Minh triết việt việt Nhân Nhận được thư chuyển có tựa đề: Mối Quan hệ giữa Minh Triết với Quyền lực và Chính trị



tải về 2.69 Mb.
trang16/25
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.69 Mb.
#39611
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25
Nhà Hoàng Hạ Nhà Quảng Xương
“ Đó là nét cong lớn và khó hiện thực, nhất là khi nhà làm bằng tre, vậy mà vẫn cố làm cho mái nhà uốn lên, cho dao đầu cong vắt thì không còn là nét cong cầu âu, nhưng là một sự tính toán, một sự tìm cầu, để gửi gắm một ý nghĩ nào đó mà theo bầu môi sinh tinh thần thì đó phải là ý nghĩa của trời đất giao hội. “

Hình Thuyền cong



Thuyền cong trong Hoàng Hạ.

Chi tiết đầu thuyền cong (trống Ngọc Lũ)
“ Ngoài mái nhà thì đến thuyền cong, đó cũng là nét Cong lớn bao trùm toàn thể sự vật. Sau đến các Phủ Việt thì lưỡi đều cong, vì đó là đồ dùng trong những việc tế tự, tức là rất trọng đại linh thiêng. Khi róc xác ông Cổn người ta dùng dao Côn Ngô, có chỗ nói Câu Ngô để chỉ sự cong. Chúng ta rất có lý để suy đoán rằng những lưỡi rìu xoè (cong lượn) gặp được ở Đông Sơn làm nên nét đặc trưng của nó có liên hệ với những giao cong này, nếu không phải là chính nó gọi là Phủ Việt, vì nó hàm ngụ số 2-3, 2 giao long giao tay, 3 người (hoặc vật) ở dưới. “



Hình Lưỡi rìu xoè ở Đông Sơn

Lưỡi rìu xoè ở Đông Sơn, trên 2 giao long giao tay, dưới hình 3 người hoặc 3 con thú.
Khi bắn con cú người ta cũng dùng tên cong. Vì cú là chim bất hiếu ăn thịt mẹ, nên ý sâu xa là giống chống con người cần phải diệt nó bằng vũ khí đã mang đậm tính người là tên cong.

“ Đọc những truyện như vậy ta thấy liền sự vô lý vì tên cong bắn sao được. Còn róc thịt thì dao nào đâu có quan trọng. Vậy mà đây lại quan trọng hóa bằng gọi tên dao là Côn Ngô vì hình dáng dao là Câu Ngô tức là cong, thì ta biết nó hàm ngụ một cái gì đó. Y như làm thẳng bớt tốn công hơn nhiều, vậy tại sao lại làm mái cong, cong đầu dao, thì phải hiểu tiền nhân muốn gởi gắm vào đó một ý nghĩa nào đây.



Nếu ta lấy toàn khối văn hóa làm chân trời để có tiêu điểm thì sẽ quy định được đó là hậu quả của việc đúc Tròn vào Vuông: Tròn Vuông nằm trong thể lưỡng hợp mà trong nghệ thuật là nét Cong lượn, tức là hậu quả cuộc linh phối giữa những gì Có cùng với cái Vô biên tức giữa những phương tiện có chất thể chỉ bằng những hình có góc cạnh với hồn linh biểu thị bằng cái không có góc cạnh tức là tròn. Vì tròn nên dễ động cũng như không hiện hình, không thể xem thấy nên là linh thiêng. Những đặc tính đó (năng động và vô hình) chỉ trỏ cái gì linh thiêng và khi nó nhuần thấm xác thể (chỉ bằng vuông) thì làm cho xác thể trở nên nhẹ nhàng và linh thiêng hơn (tiêu biểu bằng sự làm cùn những góc cạnh) kết quả là hình cong lượn mà tiêu biểu lớn lao là đường cong giữa Âm và Dương trong Thái cực viên đồ. Đó là thứ vẽ lại “ quá trình “ hình thành của nét cong lượn. Vậy đó là nét đặc trưng của nghệ thuật Đông Nam Á. Ông Laurence Binyon nhận xét: khi tiến về phía Tây ta thấy khuynh hướng đặt nặng trên cái gì đặc, chắc, vững. Còn tiến sang Tàu và Đông Nam Á thì khuynh hướng đặt trên sự trôi chảy, lượn sóng, nhẹ như không khí (the spirit of man in asian art, Dover N.Y 1963, p.82). Chỗ khác ông nhận xét sự nổi vượt của Văn hóa Đông Á là hoà hợp với Thiên nhiên và đầy năng động tính như không muốn ở lại trần gian (Id p.27). Đó là nét đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á mà Việt Nam là thủ chỉ.

Vậy là đã đủ bằng chứng cũng như nền tảng để kết luận rằng nét cong lớn là của Việt tộc, hay nói là của Việt nho cũng được; nhưng phía Tàu vì chứa nhiều chất du mục, nên nét cong thường xuất hiện nhỏ, bằng những đường tỉa tót, không hẳn vươn lên địa vị chủ đạo như bên Việt. Nhìn vào khảo cổ ta nhận thấy điều này: chỉ đến những Trống đồng muộn về sau mới dùng hồi văn cùng nhiều đồ án hình học gẫy khúc, còn trước thì chuyên dùng những đường cong lớn: ngay từ thời Phùng Nguyên phong cách diễn đạt đã tỏ ra ưa dùng những đường cong lớn lao lấy hiện vật, hoặc những hoa tiết tạo nên bằng những đường Cong hầu như không mấy khi kết thành hàng dọc. Các nồi niêu phần lớn phình bụng mà đáy tròn có thể nằm trong liên hệ này.



Đến giai đoạn Đông Sơn là giai đoạn có thể coi như đỉnh cao chót vót thì thấy các đường Cong lớn tập hợp lại và chạy quanh mặt Trống, thân Trống, và nhất là Thuyền Cong cả con chứ không phải từng phần nhỏ. Rồi tới Mái Nhà Cong, cong ngay từ lúc Tàu chưa có Mái Nhà Cong thì ở Việt tộc đã cong rồi.

Cái đình xưa (dân Bana kêu là Rong) bao giờ cũng có dao đầu cong vút. Những hình người Múa trong thể Nhún nhẩy đó là một thứ Cong sinh động. Sau này ta thấy Hài các bà đi cũng cong mũi.



tải về 2.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương