Môn học : quản trị kinh doanh quốc tế



tải về 1.2 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích1.2 Mb.
#39955
  1   2   3   4   5   6   7   8

Chiến lược sản xuất quốc tế công ty Panasonic


Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing



Môn học : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên : Thạc sĩ QUÁCH THỊ BỬU CHÂU

Đề tài: Nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của một công ty đa quốc gia

Vài nét sơ lược về bài làm:

Nhóm đã chọn công ty Panasonic, một công ty đa quốc gia kinh doanh trong lĩnh vực điện tử. Nhóm sẽ phân tích cách thức tổ chức các hoạt động R&D, định vị sản xuất, các quyết định nguồn lực cùng với hoạt động logistic của công ty Panasonic để làm rõ chiến lược sản xuất quốc tế của công ty này.



MỤC LỤC

A. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY PANASONIC

  1. Triết lý kinh doanh

  2. Cơ cấu tổ chức

  3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

B. CƠ SỞ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT

  1. Chiến lược kinh doanh quốc tế

  1. Giai đoạn trước năm 2001

  2. Giai đoạn sau năm 2001

  1. Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh

C. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA PANASONIC ( MATSUSHITA )

  1. R&D toàn cầu

  1. Giai đoạn từ cuối năm 1970 đến đầu những năm 80

  2. Giai đoạn từ sau những năm 1980 đến năm 1995

  3. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2000

  4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

  1. Định vị sản xuất của Matsushita

Sơ lược quá trình phát triển toàn cầu của Tập đoàn nguyên liệu điện tử

  1. Các giai đoạn phát triển về sản xuất của công ty Panasonic

  2. Đinh vị sản xuất

  3. Phương thức tiến hành chiến lược sản xuất quy mô toàn cầu

  1. Nguồn lực sản xuất

  1. Chiến lược quyết định nguồn lực

  2. Cơ sơ lựa chọn chiến lược

IV. Logistic

    1. Chuỗi cung ứng cơ bản trong hệ thống phân phối hàng điện tử gia dụng

    2. Hệ thống logistic của tập đoàn Matsushita

a. Công ty con Matsushita Logistics

b. Liên doanh chiến lược TMD



  1. Chiến lược quản trị chuỗi cung ứng

a. Mục tiêu: bán cho khách hàng cuối cùng

b. Quản lý bằng các phần mềm công nghệ tiên tiến



i) Kết quả tích cực

ii) Thách thức đang chờ đợi

  1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY PANASONIC

(
MATSUSHITA )

Tên công ty Tập đoàn Panasonic

Trụ sở chính 1006, Oaza Kadoma, Kadoma-shi, Osaka 571-8501, Japan
Tel. 81-6-6908-1121

Chủ tịch hiện tại Fumio Ohtsubo

Thời điểm thành lập 03/1918

Lợi nhuận ròng* 7,418.0 tỷ yên

Tổng số nhân viên* 384,586

Tổng số các công ty trực thuộc 680 (bao gồm cả công ty mẹ)



*số liệu tính đến thời điểm 31/03/2010

Panasonic là một trong những tập đoàn sản xuất hàng điện tử hàng đầu toàn cầu, đã sản xuất 15,000 sản phẩm điện tử các loại phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách hàng



Các dòng sản phẩm chính: điện tử gia dụng và pin,công nghệ kỹ thuật số AV, điện thoại di động, hệ thống AV và định hướng cho ôtô, thiết bị liên lạc trong nhà.

  1. Triết lý kinh doanh

  • Triết lý quản trị

“Mục đích chính của sản xuất là làm ra những mặt hàng chất lượng cao cho sinh hoạt hàng ngày, cung cấp với số lượng lớn, để qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, và đó chính là mục tiêu mà chúng tôi cống hiến. Đạt được sứ mệnh này là mục đích tối thượng của Matsushita Electric, và chúng tôi sẽ nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu đó.”

Konosuke Matsushita


Người sáng lập
1894-1989

  • Mục tiêu quản trị cơ bản:

Với tư cách là các nhà sản xuất công nghiệp, chúng ta phải đóng góp sức lực của mình vào sự tiến bộ của xã hội, sự phồn thịnh của nhân loại vào thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới.

  • Niềm tin:

Tại panasonic chúng tôi cam kết duy trì triết lý hoạt động như thế, cho dù hoạt động tại bất cứ nơi đâu. Đặc biệt đối với các hoạt động của Panasonic ở nước ngoài, triết lý này được nhấn mạnh qua các hoạt động sau:

  • Đóng góp cho xã hội:

Tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, ngoài những hoạt động có liên quan đến cộng đồng và tài trợ, Panasonic tích cực tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo phát triển kỹ năng nghiệp vụ nhằm hướng tới một Cuộc Sống Chất lượng

  • Đề cao chuyển giao kỹ thuật

Chính trong môi trường cộng tác chặt chẽ mà những thành viên Panasonic mới theo đuổi và đột phá được những đỉnh cao hơn nữa trong tiến bộ kỹ thuật. Panasonic ý thức được sự chia sẻ tài nguyên trí tuệ và kỹ năng, nhằm cải tiến sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất, năng suất và chất lượng vượt bậc. Đóng góp của hoạt động R&D Panasonic tại địa phương cũng khẳng định cho hợp tác tiến bộ kỹ thuật. Kết hợp kỹ năng cao và sự ưu việt trong ý tưởng sản xuất của Panasonic, đã vạch đường cho sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn.

  • Triển khai triết lý quản trị Panasonic phù hợp với quy định của nước sở tại

Triết lý cơ bản này đã trở thành một phần không thể tách rời trong chính sách hải ngoại của Panasonic; quan niệm là nhà sản xuất công nghiệp có lương tâm và trách nhiệm xã hội được phổ biến cho tất cả thành viên. Tại Việt Nam, Panasonic luôn ý thức về cam kết cải tiến tính cạnh tranh toàn cầu trong các hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ khuyến khích của chính phủ.

  1. Каталог: 2012
    2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
    2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
    2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
    2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
    2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
    2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
    2012 -> Commerce department international trade
    2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
    2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
    2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

    tải về 1.2 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương