Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng


CHƯƠNG 9. ĐỨC KITÔ TRONG TIẾN HÓA: KỸ THUẬT VÀ SỰ SỐNG NGOÀI QUẢ ĐẤT



tải về 1.25 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13617
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CHƯƠNG 9. ĐỨC KITÔ TRONG TIẾN HÓA: KỸ THUẬT VÀ SỰ SỐNG NGOÀI QUẢ ĐẤT
(Christ in Evolution: Technology and Extraterrestrial Life)

 Sự đổi mới của Đức Kitô trong giai đoạn trục thứ hai là một sự đổi mới của sự sống cho loài người và cho chính quả đất. Sự đổi mới này là một thực tại hiện tại và một cái nhìn hướng đến tương lai nơi sự tràn đầy của Đức Kitô được nhìn thấy như là một thế giới của nhiều dân tộc, tôn giáo, văn hóa, và ngôn ngữ hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau. Thế mạt là một cách nói về tương lai từ căn bản của kinh nghiệm tôn giáo. Theo cách thế phát biểu của Kitô giáo, đó là một dự phóng về việc hoàn thành từ kinh nghiệm hiện tại của hoàn cảnh con người trong chừng mực hiện tại đã được huyền nhiệm của biến cố Kitô qui định. Sự phục sinh của Đức Giêsu là khởi đầu trong phạm vi lịch sử của một tiến trình mà sự hoàn thành vượt quá lịch sử, trong đó số phận loài người và số phận của vũ trụ cùng nhau tìm thấy sự hoàn thành trong việc giải phóng khỏi hư hoại và vô nghĩa. Tuyên bố của Kitô giáo là rằng Đức Giêsu Kitô thực sự đang sống với Thiên Chúa. Vì sự phục sinh của Đức Giêsu báo trước số phận loài người, thần học Kitô giáo khẳng định toàn bộ tạo dựng có một tương lai trong Thiên Chúa.

Teilhard de Chardin tin chắc rằng toàn bộ vũ trụ vật chất đang ở trong chuyển động hướng đến sự đồng qui hiệp nhất to lớn hơn trong ý thức, một tổ chức được cá nhân hóa cao độ. Ông quan niệm vũ trụ như là một thân thể xuyên con người bao la trong tiến trình hình thành, được điểm Omega giữ lại với nhau, “một Trung tâm phân biệt tại cốt lõi của một hệ thống các trung tâm[1].” Nhờ Đức Kitô, Teilhard cho thấy, chúng ta sống trong “một vũ trụ đang cá nhân hóa không thể đảo ngược được[2].” Dưới ánh sáng của vũ trụ cá nhân này, Teilhard nói về bản thể hữu cơ của Đức Kitô như là toàn bộ Kitô mà hành động bao gồm trong “việc tóm tắt lại,” hoặc đem vũ trụ đến trung tâm rốt cùng của nó qua việc chuyển hóa năng lượng của sự phục sinh. Đức Kitô chính là trung tâm vật chất của một vũ trụ đang bành trướng. Qua “vật chất” Teilhard nói đến thực tại bản thể. Đức Kitô là trung tâm cá nhân của vũ trụ. Cả Rahner cũng diễn đạt ý niệm này khi ông viết rằng Đức Giêsu, trong cái chết của Người, trở thành sự định đoạt bản thể vĩnh viễn của tổng thể thực tại vũ trụ. Denis Edwards viết, “Thực tại cứu độ của Đức Kitô, điều đã hoàn thành trong cái chết, được xây dựng trong sự hiệp nhất của vũ trụ, thế nào để thế giới từ căn bản là một địa điểm khác biệt với những gì có thể là nếu Đức Kitô đã không chết đi[3].” Nhân tính của Đức Giêsu là sự cởi mở vĩnh viễn của hiện thân được tạo dựng hữu hạn đến với Thiên Chúa hằng sống[4]; Phục sinh thực sự chính là khởi đầu của việc chuyển hóa của thế giới trong Thiên Chúa. Theo quan điểm của Teilhard, thế giới không phải mù quáng lao đầu vào sự bành trướng không mục tiêu, một khối lượng những gì không đồng nhất, mà được Đức Kitô chuyển động đến Đức Kitô thế nào để Thiên Chúa có thể là tổng thể. Đức Kitô chính là mục đích toàn thể vũ trụ đang chuyển động đến và trong Người vũ trụ sẽ tìm thấy sự hoàn tất của nó. Trong thực tại tràn đầy ân sủng của Người, Đức Kitô trở thành quyền lực hình thành toàn bộ vũ trụ. Trong khi quyền lực này là thực, Đức Kitô cũng tượng trưng cho khà năng bên trong loài người và vũ trụ để hiệp nhất với Thiên Chúa. Như chúng ta đã thảo luận trong chương trước, tương lai của vũ trụ vật chất liên hệ mật thiết với sự hoàn thành của hiện thân con người trong đó thế giới đã đạt đến ý thức. Những gì chúng ta làm là vấn đề liên quan đến “vấn đề” của vũ trụ, bởi vì qua sự chọn lựa của chúng ta, chúng ta ảnh hưởng trên sự sống của vũ trụ[5].

Theo quan điểm này, việc hoàn tất của vũ trụ, parousia hoặc lần đến thứ hai của Đức Kitô, rốt cuộc sẽ được sự chọn lựa của cộng đồng loài người định đoạt. Panikkar viết rằng lần đến thứ hai của Đức Kitô sẽ không chia cách khỏi Đức Kitô Thánh Thể và trỗi dậy; nó không phải là một việc nhập thể khác hoặc một Đức Kitô thứ hai xuất hiện đâu đó. Chúng ta đã được Đức Giêsu cảnh báo trong các Phúc âm đừng tin vào sự xuất hiện của Đấng Messiah đang đến nơi này nơi khác. Đúng hơn, chúng ta là những người đồng tạo dựng với Thiên Chúa và tôi tớ của tạo dựng. Lần đến thứ hai của Đức Kitô là việc trỗi sinh của Đức Kitô trong chúng ta, cộng đồng loài người, khi chúng ta trở thành suy tư không chỉ theo cá nhân mà còn theo tập thể và sống trong tinh thần của tình yêu bị đóng đinh thập giá. Đức Giêsu đã đến một lần; giờ đây Adam mới, quả đất mới, phải được hình thành đầy đủ trong chúng ta nếu vũ trụ này phải tìm thấy sự hoàn tất của nó trong Thiên Chúa. Bonaventure cũng đã nói rằng thời đại cuối cùng của hòa bình rồi sẽ đến. Trong thời đại cuối cùng này, Đức Kitô sẽ xuất hiện và đau khổ trong thân thể thần bí của Người, điều cho thấy rằng tình yêu bị đóng đinh thập giá sẽ đánh dấu giai đoạn cuối cùng[6]. Như George Maloney chỉ ra, sự tiến triển của vũ trụ không thể cạnh tranh với Thiên Chúa. “Thế giới không thể có hai mục đích, hai kết cuộc, hai đỉnh, hai trung tâm. Chỉ Đức Kitô duy nhất là trung tâm và là mục đích của vũ trụ của chúng ta[7].” Teilhard chỉ ra rằng “toàn bộ Đức Kitô chỉ đạt đến và hoàn tất vào kết thúc của tiến hóa vũ trụ[8].” Đức Kitô duy nhất, Đấng trỗi sinh từ một vũ trụ tiến hóa và là trung tâm và mục đích của vũ trụ này sẽ chỉ đạt đến sự hoàn tất vào lúc kết thúc của tiến hóa, nghĩa là, Đấng Kitô của vũ trụ vật chất, Đấng Kitô của tất cả loài người, Đấng Kitô của tất cả các tôn giáo. Theo quan điểm này, Đức Kitô không phải là một khuôn mặt tĩnh lặng, như là một tấm bảng mục đích với sự quyến rủ lực hút, mà vũ trụ đang chuyển động hướng đến đó. Đúng hơn, Đức Kitô ở trong tiến hóa bởi vì chúng ta, tạo dựng con người và không là con người, ở trong tiến hóa. Nếu hành động và chọn lựa của chúng ta ảnh hưởng trong việc xây dựng nên Đức Kitô trong vũ trụ, thì chúng ta phải coi trọng ảnh hưởng mà kỹ thuật và khoa học gây ra trong việc tạo hình cho sự sống trong vũ trụ.

Khoa học mới, như chúng tôi đã chỉ ra ở chương 8, phác họa thực tại không phải như các thành phần cá thể, cơ học mà như là một tổng thể liên hệ qua lại. Fritjof Capra tuyên bố rằng quan điểm tổng thể thừa nhận giá trị nội tại của tất cả các hiện thân sống động và nhìn con người như là một tuyến riêng biệt trong mạng sự sống[9]. Nếu tổng thể liên hệ qua lại, kể cả vũ trụ vật chất, tiêu biểu sự sống trong vũ trụ, thì điều này có ý nghĩa gì cho tương lai của sự sống? Một số nhà khoa học tin rằng vũ trụ sẽ bành trướng mãi mãi. Số khác tuyên bố rằng cuối cùng nó sẽ sụp đổ, cho dẫu điều này sẽ không xẩy ra cho đến mười ngàn triệu năm nữa qua đi. Vẫn còn người khác nói vũ trụ giao động giữa các chu kỳ co rút và bành trướng. Vụ “ép lớn” (big crunch) sẽ ngưng khi vũ trụ đang co rút đạt đến một tỉ trọng nào đó và rồi sẽ “nẩy” lại vào chu kỳ bành trướng[10]. Bất chấp tương lai của vũ trụ sẽ như thế nào, thế giới như chúng ta biết đến cuối cùng sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Điều này đã thúc giục thế giới của kỹ thuật và các kỹ sư của sự thông tuệ nhân tạo tìm cách kéo dài sự sống trong vũ trụ. Theo Freeman Dyson, “Sự sống nằm trong tổ chức hơn là chất liệu[11].” Nếu tổ chức có thể hoàn thành qua bất cứ men vật chất nào, ông tuyên bố, thì việc tính toán bằng vật chất có tổ chức thích đáng có thể đánh bại luật thứ hai của nhiệt năng động, phát biểu rằng chúng ta đang hao mòn đi trong vũ trụ. Các nhà khoa học bảo chúng ta rằng tiến hóa sinh học có thể khô cạn nhưng tiến hóa kỹ thuật đã bắt đầu tăng tốc độ.

Kỹ thuật có thể được định nghĩa như là tổ chức tri thức để hoàn thành các mục đích thực tế. Chúng ta cũng có thể mô tả nó như là sự phát triển của các máy móc cơ học của cộng đoàn con người trong nỗ lực kiểm soát hoặc khai thác các lực của thiên nhiên. Xuyên suốt lịch sử, con người đã có tính phát minh theo nhiều phương cách khác nhau, nâng cao đời sống con người qua phương tiện kỹ thuật. Vũ trụ đã là một công cụ cho sự tiến hóa tiệm tiến của con người đến hoàn toàn tự ý thức, tự phát triển, và tự diễn đạt của tinh thần có ý thức trong và qua vật chất. Sự phát triển về kỹ thuật diễn đạt sự tự phát triển và tự diễn đạt của con người qua vật chất; nó là thiết yếu cho việc trở nên hình ảnh của Thiên Chúa và như thế thiết yếu cho việc tự thể hiện đích thực[12].

Khái niệm về hình ảnh năng động của Thiên Chúa dẫn đến ý nghĩa sâu sắc hơn về việc bồi đắp khoa học và kỹ thuật. Con người trần thế đã trở thành chuyển hóa bằng chính tính phát minh khởi động và nghệ thuật của mình diễn đạt theo một phương cách mới vừa hình ảnh thần thiêng của Đấng sáng tạo vừa hình ảnh con người của người đồng sáng tạo của nó. Khái niệm về con người như là hình ảnh năng động của Thiên Chúa, với một ơn gọi phát triển hình ảnh này bằng cuộc đối thoại tiến hóa với vũ trụ vật chất, đưa cho kỹ thuật một khung làm việc rộng rãi hơn cung cấp các kiểm soát mạnh mẽ về tôn giáo, luân lý, và nhân đạo trong việc khai thác của nó. David Noble tuyên bố kỹ thuật nên có như là mục tiêu sự sống đang trải bày của tinh thần, bởi vì kỹ thuật và tôn giáo đều tương tự. Teilhard cho rằng “thế giới kỹ thuật của các hành động hàng ngày của con người là ‘thứ’ từ đó cộng đoàn trong Đức Kitô được hình thành để đem lòng thờ kính qua toàn bộ vũ trụ đến với Thiên Chúa[13].” Nhập thể với Kitô hữu điển hình và mô hình toàn bích về sự cởi mở của vật chất đến với tinh thần và khả năng của vật chất để phục vụ như là môi trường của việc tự diễn đạt và quyền lực tạo dựng của tinh thần. Kỹ thuật và tôn giáo hiện đại đã cùng nhau tiến hóa, và, kết quả là, sự nghiệp kỹ thuật đã và đang lan tràn niềm tin tôn giáo[14]. Cả hai kỹ thuật và tôn giáo đang thực hiện hướng đến tạo dựng mới bởi vì cả hai có một khao khát lâu dài về thế giới bên kia cho siêu việt và cứu độ. Nhưng có phải kỹ thuật đến được chỗ hiện thân các giá trị chính yếu của chúng ta, các điều chúng ta mong muốn nhất trong cuộc sống không?

Cội rễ của sự tiến bộ kỹ thuật hiện đại nằm trong ý thức phương Tây và có thể được dõi lại đến thời gian khi các nghệ thuật hữu ích lần đầu tiên đã trở nên liên quan đến kế hoạch của Kitô giáo về sự cứu độ. Ý nghĩa trần tục về sự sống sót được quay hướng đến cùng đích thế giới bên kia của sự cứu độ, và qua thời gian hành động khiêm cung nhất trong các hành động của con người mang phẩm chất với tầm quan trọng tâm linh và ý nghĩa siêu việt—sự phục hồi lại tính thần thiêng đã mất của loài người. Noble phát biểu rằng khi con người phân vân tại sao các kỹ thuật mới hiếm khi đáp ứng được các nhu cầu con người và xã hội chúng lẽ ra phải có, chính là vì tham vọng và thèm khát quyền lực. Ông tuyên bố rằng, ở một tầm mức sâu xa hơn, các kỹ thuật này đã không đáp ứng được các nhu cầu căn bản của con người bởi vì đó không phải là mục đính chính yếu của chúng. Đúng hơn chúng đã nhắm đến mục tiêu của việc siêu việt toàn bộ các quan tâm hay chết. Các kỹ sư của kỹ thuật ngày nay “đang cống hiến sự cứu độ bằng xác định kỹ thuật,” trong khi làm cho thế giới vượt đến viễn ảnh của sự toàn bích. Ông kết luận rằng việc đeo đuổi kỹ thuật về sự cứu độ đã trở nên mối đe dọa cho sự sống sót của chúng ta[15]. Sự đe dọa này có thể được quan niệm khi chúng ta nhìn đến các người theo chủ thuyết tương lai như Ray Kurzweil, người gọi thời đại hiện tại là “phi thường” (singularity) bởi vì nó là sự kết hợp của thông tuệ con người và thông tuệ máy móc trong đó thông tuệ máy móc đối xử với con người sinh học như là người giúp việc siêu việt của mình[16]. Sự phát triển các máy móc thông tuệ có thể làm tất cả mọi sự hay hơn con người là cốt lõi của tiên đoán của Kurzweil. Theo quan điểm của ông, chúng ta đồng dạng với bộ não chúng ta nhiều hơn với thân thể[17]. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Edge, Kurzweil phát biểu,  

Chúng ta đang đi vào một thời đại mới. Tôi gọi nó là “phi thường.” Nó là kết hợp giữa thông tuệ con người và thông tuệ máy móc và sẽ tạo thành một điều gì to lớn hơn chính nó. Nó là nòng cốt của tiến hóa trên hành tinh chúng ta. Người ta có thể quyết đoán rằng nó thực sự là nòng cốt của sự tiến hóa của trí thông tuệ nói chung, bởi vì không có dấu chỉ nào cho thấy nó đã xẩy ra bất cứ nơi nào khác. Với tôi, đó là tất cả những gì nền văn minh con người hướng tới. Nó là thành phần của định mệnh chúng ta và thành phần của định mệnh của tiến hóa để tiếp tục tiến triển nhanh hơn bao giờ, và để làm cho quyền lực của trí thông tuệ lớn lên gấp bội. Suy tính đến việc ngưng lại điều đó—nghĩ rằng hiện thân con người đã tốt đẹp như họ đang là—là một hoài niệm thương mến đặt sai chỗ những gì hiện thân con người đã quen là. Những gì hiện thân con người là là một chủng loại đã trải qua sự tiến hóa văn hóa và kỹ thuật, và chính bản chất của tiến hóa mà nó gia tốc, mà quyền lực của nó lớn lên gấp bội, và đó chính là những gì chúng ta đang nói đến. Giai đoạn kế tiếp điều này sẽ là khuếch đại chính quyền lực thông tuệ của chúng ta bằng các kết quả kỹ thuật của chúng ta[18].

 

Kurzweil không đơn độc trong niềm tin của ông. Một số nhà khoa học nhìn thấy rằng mục đích rốt cùng của sự sống nhân tạo là để tạo ra “sự sống” trong một số môi trường khác, lý tưởng là một môi trường thực sự trong đó thực chất của sự sống đã được rút ra từ các chi tiết của việc thực hiện của nó trong bất cứ mô hình riêng biệt nào. Người ta có thể nói mục đích rốt cùng của sự sống nhân tạo là hoàn thành một “sự nhập thể nhân tạo” của chủng loại con người[19]. Hans Moravec tuyên bố rằng sự xuất hiện của máy móc thông tuệ (machina sapiens) sẽ cung cấp cho loài người “tính không chết cá nhân bằng cấy ghép tâm trí.” Moravec gợi ý rằng tâm trí sẽ có thể tải xuống (download) vào trong một chiếc máy qua việc cuối cùng thay thế các tế bào não bằng cách mạch điện và các chức năng nhập vào xuất ra dữ liệu tương tự. Theo phương cách này, nó trở nên có thể chuyển dịch một tâm trí từ một giàng đỡ này sang một giàng đỡ khác và từ đó sinh ra sự sống sót của linh hồn sau sự chết trong một môi trường mới, bền bĩ hơn[20].

Noreen Herzfeld tuyên bố rằng động lực để phát triển sự thông tuệ nhân tạo (Tt.Nt. [A.I.—artificial intelligence]) liên quan đến imago Dei của con người và ước vọng tạo thành một “người khác trong chính hình ảnh của chúng ta”[21]. Bà hỏi, “Có phải hình ảnh này mà con người chia sẻ với Thiên Chúa liên quan đến hình ảnh chúng ta mong muốn chia sẻ với chính sự tạo dựng của chúng ta trong Tt. Nt. không?[22]” Trong phim Tt.Nt., nói ví dụ, đứa con trai người máy Daivd ao ước trở thành con người, nhưng khám phá ra rằng trở thành con người nghĩa là phải chết. Khi cuối cùng nó hoàn thành giấc mơ của nó trở thành một con người thực, nó chết. Philip Hefner ghi nhận rằng một số phim Tt.Nt. nhấn mạnh trên sự chết và gợi ý rằng một số lớn kỹ thuật của chúng ta hình như là sự từ khước cái chết và một nỗ lực để thoát khỏi nó[23]. Nhận thức của ông phù hợp với những gì chúng ta có thể gọi là sự đeo đuổi Tt.Nt. về “tính không chết truyền thông” (cyber-immortality). Liệu Tt.Nt. có đang đẩy chúng ta vượt qua việc trở thành “con người” đến kỹ thuật thông tuệ (techno sapiens) không? Và, nếu thế, điều này ảnh hưởng làm sao trên tương quan của chúng ta với Thiên Chúa[24]? Hấp dẫn là rằng phim Tt.Nt. nêu rõ lên không phải logic mà là tình yêu như là một dấu chỉ của sự sống con người. Đứa con trai người máy David được lập chương trình in sâu vào để mãi mãi yêu thương người đã in sâu chương trình cho nó. Then chốt của câu chuyện là sự đeo đuổi không ngơi nghỉ của David để trở thành một con người thế nào để mẹ nó cũng yêu thương nó lại. Vào cuối cuốn phim khi nó nằm cạnh mẹ nó và nghe mẹ nói lên các từ kỳ diệu đó, “mẹ yêu con, David,” nó biết cuối cùng nó đã trở thành một đứa con trai thực sự. Tình yêu đích thực của con người không thể lập chương trình bởi vì tình yêu không tốn kém. Nó phải được cho đi và nhận lại cách không tốn kém, và chính trong tương quan về sự qua lại mà tình yêu trở thành chuyển hóa. Việc tiếp nhận tình yêu của David trở thành việc hoàn tất sự sống của nó—trở thành con người. Sự chết cho thấy việc hoàn tất các niềm hy vọng và ao ước của David—trở thành con người để trở nên hoàn tất trong tình yêu. Điều này không phải là ý nghĩa về Đức Giêsu Kitô—yêu thương cho đến chết vì lợi ích của sự sống sao[25]?

Phim ảnh như Tt.Nt. nhắc nhở chúng ta rằng bản ngã con người đích thực là dễ thương tổn trước sự biến chất của kỹ thuật và sự ám ảnh của con người về kinh nghiệm. Khi bản ngã liên hệ khách quan với thế giới, khi sự vật trên thế giới phục vụ như là các đối thể đơn thuần, cái “tôi” đưa ra diễn đạt một tương quan “tôi-nó.” Ở đây bản ngã quan tâm đến việc theo đuổi các mục đích và mục tiêu. Quan tâm chính yếu là để kiểm soát và điều khiển, để đối xử với thế giới, sự vật, và con người như là một phương tiện thoả mãn các nhu cầu và ước muốn cá nhân. Người nào chỉ sống với một cái “nó” thì không phải là có tính người. Để nhận ra bản ngã của một người, người đó phải đi vào một tương quan với “Quân” (Thou), một con người khác. Như Martin Buber viết, một tương quan “Ngã-Quân” đòi buộc sự qua lại, đáp ứng, và liên hệ cá nhân. Chẳng một ai có thể ép buộc người khác hoặc điều khiển người khác vào trong việc tiếp xúc “Ngã-Quân”; nó không thể bị xếp đặt. Nó chỉ có thể xẩy ra trong một tương quan tự do trong đó từng người trong mối tương quan chia sẻ tràn đầy và qua lại. Thiên Chúa là cái “Quân” duy nhất không trở thành cái “Nó.” Thiên Chúa chính là Đấng đưa ra ý nghĩa cuối cùng cho các gặp gỡ của chúng ta và nhắc nhở chúng ta về cái “tha” (other) như là con người. Như thế, các liên hệ con người đích thực vượt quá lãnh vực kỹ thuật.

Từ khi Ngã và Quân (I and Thou) nổi tiếng của Buber được viết nên gần năm mươi năm về trước, thế giới kỹ thuật đã thâm nhập vào sự sống con người đến mức hàng ngày phụ thuộc vào máy móc. Việc kỹ thuật ùa vào cuộc sống hàng ngày đang chuyển hóa nếp sống của chúng ta về chơi đùa, làm việc, yêu đương, sinh sản, bệnh hoạn, và chết chóc. Chúng ta đã trở nên “đồng hóa” (borged). Cyborg là một chuyên ngữ về và cho thời đại chúng ta phác đồ thực tại cơ thể và xã hội đương thời như là sự pha trộn giữa sinh học và máy móc. Một cyborg là một người mà việc hoạt động sinh lý học nhờ vào hoặc phụ thuộc vào một máy móc cơ học hoặc điện tử. Theo ý nghĩa chung hơn, cyborg nói đến “các tạo vật vừa hữu cơ vừa kỹ thuật[26].” Một số lượng đang gia tăng những người đã trở nên “bị pha trộn” (cyborged) theo một ý nghĩa kỹ thuật, kể cả những người với máy trợ tim, khớp nhân tạo, hệ thống ghép sẵn thuốc, kính ghép sẵn giác mạc, và da nhân tạo. Thế nhưng vẫn còn nhiều người hơn dự phần vào các nghề nghiệp làm cho họ thành người pha trộn cách biểu tượng, kể cả người sử dụng bàn phiếm máy vi tính nhập vào mạch truyền thông với màn hình, nhà giải phẫu thần kinh được kính hiển vi sợi quang hướng dẫn trong lúc giải phẫu, và cậu thiếu niên chơi game trong khu mái che video-game địa phương. Việc hội nhập kỹ thuật trong cuộc sống con người hàng ngày vòng quanh địa cầu đã làm cho chúng ta thành các hiện thân con người lệ thuộc vào kỹ thuật mà kỹ thuật tổ chức cuộc sống đương thời cho chúng ta. Cyborg đang trở thành biểu tượng diễn dịch cho bản ngã con người bởi vì vòng chỉ dẫn truyền thông (cybernetic loop) gây nên một thể loại mới về tính chủ thể. Naomi Goldenberg quan ngại rằng một số người phương Tây đang không đáp ứng với máy móc như các công cụ mà như là các mô hình kiểu mẫu để ganh đua. Điều này đang dẫn vào sự tách biệt và nổi cô đơn của cuộc sống hiện đại. Bà viết, “Chúng ta đang ở trong một tiến trình làm cho nhau biến mất bằng cách sống cuộc sống của chúng ta cách biệt nhiều hơn với các người khác khi bầu bạn với máy móc[27].”

Sự thịnh hành của các cyborgs trỗi sinh câu hỏi cho cuộc sống Kitô giáo, cách riêng nếu chúng ta tuyên bố rằng các tương quan về lòng thương xót, sự tha thứ, và tình yêu thương đồng cảm là dấu chỉ của sự sống này. Điều gì thúc đẩy chúng ta hành động như là các Kitô hữu trong một thế giới pha trộn nếu máy móc chúng ta liên hệ đến có thể thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của chúng ta mà không đòi hỏi gì trở lại? Làm sao viễn ảnh của Teilhard về một vũ trụ có tính Kitô được thực hiện trong một chủng loại đang trở thành ngày càng là “kỹ thuật thông tuệ”? Sự thách thức của kỹ thuật với thần học là để cho thần học khẳng định chính kế hoạch phản công của nó về sự sống trong cộng đoàn. Nhiệm vụ chính của của cộng đoàn đang tin tưởng là để trở thành cộng đoàn, để khám phá ra và phơi bày chính thực tại của nó như là dân của Thiên Chúa. Kỹ thuật tăng cường xu hướng cá nhân của xã hội hiện đại, và nó phải được trao cho một tập chú, một phương hướng, bởi vì sự sống sót của loài người trong một mô trường thiên nhiên lờ mờ như là vấn đề của thời đại chúng ta. Thế nhưng, đơn giản trở nên hòa hợp với sự hội nhập của kỹ thuật trong cuộc sống hàng ngày thì chưa đủ. Đúng hơn, chúng ta phải bắt đầu nhìn thấy kỹ thuật như là không thể không có cho toàn bộ tiến trình tiến hóa bởi vì nó thúc đẩy chúng ta đến một tầm mức hoàn toàn mới về văn hóa và ý thức. Hefner phát biểu, “Con người không còn là những gì họ đã quen là, vì thế chủ thuyết con người là trọng tâm (anthropocentrism) cũng không còn như cũ. Tôn giáo của các cycorgs technosapiens, do đó, cũng là một tôn giáo của thiên nhiên…. Kỹ thuật giờ đây là một giai đoạn của tiến hóa, và giờ đây nó là tạo dựng, một máng thông hình ảnh của Thiên Chúa[28].” Do đó, chúng ta có thể nói về Đức Kitô như là biểu tượng không đơn thuần về cuộc sống loài người mà còn về cuộc sống cyborg. Nếu Đức Kitô quả thực là mục đích của vũ trụ này, thế thì chúng ta phải bắt đầu xem xét mục đích này theo quan điểm của sự trỗi sinh techno sapiens có tính Kitô.

Trong một loạt bài giảng dạy về kỹ thuật và việc con người đang trở thành, Philip Hefner cho thấy rằng nếu chúng ta phải nói về tôn giáo, nó phải là một tôn giáo có thể bao gồm cyborgstechnosapiens Nó không thể đơn thuần chỉ là một phương cách tôn giáo của việc giải quyết thế nào với kỹ thuật như thể nó ở bên ngoài việc chúng ta là ai; đúng hơn, kỹ thuật đã trở nên phần thiết yếu của việc chúng ta là ai[29]. Khi chúng ta dự phần vào sự thúc đẩy này đến các điều có thể mới qua kỹ thuật, chúng ta cũng dự phần vào Thiên Chúa. Đây là chiều kích thánh thiện trong kỹ thuật. Sự khác biệt giữa cách diễn dịch không thần học và cách diễn dịch thần học về kỹ thuật, Hefner tuyên bố, là rằng một điều nói sự thúc đẩy siêu việt là tác dụng phụ (epiphenomenal[a]), một hiện tượng bề mặt, trong khi thần học nói nó bám cội rễ trong chính bản chất của sự vật. Người theo thuyết tác dụng phụ nói rằng sự siêu việt chính là phương cách của tiến hóa đề cao tính phù hợp. Nhà thần học xác nhận rằng tiến hóa tự nó đã được thiết kế để cho phép một hệ thống tự siêu việt của thực tại. Theo quan điểm của Hefner, sự hiệp nhất của kỹ thuật và loài người—sự trỗi sinh của techno sapiens—là không thể thiếu cho xu hướng tiến hóa siêu việt. Hefner hỏi, “Khi chúng ta chìm đắm trong sự thúc đẩy đến siêu việt, có phải chúng ta từ đó đang chia sẻ chiều sâu thẳm rốt cùng của thực tại mà chúng ta có thể gọi là Thiên Chúa không? Hoặc giả chúng ta đang dự phần vào một tiến trình tuyển chọn và tiến bộ mà cuối cùng chẳng có ý nghĩa gì cả?[30]” Nếu tiến hóa là một chuyển động hướng đến sự phức tạp và hiệp nhất to lớn hơn, thế thì cuộc hôn nhân giữa tính sáng tạo con người và con cháu của nó là không thể thiếu cho sự tiến hóa. Chúng ta có thể quan niệm cyborgs theo với sự trỗi sinh trong tạo dựng, một điều gì hoàn toàn mới mẻ không thể giảm bớt thành các thành phần của nó, nhưng lúc đó các cyborgs trở thành không thể thiếu cho việc xây dựng nên Đức Kitô trong vũ trụ.

Theo quan điểm của Teilhard, đắm chìm chính chúng ta trong tính tạo dựng, và như thế là sự thúc đẩy đến siêu việt, là đắm chìm chính chúng ta trong Đức Kitô, nếu đức tin trên thế giới là đức tin vào Thiên Chúa. Nghĩa là, nếu chúng ta tin rằng nhập thể nghĩa là sự liên quan của Thiên Chúa vào thế giới, thì chúng ta cũng phải tin vào sự trung kiên của Thiên Chúa với thế giới, điều có nghĩa để cho thế giới trở thành chính nó qua chính tiến trình tạo dựng của nó, những gì giờ đây bao gồm cả kỹ thuật và sự thông tuệ nhân tạo. Hefner gợi ý rằng chúng ta phải khám phá ra liệu có một ý nghĩa sâu sắc hơn đối với sự phấn đấu để siêu việt hay không, và chúng ta phải sắp đặt và tạo ra ý nghĩa đó. Kỹ thuật có thể là một cách diễn đạt mới về “con tim không yên nghỉ” của Augustine, ông phát biểu, thế nào để sự theo đuổi của kỹ thuật là một sự theo đuổi của siêu việt (hướng đến Thiên Chúa) và như thế có thể là một phương tiện của ân sủng[31]. Kỹ thuật hoặc là vô dụng về lâu về dài (một máy móc khác) hoặc nó là một cách diễn đạt thực tại tự siêu việt nền tảng của Thiên Chúa. Hefner kết luận rằng kỹ thuật tự nó là môi trường của hành động thần thiêng bởi vì kỹ thuật là về sự tự do của trí tưởng tượng tạo thành sự tự siêu việt của chúng ta. Theo quan điểm này, kỹ thuật là không thể thiếu cho tiến hóa. Nó là kết quả của tính sáng tạo của con người và đến lượt lại đã ảnh hưởng trên việc hình thành sự sống con người đến mức đang trở thành một điều gì hoàn toàn mới lạ trong vũ trụ.

Con người trần thế ngày nay không là y như con người trần thế vào thời Đức Giêsu xứ Nazareth. Chúng ta là các hiện thân kỹ thuật, cyborgs, trên đường đến với Thiên Chúa. Nếu Đức Giêsu Đấng Kitô là biểu tượng của sự sống con người thì chúng ta phải thú nhận rằng ý nghĩa về Đức Kitô bao gồm cyborgs; chúng ta giờ đây có thể nói về “nhập thể kỹ thuật” (techno-incarnation) và sự sống “Kitô giáo kỹ thuật” (techno-Christian). Ý nghĩa về Đức Kitô trong tiến hóa bao gồm sự có thể của chúng ta để siêu việt chính chúng ta qua tính sáng tạo của kỹ thuật thế nào để hình dạng của Đức kitô giờ đây cũng chịu ảnh hưởng bởi kỹ thuật nữa, nghĩa là, con người trần thế/cyborg giờ đây là siêu việt kỹ thuật và sự tràn đầy tương lai của Đức Kitô sẽ được tạo dựng bởi technosapiens, nếu chúng ta không trở thành mồi ngon của niềm tin Thiên Chúa khắp mọi nơi hoặc một siêu hình học của chủ thuyết vật chất. Quyền lực của kỹ thuật mạnh cho đến nổi nó có thể khuyến khích sự chuyển động đến sự tràn đầy của Đức Kitô hoặc nó có thể ngăn cản nó. Trừ phi chúng ta thực sự từ bỏ tự do của chúng ta cho một chiếc máy và thay thế chức năng cho mối tương quan, chúng ta những con người, cho dẫu là con người kỹ thuật (technohumans), sẽ được hoàn tất trong tình yêu bởi vì đó chính là ý nghĩa về Đức Kitô.

Trong khi kỹ thuật đang ảnh hưởng trên sự tiến hóa của Đức Kitô trong vũ trụ trong chừng mực nó đang thay đổi đường nét của cuộc sống con người hàng ngày, có một chiều kích khác của kỹ thuật đang thay đổi quan niệm của chúng ta về Đức Kitô trong vũ trụ, nghĩa là, sự có thể được của sự sống thông tuệ trên các hành tinh khác. Khoa học mới về kỹ thuật không gian và sinh học tinh tú đã làm cho việc khám phá ra sự sống bên ngoài quả đất có nhiều khả năng hơn. Các cuộc trò chuyện trong tôn giáo và khoa học ngày nay đang bắt đầu tập chú vào sự sống bên ngoài quả đất (extraterrestrial—ET), bởi vì sự sống như vậy có các hàm ý tôn giáo, cách riêng cho các Kitô hữu tin vào nhập thể. Thực hấp dẫn là vào năm 1918, Teilhard phân vân liệu chúng ta không phải thú nhận một biểu hiện “nhiều hình thái” của Đức Kitô vũ trụ trong các thế giới khác nhau. Có lẽ Đức Kitô con người, ông nói, đơn giản chỉ là một “khuôn mặt” của Đức Kitô vũ trụ[32]. Một quan điểm có tính lấy vũ trụ làm trung tâm của thực tại làm cho chúng ta thừa nhận rằng, ngoài loài người, Đức Kitô phải cứu độ bất cứ hiện thân tâm linh nào khác có thể hiện hữu trong vũ trụ—và khả năng có nhiều thì quá lớn. Teilhard viết, “Hoàn cảnh của chúng ta mời gọi một Nicaea mới, để giải quyết sự khác biệt phụ trong bản thể con người của Đức Kitô, giữa bản thể quả đất và bản thể vũ trụ[33].” Carl Sagan quá vãng đã mô tả một thái độ về “chủ thuyết sôvanh quả đất,” chủ thuyết làm cho quả đất thành tiêu chuẩn cho khắp nơi[34]. Andrew Burgess nhận diện chủ thuyết sôvanh này như là một “sự láo xược vũ trụ”; nó “tin tưởng rằng Đấng tạo dựng vũ trụ đã nhập thể trên chính một chút bé tí vụn vỡ xuyên tinh tú của chúng ta và duy trì một mối tương quan đặc biệt với chủng loại con người[35].” Như Burgess và những người khác đã chỉ ra, câu chuyện Kitô giáo đã dựa vào một vũ trụ học trước Copernice. Ông viết, “Bao lâu một ai đó đang tư duy theo quan điểm một vũ trụ lấy quả đất làm trung tâm và một vị thần đất, câu chuyện vẫn còn một sự đáng tin cậy nào đó…. Tuy nhiên, ngay lúc thiên văn học thay đổi các lý thuyết, toàn bộ câu chuyện Kitô giáo mất đi khung cảnh duy nhất trong phạm vi mà nó có thể có ý nghĩa.Với việc hệ thống mặt trời không còn là trung tâm của bất cứ thứ gì, tưởng tượng rằng những gì xẩy ra ở đây hình thành trung tâm của tấn kịch vũ trụ đơn giản trở thành ngớ ngẩn[36].” Những gì Burgess nhận diện là một mối tương quan được các cây bút tổ phụ và trung cổ biết đến đã hàng thế kỷ, nói rõ ra, thần học thiết yếu phải liên hệ với vũ trụ học. Một khi vũ trụ học thay đổi, thần học cũng thế, bất luận ngấm ngầm hoặc minh bạch.

Theo các nhà khoa học hàng đầu, có quá nhiều chứng cứ rằng Quả đất có thể không phải là ốc đảo duy nhất trong vũ trụ hoặc thậm chí trong hệ mặt trời. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng các mảnh vụn tí xíu của hành tinh chúng ta, ví như các đá bụi, có thể đập xuống bề mặt các hành tinh khác. Điều này đưa cho sự sống khả năng nhảy từ nơi này qua nơi khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Nghiên cứu gần đây gợi ý rằng các chất liệu cần thiết cho sự sống như chúng ta biết đến để tiến hóa từ đầu hiện diện tại nhiều nơi bên ngoài Quả đất. Các chất liệu này gồm các dung môi dạng chất lỏng, ví như nước; một số các thành tố đa dạng, vì như than, nitrô, và phospho, để cấu tạo các phân tử hữu cơ; và các hợp chất tồn trữ năng lượng. Theo Bruce M. Jakosky, giám đốc Trung tâm sinh học không gian (Center for Astrobiology) tại Đại học Colorado ở Boulder, hành tinh Mars và mặt trăng Europa của Jupiter cho thấy các hỗn hợp của các chất liệu này ngay tại vì sao lân cận của chúng ta[37]. Lewis Ford viết, “Thậm chí nếu một trong mỗi 150.000 hành tinh chứa đựng sự sống, sẽ có thể có một triệu thế giới sự sống trong ngân hà chúng ta, một số trong đó chúng ta có lý để giả định chứa đựng sự sống thông tuệ, mà, chúng ta giả định trước, Thiên Chúa cũng quan tâm đến họ[38].”

Gần năm mươi năm trước, J. Edgar Burns quan niệm chân trời đang mở rộng của vũ trụ qua việc thám hiểm không gian như là sự trỗi sinh của một “đức tin không gian” mới hoặc những gì ông gọi là “sùng bái vũ trụ” (cosmolatry). Ông thừa nhận, có phần tiên tri, rằng “những gì hình như đã nhận được sự chú ý ít ỏi là sự xuất hiện của một hiện tượng có toàn bộ dấu chỉ riêng biệt của một tôn giáo mới[39].” Qua “tôn giáo mới,” không hoàn toàn rõ ràng liệu Burns muốn nói đến việc hủy bỏ quá khứ hoặc một tiến bộ mới trong ý thức tôn giáo làm cho các “tuyên xưng chân lý” của chúng ta thành lỗi thời. Chính dưới ánh sáng của nhận thức này mà “Kitô học bên ngoài” (exoChristology), một chuyên ngữ Burgess sử dụng để thảo thuận các vấn đề Kitô học “nổi lên qua các khám phá không gian bên ngoài[40],” nhận lấy một thu nhập mới cho đức tin Kitô giáo. Vì nếu Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ, điều này có ý nghĩa thế nào với các hiện thân thông tuệ cư ngụ ở góc xa xăm của vũ trụ? Hoặc như Ted Peters hỏi, nếu sự sống ET (sự sống bên ngoài quả đất) được khám phá ra, liệu có mời gọi các nhà truyền giáo không[41]?

Câu hỏi về Kitô học bên ngoài thoạt tiên bị giải giới bởi vì nó hình như hạ giá công việc cứu độ của Đức Giêsu. Như chúng ta đã thảo luận ở chương 3, Kitô học phương Tây đi theo Anselm xứ Canterbury duy trì rằng tội con người là nguyên do chính yếu cho việc nhập thể. Tội của Adam được Đức Kitô sửa chữa, bởi vì những gì không được chữa lành không thể được cứu độ. Nhưng như chúng ta đã lập luận ngay từ khởi đầu, lý do với Đức Kitô thì còn hơn là tội lỗi, nó là tình yêu. Đức Kitô là ý định đầu tiên để Thiên Chúa yêu thương. Từ đó, Đức Kitô là đầu của tất cả tạo dựng, bất cứ nơi nào có sự sống trong vũ trụ, như chúng ta đọc thấy trong thư gửi Côlôssê (1, 16-17): “Mọi sự được tạo dựng qua Người và cho Người. Trước khi bất cứ thứ gì được tạo dựng, Người đã hiện hữu … và Người giữ cho mọi sự hiệp nhất.” Do đó, Đức Kitô thuộc về chính cấu trúc của vũ trụ, và chúng ta phải xem xét Đức Kitô không chỉ là điểm Omega của sự sống thuộc về quả đất mà còn của toàn thể vũ trụ[42]. Nếu tiến hóa là sự trải bày của vũ trụ hướng đến tính phức tạp và hiệp nhất, việc xem xét Đức Kitô và ET là một phương cách khác nói về Đức Kitô trong tiến hóa.

Mối tương quan không thể thiếu giữa tạo dựng và nhập thể cho thấy rằng nhập thể không phải là một biến cố tách biệt mà là biến cố không thể thiếu cho sự có thể được của chính tạo dựng; điều này không thể quan niệm được mà không có điều kia. Bởi vì mối tương quan không thể thiếu này giữa tạo dựng và nhập thể, “một thế giới không có Đức Kitô là một thế giới không hoàn tất,” nghĩa là, chủng loại được tạo dựng được cấu trúc cách Kitô học[43]. Bởi vì bất cứ chủng loại được tạo dựng nào hoặc tất cả các thế giới có thể có đểu được tập trung trong Lời duy nhất của Thiên Chúa, có thể nói được rằng tất cả các chủng loại được tạo dựng đều được cấu trúc theo Kitô học. Chúng ta có thể đặt tên cho ý niệm này là “nguyên lý Kitô” (christophic principle) bởi vì vũ trụ không đơn giản thích hợp hoặc thậm chí tốt hơn, điều chỉnh đúng, cho sự sống con người (nguyên lý nhân chủng—anthropic principle) nhưng được đặt mô hình trên Lời thần thiêng của Thiên Chúa và như thế hướng đến Đức Kitô hoặc sự hiệp nhất toàn bích giữa Thiên Chúa và thực tại được tạo dựng[44]. Nguyên lý Kitô có nghĩa là Đức Kitô là lý do của mọi chủng loại được tạo dựng, bất luận chủng loại được tạo dựng đó được quan niệm thế nào, bởi vì Đức Kitô là ý định đầu tiên để Thiên Chúa yêu thương và như thể để tạo dựng. Bởi vì vũ trụ được cấu trúc theo Kitô học, mọi chủng loại được tạo dựng sẽ mang năng lực hiệp nhất với thần thiêng. Bonaventure suy tư về sự toàn bích của tạo dựng dưới ánh sáng nhập thể và nói rằng (trong sự tạo dựng này) vật chất có xu hướng tiến đến tinh thần. Sự hiệp nhất của vật chất và tinh thần trong hiệp nhất với thần thiêng là sự toàn bích của tạo dựng. Đức Giêsu là sự thể hiện hoàn toàn nhất của năng lực cao quí của tạo dựng đem chủng loại được tạo dựng đến sự hoàn tất của nó. Bonaventure viết, “Sự toàn bích của toàn thể chủng loại được thể hiện ra trong hiện thân duy nhất đó sự hiệp nhất của toàn bộ thực tại được đưa đến sự hoàn tất[45].” Trên tầm mức ngoài quả đất, chúng ta có thể ức đoán rằng cùng một Lời thần thiêng đó là mô hình của tất cả những gì hiện hữu, tiết lộ cho tạo dựng đó một năng lực tâm linh để hiệp nhất với thần thiêng. Cũng như Đức Giêsu là sự thể hiện hoàn toàn nhất của loài người được thần thánh hóa trong tạo dựng thuộc về quả đất, cũng thế, sự hiệp nhất hoàn toàn nhất của các bản thể trên một tầm mức bên ngoài quả đất cũng sẽ xẩy ra (hoặc đang xẩy ra) trong một hiệp nhất cá nhân nữa.

Zachary Hayes cho thấy rằng mối tương quan đồng dạng giữa nhập thể và tạo dựng (thuộc quả đất) là mối tương quan nền tảng làm cho vũ trụ trở thành hơn là thực tại vật chất; đúng hơn, thế giới vật chất có năng lực tâm linh bởi vì nó được cấu trúc theo Kitô học. Ý nghĩa của sự tạo dựng tập trung trong Đức Kitô là huyền nhiệm của Lời nhập thể, đặt nền tảng trên huyền nhiệm của tình yêu thần thiêng, tự hiệp thông. Trong bối cảnh của thần học trung cổ, đây là sự khước từ ý niệm rằng Thiên Chúa trước hết đã tạo dựng một thế giới chẳng có liên hệ nào đến khuôn mặt của Đức Kitô, và rằng chỉ sau sự sa ngã của loài người mà một “nghị định thứ hai” của Thiên Chúa tự định hướng nó đến khuôn mặt của một đấng cứu độ dưới hình thái của Đức Kitô[46]. Bonaventure và Scotus xác nhận rằng một thế giới không có Đức Kitô là một thế giới không hoàn tất. Toàn bộ tạo dựng được làm ra cho Đức Kitô. Tóm lại, lý do đầu tiên cho việc nhập thể liên hệ đến không phải với “việc tha thứ tội lỗi” mà đến sự hoàn tất tạo dựng trong tương quan của nó với Thiên Chúa. Sự nhập thế có tính cứu độ bởi vì toàn bộ tạo dựng có một khả năng tâm linh về Thiên Chúa, điều cởi mở ra cho sự hoàn tất trong con người trần thế và rốt cùng trong Đức Giêsu Kitô[47].

Quan điểm theo Phanxicô về nhập thể là một huyền nhiệm về tình yêu chủng loại tháo bỏ lý do đầu tiên của nhập thể vì tội lỗi và tuyên xưng nó như là một công việc của tình yêu. Một nhận thức về nhập thể như là một hành động của tình yêu hơn là một điều kiện của tội lỗi có thể thích hợp hơn cho vũ trụ tiến hóa nơi nhận thức về tội nguyên tổ của con người đang được duyệt xét lại[48]. Cho dẫu Bonaventure và Scotus định nghĩa hành động tạo dựng của Thiên Chúa theo quan điểm của chủng loại thế giới này (vì nó hiện hữu), ý nghĩa thần học của hành động tạo dựng của Thiên Chúa qua Lời có nghĩa rằng bất cứ thực tại được tạo dựng nào, bất cứ hiện hữu nơi đâu, sẽ có thể sở hữu một kết cấu nội tại liên hệ đến Lời thần thiêng của Thiên Chúa. Tạo dựng (bất luận được quan niệm thế nào) và nhập thể tùy thuộc vào nhau. Vì Đức Kitô là ý định đầu tiên của Thiên Chúa để yêu thương, sự hiện hữu của bất cứ chủng loại thế giới nào như là một cách diễn đạt của tình yêu đó sẽ được cấu trúc theo Kitô học. Từ đó, bởi vì nhập thể hoàn tất những gì Thiên Chúa tạo dựng, bên ngoài quả đất, nếu chúng hiện hữu, sẽ được cởi mở ra với nhập thể và theo ý nghĩa rộng rãi nhất, “được cứu độ,” trong chừng mực nhập thể của Lời thần thiêng sẽ hoàn tất sự tạo dựng bên ngoài quả đất trong bất cứ phương cách nào tạo dựng đó có thể hoàn toàn chấp nhận Lời vào trong nó.

Trong khi chuyên ngữ “nhập thể” có thể không thích hợp với chủng loại thế giới khác, bởi vì nó có nghĩa đen là nhận lấy máu thịt, những gì chúng ta thực sự đang nói đến là việc Lời thần thiêng mang hiện thân vào thực tại được tạo dựng. Nhập thể như là sự tự hiệp thông hoàn toàn của Lời của Thiên Chúa vào thực tại được tạo dựng xẩy ra nơi nào có khả năng nắm bắt Lời thần thiêng trong thực tại được tạo dựng như là Lời của tình yêu của Thiên Chúa. Nói rằng Đức Giêsu Kitô mạc khải Thiên Chúa là nói rằng, trong Đức Giêsu, Thiên Chúa có thể được biết đến và được yêu thương. Nhập thể ở tầm mức ngoài quả đất có thể xẩy ra một cách quan niệm được, bao lâu có một số thể loại thông tuệ trong phạm vi các chủng loại bên ngoài quả đất để nắm bắt Lời của Thiên Chúa qua tri thức về Lời mang hiện thân thần thiêng. Bởi vì nhập thể là không thể thiếu với tạo dựng, tính dễ hiểu của Lời thần thiêng không thể bị phân ly khỏi sự diễn đạt vật chất của Lời đó. Tri thức về Thiên Chúa rốt cùng phải nhường bước cho tình yêu của Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Như thế, tri thức về Thiên Chúa dẫn đến sự đào sâu về tình yêu phải dẫn đến sự diễn đạt của tình yêu đó trong một số hình thái của sự sống mang hiện thân[49]. Ở tầm mức thuộc về quả đất, Đức Giêsu Kitô nhận lấy một bản thể thân xác qua đó mọi tạo dựng (nghĩa là, thực tại vật chất) được mang lấy trong tương quan với Thiên Chúa. Tương tự, ở tầm mức bên ngoài quả đất, nhập thể phải nhận lấy một hình thái bao gồm thực tại vật chất của tạo dựng đó, theo bất cứ phương cách nào tạo dựng đó được cấu tạo thành.

Tương quan không thể thiếu giữa nhập thể và tạo dựng theo quan điểm của Kitô học bên ngoài bao hàm ý niệm về “nhiều nhập thể nhưng chỉ một Đức Kitô.” Ý niệm này tìm thấy sự ủng hộ trong tư duy của Karl Rahner, người đã viết, “theo quan điểm của tính bất di dịch của Thiên Chúa trong chính Người và nhân dạng của Logos với Thiên Chúa, không thể chứng minh được rằng số nhiều nhập thể trong các lịch sử khác nhau của sự cứu độ là tuyệt đối không thể nghĩ đến được[50].” Chiều sâu nhận thức của Rahner được đưa thêm chiều rộng chiều dài bởi Paul Tillich, người đã lập luận rằng nhận thức về Đức Kitô theo ý nghĩa của vũ trụ liên hệ đến nhận thức về ý nghĩa của biểu tượng “Kitô.” Bằng cách nói về Đức Kitô như là một biểu tượng, Tillich thách thức chúng ta xem xét ý nghĩa vũ trụ học của Đức Kitô. Ông viết,  

Một câu hỏi nổi lên đã bị nhiều nhà thần học truyền thống cẩn thận né tránh, cho dẫu nó sống động có ý thức hay không có ý thức với phần nhiều con người đương thời. Đó là vấn đề làm sao nhận thức ý nghĩa của biểu tượng “Kitô” dưới ánh sáng của sự bao la của vũ trụ, hệ thống lấy mặt trời làm trung tâm của các hành tinh, thành phần nhỏ bé vô tận của vũ trụ mà con người và lịch sử của mình tạo thành, và tính có thể có của các thế giới khác trong đó sự tự biểu hiện thần thiêng có thể xuất hiện và được tiếp nhận.

… Câu trả lời căn bản của chúng ta để vũ trụ cởi mở ra với các biểu hiện thần thiêng có thể được trong các lãnh vực khác hoặc các giai đoạn của hiện thân. Tính có thể có được như vậy không thể bị chối bỏ. Nhưng chúng không thể được chứng minh hoặc không được chứng minh. Nhập thể là độc đáo với nhóm đặc biệt trong đó nó xẩy ra, nhưng nó không độc đáo theo ý nghĩa rằng các việc nhập thể khác thường khác cho các thế giới độc đáo khác đều bị loại trừ…. Con người không thể tuyên bố chiếm giữ vị trí có thể được duy nhất của việc nhập thể[51].

  Rahner và Tillich cho thấy rằng Đức Kitô không đơn giản là Đức Giêsu hiện hữu cá nhân xứ Nazareth mà là sự cởi mở vĩnh cửu của loài người chúng ta với Thiên Chúa và từ đó sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta. Việc nghiên cứu của Tillich để “nhận thức ý nghĩa của biểu tượng ‘Kitô’ dưới ánh sáng của sự bao la của vũ trụ” không làm suy giảm thực tại về Đức Giêsu Kitô mà phục hồi lại ý nghĩa về Đức Kitô cho con người của Đức Kitô, Đấng đem tạo dựng thuộc về quả đất đến sự hoàn thành trong Thiên Chúa. Đức Giêsu là Đấng Kitô, và Đấng Kitô biểu tượng cho sự hiệp nhất thực sự của Thiên Chúa và tạo dựng cho sự sống thuộc về quả đất; tuy nhiên, như Raimon Panikkar ghi nhận, ý nghĩavề Đức Kitô vượt quá con người Đức Giêsu xứ Nazareth. Như chúng ta đã thảo luận trước đây, thực tại về Đức Kitô không tiêu hao đi với tính lịch sử của Đức Giêsu[52]; đúng hơn, “Đức Kitô là biểu tượng trung tâm đó nhập vào tổng thể của thực tại[53].” John McKenzie phát biểu rằng “Đức Kitô là ân sủng và phẩm hạnh và các điều này được hoàn thành trong Đức Kitô: tình yêu của Thiên Chúa, ân sủng của Thiên Chúa, làm phong phú tâm linh, sự chính trực của Thiên Chúa, tự do, sức mạnh, đức tin và tình yêu[54].” McKenzie nêu rõ ý niệm rằng trước hết và trên hết Đức Kitô là sự sống của Thiên Chúa qua đó ân sủng và phẩm hạnh có thể có được. Đức Kitô là sự sống không chỉ là sự sống con người hoặc sự sống trong tạo dựng thuộc về quả đất mà là sự sống của vũ trụ và tất cả các vũ trụ nơi có sự sống thông tuệ. Đức Kitô biểu tượng cho sự hiệp nhất toàn bích của Thiên Chúa và tạo dựng, điều được diễn đạt trong sự hiệp nhất con người tạo vật; như thế, biểu tượng về Đức Kitô biểu hiện không chỉ những gì nó biểu tượng, sự sống của Thiên Chúa, mà nó biểu tượng sự sống của tạo vật trong Thiên Chúa.

Theo quan điểm của ý nghĩa về Đức Kitô, chúng ta có thể nói Đức Kitô là biểu tượng của những gì được nhằm đến cho thực tại được tạo dựng, nghĩa là, việc thần thiêng hóa của tạo dựng, ở tầm mức kinh nghiệm con người, vươn tới kết quả cuối cùng trong con người Đức Giêsu Nazareth. Đức Giêsu không phải là ngoại lệ vĩ đại của sự sống quả đất mà sự hoàn thành của nó. Karl Rahner tuyên bố rằng, trong Đức Giêsu, chúng ta kinh nghiệm sự kiện rằng huyền nhiệm của con người trần thế, điều không dành cho chúng ta kiểm soát, và “điều bị ràng buộc với sự vô nghĩa của tội lỗi và chết chóc, tuy thế, lại được che dấu trong tình yêu của Thiên Chúa[55].” Đức Giêsu con người là Thiên Chúa thực sự và sự thần thiêng hóa chân thực của loài người chúng ta; trong Người chúng ta hoàn toàn đạt đến việc trở thành con người[56]. Tuy nhiên, Đức Kitô còn nhiều hơn Đức Giêsu. Đức Kitô, Lời nhập thể, là Đấng trong Người toàn bộ thực tại được tạo dựng được chuyển hóa trong tình yêu cá nhân của Thiên Chúa. Do đó, nói về Đức Kitô ở tầm mức sự sống bên ngoài quả đất không phải chỉ hạn chế vào việc thảo luận về Đức Giêsu mà thôi mà còn vào việc xem Đức Kitô là biểu tượng của thực tại được tạo dựng. Đức Kitô là thần thiêng hóa của thực tại được tạo dựng trong bất cứ phương cách nào Lời thần thiêng này có thể đi vào hoàn toàn trong thực tại đó.

Bằng cách xem nhập thể như là cách diễn đạt trước hết về tình yêu của Thiên Chúa, tôi gợi ý rằng mọi chủng loại mang sự sống được tạo dựng đều được cấu trúc theo Kitô học thế nào để, theo sự dẫn dắt của Rahner, có thể có nhiều nhập thể nhưng chỉ một Đức Kitô. Thực tại về Đức Kitô là sự hiệp nhất cá nhân của Thiên Chúa và tạo dựng và, như là biểu tượng, ngấm ngầm việc thần thiêng hóa mọi chủng loại được tạo dựng trong liên hệ của nó với Thiên Chúa. Ý nghĩa vũ trụ của Đức Kitô là rằng Đức Kitô là Alpha và Omega, sự khởi đầu của mọi chủng loại được tạo dựng như là Lời của Thiên Chúa và sự hoàn tất của chủng loại đó như là sự nhập thể của Lời. Tóm lại, Đức Kitô, qua hành động tự cho đi của tình yêu, hoàn tất mọi chủng loại có thể có trên thế giới bằng cách đi vào trong chủng loại đó qua việc nhập thể hoặc Lời mang hiện thân (Word-embodiment)[57]. Bản thể Lời của tất cả các thế giới có thể có làm cho từng thế giới trong các thế giới đó thành một năng lực tâm linh để hiệp nhất với thần thiêng. Việc mang hiện thân của Lời trong thực tại được tạo dựng có nghĩa là khả năng để diễn đạt Lời theo một cách thế có thể hiểu được và như thế để thể hiện khả năng tâm linh của chủng loại được tạo dựng đó. Ngôi Lời nhập thể và trỗi dậy, Đức Kitô, chuyển hóa mọi chủng loại mang sự sống được tạo dựng trong liên hệ của nó với Thiên Chúa. Như thế, ý nghĩa về Đức Kitô kéo dài đến sự sống bên ngoài quả đất bởi vì mọi chủng loại có thể hiểu được được tạo dựng đều được phơi bày ra cho sự nhập thể qua đó Lời có thể mang lấy hiện thân trong tạo dựng đó và chuyển hóa nó từ bên trong. Dù cách nào, chúng ta quan niệm Lời nhập thể như là trung tâm không thể thiếu và cá nhân hóa của toàn bộ sự sống trong vũ trụ (hoặc các vũ trụ), chỉ có một Chúa Linh và một Đức Kitô trong vinh quang của Thiên Chúa Ngôi Cha.

[a] Epiphenomenal, -nalism: Chủ thuyết cho rằng lãnh vực tâm thần hoàn toàn là sản phẩm phụ của lãnh vực vật chất và không bao giờ là nguyên ủy của lãnh vực vật chất


[1] Pierre Teilhard de Chardin, Phenomenon of Man, Bernard Wall dịch (New York: Harper & Row, 1959), 262.

[2] Teilhard de Chardin, Phenomenon of Man, 290.

[3] Karl Rahner, On the Theology of Death, Charles H. Henkey dịch (New York: Herder & Herder, 1961), 65; Denis Edwards, Jesus and the Cosmos (New York: Paulist Press, 1991), 100.

[4] Karl Rahner, The Theology of the Spiritual Life, Karl-J. và Boniface Kruger dịch, bộ 3, Theological Investigations (Baltimore: Helicon Press, 1967), 44.

[5] Tóm lược tư duy của Rahner, Edwards phát biểu rằng “những gì chúng ta làm trong lịch sử của chúng ta có giá trị chung cuộc và dứt khoát.” Xem Edwards, Jesus and the Cosmos, 97.

[6] Bonaventure, Hex. 20.15; 22.23 (V, 428, 441). Bonaventure viết, [Vào thời đại chung cuộc] “sẽ có sự hoàn tất các nổi đau khổ đó của Đức Kitô mà giờ đây Người mang trong thân thể [huyền nhiệm] của Người.” Và sau đó ông viết, “Đức Kitô [phải] xuất hiện và đau khổ trong thân thể huyền nhiệm của Người.” Bản dịch tiếng Anh, José de Vinck, Collations on the Six Days, bộ 5, The Works of Bonaventure (Paterson, N.J.: St. Anthony Guild Press, 1970), 309, 352.

[7] George Maloney, The Cosmic Christ: From Paul to Teilhard (New York: Sheed & Ward, 1968), 217.

[8] Jean Danielou, “The Meaning and Significance of Teilhard de Chardin,” John Lyon dịch, Communio 15 (Mùa thu 1988): 355.

[9] Fritjof Capra, The Web of Life: A New Scientific Understanding of Living Systems (New York: Anchor Books, 1997), 36-50; Rupert Sheldrake, “Mysticism and the New Science,” trong The Other Half of My Soul: Bede Griffiths and the Hindu-Christian Dialogue, truyển tập của Beatrice Bruteau (Wheaton, Ill.: Quest Books, 1996), 336-355.

[10] Về tương lai của vũ trụ, xem Mark William Worthing, God, Creation and Contemporary Physics (Minneapolis: Fortress Press, 1996), 159-75; Freeman Dyson, Infinite in All Directions (New York: Harper & Row, 1988).

[11] Dyson, Infinite in All Directions, 107. Dyson viết, “ Sự sống nằm trong tổ chức hơn là trong chất liệu. Tôi đang giả định rằng ý thức của tôi là nội tại theo phương cách các phân tử trong đầu tôi được tổ chức, không phải trong chất liệu của chính các phân tử. Nếu giả định này là đúng, sự sống đó là tổ chức hơn là chất liệu, lúc đó có ý nghĩa để tưởng tượng sự sống tách rời khỏi thịt và máu và mang hiện thân trong hệ thống của mạch điện siêu dẫn hoặc trong các đám mây bụi xuyên tinh cầu.”

[12] David F. Noble, The Religion of Technology: The Divinity of Man and the Spirit of Invention (New York: A. A. Knopf, 1997), 14.

[13] Maloney, Cosmic Christ, 218-19.

[14] Noble, Religion of Technology, 5.

[15] Noble, Religion of Technology, 143-71. Ví dụ, lãnh tụ trí thông tuệ nhân tạo (A.I.—artificial intelligence) Earl Cox đã lập luận rằng sự tiến bộ gia tốc gấp bội trong khoa học và kỹ thuật đã tăng tốc độ cho dòng tiến hóa, vượt xa các Đấng tạo dựng ra nó. Chúng ta đang ở vào lúc bình minh của một “nền văn minh siêu đẳng” người máy mới sẽ làm lại toàn bộ vũ trụ theo hình ảnh kỹ thuật số của nó. “Kỹ thuật sẽ nhanh chóng cho phép hiện thân con người cùng nhau thay đổi thành một điều gì khác,” ông phát biểu, và do đó “thoát khỏi thân phận con người…. Chúng ta sẽ tải tâm trí của chúng ta xuống các bộ máy được các con cái máy móc của chúng ta tạo ra và với chúng, khai phá vũ trụ” (tr. 164).

[16] Ray Kurzweil, The Singularity Is Near: When Human Transcend Biology (New York: Penguin Books, 2006).

[17] Xem, ví dụ, Ray Kurzweil, The Age of Spiritual Machines: When Computers Exceed Human Intelligence (New York: Penguin Books, 1999), 61-156. Các người theo chủ thuyết tương lai quan tâm có thể cũng muốn xem qua website của Kurzweil, KurzweilAI.net.

[18] “The Singularity: A Talk with Ray Kurzweil.” www.edge.org.

[19] Xem, ví dụ, tuyên bố của Michael Heim rằng “sự thán phục của chúng ta với máy vi tính … còn sâu thẳm về tâm linh hơn là thực dụng.” “Khi chúng ta ở trên mạng,” ông viết, “chúng ta vượt thoát khỏi sự hiện hữu của thân xác … phương cách nào tốt hơn để thi đua tri thức về Thiên Chúa hơn là tạo nên một thế giới đích thực được cấu tạo bởi các đơn vị thông tin. Qua một thế giới truyền thông như thế, hiện thân con người có thể hưởng được sự nhập vào lập tức y như thần chúa.” Trích dẫn trong Noble, Religion of Technology, 159.

[20] Noble, Religion of Technology, 162. Hans Morovec là một nhà nghiên cứu về người máy tại Đại học Carnegie Mellon. Sách của ông gồm có Mind Children: The Future of Robot and Human Intelligence (Cambridge: Harvard University Press, 1990), và Robot: Mere Machine to Transcendent Mind (New York: Oxford University Press, 2000).

[21] Noreen Herzfeld, In Our Image: Artificial Intelligence and the Human Spirit (Minneapolis: Augsburg Fortress Press, 202), 304.

[22] Norren Herzfeld, “Creation in Our Image: Artificial Intelligence and the Image of God,” Zygon 37, số 2, (th. sáu 2002): 304.

[23] Philip Hefner, “Technology and Human Becoming,” Zygon 37, số 3 (th. chín 2002): 658.

[24] Về một cuộc thảo luận thần học về techno sapiens, xem Antje Jackelén, “The Image of God as Techno Sapiens,Zygon 37, số 2 (th. sáu 2002): 289-301.

[25] Ilia Delio, “Artificial Inlligence and Christian Salvation: Compatibility or Competition?” New Theology Review 16, số 4 (th. mười một 2003): 39-51.

[26] Philip Hefner, Technology and Human Becoming (Minneapolis: Fortress Press, 2003), 75. Hefner ghi nhận rằng “technosapiens” là một từ ngữ gần đây hơn nhằm đến cùng một ý niệm như là “cyborg.” Một số người tương lai giờ đây nói về “cyber sapiens,” bảo, “chúng ta sẽ không còn là Homo sapiens, mà là Cyber sapiens—một tạo vật một phần là kỹ thuật số và một phần là sinh học sẽ đặt khoảng cách nhiều hơn giữa DNA của nó và số phận chúng áp đạt trên chúng ta hơn bất cứ loài vật nào … một tạo vật có khả năng lèo lái chính sự tiến hóa của chúng ta.” Xem KurzweilAI.net.

[27] Naomi Goldenberg, Resurrecting the Body: Feminism, Religion and Psychoanalysis [Returning Words to Flesh] (New York: Crossroad, 1993), 11.

[28] Hefner, Technology and Human Becoming, 77.

[29] Hefner, Technology and Human Becoming, 78.

[30] Hefner, Technology and Human Becoming, 84-85.

[31] Hefner, Technology and Human Becoming, 86-87. Hefner nêu lên một câu hỏi hấp dẫn: “Ý nghĩa của sự kiện rằng trên hành tinh của chúng ta, ít nữa, Thiên Chúa đã xếp đặt một hệ thống trong đó các tạo vật siêu việt con người trong chuỗi tiến hóa có thể là các tạo vật chúng ta đã thiết kế và tạo dựng, thế nào để hành động của họ về việc siêu việt chúng ta đồng thời cũng chính là hành động của chúng ta về việc siêu việt chính chúng ta là gì?” (tr. 80).

[32] J. A. Lyons, The Cosmic Christ in Origen and Teilhard de Chardin (London: Oxford University Press, 1982), 41.

[33] Lyons, The Cosmic Christ in Origen and Teilhard de Chardin, 41.

[34] Andrew J. Burgess, “Earth Chauvinism,” Chrisitan Century 93 (1976): 1098.

[35] Burgess, “Earth Chauvinism,”1098.

[36] Burgess, “Earth Chauvinism,” 1100.

[37]Christen Brownlee, “Is Anybody Out There?” Science News 169, số 3 (2006), tr. 42. Trên mạng http://www.sciencenews.org/articles/20060121/bob10.asp.

[38] Lewis S. Ford, The Lure of God: A Biblical Background for Process Theism (Philadelphia: Fortress Press, 1978), 56.

[39] J. Edgar Burns, “Cosmolatry,” The Catholic World 191 (1960): 2284.

[40] Burgess, “Earth Chauvinism,”n1098.

[41] Ted Peters, Science, Theology, and Ethics (Burlington, Vt.: Ashgate, 2003), 128.

[42] Về cuộc thảo luận về Kitô học vũ trụ của các tổ phụ Hy lạp, xem Maloney, Cosmic Christ, 142-81.

[43] Zachary Hayes, “Christ, Word of God and Exemplar of Humanity,” Cord 46, số 1, (1996): 3.

[44] Cụm từ “nguyên lý Kitô” (christophic principle) là chơi chữ với “nguyên lý nhân chủng” (anthropic principle), điều gợi ý rằng vũ trụ là hoàn chỉnh cho sự sống con người (phiên bản mạnh) hoặc ít nữa có các chất liệu cần thiết cho sự sống, thậm chí nếu do cơ may (phiên bản yếu). Xem John Leslie, Universes (New York: Routledge, 1996); John D. Barrow và Frank J. Tipler, The Anthropic Cosmological Principle (New York: Oxford University Press, 1988). Tôi mang ơn Robert Ulanowicz, người đã đặt ra thành ngữ “nguyên lý Kitô.”

[45] Bonaventure, Sermo II in nat. Dom. (IX, 107); bản dịch “Sermon II on the Nativity,” trong What Manner of Man? Sermons on Christ by St. Bonaventure, in lần thứ 2, Zachary Hayes dịch (Chicago: Franciscan Herald Press, 1989), 74.

[46] Hayes, “Christ, Word of God and Exemplar of Humanity,” 48.

[47] Ilia Delio, “Revisiting the Franciscan Doctrines of Christ,” Theological Studies 64 (2003): 14-15.

[48] Xem, ví dụ, Daryl Dooming, “Evolution, Evil and Original Sin,” America 185, số 15 (th. chạp 2001): 14-21; như trước, Doing without Adam and Eve: Sociobiology and Original Sin (Minneapolis: Augsburg Frotress Press, 2001); Philip Hefner, The Human Factor: Evolution, Culture and Religion (Minneapolis: Fortress Press, 1993), 125-40.

[49] Lập luận thần học ở đây là rằng bất cứ nơi đâu có một chủng loại được tạo dựng, sẽ có khả năng để yêu thương trong phạm vi chủng loại đó bởi vì Thiên Chúa, Đấng tạo dựng, là tình yêu. Như thế, bất cứ tạo dựng nào trỗi sinh từ tình yêu Ba Ngôi sẽ mang mô hình của tình yêu đó theo chủng loại được tạo dựng của nó; từ đó, mô hình của tình yêu, đi theo mô hình của Ba Ngôi, phải là liên hệ. Như thế, chúng ta ức đoán rằng thậm chí một chủng loại với trí thông tuệ cao hơn sẽ có thể yêu thương; tình yêu như vậy sẽ được truyền thông hoặc diễn đạt và sẽ là căn bản của sự cứu độ của nó.

[50] Karl Rahner, “Natural Science and Reasonable Faith,” Theological Investigations, bộ 12, Hugh M. Riley dịch (New York: Crossroad, 1988), 51. Rahner sử dụng từ ngữ “Logos” để mô tả nguyên lý tạo dựng của Thiên Chúa, nhưng nguyên lý này là ngôi vị thần thiêng thứ hai của Ba Ngôi và như thế là Ngôi Lời.

[51] Paul Tillich, Systematic Theology, 3 bộ (Chicago: University of Chicago Press, 1951-63), 3:95 tiếp.

[52] Raimon Panikkar, Christophany: The Fullness of Man, Alfred DiLascia dịch (Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 2004), 150. Trong lời nói đầu của Christophany, Francis d’Sa viết, “Đấng Kitô của biểu hiện Kitô là, nói ví dụ, Đấng Kitô đã, đang, và sẽ hoạt động trong tổng thể của tạo dựng, nghĩa là, trong mọi hiện thân cá thể và không chỉ là trong Đức Giêsu. Đức Giêsu là Đấng Kitô nhưng Đấng Kitô không thể được nhận diện hoàn toàn với Đức Giêsu” (tr. xvi).

[53] Panikkar, Christophany, 147.

[54] John L. McKenzie, Dictionary of the Bible (New York: Macmillan, 1965), 436.

[55] Karl Rahner, “The Two Basic Types of Chirstology,” Theological Investigations, bộ 13, David Bourke dịch (New York: Seabury Press, 1975), 215-16.

[56] Panikkar, Christophany, 120.

[57] Trong tạo dựng thuộc về quả đất, Đức Kitô hiệp nhất và chuyển hóa chủng loại được tạo dựng trong Thiên Chúa qua cái chết và phục sinh của Người. Bonaventure xem thập giá của Đức Kitô như là cách diễn đạt đầy đủ nhất của Thiên Chúa ba mà một (triune) của tình yêu trong lịch sử. Điều mà Thiên Chúa là—sự hiệp thông của tình yêu—kết thúc trong sự hoàn toàn tự hiến của Đức Giêsu trên thập giá qua đó chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa và hoàn tất trong tình yêu thần thiêng. Liệu thập giá có thể cũng sẽ liên quan đến sự sống bên ngoài quả đất nữa không? Thật khó mà nói. Logic của chúng ta về tư duy dẫn chúng ta đến gợi ý rằng không phải thập giá tự chính nó phục hồi và hoàn tất tạo dựng trong Thiên Chúa; đúng hơn, chính là những gì diễn đạt hoàn toàn nhất tình yêu của Thiên Chúa trong hành động cá nhân của tình yêu qua đó tạo vật/tạo dựng có thể được hòa giải hoàn toàn và hoàn tất trong Thiên Chúa. Trong sự sống thuộc về quả đất, thập giá là biểu tượng toàn bích của tình yêu và hòa giải thần thiêng; tuy nhiên, trong một chủng loại được tạo dựng khác, một biểu tượng liên quan hơn có thể diễn đạt tình yêu thần thiêng theo một phương cách thích đáng cho chủng loại đó.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương