MÔn công nghệ BẢo quản và chế biến nông sảN


Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam



tải về 2.17 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu04.05.2018
Kích2.17 Mb.
#37734
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam:

1.1.2.1. Sản xuất:


Diện tích trồng lúa của Việt Nam năm 2010 ước đạt khoảng 7,351 nghìn ha, tăng 0,23% so với năm 2009.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, những nhờ đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề nên năng suất lúa bình quân của Việt Nam ước đạt 53,1 tạ/ha tăng 0,19% so với 53,0 tạ/ha năm 2009.

Sản lượng lúa gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức ổn định, không biến động nhiều so với năm 2009.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo quý 1/2011 của Việt Nam đạt 1,850 triệu tấn, trị giá 774 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm trong thời gian này chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm của thị trường Philippines. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dự báo, khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước tính đạt mức 7,1-7,4 triệu tấn, tăng lên so với mức dự báo cuối năm 2010 (dự kiến 5,5-6,1 triệu tấn). Còn tổ chức FAO thì dự báo lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm 6% xuống còn 6,5 triệu tấn.



1.1.2.2. Tiêu thụ lúa gạo:

Trong những năm gần đây thì tình hình tiêu thụ lúa gạo không có nhiều biến động lớn, mặc dù quy mô dân số vẫn ngày càng tăng cao và gạo vẫn được coi là nguồn lương thực thiết yếu, trong khi nhu cầu lúa gạo cho những nhu cầu khác như làm thức ăn chăn nuôi cũng tăng lên rất lớn. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày được nâng lên nên lượng gạo trong khẩu phần cảu mỗi gia đình đã giảm xuống.

Chính nhờ sự ổn định về tiêu thụ gạo trong nước sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp trong nghiệp trong nước yên tâm đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng gạo, tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nâng cao thường hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhận xét: từ tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam như trên, nhóm xin rút ra một số nhận xét đó là:

+ Ngành công nghệ sản xuất cũng như chế biến lúa gạo ở Việt Nam là rất quan trọng, cần được đầu tư, quan tâm hơn nữa. Do diện tích cũng như sản lượng lúa gạo của các nước trên thế giới đang có chiều hướng giảm xuống. Vì vậy Việt Nam cần tăng cường nâng cao năng suất cũng như sản lượng lúa gạo.

+ Cần phải tìm hiểu rõ công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam để biết những khó khăn cũng như thuận lợi của nó. Nếu có khó khăn ta cần phải khắc phục để nâng cao chất lượng gạo cung cấp trong nước cũng như xuất khẩu ra thế giới.



1.2. Giới thiệu về cây lúa gạo ở Việt Nam:

1.2.1. Nguồn gốc:

Đa số các tài liệu nghiên cứu về lúa của thế giới đều thống nhất cho rằng nguồn gốc của cây lúa trồng hiện nay là ở Đông Nam Á, dựa trên các cơ sở:

+ Diện tích trồng lúa của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á.

+ Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây lúa sinh trưởng phát triển.

+ Nhiều giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay đang có mặt trong các nước Đông Nam Á.

+ Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất hiện ở các nước Đông Nam Á.



1.2.2. Phân loại:

- Phân loại khoa học:

+ Ngành: Angiospermac – thực vật có hoa.

+ Lớp: Monocotyledones – lớp 1 lá mầm.

+ Bộ: Poales – hòa thảo có hoa.

+ Họ: Poales – hòa thảo.

+ Họ phụ: Poidae – hòa thảo ưa nước.

+ Chi: Oryza – lúa.

+ Loài: Oryza sativa – lúa trồng.

- Dựa vào đặc tính của đất đai và khí hậu:

+ Lúa rẫy (lúa đất khô).

+Lúa tưới tiêu.

+ Lúa ruộng nước trời: lúa ruộng cạn (5 – 25 cm), sâu vừa (25 – 50 cm), thường bị hạn hoặc bị ngập nước.

+ Lúa thủy triều: lúa nước ngọt, mặn, phèn và than bùn.

+ Lúa nước sâu: lúa ruộng cạn (25 – 50 cm), sâu (50 – 100 cm) và thật sâu (lúa nổi) (>100 cm).

- Dựa vào chu trình sinh trưởng của cây lúa:

+ Lúa rất sớm: dưới 100 ngày.

+ Lúa sớm: từ 101 đến 120 ngày.

+ Lúa lỡ: từ 121 đến 140 ngày.

+ Lúa muộn: trên 140 ngày.

Tuy nhiên, sự phân loại nêu trên chỉ có tính cách tương đối mà thôi, vì nếu bị ảnh hưởng của nhiệt độ, một số giống lúa sớm có thể trở thành lỡ hoặc muộn.

1.2.3. Đặc tính sinh học:

1.2.3.1. Rễ:


Rễ lúa mọc ở các mặt thân và là dạng rễ chùm. Bộ rễ lúa hoàn chỉnh có hình quả trứng lộn ngược, bề ngang 40 – 50 cm, bề dài 50 – 60 cm. Lượng rễ đạt cao nhất từ 500 – 800 rễ/ bụi lúa.

1.2.3.2. Thân:

Thân lúa là do trục phôi khi hạt nảy mầm phát triển thành. Trên thân có nhiều mắt, mỗi mắt có thể ra một lá. Những mắt ở dưới gốc thân sát với nhau ra rễ và đẻ nhánh, còn lóng không dài ra. Thân phát triển rất chậm và đỉnh sinh trưởng của thân luôn nằm trong bẹ lá. Trên mặt đất, thân là do các bẹ lá tạo thành gọi là thân giả, hình dạng bẹt. Sau khi lóng dài ra thì thân mới lộ rõ trên mặt đất, thân bắt đầu tròn, sờ thấy cứng.



1.2.3.3. Lá:

Lá lúa hình thành từ mầm lá ở trên mắt thân, mỗi mắt thân tương ứng một lá. Phiến lá thường dài gấp đôi bẹ lá. Số lá thay đổi tùy theo giống lúa và phụ thuộc vào kỹ thuật, thời vụ, phân bón và mật độ trồng.

Lá lúa phát triển qua 4 thời kỳ, sau đó chết đi, do đó cứ lá trên ra thì lá dưới bị lụi đi, cây lúa thường còn 4 – 5 lá xanh.

1.2.3.4. Bông và hạt:

Sau thời kỳ đẻ nhánh ngưng tăng trưởng, cây lúa chuyển sang thời kỳ sinh sản (làm đòng hay sinh thực).

Sau khi hạt phấn vào chắc xong thì lúa trổ bông. Thụ phấn xong, tức là khi lúa thụ tinh đến hạt lúa to hoàn toàn gọi là thời kỳ vào chắc hạt, sau đó là thời kỳ chín của hạt. 1.2.4. Điều kiện sinh thái:

Yêu cầu sinh thái của cây lúa:

Nước và lượng mưa: nước phải được cung cấp đầy đủ. Đủ nước giúp cây sinh trưởng khỏe và đều, thiếu nước cây sinh trưởng kém, yếu ớt.

Nhiệt độ: thích hợp nhất 23 – 25 0C, nhiệt độ <13 0C kéo dài trên 7 ngày cây mạ chết.

Ánh sáng: đủ độ sáng nhẹ.

Yêu cầu chất dinh dưỡng của cây lúa:khi cây mạ có một lá thật thì nó đã hút được dinh dưỡng từ đất, cần bón đủ phân và cân đối cả N, P, K để có cây mạ khỏe.


1.2.5. Thu hoạch và bảo quản lúa sau thu hoạch:

1.2.5.1. Thu hoạch:


Thu hoạch thủ công: liềm là công cụ chủ yếu, được sử dụng phổ biến ở các hộ gia đình, trang trại nhỏ.

Thu hoạch cơ giới: sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ.

Cây lúa sau khi thu hoạch thì cần phải dùng cách để lấy các hạt thóc ra khỏi cây. Có nhiều cách:

+ Đập, tuốt lúa: đập lúa bằng tay, tuốt lúa bằng máy đạp chân, máy tuốt thủ công nhỏ hoặc máy tuốt lúa.

+ Sử dụng máy gặt đập liên hợp.

1.2.5.2. Bảo quản lúa sau thu hoạch:

Lúa sau khi thu hoạch cần làm khô để dễ dàng bảo quản. Các phương pháp làm khô:

+ Sử dụng năng lượng tự nhiên: phơi lúa trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

+ Sử dụng nguồn năng lượng nhân tạo: thổi không khí nóng vào nguyên liệu lúa.



Sau khi làm khô xong, lúa được đưa vào bảo quản. Nơi bảo quản thóc cần thoáng khí, mát, thường xuyên kiểm tra ẩm mốc , mọt và chuột.

1.3. Giới thiệu về hạt thóc:

Hạt thóc gồm 4 phần:



1.3.1. Vỏ:

Vỏ hạt thóc gồm những thành phần sau:

Vỏ trấu: là bộ phận giữ cho phôi và nội nhũ khỏi bị tác động cơ cũng như hóa học từ bên ngoài. Thành phần của vỏ chủ yếu là cellulose và hemicellulose, lignin, không có chất dinh dưỡng nên trong quá trình chế biến càng tách vỏ triệt để thì giá trị dinh dưỡng của gạo càng cao. Đặc biệt trong vỏ trấu có tỉ lệ silic tương đối cao, vì vậy thương gây mài mòn các thiết bị vận chuyển, chế biến.

Vỏ quả: vỏ quả thuộc hạt gạo lật nhưng dễ dảng bị bóc ra trong quá trình xát trắng gạo. vỏ quả có cấu tạo từ nhiều lớp tế bào, lớp ngoài cùng gồm các tế bào có kích thước lớn sắp xếp theo chiều dọc hạt. lớp giữa gồm các tế bào tương tự như lớp ngoài nhưng sắp xếp theo chiều ngang của hạt. đối với hạt đã chín thì lớp tế bào giữa trống rỗng, còn hạt xanh. Lớp tế bào trong cùng, gồm các tế bào hình ống, sắp xếp theo chiều dọc hạt. trong cùng 1 hạt, chiều dài củ lớp vỏ quà không giống nhau. ở phôi lớp tế bào mỏng nhất.

Vỏ hạt: bên trong vỏ quả là vỏ hạt. Vỏ hạt gồm một lớp mỏng tế bào có chứa nhiều chất béo và protein nhưng ít tinh bột.

1.3.2. Lớp aleuron:

Lớp aleuron: ngăn cách giữa lớp vỏ hạt và nội nhũ là lớp aleuron. Trong tế bào aleuron có chứa chất khoáng,, vitamin nhóm b và các giọt chất béo.

Chiều dày lớp aleuron phụ thuộc vào loại, giống hạt và điều kiện canh tác.

Ở lúa nương lớp aleuron dày hơn lúa nước.



1.3.3. Nội nhũ:

Là thành phần chủ yếu của hạt , là nơi dự trữ chất dinh dưỡng của hạt. thành phần chủ yếu của nội nhũ là tinh bột và protein, ngoài ra còn một lượng nhỏ chất béo, khoáng và vitamin.

Các tế bào tinh bột ngoài cùng có dạng thon dài và được sắp xếp nằm ngang, đối xứng qua tim hạt, vì thế thường làm tăng khả năng rạng nứt của hạt trong quá trình chế biến.

Càng đi sâu vào tâm hạt, hình dạng tế bào chuyển dần từ thon dài thành hình lục giác, vì thế lõi hạt gạo có độ bền vững hơn.



1.3.4. Phôi:

Phôi là phần phát triển thành cây non khi hạt nảy mầm, vì thế trong phôi chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa.



Chất dinh dưỡng trong phôi gồm : protein 35%, các gluxit hòa tan 25%, chất béo 15%. ở phôi còn tập trung lượng lớn vitamin và enzyme của hạt.

1.3.5. Hạt gạo:

Hạt gạo chính là phần nhân hạt phía bên trong vỏ trấu.



Để có được hạt gạo đủ tiêu chuẩn phân phối cho người tiêu dùng thì sau khi bóc vỏ, hạt gạo còn được bóc cám, xoa bóng gạo, loại những hạt không đạt tiêu chuẩn.

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÚA GẠO


tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương