị không khuếch tán chính quí vị, quí vị không mất chính quí vị khi quí vị lớn lên trong tri thức và trong nhận thức và trong tình yêu—quí vị vươn dài mở rộng ra (extend). Quí vị không chấm dứt là một con người. Quí vị trở nên cá nhân sâu thẳm hơn. Đức Giêsu là hiện thân cá nhân nhất trong lịch sử, và thế nhưng Người lại là phổ quát nhất[50].”

Cho dẫu Bede không phải là một nhà khoa học, ông tư duy theo chuyên ngữ tiến hóa, giống nhiều với Teilhard de Chardin. Cho dẫu ông chống đối chủ thuyết vật chất của khoa học hiện đại, ông có một quan niệm thần bí về vũ trụ tiến hóa theo vật chất. “Đức Kitô là điểu kiện của sự tiến hóa của vũ trụ,” ông viết, “đang tiến hóa trong không gian và thời gian và hoàn thành hiện thân đích thực của nó trong Người.” Trong cuốn Quay về với trung tâm (Return to the Center), ông mô tả thân thể tiến hóa của Đức Kitô như sau:

Thân thể của Đức Kitô được hình thành từ vật chất của vũ trụ, gồm thực sự các bụi, protons, electrons, neutrons, nguyên tử, phân tử, những gì làm thành vật chất. Cũng như các hạt bụi này được tổ chức thành các tế bào sống động và bắt đầu thực hiện các chức năng của sự sống; và cũng giống như các tế bào sống động được hình thành thành các sinh vật thú vật và bắt đầu thực hiện các chức năng của sự sống thú vật; và khi sinh vật thú vật với các nguyên tử và phân tử và tế bào của nó được hình thành thành một hiện thân con người và các hiện thân thực thi hành động hợp lý; thì cũng như thế, trong sự phục sinh, cùng các hạt bụi này của vật chất, các tế bào sống động này, sinh vật thú vật này, được hình thành thành một ‘thân thể tâm linh,’ một thân thể được làm đầy với sự sống thần thiêng và dự phần vào ý thức thần thiêng[51].

Cùng một cách thế tương tự với tiến trình của Teilhard về bắt đầu loài người, bắt đầu tâm trí và bắt đầu Kitô, Bede cho rằng vật chất được hiệp nhất trong ý thức con người, và ý thức con người được hiệp nhất trong thần thiêng. Sự tiến hóa của vật chất từ khởi đầu dẫn đến sự tiến hóa của ý thức trong con người; chính là vũ trụ trở thành ý thức trong con người trần thế. “Chính là sự toàn thể của tiến trình hữu cơ này về tiến hóa từ vật chất đền sự sống và ý thức trong con người mà Đức Kitô mặc lấy chính Người[52].” Bede nói rằng đây là ý nghĩa đầy đủ của nhập thể—việc nhận lấy toàn thể vũ trụ và toàn thể loài người vào trong sự sống thần thiêng. Sự tiến hóa của vũ trụ là từ vật chất đến sự sống, đến ý thức trong con người, và từ ý thức con người đến sự sống và ý thức thần thiêng. Ông thừa nhận rằng chuyển động hướng đến sự tràn đầy của ý thức được mạc khải trong sự phục sinh[53]. Phục sinh là điểm trỗi sinh của sự sống thần thiêng trong con người trần thế, một sự sống thần thiêng đã hiện diện từ lúc khởi đầu qua Chúa Linh, tiềm ẩn trong vật chất từ lúc khởi đầu. Như Bede nói, “Đức Kitô mở ra các chiều sâu của vô thức đến ý thức thần thiêng. Người cứu độ toàn bộ tạo dựng bằng cách mở nó ra cho sự sống thần thiêng, sự sống của Ngôi Lời làm đầy ý thức con người của Người.” Toàn bộ tạo dựng phải chuyển vào trong ý thức con người, để trở thành vô hình trong con người trần thế, và chính chúng ta phải chuyển vào trong bản ngã của chúng ta, để siêu việt chính chúng ta, và trở thành một với chân lý vĩnh cửu đó[54]. Tiến trình này hướng đến sự tràn đầy của ý thức xẩy ra trên bối cảnh của tội. Bede nói chúng ta mang tội của Adam trong chúng ta, nhưng, trong Đức Kitô, ý thức con người đã được mở ra cho sự thần thiêng. Ông trích dẫn câu sau từ truyền thống Hồi giáo: “Sự hiện hữu của quí vị là tội lớn nhất của quí vị—nghĩa là, sự hiện hữu của quí vị tách rời khỏi Bản ngã[55].” Khi chúng ta nhận ra ý thức về tội, chúng ta như thế cũng nhận ra ý thức về cứu độ. Sự phấn đấu chống tội chính là sự phấn đấu cho một ý thức cao hơn trong Đức Kitô. Bede viết,

Đức Kitô mở các chiều sâu của vô thức ra cho ý thức thần thiêng. Người cứu độ toàn bộ tạo dựng bằng cách mở nó ra cho sự sống thần thiêng, sự sống của Ngôi Lời, làm đầy ý thức con người của Người. Có nói rằng mọi người tiến hóa lặp lại [recapitulates] trong dạ con không chỉ tất cả các giai đoạn của sự tiến hóa của vật chất mà còn tất cả các giai đoạn của sự tiến hóa của ý thức con người…. Người [Đức Kitô] nhận lấy cho chính Người tội và đau khổ của toàn thể thế giới; Người tiến hóa lặp lại tất cả các giai đoạn của nó và mang nó lên vào trong ý thức của Ngôi Lời. Đây là ý nghĩa của cứu độ. Từng người trong chúng ta đã ở “trong Đức Kitô” trên thập giá, cũng y như từng người trong chúng ta đã ở trong Adam khi ông ấy phạm tội. Chúng ta mang tội của Adam trong chúng ta—tội của con người—nhưng trong Đức Kitô ý thức con người của chúng ta đã được mở ra cho thần thiêng. Với phần lớn trong chúng ta, điều này vẫn còn nằm vùi lấp trong vô thức—cả tội cả sự cứu độ của chúng ta—nhưng khi chúng ta nhận ra ý thức về tội, chúng ta cũng nhận ra ý thức về cứu độ. Chúng ta chỉ được hoàn toàn cứu độ khi ý thức con người của chúng ta, với tất cả những gì nguyên bị vùi lấp trong vô thức, được ý thức thần thiêng sở hữu, và chúng ta biết chính chúng ta và loài người và vũ trụ dưới ánh sáng của Ngôi Lời[56].

Bede không nói rằng cứu độ là một vấn đề về ý thức, như thể tội không thực sự ảnh hưởng đến con người trần thế. Đúng hơn, chính thực tại về tội mà chúng ta phải ý thức đến; cứu độ nhận ra tình trạng tội lỗi của chúng ta và chữa lành các sự chia cách của chúng ta trong và qua Đức Kitô bị đóng đinh. Tuy nhiên, Bede cũng cho thấy rằng “từng người trong chúng ta phải thực hiện sự cứu độ của mình bên trong mô hình của tổng thể. Chẳng có ai phạm tội trong đơn độc và chẳng có ai được tôn vinh trong đơn độc[57].” Chỉ khi chúng ta nhìn thấy các đau khổ của thế giới, các bất bình đẳng của thế giới, các bất công của thế giới trong phạm vi mô hình này của tổng thể, trong liên hệ của nó với trật tự vĩnh cửu, “trong Đức Kitô,” mà chúng ta nhìn thấy ý nghĩa và biện minh của chúng[58]. Định mệnh của chúng ta, ông phát biểu, là trở thành một với Thiên Chúa trong sự hiệp nhất siêu việt tất cả các khác biệt, và lúc đó trong điều này từng hiện thân cá thể được tìm thấy trong tổng thể toàn bộ. “Chính chỉ trong việc nhận ra tinh thần chiêm niệm, một ý thức siêu việt, mà chúng ta đến được một viễn ảnh về hiệp nhất[59].”

Con đường đến hiệp nhất, với Bede, là tình yêu. Tình yêu là huyền nhiệm rốt cùng và là chân lý rốt cùng. Tình yêu là cấu trúc thiết yếu của thực tại, căn bản siêu hình của tất cả những gì hiện hữu, mô hình vĩnh cửu của vũ trụ. Đức Kitô là trung tâm của toàn bộ thực tại bởi vì Đức Kitô là sự tràn đầy của tình yêu, thứ tình yêu chính là sự hội nhập và hiệp nhất đầy đủ nhất của thần thiêng và loài người. Trong cuốn Quay về với trung tâm, Bede mô tả một siêu hình về tình yêu hài hòa với truyền thống thần bí Kitô giáo và gói gọn các nhận thức của Teilhard và Panikkar. Ông viết,

Chúa Cha tự trao mình trong tình yêu cho Chúa Con, Đấng chính là hình thái, cách diễn đạt, của tình yêu của Người, và tình yêu này quay về với Chúa Cha trong Chúa Thánh Linh, Đấng hiệp nhất Cha và Con trong sự chấp nhận vĩnh cửu của tình yêu. Tình yêu tự cho đi, tự mất đi và tự tìm thấy trong tình yêu, và Tình yêu quay về lại với chính nó, tự cho lại trong tình yêu—đây là mô hình vĩnh cửu của vũ trụ. Mọi tạo vật trong sâu thẳm của hiện thân mình là một ước muốn, một trông mong Tình yêu, và được kéo đến với Tình yêu để tự cho đi trong tình yêu. Đây chính là việc nó trở thành hiện thân, đáp ứng này với việc được lôi kéo đến với Tình yêu. Đồng thời, nó thường xuyên bị lôi kéo để tự cho đi trong tình yêu, để đầu hàng sự hấp dẫn của Tình yêu, và như thế nhịp điệu của vũ trụ được tạo dựng. Hạch nhân cho thoát ra các protons và electrons của nó và chúng chạy quanh bao lấy nó, được giữ vững bằng sự hấp dẫn của Tình yêu. Mặt trời cho ra các hành tinh của nó và chúng chạy quanh bao lấy nó, được giữ vững cũng bằng cùng một sự hấp dẫn. Tế bào phân chia và rồi lại hiệp nhất, xây dựng nên thân thể trong tình yêu. Cũng cùng như vậy với tình yêu tình dục. Phái nam được lôi kéo để tự cho đi trong tình yêu với phái nữ, và phái nữ được lôi kéo để tự cho đi trở lại trong tình yêu cho phái nam. Có một vũ điệu tiếp diễn về tình yêu, một việc ra đi và quay về liên tục. Rốt cùng chính Tình yêu duy nhất liên tục tự cho đi thế nào để tạo dựng nên hình thái này hình thái kia, xây dựng nên vũ trụ của các ngôi sao và các nguyên tử và các tế bào sống động, và rồi lôi kéo mọi sự trở lại với chính nó; mọi sự trở thành hiện thân trong Ngôi Lời như là một cách diễn đạt về tình yêu, và mọi sự quay về với Chúa Cha, với Cội nguồn, trong tình yêu của Chúa Linh[60].

Bede, như Teilhard, nhìn thấy tình yêu như chính là bản chất và cấu trúc của thực tại bởi vì vũ trụ, được tạo dựng qua Ngôi Lời thần thiêng, là sự hiệp nhất (perichoresis) của tình yêu Ba Ngôi vây quanh Đức Kitô. Như Bonaventure và Scotus nhắc nhở chúng ta, Đức Kitô là đầu tiên trong ý định của Thiên Chúa để yêu thương và để tạo dựng. Người nào đi vào trong tình yêu này ở trung tâm của linh hồn mình, đi vào trong tình yêu này tại trung tâm của vũ trụ. Sự tiến hóa của ý thức con người hướng đến ý thức xuyên văn hóa (và việc phức tạp hóa huyền nhiệm Kitô) là một sự đào sâu chính mình trong Đức Kitô trỗi dậy, trong Người quyền lực của tình yêu siêu việt các khác biệt và như thế hiệp nhất.

Việc thu hút của tác phẩm của Bede Griffiths nằm ở khả năng của con người trần thế đối với sự sống thần thiêng, đối với sự tràn đầy của tình yêu và sự hiệp nhất của toàn bộ sự vật trong tình yêu. Huyền nhiệm về Đức Kitô là một huyền nhiệm về hiệp nhất trong tình yêu, và chỉ bằng cách trở nên chính mình trong Đức Kitô mà tình yêu hiệp nhất của Đức Kitô trở thành thực tại trong thế giới. Dom Bede tìm thấy tình yêu này và như thế tìm thấy trung tâm của vũ trụ trong phạm vi linh hồn ông. Lawrence Freeman cho rằng Bede có thể là sự giúp đỡ to lớn cho Kitô hữu ngày nay bởi vì ông cho thấy “rằng có thể đi theo một con đường thần bí mà vẫn ở lại trong phạm vi giáo hội có cơ chế. Những người cảm thấy rằng phải có một Thiên Chúa duy nhất, một thực tại, đàng sau tất cả các tôn giáo, rằng Thiên Chúa đã không tạo dựng nên một loài người chia rẻ, đã tìm thấy trong Bede rằng bản năng của họ đã được làm sáng tỏ, khai triển, quan trọng nhất, đã được sống[61].” Chúng ta có thể mô tả Bede Griffiths cùng một phương cách như Ewert Cousins mô tả Raimon Panikkar, một “con người đột biến,” một hiện thân hoàn toàn hội nhập đã đem đến nhận thức về sự tiến hóa con người của chúng ta về ý thức. Ông đã cho chúng ta một Kitô học uyên thâm về thời đại chúng ta, một sự khám phá lại biến cố Kitô trong bối cảnh của thế giới rộng lớn hơn, năng động, và liên hệ qua lại của thực tại—một sự đổi mới chủ đề của Phaolô về thân thể của Đức Kitô: “Vì trong Người toàn bộ sự sống của Thiên Chúa trú ngụ cách có thân thể, và quí vị phải trở thành sự tràn đầy của sự sống trong Người, Đấng là đầu của toàn bộ luật lệ và quyền uy” (Cl 2, 9-10). Bede nhắc nhở chúng ta rằng sự sống của Đức Kitô là sự sống của chúng ta; huyền nhiệm về Đức Kitô là huyền nhiệm của chúng ta. Chúng ta phải đi vào trong nó, làm cho nó thành của riêng của chúng ta, khám phá chính chúng ta trong nó, và làm cho nó sống động.



[a] Nguyên văn: He is fully “Catholic” in the best sense of the world.

[b][b] Clive Staples Lewis (1898-1963) là một nhà trung cổ học, biện giải Kitô giáo, phê bình văn học, phát thanh viên, và nhà viết luận văn danh tiếng.

[c] Historic(adj) nói về sự danh tiếng có trong lịch sử (của Đức Giêsu), có tính tích cực và sống động tiếp diễn, trong khi historical (adj) nói về quá khứ lịch sử, có tính tiêu cực, ví như về nơi sinh, ngày sinh, con ông bà nào, hoạt động ra sao vv.

[d] Advaita, advaitic: Advaita tiếng Sanscrit nghĩa là không nhị nguyên, là trường phái Veda ảnh hưởng nhất trong Ấn độ giáo. Khái niệm này dựa trên triết lý hư vô của Phật giáo.


[1] Zachary Hayes, ‘Bonaventure of Bagnoregio: A Paradigm for Franciscan Theologians?” trong The Franciscan Intellectual Tradition, Elis Saggau biên tập (New York: Franciscan Institute, 2001), 56.

[2] Phyllis Zagano, Twentieth-Century Apostles: Contemporary Spirituality in Action (Minneapolis: Liturgical Press, 1999), 91.

[3] William M. Thompson, Jesus, Lord and Savior: A Theopatic Christology and Soteriology (New York: Paulist Press, 1980), 252.

[4] Thomas Merton, Conjectures of a Guilty Bystander (New York: Doubleday Image, 1968), 21.

[5] Thomas Merton, New Seeds of Contemplation (New York: New Directions, 1961), 34-36.

[6] Thomas Merton, No Man Is an Island (New York: Harcourt Brace, 1955), 105.

[7] Thomas Merton, Introductions East and West (Greensboro, N.C.: Unicorn Press, 1981), 111.

[8] Thompson, Jesus, Lord and Savior, 254.

[9] Thompson, Jesus, Lord and Savior, 256.

[10] Hành trình của Bonaventure bắt đầu ở tầm mức về tạo dựng, chuyển vào trong thế giới nội tại của linh hồn và rồi đến sự chiêm niệm Thiên Chúa.

[11] Thompson, Jesus, Lord and Savior, 259.

[12] Merton, New Seeds of Contemplation, 53.

[13] Merton, Introductions East and West, 92.

[14] Thomas Merton, “Notes for a Philosophy of Solitude,” trong Disputed Questions (New York: Farrar, Straus & Cudahy, 1960), 207.

[15] Merton, Disputed Questions, 168.

[16] Thomas Merton, Faith and Violence (Notre Dame, Ind.: Notre Dame Press, 1968), 224.

[17] Merton, New Seeds of Contemplation, 53.

[18] Merton, New Seeds of Contemplation, 70-79.

[19] Thomas Merton, Contemplation in a World of Action (New York: Image Books, 1973), 225-226.

[20] Thompson, Jesus, Lord and Savior, 260.

[21] Về cuộc thảo luận về thần bí Kitô của Canticle, xem Ilia Delio, “The Canticle of Brother Sun: A Song of Christ Mysticism,” Franciscan Studies 52 (1992): 1-22; như trước, A Franciscan View of Creation: Learning to Live in a Sacramental World, bộ 2, The Franciscan Heritage Series, Joseph P. Chinnici biên tập (New York: Franciscan Institute, 2003), 17-20.

[22] Ken Wilber, Up from Eden: A Transpersonal View of Human Evolution (Wheaton, Ill.: Quest Books, 1996), 15.

[23] Wilber, Up from Eden, 13

[24] William M. Thompson, “The Risen Christ, Transcultural Consciousness, and the Encounter of the World Religion,” Theological Studies 37 (1976): 401.

[25] Merton, Contemplation in a World of Action, 229-30.

[26] Thompson, “Risen Christ,” 401.

[27] Merton, “The Power and Meaning of Love,” trong Disputed Questions, 123-25.

[28] William Johnston, Silent Music: The Science of Meditation (New York: Harper & Row, 1974), 160.

[29] Về cuộc thảo luận về Đức kitô như là ngẫu hợp của các đối nghịch, xem Ewert H. Cousins, Bonaventure and the Coincidence of Opposites (Chicago: Franciscan Herald Press, 1978): như trước, “The Coincidence of Opposites in the Christology of Saint Bonaventure,” Franciscan Studies 28 (1968): 27-45.

[30] Về một dẫn nhập về cuộc đời và tư duy của Bede Grifftihs, xem Wayne Teasdale, “Introduction: Bede Griffiths as Visionary Guide,” trong The Other Half of My Soul: Bede Griffiths and the Hindu-Christian Dialogue, Beatrice Bruteau biên soạn (Wheaton, Ill.: Quest Books, 1996), 2-24. Có nhiều tiểu sử của Bede Griffiths, kể cả A Sense of the Sacred: A Biography of Bede Griffiths của Kathryn Spink (Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 1989), và Shirley du Boulay, Beyond the Darkness: A Biography of Bede Griffiths (New York: Doubleday, 1998).

[31] Bede Griffiths, The Marriage of East and West (Springfield, Ill.: Templegate, 1982), 8.

[32] Griffiths, The Marriage of East and West, 152.

[33] Bede Griffiths, The Cosmic Revelation: The Hindu Way to God (Springfield, Ill.: Templegate, 1983), 112.

[34] Bede Griffiths, “The One Mystery,” The Tablet (9 tháng 3, 1974): 223.

[35] Bede Griffiths, A New Vision of Reality: Western Science, Eastern Mysticism and Christian Faith (Springfield, Ill.: Templegate, 1990), 264 tiếp.

[36] Wayne Teasdale, “Christianity and the Eastern Religions: The Possibility of Mutual Growth,” trong The Other Half of My Soul, 156-57. Teasdale theo sát tư duy của Bede về đối thoại liên tôn giáo. Trong một cuộc nói chuyện về đối thoại liên tôn, Bede nói, “Những gì chúng tôi nhận thấy là rằng nếu quí vị đang tranh cãi về các giáo điều và vân vân, quí vị đi chẳng đến đâu cả, nhưng khi quí vị gặp gỡ trong suy niệm, quí vị bắt đầu chia sẻ chính kinh nghiệm nội tại của quí vị [và] quí vị bắt đầu nhận ra sự hiệp nhất rõ nét đàng sau các tôn giáo” (Teasdale, “Christianity and the Eastern Religions,” 131).

[37] Frank Gerry, “Dom Bede Griffiths—Mystic of the East: A Human Search,” Australian EJournal of Theology 8 (Tháng mười 2006). http://dlibrary.acu.edu.au/research/theology/ejournal. [Ghi chú thêm của người dịch: Upanishads là kinh thánh của Ấn giáo].

[38] Bede Griffiths, Return to the Center (Springfield, Ill.: Templegate, 1976), 36, 71.

[39] Griffiths, Return to the Center, 71.

[40] Griffiths, Return to the Center, 73.

[41] Gerry, “Dom Bede Griffiths—Mystic of the East.”

[42] Griffiths, Return to the Center, 73-74.

[43] Gerry, “Dom Bede Griffiths—Mystic of the East.”

[44] Raimon Panikkar, “Hinduism & Christ,” trong In Spirit and in Truth: Essays Dedicated to Father Ignatius Hirudayan, S.J. (Madras: Aikaya Alayam, 1985), 115.

[45] Bede Griffiths, “The New Consciousness,” The Tablet (16 tháng giêng 1993): 70.

[46] Gerry, “Dom Bede Griffiths—Mystic of the East.”

[47] Griffiths, Return to the Center, 144.

[48] Griffiths, Return to the Center, 145.

[49] Griffiths, Return to the Center, 31.

[50] Griffiths, Cosmic Revelation, 127.

[51] Griffiths, Return to the Center, 32.

[52] Griffiths, Return to the Center, 31.

[53] Griffiths, Return to the Center, 32.

[54] Griffiths, Return to the Center, 40.

[55] Griffiths, Return to the Center, 60.

[56] Griffiths, Return to the Center, 51.

[57] Griffiths, Return to the Center, 52.

[58] Griffiths, Return to the Center, 52.

[59] Griffiths, A New Vision of Reality, 264.

[60] Griffiths, Return to the Center, 61.

[61] Gerry, “Dom Bede Griffiths—Mystic of the East.”



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương