Module 2 BÀi thúC ĐẨy sự tham gia của học sinh nữ trong lĩnh vựC KHOa họC, CÔng nghệ, KĨ thuậT, VÀ toáN (stem)



tải về 1.09 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.09 Mb.
#37893
1   2   3   4   5   6   7

Những suy nghĩ khuôn mẫu và hạn chế trong nhận thức giới của trẻ em có thể xuất hiện từ rất sớm và chịu ảnh hưởng lớn từ quan niệm không phù hợp của gia đình, thầy cô giáo về những gì là ‘nam tính’ hay ‘nữ tính’. Do bản thân cha mẹ và những người xung quanh cũng không tự nhận thức được về những quan niệm khuôn mẫu của mình, nên mỗi gia đình đã hình thành cách nuôi dạy và những kỳ vọng khác nhau ở con cái mà không lường được việc họ đang đặt ra những khuôn mẫu cho con. Các em gái lúc nhỏ thường được cho chơi với búp bê, sáp màu, hay những đồ chơi mang tính tương tác xã hội khác, trong khi em trai thì được khuyến khích chơi ghép hình, ô tô, hay những đồ chơi kĩ thuật tương tự. Do ít tiếp xúc với các đồ chơi, trò chơi kĩ thuật từ nhỏ, nên các em gái phần nào đã thiếu vắng những trải nghiệm cơ bản đầu tiên có thể góp phần vào sự quan tâm và kết quả sau này trong lĩnh vực STEM. Điều này xảy ra ở cả gia đình và nhà trường, do cả cha mẹ lẫn GV đều chịu ảnh hưởng của những khuôn mẫu giới tồn tại trong xã hội và có xu hướng hành động, suy nghĩ theo những khuôn mẫu đó – một cách ý thức hoặc vô thức. Ví dụ, không ít người lớn vẫn thường mặc định rằng những nghề như kiến trúc sư hay kĩ thuật viên thường là nghề dành cho đàn ông, trong khi các công việc như y tá, thư kí, giáo viên mầm non… thì lại phù hợp hơn với phụ nữ. Điều này dẫn đến một số trường hợp, cha mẹ trong gia đình thường định hướng cho con gái theo những nghề nghiệp, ngành học ‘dễ dàng hơn’ để có cuộc sống nhẹ nhàng, dễ chịu sau này, thay vì chọn những nghề thường được xem là ‘vất vả khó nhọc’ như kĩ sư, kiến trúc, cơ khí…


    1. Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, SGK và tài liệu học tập trong nhà trường

Ngoài việc chịu ảnh hưởng từ môi trường gia đình và những người xung quanh, trẻ em còn bị tác động đáng kể bởi những hình ảnh, lời nói, cách đánh giá, nhận định từ phương tiện truyền thông trong xã hội, Internet,cũng như từ SGK và tài liệu học tập trong nhà trường. Nếu như trẻ em ngay từ khi còn rất nhỏ đã tiếp xúc với sách báo, tivi, truyện… trong đó tập trung nhấn mạnh vai trò và sự xuất sắc của nam giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong khi mô tả hình ảnh phụ nữ thường chỉ với vai trò như nội trợ, các công việc chăm sóc người khác… thì sẽ dần hình thành trong trí não các em những ý tưởng ban đầu về khả năng của nam và nữ trong xã hội. Tương tự như vậy, SGK và tài liệu học tập – với vai trò là ‘kênh truyền thông’ chính thức trong nhà trường – đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan của HS, bao gồm cả các quan niệm liên quan đến năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong STEM. Các em HS có thể mặc nhiên tin rằng khoa học và công nghệ thực sự là ‘vùng đất của đàn ông’ khi thường xuyên được học các bài đọc, câu chuyện, xem tranh vẽ… nói về những nhà khoa học nam thành công, thay vì có sự cân bằng hơn khi giới thiệu cả những câu chuyện và hình ảnh phụ nữ với thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực STEM.

2.4. Tự nhận thức của bản thân HS nữ về năng lực của mình đối với STEM

Nhận thức không đầy đủ hoặc chưa phù hợp về năng lực của bản thân mình trong các môn học STEM cũng là một rào cản mà chính các em gái phải vượt qua để có thể thích thú và theo học tốt các môn này. Trong các môn học STEM, mặc dù có điểm số tương tự như bạn trai (hoặc nhiều trường hợp là điểm cao hơn), nhưng nhiều bạn gái lại tự đánh giá khả năng học tập những môn này của mình thấp hơn bạn trai do bị ảnh hưởng bởi định kiến ‘con gái không thể làm khoa học’ hay ‘con trai hình như bao giờ cũng giỏi toán hơn’.

Hầu hết các em không tự nhận thức được về sự thiếu tự tin và sự thiếu hứng thú này của mình, mà chỉ đơn thuần cho rằng mình không thể giỏi STEM (hoặc sẽ không chọn nghề nghiệp liên quan đến STEM) do các môn này quá khó. Sự tự nhận thức về năng lực của mình đối với các môn học STEM có thể xuất phát một phần từ thực tế một số em nữ có kết quả chưa cao trong các môn học này (có thể cũng liên quan đến thực tế là họ không được khuyến khích hay mong đợi học giởi những môn này), song một yếu tố quyết định khác là ảnh hưởng từ các quan niệm, niềm tin về phụ nữ và STEM vẫn đang tồn tại trong gia đình, nhà trường, và xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức của các em.


3. Gợi ý một số cách thức giúp GV thúc đẩy học sinh nữ tham gia vào STEM

  • Đổi mới phương pháp, kĩ năng dạy các môn STEM, làm cho chúng hấp dẫn, dễ hiểu hơn đối với mọi HS, cà nam và nữ. Kết hợp cung cấp lý thuyết với các hoạt động vận dụng, thực hành để khơi gợi hứng thú trong HS. Trong quá trình dạy các môn STEM, đặc biệt chú trọng đến sự tham gia của HS nữ để có thể nhận biết những suy nghĩ, quan điểm chưa tích cực hoặc sự thiếu tự tin của các em liên quan đến năng lực của phụ nữ trong khoa học công nghệ để kịp thời tìm hướng điều chỉnh, thay đổi.

  • Tạo cơ hội và đa dạng hóa môi trường học tập để HS, đặc biệt là các em nữ, thấy được các môn học STEM chứa đựng nhiều điều thú vị và bổ ích cho cuộc sống. Ví dụ, các chuyến đi dã ngoại tìm hiểu thế giới tự nhiên, thăm quan làng nghề, mô hình/dây chuyền sản xuất (đặc biệt lưu ý những nhà máy hay phòng thí nghiệm có chuyên gia/kĩ thuật viên là nữ đảm nhận các vị trí công việc khác nhau), khám phá các nền văn hóa, môi trường sống khác nhau.

  • Khuyến khích tính tò mò, ham hiểu biết về sự vật hiện tượng, và tạo điều kiện để các em gái được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. GV và nhà trường cần làm cho mọi HS, đặc biệt là các em nữ, hiểu rằng khoa học không phải chỉ toàn những công thức khô khan hay ý tưởng cao siêu, mà còn là những điều bình thường, tự nhiên diễn ra hàng ngày xung quanh ta, và rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ những môn học STEM đều có thể được áp dụng hữu ích trong đời sống hàng ngày như trong việc làm bếp, dọn nhà, làm vườn, sửa chữa đồ dùng đơn giản…

  • Định hướng tư duy tích cực cho mọi HS cả nam và nữ về sự tham gia của phụ nữ trong STEM và tăng cường sự tự tin cho HS nữ thông qua việc giới thiệu, cho HS tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, các thành quả chuyên môn nổi bật của các nhà khoa học nữ Việt Nam và quốc tế.

  • GV cần lưu tâm đến và mạnh dạn đấu tranh để thay đổi những quan niệm, cách nhìn nhận, phán xét thiếu tích cực hoặc mang định kiến của HS nam, GV nam về sự tham gia của phụ nữ, trẻ em gái trong STEM, bởi chính những suy nghĩ, niềm tin của ‘một nửa dân số thế giới’ này sẽ có tác động tiêu cực đến sự tự nhận thức và tính tự tin của các em nữ.

  • Bản thân các GV nữ giảng dạy STEM có thể tự biến mình trở thành một hình mẫu sống đối với HS về đam mê khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội thông qua sự tương tác, giao tiếp hàng ngày với HS, và qua việc thường xuyên nâng cao trình độ, kĩ năng sư phạm trong việc giảng dạy STEM.

  • Không phân biệt giới khi giao nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cho HS: khuyến khích mọi HS thực hiện những việc mình cảm thấy có thể làm tốt nhất, hoặc động viên các em nữ thử tham gia những nhiệm vụ mang tính thử thách mới, thay vì luôn giao những công việc liên quan đến kĩ thuật, tính toán cho HS nam và công việc cần sự khéo léo, tỉ mỉ cho HS nữ.

  • Khuyến khích các chương trình, hoạt động ngoại khóa mà mọi HS nữ đều có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, kể chuyện, hùng biện, giới thiệu sách, triển lãm… về phụ nữ với STEM để tạo điều kiện cho cả HS nữ và nam thay đổi cách nhìn nhận về năng lực của phụ nữ với khoa học, công nghệ. Tạo cơ hội để chính các HS nữ được tham gia chủ trì, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá các hoạt động ngoại khóa này.

  • Thiết lập các ‘góc học tập STEM’, ‘góc thư viện STEM’, góc ‘bạn gái và khoa học’ ngay trong các lớp học, trong khuôn viên nhà trường để khuyến khích mọi HS tìm hiểu về STEM và những cá nhân xuất sắc từng thành công trong các lĩnh vực này và những đóng góp của họ cho xã hội và nhân loại, bao gồm cả nhà khoa học nữ và nam.

  • Huy động sự tham gia của cha mẹ HS trong các hoạt động liên quan đến STEM của lớp/trường, đồng thời nhân cơ hội đó giúp cha mẹ thay đổi các quan niệm khuôn mẫu, các định kiến về sự tham gia của trẻ em gái trong STEM (VD, nếu trong lớp có phụ huynh là nhà khoa học nữ, mời người đó đến trò chuyện, tọa đàm với HS về công việc, sự lựa chọn nghề nghiệp và những thành quả lao động của mình; mời Hội cha mẹ HS cùng các con chủ trì, cùng tham gia các sự kiện về khoa học, công nghệ của lớp/trường, địa phương…)

  • Kết nối với cộng đồng, địa phương nơi trường đóng để giới thiệu rộng rãi các hoạt động liên quan đến khoa học, công nghệ trên địa bàn mà HS có thể tham gia và động viên, khuyến khích các em nữ tham gia các sự kiện đó, ví dụ: Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Phụ nữ và trẻ em gái trong Khoa học 11/2 hàng năm; ngày hội các nhà khoa học trẻ tuổi; tuần lễ Học tập suốt đời; hội chợ/triển lãm khoa học công nghệ với cuộc sống, v.v.

  • Điều đáng lưu ý là GV và gia đình cần tăng cường sự tiếp xúc và tham gia của HS nữ trong các lĩnh vực STEM ngay từ lứa tuổi rất nhỏ như mầm non, tiểu học, và phải nỗ lực duy trì điều này suốt giai đoạn vị thành niên. Trong những năm tháng đó, các em gái đã có cơ hội và thể hiện khả năng thử nghiệm, học tập, ra quyết định có thể tác động đến việc lĩnh vực nghề nghiệp sau này của mình có hay không liên quan đến STEM.

4. Thông tin về cộng đồng STEM tại Việt Nam

Cổng thông tin điện tử về giáo dục STEM và cộng đồng STEM Việt Nam có địa chỉ tại: http://www.stem.vn.

Đây là trang mạng cung cấp thông tin liên quan đến giáo dục STEM tại Việt Nam và trên thế giới, cập nhật các tin tức và sự kiện về hoạt động STEM trong và ngoài nhà trường Việt Nam, giới thiệu các hoạt động và một số tài liệu về các lĩnh vực STEM như Ngày hội STEM, bài dạy mẫu về STEM Robotics, Kho dữ liệu STEM Eduplay, CLB sáng tạo, Robotics …

Bên cạnh trang web chính thức, cộng đồng STEM Việt Nam còn có một trang mạng xã hội trên Facebook để thường xuyên cập nhật, tương tác với thành viên cộng đồng và những người quan tâm tại địa chỉ: https://www.facebook.com/stem.vn?ref=br_tf.



5. Một số ví dụ về nữ giới trong STEM



Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, “Một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”

Bên cạnh giải thưởng “Một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới” ngành khoa học vật liệu, chị còn nhận nhiều giải thưởng khác như: Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức năm 2015; Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ 2010, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009; Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008; Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007. GS. Thục Quyên hiện sống ở Mỹ.





TS. Trần Hà Liên Phương, nhà khoa học nữ đầu tiên của Việt Nam được nhận giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới” do UNESCO trao tặng9

TS. Liên Phương, 34 tuổi, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Y sinh trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh là một trong số 15 nhà khoa học nữ được Hội đồng giám khảo gồm 12 nhà khoa học quốc tế danh tiếng lựa chọn từ 236 ứng viên trên toàn thế giới. Công trình nghiên cứu của bà về hệ mixen chứa chất fucoidan ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư được đánh giá cao về khả năng chữa trị hiệu quả, với chi phí thấp và ít phản ứng phụ.





PGS.TS. Nguyễn Thị Cẩm Hà, Giải thưởng Kovalevskaia10 2015

PGS. TS. Nguyễn Thị Cẩm Hà hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với hơn 20 năm say mê nghiên cứu khoa học, bà đã chủ nhiệm gần 30 đề tài, dự án và công bố hơn 160 công trình khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Nổi bật là công trình nghiên cứu về công nghệ làm sạch dầu ô nhiễm và chuỗi nghiên cứu xử lý đất bị ô nhiễm chất dioxin bằng công nghệ phân hủy sinh học.





TS.BS. Phạm Thị Ngọc Thảo, Giải thưởng Kovalevskaia 2015

TS.BS. Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh



Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo được biết đến với các công trình nghiên cứu về kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị; ghép gan trên người cho gan sống và người hiến tạng chết não; ghép thận trên người hiến tạng tim ngừng đập.

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương