Minh triết việt việt Nhân Nhận được thư chuyển có tựa đề: Mối Quan hệ giữa Minh Triết với Quyền lực và Chính trị



tải về 2.69 Mb.
trang19/25
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.69 Mb.
#39611
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25
Hình áo dài Thướt tha

Aó dài cụt ngủn làm sao tạo được nét cong tha thướt diễm ảo này ?



“ Thứ đến sự đúc biểu thị bằng sự Ăn, sự Tiêu hóa, tức Vuông Tròn phải được tiêu hóa biến thể mới làm ra nét thứ ba. Vì vậy ngoài bánh Dầy bánh Chưng thì còn có truyện Trầu Không nói lên sự đúc một cách sinh động: cây Cau chỉ Trời, đá Vôi chỉ Đất, cây Trầu quấn lấy cả hai, vậy đã là nối kết, nay lại được người nhai ra hòa lại, hóa nên một thực thể mới là màu đỏ tươi như máu, ý nghĩa của sự đúc thâm thiết biết bao. Cho nên tiên Tổ đã dùng miếng Trầu làm đầu câu truyện đúc ra con Người. Thật là chí lý. Đến đây ta có thể đưa ra hai nhận xét một riêng một chung.

8.- Phân biệt riêng chung giữa Việt và Nho

Riêng là giữa Việt với Nho thì ta thấy Việt đi sâu hơn như vừa nhận xét về việc ăn, uống, ở. Vì vậy mà ta thấy Việt ưa những hoa văn có đường cong lớn, cũng như hiện thực mái nhà cong, thuyền cong trước người Tàu. Tàu cũng ưa đường cong nhưng như đã nói thường là đường cong nhỏ bé. Về nhà trong Kinh Lễ có câu (608) “ phá ngung nhi ngọa hợp: phá góc để hòa hợp như ngói “ (lợp nhà). Chưa hiểu tác giả câu nói muốn ám chỉ hình tượng nào, nhưng cứ xem chung thì đoán được đó là những sự hợp nhỏ bé y như một mái nhà gồm rất nhiều ngói vậy.


Việt làm cong cả một mái nhà còn Tàu chỉ hòa hợp nhiều ngói trong mái nhà. Đó là nhận xét riêng. Còn nhận xét Chung là đường cong không chỉ do lương tri hay khiếu thẩm mỹ, mà chính là biểu tượng của một nền triết lý Thái hòa giữa Tròn Vuông, một nền triết hàm hồ thượng thặng. Lúc trước khi Đông Tây mới tiếp cận nhau thì Tây Âu đã đánh giá rất lầm khi muốn kéo văn hóa Việt Nho vào một duy nào đó. Thí dụ bảo Việt Nho là Vô thần, phe khác cho là Hữu thần. Sự thực thì Việt Nho không Hữu không Vô, mà thuộc loại Cong tức là tham dự vào cả hai, cả Có lẫn Không.

Không mà lại có.

Hữu nhược vô, thực nhược hư.

9.- Việt Nho: Đại biểu cho nền triết lý Hoà giải


Bảo Việt Nho là duy nào cũng sai: không duy Tâm cũng không duy Vật nhưng trong Vật có Tâm, trong Tâm có Vật, “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn “ . Đó là triết hòa Trời với Đất, hòa Vuông với Tròn, gọi kiểu khác là Giao chỉ: hai chỉ Trời Đất giao nhau.

Áp dụng vào thực tế đó là triết lý ưa chuộng Hòa giải, lấy chín bỏ làm mười, tránh tuyệt đối hóa, tránh quan trọng hóa quá đáng một sự kiện, một biến cố, coi mọi sự trong thể biến động, nay còn mai mất, nên tránh lối sống khắc nghị, giữ tâm hồn thanh thản, tránh những lo âu phiền muộn: được thua cũng chỉ coi là gặp thời hay thất thời, tránh xa giai cấp, càng tránh xa hơn nữa giai cấp đấu tranh, thay vào là lễ nhượng kính tôn: lấy cách sống như chơi làm lý tưởng, uyển chuyển trong thái độ, uyển chuyển trong tâm hồn. Đây cũng là lý do tại sao tiền nhân ưa thơ, vì thơ là lôi nói làm cho sự vật mất góc cạnh, trở nên chập chờn, biến thực ra mộng, mộng ra thực: âm u dạt dào như những bức tranh thuỷ mạc diễn tả cùng một tâm trạng: sự vật đã không có góc cạnh lại còn thường phủ lên bằng đám mây cong lượn. Tranh ấy cũng như óc sính thơ đều nằm trong ảnh hưởng của nét cong giao chỉ nọ.

10. Nét Cong thanh thoát: Kết hợp luật Tả nhậm hay “ Chí Trung hoà “


Xin thêm ít lời về sự thanh thoát: những đường chỉ nhỏ nét chạy dài có khi vòng bao cả sự vật là do luật Tả nhậm hay luật chí Trung hòa. Càng vào thì càng nhỏ, nhưng sức bao quát lại càng to. Cho nên nét Thanh thoát là hệ luận của nét Cong, nét Cong thành bởi sự cong tròn nuốt nét vuông mà thành cong lượn. Muốn nuốt được nét vuông thì nét cong Tròn phải đi vào, phải nhỏ lại tức hiện thực nguyên lý có chí Trung thì mới chí Hòa. Và đó cũng là con đường để hiện thực được nét cong lượn cũng như nét thanh tú cách đúng tinh thần.

11.- Việt Nho: Tiêu biểu cho nền triết lý Hòa hợp


Nhân loại đang đi tìm một triết lý Thái hòa nghĩa là không Tròn không Vuông để có thể hòa đựơc Tinh thần với Vật chất, Đông với Tây, Đạo học với Khoa học mà hiện chưa tìm ra. Vậy xin giới thiệu cho tới nay mới có Việt Nho là loại triết lý thứ ba đó, nó không Hữu vi mà cũng chẳng Vô vi, nhưng là An vi với đường Cong bao la như Vũ trụ: bao trùm lấy mọi cái góc cạnh. Đó là nền triết cần thiết cho thời đại mới khi chân trời của mọi tri thức đều mở rộng. Nhớ lại thuyết tương đối đã minh chứng sự vô dụng của toán học hình học cũ trong cái vũ trụ quan mở rộng này, chỉ vì nó thiếu nét Cong bao la: theo hình học cũ thì hai đường chạy song song chẳng bao giờ gặp nhau. Đó là nói nhỏ chứ nói to ra vũ trụ hay Chỉ trên địa cầu, hai Chỉ cùng chạy lên bắc cực thì sức mấy mà không gặp nhau. Cũng vậy triết học cổ điển Tây Âu xây trên những ý niệm sự vật bé nhỏ không thể hòa hợp nhưng nếu đặt nó vào cái vòng bao la vũ trụ thì chúng sẽ hòa hợp được hết, nghĩa là chúng được chứa đựng trong cái vòng Thái hòa, cũng gọi là vũ trụ chi Tâm. Chính vì thế, nên triết Việt Nho nhằm lấy Tâm vũ trụ làm lý tưởng tâm hồn, tâm hồn phải mở ra bao la như vũ trụ để có thể nói 'ngô Tâm thiện thị Vũ trụ' thì sẽ nói được “Vũ trụ nội mạc phi phản sự “ trong Vũ trụ không việc gì không phải là nghĩa vụ của tôi. Cho nên nói được nét cong Việt tộc có thể dùng làm tiêu biểu cho việc kiến tạo nền Triết hòa hợp mà nhân loại đang mong tìm. “

II.- Hiệt củ hay lối xử thế của người xưa

1.- Định nghĩa Hiệt củ


Hiệt Củ: hai chữ lấy trong sách Đại học, có nghĩa là dùng Tâm mà đo người khác. Chữ “ Hiệt “ viết như chữ Khiết (cùng chữ mà âm khác) có nghĩa là Tâm trong sạch lọc khỏi những ý niệm Bái vật, lấy cái Tâm đó mà đo người thì cũng như nói yêu Người bằng Mình, nhưng hai chữ Hiệt củ có hơi hưởng cơ cấu (do chữ đo đạc) nghĩa như sau: ý đó cũng được diễn tả trong câu sau: “ Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân “ . Điều mình không muốn ai làm cho mình thì đừng làm cho ai. Trên đây là một câu nói lên đạo xử thế rất phổ thông, nhưng thường được coi như của riêng Việt Nho vì có tên là Hiệt củ với lối trình bày gọn ghẽ và nhất là tiêu cực của nó. Tuy nhiên đến nay thì nó cùng với Việt Nho đã trở nên lu mờ, nhiều người không còn dám động tới, hơn thế nữa nhà “ cách mạng “ vĩ đại của Tàu là Mao Trạch Đông đã đưa ra nguyên lý ngược lại là “ điều mình không muốn ai làm cho mình thì hãy làm cho người khác “. Nhắc đến Mao chẳng qua vì Mao đã nhại câu cách ngôn trên, chứ có cộng sản nào mà không thi hành như vậy đâu. Tệ hơn nữa trên thế giới ngoài cộng sản, còn biết bao người cũng thi hành theo đó, nếu không vì vô tình thì ít ra vì không có tiêu chuẩn nào khác hướng dẫn, và rồi thấy làm như vậy cũng chẳng sao. Nói khác bất kể tới tiêu chuẩn hiệt củ mà rồi thấy đời cũng xuôi: cũng tiền tài danh vọng đầy đủ. Cần chi phải Hiệt củ, hay nói chung thì chẳng còn mấy ai thấy tiêu chuẩn Hiệt củ là quan trọng. Vì thế bài này sẽ bàn đến điểm đó.

2.- Sống cho no tròn để đạt hạnh phúc


Chúng ta đã bàn luận nơi khác về mục tiêu cuộc sống này là phải sống sao cho no tròn, sao cho phát triển hết mọi khả năng có thể được, cũng như đáp ứng được những nhu yếu, những khát vọng sâu thẳm nhất của con người, và khi đạt được thì dấu hiệu là sung sướng, an vui, nói gọn là hạnh phúc.

Hạnh phúc cao hay thấp là phát triển được nhiều hay ít khả năng, đáp ứng được nhiều hay ít nhu yếu cao thấp. Như vậy kết luận được rằng cứu cánh cuộc đời này là đạt hạnh phúc, y như khi ta trồng một cụm hoa hay một cây trái ta mong cho cây ra nhiều hoa trái hết cỡ có thể vậy. Hóa công với con người cũng thế, nên đã là người thì phải là người hết cỡ, mà dấu hiệu là được hạnh phúc, cho nên ta chắc tâm rằng hạnh phúc là một tiêu chuẩn giá trị: nói rộng ra là cái gì làm cho ta vui thích, giúp ta có cuộc đời thoải mái thì đấy là điều hợp cho tiêu chuẩn trên, nói kiểu thông thường đó là điều phải lẽ, hợp đạo:


3.- Đừng quấy phá lân nhân ngay ở việc nhỏ nhất


Khi ta cư xử với lân nhân mà ít nhất là không làm cho lân nhân bị khó chịu thì đấy là bước đầu tiên. Ta không vặn ti vi ồn ào làm phá vỡ bầu khí an tịnh của lân nhân, không hội họp ăn nói bô bô mãi tới muộn giờ làm ngăn trở việc ngủ nghê của lân nhân thế là “ đúng Đạo “ .

Đừng ngại hạ chữ Đạo xuống đến những phép lịch sự như vậy: vì Đạo cũng như Đời sống làm nên bởi những cái nho nhỏ như vậy đó: cái sẩy làm nảy cai ung. Biết bao cuộc hạnh phúc tan vỡ, bao cuộc đời khổ luỵ truy căn ra cũng chỉ vì những cái nhỏ mọn làm nên. Vậy không làm cho ai khó chịu phải là bước đầu tiên, có giữ được mới không vô tình làm sứt mẻ hạnh phúc của tha nhân.

Bước thứ hai tích cực hơn liên hệ tới những người bó buộc ta phải có sự tiếp xúc cụ thể hơn, như thân nhân hay lân nhân vì vậy khó hơn nhiều vì con người rất khác nhau ở sở thích, cái tôi ưa đã vị tất là cái anh thích, do đó có muôn vàn lối cư xử. Nhưng nhiều tới đâu ta cũng có thể quy ra hai loại lớn: một là Nhân Nghĩa hai là Chủ Nô.


4.- Quan niệm về Nhân Nghĩa và Chủ Nô


Cả hai đều căn cứ trên quan niệm về con người, một coi Người như sự Vật, còn một coi Người như một thực thể riêng biệt, linh thiêng hơn vạn vật. Về quan niệm người như sự vật thì thực ra không có ai chủ trương rõ ràng như vậy, nhưng do cách đối đãi ta có thể rút ra hệ luận.

a.- Quan niệm Chủ Nô: coi con Người như sự vật


Thí dụ lối Chủ Nô phát nguyên từ quan niệm coi trọng sự vật, không dám nói là hơn con người, nhưng trong thực tế thì như vậy, quan niệm đó đã kết tinh vào câu nói của cộng sản là hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng văn hóa. Thực tế là xưa kia các xã hội La Hy căn cứ trên tài sản để đánh giá người:

có tiền đền trăm ngàn thì được quyền bỏ phiếu, không trăm ngàn nào thì không được bỏ phiếu nào. Đó là quan niệm căn cứ trên sức mạnh, do đó chính sức mạnh đã trở nên tôn chỉ của cuộc sống. Lại sống đi theo lối đấu tranh để sinh tồn, trong đó kẻ được thì chiếm đoạt nên có của và làm Chủ, kẻ thua bị tước đoạt phải làm Nô. Nô không là người mà chỉ là sự vật, Chủ muốn giết hay bán đi đều tuỳ ý như bán một đồ vật. Vì vậy tuy không nói rõ ra nhưng hậu quả là thế tục coi con Người như sự vật. Và xin nói ngay là chính quan niệm này đã chỉ huy các xã hội cổ xưa và đổ khuôn mọi liên hệ của con người vào mối liên hệ duy nhất là Chủ Nô. Ngày nay liên hệ này không hiện hình rõ rệt nhưng nội chất vẫn còn, vì thế triết hiện đại gọi là “ I-that “: tôi với cái đó, “ Je et cela “.

Tất cả mọi người chỉ là cái “ that “ cái “ cela “ tuỳ quyền tôi quản lý. Khỏi nói thì ai cũng thấy cộng sản nắm giải quán quân trong việc thể hiện tương quan I-that này, biến các xã hội nó cướp đoạt được thành các nhà tù vĩ đại khốn khổ khôn lường. Tất cả bấy nhiêu khổ luỵ đã xa hay gần khởi nguồn từ quan niệm Người như con vật, hay sự vật.

b.- Quan niệm Nhân Nghĩa: coi con Người như con Người


Ngoài quan niệm người như sự vật thì có quan niệm Người như Người, mới nghe như nói quẩn, nhưng khi đã biết quan niệm người như sự vật thì mới thấy sự đặc biệt của quan niệm người như người vì lối giao liên của nó căn cứ trên Nhân Nghĩa đặt nền trên hai yếu tố: trước hết là định nghĩa con người trên Nhân, Việt Nho nói “ Nhân giả nhân dã “ chính đức Nhân làm nên Người. Nhân là gì? Thưa là cái mà khi người nào có thì tỏ ra Nhân tình, Nhân hậu, Nhân ái, Nhân nhượng… Còn nghĩa là gì? Sách Trung Dung định nghĩa là “ nghi “ : “ Nghĩa giả nghi dã “. Chữ nghĩa do chữ nghi, mà nghi tối hậu là thuận theo Trời cùng Đất. Theo đó nói “ Thiên Địa lưỡng nghi “. Theo nghĩa thông thường là thích nghi: thích nghi với tình người: nó tuỳ hoàn cảnh mà khác nhau. Hoàn cảnh đó khi nói cách tổng quát và với con Người thì có 5 vị trí: 1/ vợ chồng, 2 / cha con, 3 / vua tôi, 4/ anh em , 5 / Bằng Hữu ( Đồng bào ).
5.- Bằng hữu.

Đấy là nền tảng, còn khi pha trộn vào nhau cùng với thời gian không gian thì làm nên vô số trường hợp không thể nói hết, và lúc ấy cần đưa ra một nguyên lý thực tiễn để giúp đỡ đó là Hiệt Củ, dùng thước vuông mà đo: square measuring, nói đến vuông là nói đến cái gì có mốc giới, cụ thể, có một không hai trong lúc đó, nên chỉ có người trong cuộc có quyền quyết định, thầy dạy hay sách vở không thể thay thế được, vì thế phải lấy bụng ta suy ra bụng người. Đó là câu nói bình dân diễn tả đạo Hiệt Củ: điều mình không muốn ai làm cho mình thì đừng làm cho ai. Đó là khuôn vàng thước ngọc. Nhiều người cho đó chưa là cao vì còn tiêu cực. Tất nhiên rồi, nếu nói trong lý thuyết thì chưa đủ cao thật. Muốn cao phải nói kiểu tích cực là điều tôi muốn người khác làm cho tôi thì tôi phải làm cho người khác thế mới tích cực, mới cao trội hẳn lên. Tuy nhiên đây là nói lý thuyết còn trong thực tế thì khó vô cùng. Thí dụ tôi muốn người giàu san sẻ cho tôi ít tài sản, thì tôi cũng san sẻ cho người khác. Nhưng cho ai? Bao nhiêu?…Nó kéo theo vô số vấn đề ghen tị (người có kẻ không) kẻ nhiều người ít, rắc rối vô kể. Vậy mà chưa hẳn trầm trọng cho bằng rất có thể phạm đến tự do tha nhân. Vì không phải bất cứ cái gì mình thích mà người khác thích, anh thích hot dog mà tôi đâu có thích, nay anh bắt tôi ăn, tôi không chịu, anh giằn tôi ra nhét vào thì đâu có làm cho tôi sướng. Đó chỉ là thí dụ để chỉ sự áp đặt mà lối yêu tích cực cơ thể dẫn tới, như ta thấy trong chế độ cộng sản.


c.- Cách yêu Người cuồng nhiệt của CS


Đừng ai nghĩ rằng cộng sản không yêu người mà phải nói rằng cộng sản đã nảy sinh do lòng yêu người rất tích cực, họ bất bình vì thấy người bị tước đoạt, nên muốn chấm dứt nạn người bóc lột người, thế mà cuối cùng cộng sản đã trở nên những kẻ bóc lột người khác đến tận cùng, tước đoạt không những tài sản mà luôn cả ý nghĩ, cảm tình, những tình tự tư riêng thuộc bạn bè, anh em, cha mẹ. Ấy chỉ vì họ đã yêu theo lối tích cực: họ giằn người ta ra để lèn vào những điều họ thích: vô thần, vô gia tộc, vô quốc gia. Vậy có nghĩa là lối yêu tích cực rất dễ đốc ra quan niệm về người như sự vật tức yêu kiểu chiếm đoạt, coi lân nhân như một đối vật mà mình cần chiếm lấy để làm ra của mình, tức bắt kết mọi người khác phải đồng nhất mình cả trong niềm tin lẫn tình cảm, ý nghĩ, đường đi nước bước.

d.- Lối yêu Người dè dặt của Việt Nho


Đó chính là lý do tại sao Việt Nho rất dè dặt không dám trình bày “ Hiệt củ “ theo cung cách tích cực. Sách Trung Dung (13) nhắc lời Khổng Tử rằng:
“Quân tử chi đạo tử, Khâu vị năng nhất yên:

Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, vi năng dã.

Sơ cầu hồ thân dĩ sự quân, vị năng dã

Sở cầu hồ đễ dĩ sự huynh, vị năng dã

Sở cầu bằng hữu dĩ tiên thi chi, vị năng dã
Đạo quân tử có 4 điều mà Khâu này chưa làm nổi một:

Phụng sự cha như tôi mong cho tôi phụng sự tôi,điều đó tôi chưa đạt.

Phụng sự vua như tôi mong đại thần phụng sự tôi,điều đó tôi chưa đạt.

Phụng sự anh tôi như tôi mong em tôi phụng sự tôi, điều đó tôi chưa đạt.

Cư xử với bạn hữu tôi như tôi muốn bạn tôi cư xử với tôi, điều đó tôi chưa đạt.”
Tôi chỉ cố gắng hiện thực những đức thường thường: cẩn trọng những lời nói thông thường. Trong mấy khoản đó nếu có điều nào không đủ thì không dám không cố gắng, nếu có điều nào thái quá thì không dám không tận lực, sao cho lời theo việc, việc theo lời. Đó không phải là dấu chí thành của quân tử sao. Điểm khác thứ hai của lối Nhân Nghĩa là nhấn mạnh trên Tình người mà bỏ nhẹ Lý sự. Theo câu phương châm triết lý An vi: Lý là lý sự mà Tình là tình Người. Đó là câu nói đặc biệt vì người duy lý thì đi theo quan niệm sự vật về người nên không trọng Tình. Cần phải đi lối tình mới trông hiểu được người vì con người làm bằng 1 lý 9 tình. Muốn đạt Tâm con người thì phải đi theo lối Tình, Việt Nam quen nói Tâm tình là vì vậy. Không có lối nào phát triển tình cảm tự nhiên, trong trắng bằng tình cảm gia đình vì đây là những tình cảm tự nhiên cao thượng, khi đã thấm nhuần những tình cảm đó thì dễ dàng xử với mọi người đúng hiệt củ, tức gây hạnh phúc cho người.

Chữ Hiệt củ Mỹ dịch là square measuring thì mới dịch có nghĩa đen. Chính chữ Hiệt cũng là chữ Khiết, là làm cho trong trắng cái thước đo, mà thước đo ở đây là bụng: suy bụng ta ra bụng người, nếu bụng ta tốt thì sẽ cư xử với người tốt, tốt bụng hơn hết thì không đâu bằng sự đối xử với nhau giữa những người ruột thịt. Vì vậy lấy Tình nhà làm mẫu cho Tình nước, gọi vua quan là phụ mẫu chi dân chính là thế: muốn cho vua quan yêu cái dân yêu, ghét cái dân ghét. Và khi vua quan đặt mình làm dân, và không muốn người cai trị làm cho mình những điều chi thì đừng làm cho dân những điều đó. Mọi mối liên hệ khác cũng rập khuôn như vậy. Đó gọi là Hiệt. “



tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương