Microsoft Word 8 61. 16 Le Thanh Huong doc



tải về 3.47 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu14.05.2022
Kích3.47 Mb.
#51902
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
gem
Phương-pháp-CTGDPT-2018 (1)
Từ khóa: Mã vạch DNA, chi Nhân sâm, Sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Sâm Vũ diệp 
MỞ ĐẦU 
Chi Nhân sâm (Panax L.) là chi gồm nhiều loài 
cây thuốc có giá trị cao. Trong đó có các loài chứa 
nhiều hợp chất tự nhiên có cấu tạo phân tử khá phức 
tạp, độc đáo, có hoạt tính tốt và có tác dụng tăng 
cường thể lực. Ở Việt Nam, một số loài mọc tự nhiên 
rất có giá trị làm thuốc thuộc chi Panax L. là Sâm 
Ngọc Linh hay Sâm Việt Nam (P. vietnamensis Ha 
et Grushv.), Sâm Vũ diệp (P. bipinnatifidus) và Tam 
thất hoang (P. stipuleanatus). Trong đó, Sâm Ngọc 
Linh là loài đặc biệt có giá trị khoa học và kinh tế. 
Sâm Ngọc Linh được xác định là một cây thuốc quý 
của Việt Nam với nhiều thành phần saponin, hàm 
lượng các acid amin, các chất khoáng vi lượng trong 
củ, lá và rễ hơn nhiều những loài sâm khác (Lã Đình 
Mỡi et al., 2013; Phan Kế Long et al., 2014). Sâm 
Ngọc Linh mọc tập trung chủ yếu ở chân núi Ngọc 
Linh, thuộc các huyện Trà My, Trà Lĩnh, Trà Giang
,
tỉnh Quảng Nam. Các loài sâm này mang nhiều đặc 
điểm về hình dáng thân và củ tương đồng với nhau 
gây khó khăn cho việc nhận dạng. Việc xác định 
được các mã vạch DNA hỗ trợ phân loại được chính 
xác các loài sâm này hoặc các mẫu sâm đã qua chế 
biến đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, sử 
dụng bền vững và đảm bảo chất lượng cho các sản 
phẩm sâm của Việt Nam. 
Xác định mã vạch DNA (DNA barcoding) là 
một phương pháp định loại phổ biến có thể sử dụng 
để phân loại phân tử. Phương pháp này có thể áp 
dụng cho các đối tượng sinh vật khác nhau từ động 
vật, thực vật, vi sinh vật và dựa trên nguyên tắc so 
sánh các vùng trình tự DNA ngắn có tốc độ tiến hóa 
đủ nhanh để phân loại các chi và các loài trong cùng 


Lê Thanh Hương et al. 
64 
chi (Lê Thị Thu Hiền et al., 2012). Trên thế giới, 
việc sử dụng phương pháp mã vạch DNA để phân 
loại các loài sâm thuộc chi Nhân sâm đã rất phổ biến 
và thông dụng từ những năm giữa thập kỷ 90 của thế 
kỷ trước. Số lượng mã vạch phân tử được sử dụng 
tương đối nhiều, chúng có thể nằm trong genome 
nhân như vùng ITS, 18S rRNA; trong ty thể như 
nad1 hoặc nằm trong hệ gen lục lạp như matK
psbA-trnH, psbK-I, pspM-trnD, rps16, trnC-
trnDTrong đó, vùng ITS psbA-trnH cho thấy 
nhiều đa hình nucleotide đơn hơn cả và có thể sử 
dụng cho định loài và phân loại nhóm chi Nhân sâm 
(Zhu et al., 2003; Lee et al., 2004; Zuo et al., 2011).
Năm 1996, Wen và Zimmer đã công bố cây 
phát sinh chủng loại của 12 loài sâm khác nhau 
thuộc chi Nhân sâm phân bố ở Bắc Mỹ và Đông Á 
dựa trên trình tự vùng ITS với độ dài từ 606 đến 
608 bp gồm vùng ITS1, vùng xen 5,8S và ITS2. 
Các nghiên cứu xây dựng cây phát sinh chủng loại 
chi này từ đó đến nay đều sử dụng trình tự vùng 
ITS như một tiêu chuẩn để tham chiếu cũng như 
kết hợp với các barcode khác để có được kết quả 
toàn diện hơn (Chen et al., 2013; Zuo et al., 2011) 
Năm 2004, Lee el al., công bố mã vạch DNA mới 
của chi Nhân sâm là vùng trnC-trnD nằm xen giữa 
hai gen trnC và trnD trong hệ gen lục lạp. Dựa 
trên trình tự vùng này kết hợp với ITS, nhóm 
nghiên cứu đã xây dựng cây phát sinh chủng loại 
của 18 loài trong chi Nhân sâm và 2 loài thuộc chi 
Aralia (Lee et al., 2004). Các công trình trên đã 
chứng minh được việc sử dụng các vùng chỉ thị 
mã vạch DNA để phân loại chi Nhân sâm là hoàn 
toàn khả thi và mở ra cơ hội xây dựng một bộ mã 
vạch phân tử hoàn chỉnh cho chi này. 
Việc nghiên cứu phân loại chi Nhân sâm ở Việt 
Nam đã được tiến hành nhưng với mức độ và quy 
mô tương đối hạn chế. Việc phân loại chủ yếu dựa 
trên các đặc điểm hình thái thân, lá, rễ của cây sâm 
kết hợp với phân tích các hợp chất saponin (Lã Đình 
Mới et al., 2013). Năm 2007, Nguyễn Tập el al., đã 
sử dụng kỹ thuật RAPD để xây dựng cơ sở dữ liệu 
DNA của một số cây thuốc quý, trong đó có Sâm
Ngọc Linh. Việc sử dụng các mã vạch phân tử đã 
được áp dụng nhưng chưa phong phú và toàn diện. 
Các vùng gen mã vạch được sử dụng chủ yếu là 
vùng matK và ITS (Nguyễn Văn Đạt et al., 2013). 
Vũ Huyền Trang et al., (2013) đã nghiên cứu xây 
dựng mã vạch DNA cho Sâm Ngọc Linh trên cơ sở 5 
chỉ thị mã vạch DNA là psbA-trnH, matK, trnL
rbcLITS. Nhóm tác giả đã chứng minh trong 5 
chỉ thị mã vạch nghiên cứu, psbA-trnH là chỉ thị có 
tiềm năng nhất, cho phép phân biệt Sâm Ngọc Linh 
với các loài sâm khác trên thế giới với độ chính xác 
cao.
Trong nghiên cứu này, 11 mẫu sâm thuộc chi 
Nhân sâm được định danh trên cơ sở phân tích trình 
tự 5 vùng mã vạch DNA là 18S, ITS, matK, psbA-
trnH và rbcL, đồng thời tiềm năng của các chỉ thị mã 
vạch này qua đó được phân tích và đánh giá.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

tải về 3.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương