Morris S. Engel Engel, Morris S



tải về 9.25 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích9.25 Mb.
#38191
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

5. Sự Phân a10 và Kết Cấu11
Nếu một ngưi không thể làm gãy một bó cũi, điều đó có nghĩa là cô ta không th

làm gãy bất cứ que cũi riêng lẻ nào trong đó? Dĩ nhiên là không.


Những gì là đúng trong tổng thể thì không nhất thiết phi đúng trong những thành phần của nó. Nếu không cân nhắc, chúng ta có thể phạm sai lầm trong phân hóa, phân chia những đặc tính của tổng thể và cùng áp dụng chúng với mỗi thành phần của nó.
Chúng ta có thể đảo ngưc trật tự ca lý luận phạm sai lầm đối lập: Nếu một ngưi có thể làm gãy mt que cũi, thêm một que, và một que nữa, điều đó có nghĩa là ngưi đó có thể làm gãy cả một bó cũi như một tổng th? Chắc chắn là không.
Những gì đúng với một phần không nhất thiết đúng với tổng thể. Một lần nữa, nếu chúng ta không nhận ra điều này, chúng ta có khả năng phạm phải sai lầm trong kết cu, tạo nên nhng đặc trưng của tổng thể ngoài nhng điều đó trong thành phần của nó. Tổng thể, theo cách nói cũ, là nhiều hơn tng số những thành phần của nó.
Những gì đúng của những tổng thể và thành phần ở đây cũng đúng với những nhóm và bộ phận của chúng. Do đó, dàn nhạc giao hưng Chicago có thể là dàn nhạc hay nhất trong nưc, nhưng không nhất thiết có nghĩa là nghệ sĩ vĩ cầm trong dàn nhạc là nghệ sĩ cầm hay nhất trong nưc. Hay sử dụng một ví dụ khác, Jones có thể là tiền vệ hay
10 Fallacy of Division

11 Fallacy of Composition

nhất trong nưc, Smith - trung vệ gii nhất và Davis - thmôn giỏi nht, nhưng khi đặt họ và những cầu thủ nổi tiếng khác vào một đội sẽ không hẳn cho chúng ta một đội hay nhất trong nưc.


Tại sao ngưi ta có thể hỏi, những gì đúng trong tổng thể không tất yếu phải đúng đối với nhng thành phần của nó? Hay tại sao những gì đúng đối với những thành phân của nó thì không tất yếu phải đúng với tổng th? Tương tự, tại sao những gì đúng với một số nhóm hay đội riêng biệt không tt yếu phải đúng với các bộ phận trong nhóm và ngưi

lại? Nguyên nhân là một tổng thể hay một nhóm đơn vị chức năng và kết cấu của nhóm và

vì thế ch liên quan đến những thuộc tính của nó, và phân bit từ những thành phần của nó.


Một ví dụ khác sẽ làm rõ ràng hơn: Chúng ta nhìn một bông hoa và tự nói: "Ồ! Thật là một bông hoa đẹp!" Chúng ta cũng làm như thế với một vài bông hoa khác. Điều đó có nghĩa nếu chúng ta tâp hợp chúng, chúng ta sẽ có một bó hoa đẹp hay không? Có lẽ

là không, và nguyên nhân là khi tập hợp chúng lại với nhau sẽ nảy sinh một điều gì đó mới lạ. Tất cả những bông hoa khác nhau đó đưc trn lẫn một cách đúng đắn? Câu hi đó

không thích hợp khi mỗi bông hoa đều tự khẳng đnh mình. Ví dụ giống như thế áp dụng với một nhóm cầu thủ, hay ca sĩ, hoặc bất cứ chn lọc cá nhân nào. Mặc mỗi ngưi, khi tự khẳng đnh mình, có thể nổi rt ni tiếng, nhóm sẽ nổi tiếng hay không phụ thuộc vào một nhân tố mới nảy sinh chỉ với sự hình thành của nhóm. Họ sẽ làm việc với nhau hiệu quả như thế nào hay chất giọng của họ kết hợp vi nhau hiệu quả như thế nào? Đây là những câu hỏi không có ý nga khi mỗi thành viên của nhóm tự khẳng định mình.
Mặc dù hiển nhiên chúng không phải là những dạng sai sót khó hay không dễ phát hiện, nhưng chúng ta có khuynh hưng phạm phải chúng rất tng xuyên. Những nguyên nhân thưng hay đưc chấp nhận trong một nhầm lẫn của ý nghĩa chọn lọc và phân loại

của những t mấu chốt nào đó trong các lý luận. Bằng một từ chọn lọc chúng ta muốn nói một từ mà gán cho một sự chọn lọc hay một tổng thể; vi một từ phân loại chúng ta muốn nói một từ chỉ áp dụng với những cá nhân hay thành phần. Từ tất cả là ví dụ rõ ràng nhất về một từ tiềm ẩn tối nghĩa. Thí dụ, khi chúng ta nói " Tất cả những nhà từ thiện đã đóng góp 1000 đôla Mỹ", chúng ta muốn nói rằng mỗi và mọi người đã đóng góp vào khoảng này (dùng t tất cmột cách phân bit), hay chúng ta muốn nói tt cả hợp lại vi nhau làm như thế (bây giờ ta hiểu ttất cả chung)?


a. “Tôi đánh giá một người bằng đôi giày anh ta mang, Jerry"
Trong trưng hợp này, ngưi phụ nữ phạm sai sót của kết cấu. Những gì đúng về đôi giày ca một ngưi có thể không đúng với cả con ngưi, hay ngưi ta hy vọng trong thời điểm này!
Một từ cảnh báo cuối cùng. Những nhà lo-gic hc nhắc nhở chúng ta rằng đó là một sai sót dlạm dụng mà không bằng chứng rằng một tổng thể sẽ có những quyền sở hữu đưc mỗi thành phn của nó, hay mọi điều đúng với bất cứ thành phần nào của một nhóm sẽ đúng với mọi thành phần. Điều này không có nghĩa chúng ta có thể tình cờ thấy đưc những trưng hợp mà những gì đúng với tng thể quả thực đúng với các thành phần của nó, hay ngưc lại. Quy luật nói rõ rằng chúng ta không thể lạm dụng, nó sẽ luôn luôn như thế. Vì thế, nếu sự trao đổi bạn đạt đưc gần đây là một dạng mới, cũng giống như

những thành phần. (Nhưng thậm chí những ngưi đã tạo thành ở đây đưc biết đến, đã sử



dụng những thành phần cũ khi chúng bao quanh những thành phần mới).
Trong phép cộng chúng ta phải nhrằng những lời nhận xét này vmối quan hệ giữa tổng thể, thành phn, nhóm và bộ phận liên quan tới những tổng thể vật cht và thành phần của chúng. Ở chỗ nào những tổng thể và thành phần hay nhóm và những bộ phận của chúng ngoài vật cht, không có sự sai lầm nào có thể đưc bao hàm.
Bài tiểu luận của Roger Rosenblatt (Tạp Chí Time, ngày 17 tháng 9, 1984) trong sự phản ứng về tai nạn hơi độc cac-bon thảm khốc ở Bhopal, Ấn Độ, đã cưp đi sinh mạng của hơn 2,500 ngưi là một tng hợp đáng chú ý.
Rosenblatt bắt đầu bài tiểu luận của ông ta bằng lời trích dẫn nổi tiếng ca John Donne "Bất cứ cái chết của ai đều làm tôi giảm tinh thần" ( mặt ngoài, có thể phát sinh phạm phải việc sai lầm sự phân hóa). Ông ta nói về nó:
“Nó luôn được nghe quá mc. John Donne miêu tả rằng duy hơn 350 năm về trước trong một thế giới không nhng phương tiện thông tin đại chúng, cái chết của một người đưc loan báo bằng một tiếng chuông nhà thờ. "Nó rung chuông 3 ln" ông ta nói. thật vậy không? Lo-gic s gợi ý rằng cái chết của một cá nhân s không giảm bớt nhưng đúng hơn nâng cao cuộc sống của mọi người, từ việc càng nhiều người chết, cành nhiều không gian nguyên vật liệu cho nhng người còn lại. Trước s chuyển đổi của ông ta, bác Scrooge đã thích để người nghèo chết hơn "và giảm đi dân s tha". Scrooge l không có Thượng Đế bên cạnh ông ta, nhưng s tính toán của ông ta thì không chê vào đâu được.”
John Donne có đáng bị khiển trách về việc sai nhầm sự phân hoá này không? lẽ, ông ta chỉ có trong ý nghĩ những hậu quả vật chất của cái chết.
Nhưng Donne dưng như hạn chế một phản ứng mà sâu sắc và vững chắc hơn. Bất cứ cái chết của ai đều làm tôi nhỏ bé hơn, ít ra tôi đã từng như thế trưc khi tôi nghiên cứu về cái chết đó, bởi vì thế giới là một bản đồ của những quan hệ nối liền vi nhau. Như thế giới giảm về kích cỡ, thì những bộ phận của nó cũng thế. Những tác phẩm của Donne cũng vậy … cả thế giới tri qua một sự mt mát về số lưng ở một cái chết của cá nhân …

Việc sai lầm sự phân hóa gm có giả đnh mà nhng gì đúng với tổng thể hay nhóm thì phải đúng với mỗi thành phần hay bộ phận của nó.



Sự sai lầm kết cấu gồm có giả đnh đối lập: những gì đúng vứi mỗi thành phần của một tổng thể hay một bộ phận của một nhóm phải đúng với tổng thể hay nhóm.

6. Tóm Tắt
Chương này đã trình bày sáu sự sai lầm về tối nghĩa. Những sự sai lầm như thế đưc chỉ ra như những sự sai lầm ngôn ngữ học, trong đó chúng xuất phát từ cách sử dụng ngôn ngữ có nhiều hơn một nghĩa. Chúng ta đã thấy rằng cách tốt nht để làm sáng tỏ những sự sai lầm như thế là gạn lc ngôn ngữ trong câu hỏi.
Lối nói lập lờ là tên gọi đưc đưa ra những sự sai lầm xuất phát từ một sự thay đổi trong ý nghĩa của một từ mấu chốt trong suốt lý luận. Khi chúng ta tạm chấp nhận rng một đối thủ sẽ không chấp nhận những lý do của chúng ta v một điều gì đó bởi vì họ sẽ không lắng nghe những lý do đó, chúng ta thay đổi ý nghĩa của từ lý do trong suốt quá trình lý luận của chúng ta. Để làm như thế, chúng ta áp dụng lối nói nưc đôi.
Câu nưc đôi đưc chỉ ra từ kết quả của sự tối nghĩa trong cấu trúc câu, như khi nhà triệu phú tiếp nhận kết luận sai từ nhà tiên tri đã tiên đoán: "Nếu nhà triệu phú tham chiến vi Cyrus, ông ta sẽ huỷ dit một vương quốc hùng mạnh"
Sự sai lầm của dấu trọng âm nảy sinh khi có một sự tối nghĩa liên quan tới giọng điệu mà một lời phát biu đưc nói ra (ví dụ, đưc nói bằng một giọng điệu nghiêm túc hay châm biếm?); hoặc khi có một sự liên quan không chắc chắn mà nếu bất cứ từ, hay ngữ trong một li nhận xét ngoại lệ đưc miêu tả đặc bit (thí dụ như trong lời nhận xét "Hãy lịch sự với ngưi lạ"); hoặc khi có một câu hỏi như mt đoạn văn đưc trích dn không đúng và ví thế đưa ra một nhấn trọng âm và bằng cách ấy một ý nghĩa mà tác giả của nó không có ý muốn truyền đt.
Phép tu tđưc chỉ ra n một kết quả tmột từ hay ngữ trừu tưng đưc nghiên cứu như thể nó có những khả năng cụ thể, vật chất hay tích cực rõ rt. Một sự trừu tượng như thế đưc minh họa trong lý luận khẳng đnh rằng, bởi tự nhiên "hoàn thiện" một chủng loại bằng cách loại trừ những thực thể không phù hợp, nó là quyền đối với mỗi nhóm

ngưi để loi trừ nhóm khác.


Sự sai lầm về sự phân hóa đưc chỉ ra như kết qutừ việc cố gắng áp dụng những gì đúng đối với tổng thể hay nhóm cho mỗi thành phần hay bộ phận. Nhưng, theo chúng ta thấy, dàn nhạc giao hưởng Chicago có thể là dàn nhạc hay nhất trong nưc, nhưng điu đó không tất yếu phải có nghĩa là nghsĩ cầm đầu tiên trong dàn nhạc là giỏi nhất trong nưc.
Sự sai lầm về kết cấu đưc chỉ ra như một kết quả từ việc cố gắng áp dụng nhưng gì đúng đối với một phần hay cá nhân cho tổng thể hay nhóm. Nhưng, chúng ta đã thấy, một bó cũi hay đội bóng đá không chỉ đơn thuần là tổng số những thành phần hay bộ phận của nó và sẽ có những đặc tính khác, riêng biệt.
Chuong 4

Những Ngụy Biện của Giả Định
Sai lầm của những giả định12 là những luận điểm không hoàn chnh do có những giả đnh hoc những điu đưc thừa nhận mà chưa đưc chứng minh tồn tại trong nó. Sự không hoàn chnh đó không đưc nhận biết do chúng không đưc nói ra; một sự giải thích nghe có vẻ hợp lý đã che dấu đi khiếm khuyết trong một luận điểm và làm cho chúng ta chấp nhận luận điểm đó. Tuy nhiên, do không có một kết luận nào đáng tin cậy hơn những giả đnh mà chúng dựa trên nên những kết luận của những luận điểm đó cũng không đáng tin.
Trong nhóm đầu tiên, sai lầm đưc thực hiện xảy ra khi các yếu tố quan trng có liên quan đã bị bỏ qua. Trong sai lầm của sự khái quát hoá, li nằm trong giả đnh là những gì đúng trong một hoàn cảnh nhất định thì sẽ đúng đối với mọi hoàn cảnh. Trong lỗi của quơ đũa cả nm, lỗi nm trong giả đnh rằng những chứng cứ luận điểm này dựa trên đã

đầy đủ để đưa ra kết lun, nhưng thực tế thì các chứng cứ đó đã không đưc trình bày hoặc là trình bày không đầy đủ. Cuối cùng, sai lầm do chẻ đôi, điều này xảy ra trong trưng hợp

chúng ta trình bày luận điểm và những luận cứ đưa là đưc cho là mâu thuẫn duy nhất, nhưng thực tế vẫn tồn tại những luận cứ khác.

Bỏ Qua Những Yếu Tố Cơ Bn
1. Khái Quát Hoá13
Khi xem xét sai lầm của kết cấu14 và khái quát hoá chúng ta cũng nên nhận thấy rằng, mặc dù có sự tương tự về mặt cấu trúc -- đã thảo luận trong chương trưc -- nhưng hai nhóm này có sự khác nhau. Trong khi nhóm trưc (phân hoá và kết cấu) tập trung vào mối quan hệ tổng thể và thành phần hoặc ngưc lại -- những cái đưc xem xét mang tính vật chất và slưng; những sai lầm của khái quát hoá và quơ đũa cả nắm lại tập trung vào những vấn đề áp dụng sai những yếu tố có tính trừu tưng như cái tổng quát, các quy tắc, nguyên tắc đối với từng trưng hợp, sự kiện cụ thể.

12 Fallacies of Presumption

13 Fallacy of Sweeping Generalization

14 Fallacy of composition

Sai lầm của sự khái quát hoá xảy ra khi một nguyên tắc chung đưc áp dụng cho một tng hợp đặc bit trong khi điều đó là không thể do những đặc đim riêng bit của tng hợp đó không cho phép. Hãy xem xét ví dụ sau:


a. Mọi người điều quyền đối với tài sản thuộc s hu của họ. Do đó, mặc dù Jones bị tuyên bố mất khả năng nhận thc, thì cũng không ai quyền lấy đi c vũ khí của anh ta.
Cơ sở đầu tiên của luận điểm này là một nguyên tắc chung đưc thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên nó lại không thể đưc áp dụng trong trưng hợp cụ thể này, một ngưi bị mất lý trí và một phần tài sản anh ta có là vũ khí.
Nguồn gốc của tính thuyết phục trong trưng hp trên là có một sự tương tự như các luận đim hợp lý trong đó các trưng hợp cụ thể nằm trong phạm vi thể đưc giải quyết bằng nguyên tắc chung. Điều cần phải nhớ ở đây là stổng quát đưc tạo ra ch để áp dụng đối với những trưng hợp chung nhất chứ không phải cho các trưng hợp cụ thể, đặc bit nào đó.
Sẽ là một sự hợp lý hiển nhiên khi lp luận rằng: Mọi ngưi trên đời này đều phải chết, do đó Socrates cũng phải chết (do bệnh tật, chết già... )
b. Bởi cưỡi nga môn thể thao tt cho sc khoẻ, Harry Brown phải luyện tập thường xuyên hơn tốt cho bnh tim của anh ta.
Điều gì tt cho sức khoẻ của một người bình thưng thì không nhất thiết phải tt cho ngưi có vấn đề về sức khoẻ. Sai lầm của khái quát hoá đôi khi đưc gọi là sai lầm ngẫu nhiên, tình cờ đnhấn mạnh đc tính bt thưng của một tng hp cụ thể mà điều đã đưc tổng quát không thể áp dụng.
Mặc dù các ví dụ trên đã phân tích một cách tương đối rõ ràng, nhưng đôi khi những sai lm như vậy vẫn khó có thể đưc nhận ra khi các yếu tố liên quan đến một luận điểm phức tạp hơn. Xem xét ví dụ sau:
c. Tôi tuân thủ vào một quy tắc vàng: s trách nhiệm đương nhiên khi làm việc gì đó cho người khác ging như nhng họ thể làm giúp tôi. Nếu tôi gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi trong một buổi thi thì tôi s nhờ người bên cạnh giúp đỡ. Do đó s trách nhiệm của tôi phải giúp người ngi bên cạnh nếu họ nhờ tôi trả lời giúp các câu hỏi thi.
Một yếu t quan trọng đã bị bỏ qua trong luận điểm trên. Mục đích của một k thi là đánh giá mức độ hiểu biết ca mi ngưi như thế nào và mục đích đó sẽ không đt đưc nếu xảy ra việc giúp đỡ nhau. Do đó quy tắc vàng sẽ không đưc áp dụng trong những tình huống tương tự như vậy.
Luận điểm thuộc loại mà chúng ta đang xem xét ở đây gồm hai phần: nguyên tắc chung và trưng hợp cụ thể. Nếu một luận điểm mà không phù hợp thì đó là trưng hợp mà chúng ta áp dụng quy tắc chung đó là trưng hợp ngoại lệ và trưng hợp đặc bit đó không phụ thuộc vào nguyên tắc chung. Để phát hiện ra những lỗi như thế, điều cần phải

làm là tách quy tắc ra, sau đó việc hiểu một cách đúng đắn sẽ cho thấy rằng trưng hợp cụ thể nào sẽ không thể áp dụng các quy tắc chung. Trở li các ví dụ trên chúng ta có th nói như sau: (a) mọi ngưi có quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của họ, nếu anh ta hoặc cô ta không bị mt trí; (b) cưỡi ngựa sẽ tt cho sức khoẻ của một ngưi nếu tình trạng sức khoẻ của anh ta cho phép; (c) chúng ta phi giúp đỡ ngưi khác nhưng không phải ở trong phòng thi.


Như trong một số sai lầm mà chúng ta đã nghiên cứu, sai lm của khái quát hoá cũng dẫn đến những hiệu quả gây cưi. Một thí dụ nổi tiếng đưc trích ra từ tác phm Decameron, một tuyển tập các truyn cổ hài hước từ thế kỷ 14 ở nưc Ý.
Một số đoạn đã bị lưc bỏ, câu chuyn diễn ra như sau:
d. Một người hầu trong khi đang nướng một con cho ông ch của anh ta đã bị cô người nh nhân thuyết phục hãy cắt một chân của con cho ta ăn. Khi con cò được mang đến bàn ăn, ông chủ muốn biết chuyện đã xảy ra với cái chân

kia của con cò. Anh người hầu trả lời rằng con chỉ một chân. Ông chủ rất



tc giận nhưng quyết định "làm cng họng" anh người hầu trước khi trng phạt anh ta. Ngày hôm sau ông đưa anh ta ra ngoài đồng, nơi đó họ thấy bầy cò đang đng trên một chân như chúng vẫn thường làm. Anh hầu v mặt vui mng hướng sang phía ông chủ. Sau đó, một tiếng động phát ra, thả cái chân còn lại xuống và bay đi mất. Anh người hầu nói "Ồ thưa ngài, tối hôm qua ngài đã không quát thẳng vào con cò; nếu ngài làm như vậy chắc đã chìa cái chân còn lại ra rồi"
Quy luật mà anh ngưi hầu đã dựa vào đó để biện hộ cho mình trong trường hợp trên có thể đưc diễn đạt như sau: Loài cò có thói quen đứng một chân, nhưng nó sẽ thả chân kia xung khi nghe tiếng động. Tuy nhiên quy luật này sẽ không thể áp dụng vào tng hợp con cò khi sinh ra chỉ có một chân hoặc con cò đã bị ng chín.
Chúng ta nên lưa ý rằng, mặc dù sự tổng quát có thể bị lạm dụng nhưng chúng vẫn rất hữu ích trong lo-gic. Sự khái quát hoá cho phép chúng ta suy ra quy tc chung với một mức độ hợp lý khi chúng ta không có khả năng kiểm ta tất cả mọi tng hợp cụ thể. Để

trở nên chính xác, chúng ta cần tránh việc khái quát hoá bởi vì sẽ có nhiu trưng hp nằm ngoài phạm vi các quy tc mà chúng ta đã tổng quát hoá. Mt luật sư vi sự hiểu biết pháp

luật và óc quan sát tốt nhiều khi s mang điều lợi li cho khách hàng ca anh ta do dựa trên những vấn đề chuyên môn mà trong hoàn cảnh khác những vấn đề đó có thể bị xem là vặt vãnh. Nhưng đó là vấn đề trình độ của một ngưi. Nếu không nhận ra đưc các tình tiết giảm nhẹ khi phán xử một ngưi thì đó là vic chỉ tuân thủ các câu chữ trong luật chứ không phải tinh thần ca luật pháp. Nếu như vậy sẽ là áp dng một cách máy móc trong

khi li bỏ qua những chi tiết quan trng của vụ việc.


Sai lầm của khái quát hoá hoá sẽ diễn ra khi áp dụng nguyên tắc chung không

đúng. Những quy tắc, sự việc đưc khái quát được tạo ra để áp dụng cho những trưng hợp thông thưng nhất chứ không nhất thiết phi áp dụng cho tất cả mọi tng hợp, và điển hình là trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ.

Sự khái quát hoá không giống với sai lầm do phân hóa. Trong khi sai lm do phân hóa xem xét mối liên quan mang tính vật cht giữa cái tổng thể và cái thành phần thì sự

khái quát hoá lại xem t vấn đề áp dụng sai những nguyên tắc trừu tưng hoặc những điều đưc tổng quát đối vi những trưng hợp không nằm trong phạm vi của những điều đưc khái quát đó.



2. Gôm Đũa Cả Nm15
Sai lầm của gôm đũa cả nắm trái ngưc hoàn toàn với sự khái quát hoá. Gôm đũa cả nắm là việc một tng hợp cá biệt đưc xem như là cơ sở cho việc đưa ra một kết luận chung một cách tu tiện. Xem xét hai ví dụ sau đây:
a. Tôi đã khoảng thời gian tồi tệ chung sống với người chồng cũ. Từ đó đã hiểu rằng mọi đàn ông đều không tốt.
b. Tôi biết một người đại diện của Liên Đoàn, ta một con người khng khiếp. Tôi không nên tin bất c ai trong s họ.
Hai luận điểm trên đây là không hợp lý bởi vì họ đã cho rằng một điều gì đã đúng trong một hoàn cảnh cụ thể nhất đnh sẽ đúng trong mọi hoàn cảnh khác. Những bằng chứng đưc đưa ra chỉ cho phép một kết luận cụ thể chứ không phải là một kết luận chung nhất. Một ln nữa chúng ta cần nhớ rằng không thể hoặc không cần thiết phải kiểm tra tất cả mọi khả năng. Trừ khi một số lưng vừa đủ đã đưc kim nghiệm nếu không những kết luận sẽ là quá vội vàng và do đó không đáng tin cậy.
Trong một số trưng hp sai lầm do sự kết luận vội vàng hay gôm đũa cả nắm có nguyên nhân từ việc kết luận dựa trên những trưng hợp ngoại lệ và do đó không có tính tiêu biểu. Chúng ta sẽ sai khi nói , "Anh ta nói hay đến mức mọi ngưi có thể nhận ra là anh ta đã hc qua lớp đóng phim," hoặc "Đây hn là những viên thuốc vì vị của nó thật đắng". Trong cả hai ví dụ trên, những tng hp cụ thể có liên quan đến quy tắc chung nhưng không mang tính bản chất.
Truyện Sherlock Holmes của Conan Doyle có rt nhiều minh hoạ cho sự lý giải phức tạp của nhà thám t bậc thầy. Chỉ vài giây sau khi đưc giới thiệu vi bác sĩ Watson, Holmes đã quả quyết rằng Watson vừa mới từ Afghanistan trở về.
c. Đây một thầy thuốc, nhưng ông ta lại dáng vẻ của một quân nhân. Rõ ràng đó một bác sĩ quân y. Ông ta va trở v từ vùng nhiệt đới, khuôn mặt đen và đó không phải màu da tự nhiên của ông ta cổ tay khá lớn. Ông ta va trải qua một giai đoạn khó khăn bệnh tật, v mặt phờ phạc đã nói lên điều đó. Cánh tay trái của ông ta bị thương, ông ta giữ với v cứng nhắc không tự nhiên. khu vc nào của vùng nhiệt đới lại nhiều bác sĩ quân y phải trải qua nhng khó khăn bị chấn thương tay như vậy? ràng Afghanistan. (Vụ Án ở Scalet, phần I, chương 2)

15 Fallacy of Hasty Generalization

Rõ ràng là Watson có thmang dáng vẻ của mt quân nhân mà chẳng cần phải trải qua quân đội; ông ta cũng có th có khuôn mặt rám nắng mà không cần phải sống nưc ngoài. Holmes đã kết luận một cách vội vàng khi mà các bằng chứng chưa đầy đủ.


Một biến thể của sự kết luận vội vàng xảy ra khi ch những luận chứng hỗ trợ cho luận điểm đưc sử dụng trong khi những bằng chứng phản biện li bị bỏ qua.
d. Dưới hệ thống hội chủ nghĩa nhiều người nghèo, lao động tài nguyên bị lãng phí, cạnh tranh khốc liệt, bản chất hám lợi bộc lộ, khng hoảng suy thoái.. Tất c nhng điu này đã chng minh hệ thống này thối nát đáng bỏ đi.
Thậm chí khi những bằng chứng đưc đưa ra là đúng, chúng ta cũng chưa có đầy đủ cơ sở để đi đến một hành động quyết liệt là phải xoá bỏ nó. Cố gắng sửa chữa những khuyết điểm đó bằng cách xoá bỏ nó chẳng khác nào quăng đứa trẻ ra ngoài cùng vi c tm. Những ưu điểm của hệ thống này đã không đưc đề cập đến, điều đó th làm giảm đi những khuyết điểm của nó.
Những suy nghĩ ẩn dấu đằng sau lun điểm (d) là một dạng của sự hợp lý hoá (duy lý), những lý giải có v hợp lý đưc đưa ra để bào chữa cho niềm tin đối với cái khác, tng có cơ sở kém chắc chắn hơn. Sự duy lý đưc sử dụng bởi những ngưi có các lợi ích phải bảo vệ. Thay vì kiểm tra mọi bằng chứng, họ chỉ lựa chọn những gì có li nht cho lý luận của mình. Cùng lúc đó, họ cố gắng gây ra một ấn tưng rằng mọi bằng chứng đã đưc kim tra và những bằng chứng đó đều có lợi cho họ. Một số chính trị gia đánh giá

những thành công của mình với niềm hãnh diện và đánh giá thành công của ngưi khác với nỗi lo lắng. Họ thuyết phục để đưc bầu bằng chiêu bài giảm thuế nhưng lại không chú ý

rằng các dch vụ công cộng sẽ bị giảm do sự cắt giảm thuế đó. Các công ty cho vay nhấn mạnh việc bảo toàn vốn và các khon lợi tức hàng tháng mà không chú ý đến việc tỷ lệ lãi suất cao hoặc một số ngưi không có khả năng hoàn trả vốn vay.
Việc đưa ra những bằng chứng theo cách một chiều như vậy dưng như có thể đưc chấp nhận tại toà án, trong đó mỗi bên sẽ đưa ra những chứng cứ có lợi nht cho mình. Tuy nhiên nguyên tắc đối chất sẽ đưc áp dụng để bảo đảm rằng thẩm phán bồi thẩm đoàn đã xem xét tất cả các bằng chứng và đã nghe hết toàn bộ sự thật.
Mặc dù những lý lẽ phn chứng có thể đưc tìm ra để phản biện li một luận đim, nhưng ngưi tranh luận không nhất thiết phi bày tỏ thiện chí của mình bằng cách đưa ra những lý l đó. Sai lầm của việc kết luận vội vàng sẽ mắc phải khi chúng ta không đưa ra những lý l phản chứng như thế.

Trong khi sự khái quát hoá xảy ra khi một ngưi áp dụng những điều khái quát một cách không đúng, thì gôm đũa cả nắm lại là việc một ngưi đã vội vàng tổng quát một vấn đề nào đó một cách sai lầm khi chỉ dựa trên nhng sự việc cụ thể, mang tính ngoại lệ và không đặc trưng cho điều đưc khái quát.

Gôm đũa cả nắm không giống sai lm do kết hợp ở chỗ: sai lầm do kết hợp liên quan đến những mối quan hệ có tính vật cht gia cái tổng thể và cái thành phần,

m đũa cả nắm lại liên quan đến những tình tiết và sự việc đưc tổng quát và những tình tiết chúng ta áp dụng vào.
3. Luận Rẽ Đôi16
Sai lầm do lý luận rẽ đôi là luận đim cho rằng một yếu tố nào đó là hoàn toàn và duy nhất trong khi thực tế lại có những cái khác tồn tại. Lý luận rẽ đôi có liên quan mật thiết với sự nhầm lẫn trong cấu trúc hoặc là giống như trong lập luận của Bertrand Russel năm 1948 "Hoặc là chúng ta phải chiến tranh với nưc Nga trưc khi họ có bom nguyên tử hoặc là chúng ta qu xung để họ thng trị". Trong một số cuộc tranh lun một số ngưi nói "Thà chết còn hơn theo phái cánh tả" trong khi một số ngưi khác li nói "Thà theo

phái cánh tả còn hơn chết", cả hai bên tranh luận đã bỏ qua một luận điểm thứ 3 khác "thà hơi thiên về cảnh tả còn hơn tuyệt chủng".


Lý luận rẽ đôi đưa ra hai nhóm luận điểm trái ngưc nhau có vẻ như mâu thuẫn.

Hai luận điểm trái ngưc nhau đó không xảy ra trưng hợp cả hai luận điểm đó cùng đúng nhưng lại có thể xảy ra trưng hợp cả hai cùng sai. Nếu chúng ta nói rằng Jane có thể giàu hoặc có thể nghèo nga là cô ấy không thể cùng một lúc vừa giàu li vừa nghèo, mà chỉ thể là một trong hai trưng hợp đó. Hai luận điểm đưc cho là mâu thun là hai luận điểm không cùng đúng hoặc không cùng sai. Ví dụ: hoặc là ông ta còn sống hoặc đã chết; hoặc

là hôm nay là sinh nht của bạn hoặc không phải. Nếu điều này là đúng thì điều kia phải sai hoặc ngưc li. Sai lm của lý luận rẽ đôi xảy ra khi hai yếu tố có tính trái ngược nhau đưc sử dụng như là hai yếu tmâu thuẫn. (TQ hiệu đính: trái ngưc là hai luận điểm đối chọi nhau, nhưng có luận điểm khác ở giữa. Như trắng và đen là trái ngưc vì giữa trắng và đen còn có nhiều màu khác. Mâu thuẫn là hai điều khác biệt duy nhất mà không có điều thứ ba ở giữa. Trên phương diện tư duy, sống và chết là mâu thuẩn, vì chúng ta không có thể loại sinh tồn đứng giữa sống và chết.)
Bởi vì ngôn ngữ đầy nhng yếu tố đi lập, nên xu hưng xảy ra sai lầm như thế này là thưng xuyên. Trong cuộc sống chúng ta thưng thiên về một trong hai thái cực như

"có" và "không có", "tt" và "xấu", "bình thưng" và "bất thường", nhưng chúng ta lại quên rằng giữa chúng có những cái mang trạng thái trung gian, có thể xem như là mt lựa chọn khác cho hai thái cực đó.


Lý luận chẻ đôi cũng ging như một quan chức đang cao giọng rằng "Hãy cho tôi biết báo cáo này là tt hay tồi" mà không thấy rằng báo cáo đó chứa đựng cả hai yếu t đó. Điều này cũng giống như những ngưi có tư tưng chống lại những gì liên quan đến c Nga một cách mạnh mtrong thi kỳ chiến tranh lạnh.
a. Hãy để tôi nói một cách nghiêm túc. Ch thể một thủ đô, Washington hoặc Moscow. Chỉ thể một cờ, Cờ các ngôi sao với các vạch ngang (cờ nước Hoa K) hoặc Cờ búa liềm (Cờ Liên xô). Chỉ một bài quốc ca "Star- Spangled Banner" hoặc "Quốc tế ca."
16 The Fallacy of Bifurcation

Trong lúc bực tức một ni có thể phản ứng lại với một lời than phiền như sau: "Vậy anh cho rằng món súp này quá nguội? Tôi lại cho rằng anh thích một cái gì đó nóng thì phi." Xét về khía cnh lo-gic, kiểu tranh lun như trên đã đẩy chúng ta vào hoàn cảnh khó khăn là phải lựa chn một trong hai trưng hợp trên; trong khi thực tế lại cho phép chúng ta có những lựa chọn khác nữa.


Suy nghĩ thiên về một thái cực đôi khi giúp chúng ta bớt tốn kém về sức lực hơn là xem xét toàn bộ khía cnh của vấn đề. Các nhà quảng cáo thưng cố ý gạt bỏ những suy nghĩ không tốt của chúng ta về một sản phẩm bằng cách hưng chúng ta đến một khía cạnh nào đó phù hợp với mục đích của họ.
b. Nếu bạn biết v xe BMW, bạn đang một cái hoặc bạn muốn một chiếc.
Đôi khi những đnh kiến làm cho ta không biết đưc rằng vn đề mà chúng ta đang gặp phải còn có cách giải quyết khác, nhưng đôi khi đnh kiến đó lại phản ánh mong muốn của chúng ta về một giải pháp đơn giản cho một vấn đề phức tạp. Ví dụ đưa ra sau đây sẽ chứng minh: chính sách ngoại giao của chúng ta dựa trên nguyên tắc các quốc gia là bạn hoặc là kẻ thù của chúng ta.
Trong nhiều ví dụ về sai lầm so lý luận rẽ đôi, hai lập luận đưc đưa ra có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế lại không phải như vậy:
c. Chúng ta phải la chọn gia an toàn tự do. bản chất của một người M

chân chính lựa chọn rủi ro chấp nhận nguy hiểm.


Tự do và an toàn không hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên luận điểm trên đây

đã làm cho chúng ta bỏ qua những yếu tố khác có liên quan.

Bifurcation có nguồn gốc từ tiếng La tinh, có nghĩa là "hai hưng" (Bi theo tiếng La tinh là một tiếp đầu ngữ (tiền tố) có nghĩa là "hai", và furca có nghĩa là "đoạn rẽ" hoặc "nhánh")

Sai lầm của lý luận rẽ đôi là những luận điểm cho rằng một yếu tố riêng biệt nào đó là mâu thuẫn hoàn toàn và duy nhất khi mà trong thực tế còn có những yếu tố khác cho chúng ta gii quyết vấn đề có liên quan.

Những cặp từ đưc sử dụng trong lý luận rẽ đôi là những cặp từ biểu th hai thái cực khác nhau như (giàu/nghèo, tt/xấu, bình thưng/bất tng). Chúng ta quên mất rằng chúng chỉ đại diện cho hai cực của trạng thái khác nhau và ở giữa đó còn nhiều cp độ trạng thái khác.

Đôi khi còn gọi là lý lun trắng đen. Lối lập luận chỉ liệt kê ra hai điều, dtrắng hay đen, trong khi thực tế có nhiều vấn đề khác ngoài trừ trắng và đen (như đỏ, xanh, vàng).



Lng Tránh S Thật17
Trong loại sai lầm giả định này, những lỗi mắc phải không chỉ việc bỏ qua một

số yếu tố khác mà còn là việc tạo ra cho chúng ta cảm giác rằng luận điểm đó đã giải quyết tất cả các vấn đề liên quan nhưng thực tế li chưa hề gii quyết. Những luận điểm như vậy đánh lừa chúng ta bằng cách nói rng một vấn đề nào đó đã đưc đề cập đến nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.


Có bốn kiểu sai lầm trong loại sai lầm này. Sai lầm do không đi thẳng vào vấn đề (lý lẽ vòng quanh) là vic giải quyết vấn đề bằng cách lặp lại nó. Không tập trung vào vấn đề theo kiểu ngôn ngữ cưng điệu là việc lảng tránh một kết luận hợp bằng cách xét đoán các yếu tố. Câu hỏi phức hợp lảng tránh sự thật bằng cách tranh lun về một vn đề khác với vn đề đang bàn. Cuối cùng, sự biện hộ đặc bit làm cho chúng ta xem xét vấn đề trên quan điểm thiên v.

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 9.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương