MÔn công nghệ BẢo quản và chế biến nông sảN



tải về 2.17 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu04.05.2018
Kích2.17 Mb.
#37734
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.1. Quy trình:



2.2. Làm sạch khối hạt:

2.2.1. Mục đích và yêu cầu:


Tăng năng suất và cải thiện độ bền nhờ nguyên liệu được làm sạch.

Dễ dàng điều khiển thiết bị nhờ sự đồng nhất hơn về thành phần nguyên liệu lương thực đưa vào sơ chế.

Yêu cầu: Lượng tạp chất <2%.

2.2.2. Phương pháp làm sạch:

Trong khối hạt thường có lẫn các loại tạp chất sau:

+ Tạp chất lớn thường là cọng rơm, gié lúa, túi lưới, đất, đá và đôi khi là các vật kim loại.

+ Tạp chất bé gồm bụi bẩn, cát, đất vụn, hạt cỏ dại, côn trùng và sạn đá.

+Tạp chất có cùng kích cỡ với hạt có thể là hạt lửng, lép và vụn kim loại.

Các loại tạp chất sẽ được thu hồi theo các phương pháp sau:

+ Tạp chất nhẹ hơn hạt thóc có thể được thu hồi bằng phương pháp hút hoặc sàng.

+ Tạp chất lớn và bé nặng hơn hạt thóc được thu hồi bằng sàng.

+ Tạp chất có cùng kích thước nhưng nặng hơn hạt có thể thu hồi theo phương pháp phân ly theo trọng lượng.

+ Các vụn kim loại được thu hồi bằng phương pháp sàng phân ly theo trọng lượng hoặc bằng nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện.



2.2.3. Máy làm sạch:

Các loại máy làm sạch được sử sụng như: sàng kép mở, sàng tự làm sạch, máy hút tác động đơn, máy phân ly sạn, máy phân ly từ tính…



Sơ đồ công nghệ làm sạch nguyên liệu:

Thóc từ kho nhờ băng tải chuyển vào dựa chứa thóc vào vựa chứa thóc đầu, sao đó qua cân tự động rồi qua bộ phận làm sạch tạp chất.

Nhờ 2 lần liên tiếp đi qua sàng quạt. Tạp chất lớn được tách ra trên sàng  5 – 7 mm còn lọt sàng  3 – 3,6 mm là hạt nhỏ đưa đi kiểm tra ở sàng lục lăng. Ở đây trên sàng 3 – 3,2 mm là thóc nhỏ, đưa trở lại sàng bằng, dưới  1,5 mm lài tạp chất nhỏ như bụi cát v.v…

Trong lần sàng thứ hai, thóc được phân loại ra 2 phần trên sàng  3,8 – 4 mm là thóc to đưa sang quạt lần 3; lọt sàng  3,8 – 4 mm , nhưng trên sàn  3,5 mm là thóc nhỏ đưa qua đập râu (nếu có râu), và sau đó sàng bằng  3,0 mm để tách hạt nhỏ. Thóc nhỏ sau những gia công phụ như vậy cũng được đưa về quạt lần 3.

Sau quạt lần 3, hạt (trên sàng  3,2 mm và dưới sàng  5,5 – 6mm) đi xuống máy gằn đá để tách tạp chất khoáng , sau đó qua quạt, cân tự động và sang phân xưởng xay. Phần lọt sàng  3,2 mm của sàng bằng đưa sang thiết bị phân chia khí động (có thể dùng quạt…) để thu hồi những hạt gạo lật nguyên.

2.2.3.1. Sàng kép mở:

* Cấu tạo:

Bộ phận làm việc chủ yếu của sàng gồm 2 mặt sàng bằng tấm kim loại, có đột lỗ, đặt hơi nghiêng.

Mặt sàng trên có lỗ với đường kính nhằm giữ tạp chất lớn nằm lại trên mặt sàng.



Mặt sàng dưới có lỗ nhỏ hơn nhằm để cho cát, bụi, hạt cỏ và các tạp chất nhỏ lọt qua.



Sàng kép mở

A – Máng cấp liệu; B – Cửa ra tạp chất lớn

C – Cửa ra hạt chính; D – Cửa ra tạp chất nhỏ

* Nguyên lý hoạt động:

Sàng làm việc dựa vào sự khác nhau về bề dày và chiều rộng của hạt để tách tạp chất có kích thước lớn hơn hạt, các bụi bẩn ra khỏi khối hạt.

Thóc được cung cấp vào đầu cao của máy (A) và đi qua sàng thứ nhất (1) có lỗ đường kính lớn và chỉ giữa lại những tạp chất lớn.

Do sàng dao động các phần tử nằm trên sàng là những tạp chất lớn. Các tạp chất này được dẫn ra cửa sản phẩm trên sàng (B).

Sàng thứ ( 2) có lỗ đường kính bé hơn nên chỉ giữ lại hạt thóc, còn tất cả những tạp chất bé sẽ rơi xuống tấm đáy và ra ngoài theo cửa (D).

Hạt thóc được sàng thứ 2 giữ lại sẽ thu hồi qua cửa (C).

* Ưu điểm:

Sàng có cấu tạo đơn giản, dễ điều chỉnh.

* Nhược điểm:

Do sàng hở nên môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng.

Sàng thứ 2 dễ bị nghẹn lại vì lỗ nhỏ nên hiệu quả làm sạch giảm đáng kể, nhất là hạt cỏ, các tạp chất có cùng kích thước như hạt thóc không được tách ra.





tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương