Môn học : quản trị kinh doanh quốc tế


Giai đoạn từ cuối năm 1970 đến đầu những năm 80



tải về 1.2 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích1.2 Mb.
#39955
1   2   3   4   5   6   7   8
Giai đoạn từ cuối năm 1970 đến đầu những năm 80,

Trong giai đoạn đầu mở rộng R&D, các trung tâm R&D chính ở Nhật nắm quyền quyết định thành lập,điều hành, và chịu trách nhiệm quản lý đối với các trung tâm nghiên cứu nước ngoài.

Cấu trúc tổ chức theo mô hình sau:




Oversea R&D center A

Oversea R&D center B

Oversea R&D center A


Các trung tâm R&D mẹ ở Nhật đóng vai trò hạt nhân trong việc sáng tạo các ý tưởng công nghệ, sản phẩm mới , sau đó công nghệ được nhân rộng ra các chi nhánh R&D khác. Các viện nghiên cứu và phát triển nước ngoài (R&D lab) chỉ đóng vai trò như những chi nhánh của các trung tâm này ở nước ngoài. Các trung tâm R&D mẹ giữ vai trò quyết định trong việc:



  • Tuyển dụng các nhà quản lý cấp cao và kỹ sư địa phương cho các phòng nghiên cứu ở nước ngoài

  • Nâng cấp cơ sơ hạ tầng kỹ thuật nghiên cứu.

  • Thiết kế, phát triển hệ thống quản lý điều hành

  • Giới thiệu những sản phẩm mới càng nhanh càng tốt.

Trong thời gian này ngân sách của các hoạt động R&D ngoại quốc đều được tài trợ 100% bởi trung tâm R&D chính tại Nhật. Các nhà quản lý, kỹ sư người Nhật được gửi tới các cơ sở R&D nước ngoài, nhằm điều hành và hỗ trợ cho các hoạt động ở đây.

Trong việc điều hành hoạt động, tùy thuộc vào tính chất của mỗi dự án cùng với khả năng chuyên môn của các viện nghiên cứu mà trung tâm sẽ quyết định phân bổ nguồn lực . Có 3 mô hình chính :



  • Trung tâm R&D mẹ tự quyết định các mục tiêu và dự án thực hiện, sau đó phân công cho các trung tâm R&D con ở ngoại quốc. Bên cạnh đó, trung tâm R&D ở Nhật cũng kim luôn vai trò giám sát và đánh giá tiến độ

  • Trong một vài dự án khác, dự áncũng được chỉ định sãn. Song, quyền điều hành và trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và điều khiển tiến trìh hoạt động sẽ được giao hoàn toàn cho các nhà quản lý cấp cao tại trung tâm đó (hầu hết là người NHật).

  • Trong một số dự án đặc biệt, các viện R&D ngoại quốc nắm nhiều quyền chủ động hơn. Nhưng trung tâm R&D mẹ vẫn đóng vai trò thông qua quyết định cuối cùng và đánh giá tiến độ

Tổng kết, hệ thống R&D toàn cầu của Matsushita trong giai đoạn 1970-1980 được tổ chức theo hàng dọc (top-down approach) , dựa trên mối quan hệ 1-1 (one to one) giữa các trung tâm R&D chính và các viện nghiên cứu ngoại quốc. Cụ thể, mỗi trung tâm R&D mẹ chỉ có quyền và chịu trách hiệm quản lý đối với các chi nhánh R&D riêng của mình ở nước ngoài.

Nhược điểm của mô hình này chính là thiếu sự phối hợp và chia sẽ các nguồn lực (tài chính, thông tin, nhân lực...) giữa các cơ sở R&D trên thế giới với nhau

Đồng thời với việc bị tham gia quá nhiều vào hoạt động của mình, khiến các trung tâm này thiếu đi sự linh hoạt và sáng tạo. Đây cũng là nhược điểm chung của mô hình top-down



Ưu điểm lớn nhất của mô hình chính là khả năng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ hoạt động R&D toàn cầu với chiên lược của công ty

Bên cạnh đó, việc tổ chức mô hình không đòi hỏi nhiều chi phí, đa phần các nhà quản lý cấp cao đều là người Nhật còn đảm bảo sự an toàn cho công ty trong bước đầu toàn cầu hóa hoạt động



  1. Giai đoạn từ sau những năm 1980 đến năm 1995

Từ cuối những năm 1980, hoạt động toàn cầu hóa R&D của Matsushita Electric bước sang một giai đoạn mới với hàng loạt phòng R&D (R&D labs) được thành lập trên khắp thế giới. Công ty phải đối mặt với nhiều sự thay đổi lớn như: tỷ giá đồng Yen lên cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty Châu Á mới nổi. Từ đó, ban lãnh đạo của công ty quyết định toàn cầu hóa mọi hoạt động của công ty để đối phó với sự thay đỗi của môi trường kinh doanh, và tạo lợi thế cạnh tranh:

  • Chuyển các hoạt động sản xuất,kinh doanh ra nước ngoài, khai thác lợi thế quốc gia

  • Thành lập các trụ sở chính ( headquarter ) ở Mỹ,Châu Âu và Châu Á, điều phối hoạt động cho từng khu vực

  • Khuyến khích mở rộng R&D. Trong khoảng thời gian từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 đã có 8 viện nghiên cứu ơ nước ngoài được thành lập.

Mặc dù, ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ này, tuy nhiên cấu trúc tổ chức quản lý cũ vẫn được duy trì. Các trung tâm R&D ở chính quốc vẫn đóng vai trò chính yếu trong việc thành lập, điều hành và quản lý các trung tâm R&D ở nước ngoài. Bên cạnh đó, có một số cải tiến:

  • Thứ nhất, một trung tâm R&D quốc tế ( international R&D center ) được thành lập vào năm 1988 để hỗ trợ cho chính sách toàn cầu hóa hoạt động R&D của công ty. Đây là một phòng chức năng trực thuộc tổng công ty, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc thành lập và quản lý trung tâm R&D ở nước ngoài, đặc biệt trong việc tuyển chọn đào tạo nhân sự R&D

  • Thứ hai, Matsushita Electric thành lập công ty con Panasonic technologies, Inc tại Mỹ vào năm 1987, để quản lý các phòng nghiên cứu của công ty tại đây.

  • Thứ ba, vị trí quản lý cấp cao ở hầu hết các trung tâm R&D ở nước ngoài được giao cho các nhà quản lý địa phương. Đồng thời họ cũng có nhiều quyền hành hơn chẳng hạn như: chủ động lên kế hoạch, dự án (planning project), quản lý nguồn nhân lực, và tài chính... điều nay đã mang đến quyền chủ động nhiều hơn cho các trung tâm này,qua đó nâng cao sự gắn kết giữa cho hoạt động R&D của Matsushita với hoạt đông sản xuất của công ty ở các quốc gia sở tại.

Cơ cấu tổ chức như sau:


Oversea R&D center A





International R&D center

Oversea R&D center A

Oversea R&D center A

Kết luận, những thay đổi trong cấu trúc quản lý các hoạt động R&D bên ngoài Nhật Bản của Matsushita Electric, đặc biệt là tại Mỹ đã giúp nâng cao khả năng khai thác khả năng cũng như các nguồn lực của công ty. Matsushita đã chuyển từ kiểu quản lý từ trên xuống (top-down) bởi các trung tâm R&D mẹ tại Nhật sang phương pháp quản lý từ dưới lên (bottom-up), nâng cao vai trò và khả năng của các chi nhánh.



Ưu điểm, mô hình quản lý mới theo kiểu bottom-up giúp Matsushita bám sát được nhu cầu của thị trường quốc gia sở tại, đồng thời khai thác nhiều hơn nguồn lực tại chỗ.

Nhược điểm của mô hình là thiếu sự chia sẽ thông tin hàng ngang giữa các cơ sở R&D, làm giảm hiệu quả của quá trình hoạt động

  1. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2000

Kề từ tháng 10 năm 1995, cấu trúc điều hành hoạt động R&D toàn cầu cảu R&D đã thay đổi đáng kể:

Hệ thống trung tâm R&D ở nước ngoài giờ đây được điều hành như các công ty con của công ty. Một giám đốc điều hành được bầu ra để phụ trách hệ thống này(thành viên hội đồng quản trị,board member), các quyền điều hành giám sát và trách nhiệm quản lý trước đây thuộc về các trung tâm R&D ở Nhật giờ được chuyển sang cho vị giám đốc này.

Ngoài ra Matsushita còn thành lập cơ sở R&D ngoại quốc (oversea R&D office), với quy mô của một trụ sở chính (headquarter) nhằm hỗ trợ cho giám đốc diều hành trong việc quản lý, giám sát, điều hành các viện nghiên cứu ở nước ngoài.

Đây là một bước cải tiến mới của công ty kể từ khi thành lập trung tâm R&D quốc tế (international R&D) vào năm 1988. Cơ cấu tổ chức như sơ đồ sau:


International R&D center

Oversea R&D office

Executive officer

Oversea R&D center A



Oversea R&D center B

Oversea R&D center C

Oversea R&D center D

Riêng các trung tâm R&D ở Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương, nơi Matsushita đã có trụ sở chính thì chịu sự điều hành trực tiếp từ trụ sở chính ở khu vực.

Kết luận, đây là cấu trúc chuyển tiếp từ giai đoạn quản lý theo liểu bottom-up sang mixed


  1. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Từ sau năm 2000, Panasonic mở rộng hoạt động sản xuất toàn cầu một cách mạnh mẽ với. Do đó,để tăng cường sự linh hoạt cho các công ty cũng như tối ưu hóa khả năng sử dụng nguồn lực Panasonic đã thành lập các công ty R&D tại các thị trường chính như Panasonic R&D Centre Germany tại Châu Âu, Panasonic R&D Center China Co., Ltd tại Trung Quốc, và mở rộng hoạt động R&D ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương..

Các công ty này hoạt động dưới sự giám sát của công ty mẹ tại quốc gia đó. Chúng chịu trách nhiệm quản lý các phòng R&D của Panasonic đồng thời tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các công ty R&D khác trong hệ thống R&D toàn cầu của tập đoàn. Cụ thể:



  • Panasonic R&D Center China Co., Ltd được thành lập vào năm 2001 tại Bắc Kinh điều hành hoạt động của 5 trung tâm R&D tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu,Tô Châu, Đại Liên..

  • Panasonic R&D Centre Germany GmbH điều hành hoạt động của 2 trung tâm nghiên cứu vật liệu tại Đức.

  • Panasonic San Joe laboraties phục vụ cho thị trường Châu Mỹ

  • Panasonic Singapore Laboratories Pte Ltd phụ trách hoạt động của Panasonic ở toàn khu vực Đông Nam Á


R&D B

R&D D


R&D A

R&D C

Cơ cấu tổ chức hệ thống R&D vẩn được giữ nguyên, với các trung tâm R&D ở các thị trường lớn , nhiều tiềm năng. Nhưng khác với cơ cấu tổ chức đa cực (hub model or plycentric model) trước đây,mỗi đơn vị R&D nước ngoài trong mô hình mới đều có những vai trò chiến lược quan trọng trong sự phát triển của cả công ty: vai trò của chúng không chỉ gói gọn trong việc nghiên cứu các thị trường tương ứng mà giờ mà giờ đây, mỗi đơn vị hoạt động với những chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh riêng, hoàn toàn độc lập với nhau.

Một cách cụ thể, vai trò của trung tâm R&D mẹ tại Nhật đã có sự thay đổi, từ một mảng được coi là tối quan trọng, kiểm soát và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, trở thành một bộ phận hoạt động với quyền lợi và nghĩa vụ tương đương các cơ sở R&D nước ngoài. Chính điều này tạo ra sự kết nối linh hoạt hơn giữa các cơ sở R&D trong mạng lưới, nó cho phép sử dụng hợp lý hơn năng lực và lợi thế sẵn có của từng cơ sở. Phát huy tối đa lợi thế về quy mô và chuyên môn, đồng thời giảm thiểu rủi ro trùng lấp về ý tưởng (reduce the risk of duplicate development. ). Mỗi cơ sở R&D trong hệ thống chuyên môn hóa về một lĩnh vực công nghệ, cùng những sản phẩm cụ thể.



  • Hệ thống R&D ở Châu Âu Giữ vị trí tiên phong trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, dòng sản phẩm mới cho : audio, video, hệ thống LSI, mạng, công nghệ không dây (Mobile communications)

  • Hệ thống R&D của Panasonic tại Trung Quốc tập trung vào những lĩnh vực cụ thể như sau: trung tâm R&D Bắc Kinh tập trung phát triển công nghệ mạng kỹ thuật số (digital network technology), các sản phẩm thiết bị điện dân dụng và công nghệ mô trường được nghiên cứu ở hệ thống phòng thí Nghiệm Tô Châu và Thượng Hải. Trung tâm R&D đại liên chuyên phát triển công nghệ phần mềm mới, còn ở Tanjnan và Hàng Châu chuyên về sản phẩm đồ dùng gia đình.

  • Ở Mỹ, Pansonic chỉ có một trung tâm R&D Panasonic San joe Laboraties với chức năng chính là sáng tạo các công nghệ kỹ thuật tiên phong.

  • Hệ thống R&D ở Singapore và Malaysia chuyên về phát triển công nghệ mạng, truyền thông và các thiết bị giả trí đa phương tiện

Điểm nhấn thứ hai trong việc cải cách hoạt động của hệ thống R&D toàn cầu của Matsushita là các cơ sở R&D ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng hơn trong quy trình tạo ra giá trị sản phẩm (entire value generation process).. Nếu trong mô hình cũ,các cơ sở R&D chỉ có trách nhiệm tìm kiếm các ý tưởng về sản phẩm và công nghệ thì quy trình quản lý mới buộc các đơn vị phân tán phải trang bị những hiểu biết tốt nhất về thị trường tiềm năng và dòng sản phẩm mới cho lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm. Qua đó biến R&D không còn là một bộ phận của sản xuất mà trở thành một mắt xích tối quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm, điều này là đặc biệt lưu ý với những chi nhánh đang chiếm giữ thế độc quyền về thị trường hay một sản phẩm tại khu vực cụ thể

Kết luận, trong giai đosạn phát triển từ sau những năm 2000 cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống R&D toàn cầu của Panasonic đã được tổ chức theo mô hình kết hợp giữa phương thức tổ chức từ trên xuống top-down và từ dưới lên bottom-up. Phương thức nầ giúp Panasonic vừa có thể khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của từng cơ sở R&D, vừa có thể đảm bảo được sự thống nhất trong phát triển.



Ưu điểm, khai thác tốt lợi thế của từng cơ sở R&D trong hệ thống. Hiệu quả trong việc phối hợp hoạt động trong mạng lưới tăng lên đáng kể.

Nhược điểm, chi phí xây dựng hệ thống lớn

  1. Định vị sản xuất của Matsushita

Tổng quát Panasonic có 7 công ty kèm nhà máy cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất: 4 công ty ở Trung Quốc, 1 ở Đài Loan và 1 ở Úc và 1 ở Thái Lan.Còn lại là các cơ cở sản xuất phụ ở các khu vực.



  1. Panasonic Electric Works Co.,Ltd, Ayuthaya, Thái Lan: sản xuất hợp kim nhựa, vật liệu bán dẫn, nhựa bọc đồng.

  2. Panasonic Electric Works Electronic Materials Europe, Úc: sản xuất vật liệu nhiều lớp.

  3. Panasonic Electric Works Electronic Materials Co.,Ltd, Thượng Hải, Trung Quốc: sản xuất vật liệu bán dẫn và hợp chất nhựa.

  4. Panasonic Electric Works Electronic Materials Co.,Ltd, Tô Châu, Trung Quốc: sản xuất vật liệu nhiều lớp.

  5. Panasonic Electric WorksCo,Ltd, Tô Châu, Trung Quốc:sản xuất hợp chất nhựa bọc đồng.

  6. Panasonic Electric Works Electronic Materials Co.,Ltd, Quảng Châu, Trung Quốc:sản xuất vật liệu nhiều lớp.

  7. Panasonic Electric Works Electronic Materials Taiwan Co., Ltd, Đài Loan:sản xuất vật liệu nhiều lớp.

Các phòng ban kinh doanh vật liệu điện tử: Phòng bán hàng vật liệu điện tử, Phòng nguyên liệu nhựa, Phòng vật liệu sản xuất bảng mạch điện, Phòng vật liệu nhựa cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu phát triển, Phòng Marketing toàn cầu, Phòng kinh doanh vật liệu điện tử.






  1. Sơ lược quá trình phát triển toàn cầu của Tập đoàn nguyên liệu điện tử.

  • Ngày nay thị trường chính của mạch bán dẫn và các bảng mạch điện nằm ở Nhật, châu Mỹ, châu Âu và châu Á, nhưng mở rộng nhanh nhất nằm ở châu Á trong đó có Trung Quốc là chủ yếu. Thích ứng với xu thế của thị trường thế giới, Panasonic đã tạo nên những nỗ lực mạnh mẽ cho kinh doanh toàn cầu để tăng cường sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu người dùng nhanh chóng hơn.Từ những nỗ lực đó, doanh số từ thị trường nước ngoài của Panasonic đã vượt 40%.

  • Hiện nay công suất của các nhà máy tại Nhật và Châu Á đáp ứng được toàn bộ nhu cầu ở châu Á. Tuy nhiên ở thị trường châu Âu và châu Mỹ, Panasonic vấp phải các đối thủ cạnh tranh lớn như Phillips nên tiềm năng kinh doanh chưa cao.

  • Trung Quốc là thị trường hứa hẹn nhất cho việc kinh doanh chất bán dẫn, các bộ phận tự động và các dụng cụ điện gia dụng, tại đây cũng có 2 nhà máy vào năm 2002 và năm 2005.Ngoài ra với sự gia tăng nhu cầu mạnh mẽ ở Trung Quốc, Panasonic đã dời một số cơ sở sản xuất thiết bị từ Mỹ sang Trung Quốc vào năm 2005 và đưa vào hoạt động 1 công ty mới ở đó để sản xuất nguyên liệu cho bảng mạch điện nhiều lớp vào tháng 6 năm 2006.

  1. Các giai đoạn phát triển về sản xuất của công ty Panasonic:

Thời kì đầu 1930-1945: Kinh doanh các sản phẩm nhựa ở Nhật.

Thời kì 1960-1969: Kinh doanh sản phẩm nhựa và sự đột phá trong nghiên cứu cho ra các thiết bị điện và điện tử.



  • 1961: nhà máy ở Yokkaichi đi vào hoạt động.

  • 1970: nhà máy ở Koriyama đi vào hoạt động.

Thời kì 1970-1986: đạt được kỹ thuật sản xuất ra các vật liệu điện tử, sự phát triển nhanh chóng trong kinh doanh vật liệu sản xuất các bảng mạch điện tử.

  • 1970: Mở các nhàmáy ở châu Mỹ và châu Âu.

  • 1972: Mở nhà máy ở Canada.

Mua lại các công ty R&D và sản xuất có sẵn thị phần ở Mỹ, Canada và châu Âu.

Thời kì 1987-1999: mở rộng khu vực kinh doanh, chủ động xúc tiến mở rộng kinh doanh toàn cầu với các kỹ thuật về hóa chất và điện tử, mở rộng việc kinh doanh từ vật liệu sang sản xuất các bộ phận và thiết bị.



  • 1987: Nhà máy Nam Yokkaichi đi vào hoạt động.

  • 1987: Nhà máy sản xuất Vật liệu nhiều lớp ở Đài Loan đi vào hoạt động.

  • 1994: Nhà máy sản xuất các hợp chất và vật liệu các chất bán dẫn ở Ayuthaya, Thái Lan đi vào hoạt động.

  • 1995: Nhà máy NhPaper CCL&PCB ở Tô Châu, Trung Quốc đi vào hoạt động.

  • 1996: Nhà máy Paper CCL ở Ayuthaya, Thái Lan đi vào hoạt động.

  • 1999: Nhà máy sản xuất các loại vật liệu nhiều lớp ở Guangzhou,Trung Quốc đi vào hoạt động.

Từ năm 2000 đến nay: chọn lọc và tập trung trong tái cấu trúc và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới dựa trên các kỹ thuật cốt lõi. Tiến vào các lĩnh vực phát triển như vật liệu dẻo trong sản xuất mạch điện và tổ chức lại hệ thống sản xuất toàn cầu.

  • Năm 2000: thành lập 2 cơ sở cung cấp vật liệu ở châu Âu và Ý.

  • Năm 2001: Nhà máy Tây Koriyama đi vào hoạt động.

  • Năm 2002: Nhà máy sản xuất hợp chất ở Thượng Hải, Trung Quốc đi vào hoạt động.

  • Năm 2005: Nhà máy sản xuất vật liệu các chất bán dẫn ở Thượng Hải, Trung Quốc đi vào hoạt động.

  • Năm 2006: Nhà máy sản xuất vật liệu nhiều lớp ở Mỹ đi vào hoạt động.

  • Năm 2006: Nhà máy sản xuất vật liệu nhiều lớp ởSuzhou,Trung Quốc đi vào hoạt động.

  • Năm 2007: Thâu tóm công ty hàng đầu về thị phần ở Ấn Độ (20%) là Anchor (80% cổ phần) sản xuất vật liệu điện xây dựng và công ty sản xuất đèn các loại là Universal Lighting Technologies ở Tennessee, Mỹ (100% cổ phần).

  • Năm 2008: Thành lập công ty mới dưới dạng liên minh chiến lươc với công ty Honda Tsushin Kogyo nhằm giảm thiểu chi phí chuyên chở tạo nên hệ thống sản xuất hiệu suất cao.(Panasonic chiếm 51% cổ phần)

  • Năm 2009: Góp vốn thành lập công ty con với công ty Hilti, Thượng Hải, Trung Quốc sản xuất tua vít nhằm giảm chi phí sản xuất và thuê ngoài.

  • Năm 2010: Hợp tác với công ty Daiken, Osaka, Nhật Bản sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.

-Ngoài ra từ năm 2005 đến nay còn có xu hướng thụ hẹp số lượng nhà máy và dồn chức năng của các nhà máy sản xuất không hiệu quả vào một số nhà máy ở những vùng tối ưu nhất nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh. Chiến lược tái cấu trúc này đi kèm với việc di chuyển các công ty Logistic sang các khu vực mới. Vào tháng 9/2010:

+Công ty PanasonicKita-Kyushu dời từ nhà máy Hibiki sang nhà máy Yokkaichi.

+Trung tâm Logistic chuyển từ thành phố Kyotanabe sang nhà máy Yokkaichi.

-Đóng cửa 5 nhà máy từ năm 2008 đến 2010, giảm các cơ sở sản xuất nội địa còn 1/3 để tái cấu trúc nhằm tăng năng lực cạnh tranh về chi phí và tăng tốc độ tăng trưởng.



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương