Module 2 BÀi thúC ĐẨy sự tham gia của học sinh nữ trong lĩnh vựC KHOa họC, CÔng nghệ, KĨ thuậT, VÀ toáN (stem)


Tiến sĩ Valentina Tereshkova (Liên Xô cũ), người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1963



tải về 1.09 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.09 Mb.
#37893
1   2   3   4   5   6   7

Tiến sĩ Valentina Tereshkova (Liên Xô cũ), người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1963.

Valentina Tereshkova (biệt danh ‘Traika’ – Hải Âu) sinh ra và lớn lên ở một làng quê nhỏ bé của nước Nga. Vốn là công nhân dệt và vận động viên nhảy dù, Tereshkova mới 26 tuổi khi bay vào vũ trụ. Bà cùng phi thuyền cất cánh từ Sân bay vũ trụ Baikonur bằng tên lửa đẩy R-7, vào ngày 15 tháng 6 năm 1963.



Valentina Tereshkova rất yêu các hoạt động từ thiện và xã hội. Giờ đây dù không còn trẻ, tình yêu bầu trời của bà vẫn luôn cháy bỏng. Năm 2007, dù đã ở độ tuổi 70, Tereshkova vẫn mơ ước một ngày nào đó sẽ được bay lên… Sao Hỏa!11




Maryam  Mirzakhani (1977), người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đoạt giải thưởng toán học Fields năm 2014

Mirzakhani, nhà toán học người Iran, hiện đang là giáo sư toán tại Đại học Stanford (Mỹ). Cô đã đạt học vị tiến sĩ tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 2004 và từng giành được nhiều giải thưởng khác nhau, kể cả Giải thưởng Blumenthal vì sự tiến bộ nghiên cứu toán học năm 2009 và Giải thưởng Satter của Hiệp hội Toán học Mỹ năm 2013.



Nhà toán học Mirzakhani được trao huy chương Fields 2014 vì những cống hiến nổi bật cho lĩnh vực hình học và các thệ thống động lực học, đặc biệt là những vốn hiểu biết quý báu về tính đối xứng của các bề mặt cong, chẳng hạn như mặt cầu hay mặt hyperbol. Công trình của cô chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng liên quan đến vật lý và lý thuyết lượng tử.

C. THÔNG ĐIỆP/ KẾT LUẬN BÀI HỌC

  • STEM không phải là ‘đặc quyền’, sự ưu tiên, hay thế mạnh riêng của nam giới. Cả nam và nữ đều có khả năng và cần phải tham gia vào STEM, vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội và vì sự phát triển của bản thân mình. STEM giúp cho mỗi người có cơ hội nhận biết, phát huy tiềm năng của chính mình, hướng tới sự phát triển toàn diện, hài hòa.

  • Đặc biệt, cần thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ/ trẻ em gái trong STEM, bởi thực tế số lượng cũng như chất lượng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực này còn hạn chế so với nam giới.

  • Có nhiều rào cản khiến HS nữ ít tham gia các môn học STEM, như: khuôn mẫu giới trong xã hội về năng lực phụ nữ; tác động của định kiến giới trong gia đình và giáo dục của nhà trường; tỷ lệ còn thấp phụ nữ trong lĩnh vực STEM trong truyền thông, sách giáo khoa; và sự tự nhận thức chưa đúng của bản thân HS nữ.

  • Nhận biết những rào cản trên sẽ giúp cho bản thân các em gái, cũng như cha mẹ, thầy cô dần tìm cách khắc phục, vượt qua những trở ngại để thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của HS nữ trong STEM.

  • Có nhiều cách thức đa dạng để GV có thể khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho HS nữ tham gia vào STEM, từ việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo môi trường học tập thú vị trong các môn STEM; định hướng tư duy tích cực cho mọi HS về phụ nữ trong STEM; đấu tranh thay đổi những định kiến, phán xét tiêu cực về phụ nữ và STEM; huy động sự tham gia của cha mẹ và kết nối với cộng đồng trong các hoạt động liên quan đến STEM…

  • Mặc dù còn những rào cản, có nhiều phụ nữ tham gia STEM đã đạt được những thành tựu xuất sắc và được vinh danh cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Mọi định kiến, khuôn mẫu đều có thể thay đổi, nếu bản thân chúng ta thay đổi!

D. BÀI TẬP, CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vì sao phải thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong STEM? (chọn tất cả những ý đúng)

  1. Vì thực tế cho thấy phụ nữ giỏi hơn nam giới trong STEM.

  2. Vì số lượng phụ nữ và trẻ em gái tham gia các lĩnh vực STEM vẫn còn khá hạn chế so với nam giới.

  3. Vì STEM không phải là đặc quyền hay sở trường của nam giới.

  4. phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn phải đối mặt với nhiều rào cản khi tham gia vào STEM.

  5. Vì STEM hợp với đặc điểm tâm sinh lý và thể chất của phụ nữ.

Đáp án: B-C-D.

Câu 2. Hãy khoanh tròn vào những ý nói về rào cản chính khiến HS nữ ít tham gia STEM (có thể chọn nhiều ý):

  1. Khuôn mẫu giới trong xã hội cho rằng phụ nữ không thích hợp với STEM

  2. Tác động của giáo dục gia đình, nhà trường

  3. Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, SGK trong nhà trường.

  4. Do những đặc điểm sinh học của nữ giới khiến họ không thuận lợi khi tham gia STEM.

  5. Tự nhận thức của bản thân HS nữ về năng lực của mình.

  6. Do khả năng làm khoa học của nữ là yếu hơn nam.

Đáp án: A-B-C-E

Câu 3. Những ý nào sau đây là định kiến hoặc khuôn mẫu giới về phụ nữ và STEM? (có thể chọn nhiều ý):

  1. Thiên chức của phụ nữ là gia đình và con cái, nên việc họ không tham gia STEM cũng là lẽ đương nhiên.

  2. Đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ khiến cho họ khó thành công được như nam trong STEM.

  3. Nam hay nữ đều bình đẳng khi tham gia các lĩnh vực STEM

  4. Nếu có phụ nữ nào đạt thành quả xuất sắc trong STEM, thường họ lại phải hy sinh hạnh phúc gia đình.

  5. Yêu cầu của nhiều công việc về khoa học kĩ thuật đòi hỏi những tố chất nghề nghiệp mà chỉ nam giới mới đáp ứng được.

Đáp án: A-B-D-E

Câu 4. Hãy đánh dấu vào cột có chữ P đối với những ý mà bạn cho là phù hợp, hoặc cột có chữ KP đối với những ý mà bạn cho là không phù hợp khi nói về một số cách thức có thể giúp GV thúc đẩy HS nữ tham gia vào STEM (có thể chọn nhiều ý):

STT

Cách thức giúp GV thúc đẩy HS nữ tham gia vào STEM

P (Phù hợp)

KP (Không phù hợp)

1

Khuyến khích mọi HS, cả nam và nữ, đều tham gia khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh

X




2

Giới thiệu những nhà khoa học nam xuất sắc của Việt Nam và thế giới




X

3

Tạo cơ hội và môi trường học tập để HS, đặc biệt là các em nữ, thấy được sự thú vị, hữu ích của các môn học STEM

X




4

Tổ chức cho HS nam học hướng nghiệp về máy tính, điện, sửa chữa…, và HS nữ học cắt may, nấu ăn, trang điểm…




X

5

Đổi mới phương pháp, kĩ năng dạy các môn STEM để các môn này ngày càng hấp dẫn

X




6

Chỉ cho nữ được làm cán bộ lớp và tổ trưởng các tổ




X

7

Cho HS tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của các nhà khoa học nữ Việt Nam và quốc tế

X




8

Mời một học giả nam rất có uy tín trong nước đến trường/lớp để tọa đàm về tầm quan trọng của việc nữ giới tham gia STEM




X

9

Đấu tranh để thay đổi những quan niệm thiếu tích cực, phiến diện ngay trong môi trường học đường về sự tham gia của phụ nữ, trẻ em gái trong STEM.

X




10

Không phân biệt giới khi giao nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cho HS







11

Xây dựng các chương trình, hoạt động ngoại khóa mà mọi HS nữ đều có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia.

X




12

Tổ chức các lớp huấn luyện riêng cho toàn bộ HS nữ trong trường để các em có kết quả học các môn STEM giỏi hơn nam.




X

13

Thiết lập các ‘góc học tập STEM’, ‘góc thư viện STEM’, góc ‘bạn gái và khoa học’… để khuyến khích, tạo động lực cho mọi HS.

X




14

Huy động sự tham gia của cha mẹ, tạo cơ hội giúp họ mẹ thay đổi các quan niệm khuôn mẫu, các định kiến về sự tham gia của trẻ em gái trong STEM

X




15

Tạo điều kiện để trẻ gái được sống, học tập trong môi trường thuận lợi cho sự tiếp xúc và tham gia STEM ngay từ lứa tuổi nhỏ

X




Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương