Mọi tài liệu ghi chép nếu không thể được kiểm tra lại thì cũng chỉ là những mảnh giấy vụn mà thôi



tải về 0.62 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#29193
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

3.4Cách ghi phiẾu điỀu tra mẪu bỆnh


Những mẫu bệnh dù tốt đến mấy nhưng không ghi phiếu điều tra đầy đủ thì cũng coi như không có giá trị. Các thông số cần thiết phải ghi lại trên nhãn đi kèm mẫu bệnh bao gồm:

  • Tên cây ký chủ và bộ phận cây bị nhiễm bệnh;

  • Địa điểm chính xác nơi lấy mẫu, xã, thị xã/thị trấn, huyện, tỉnh, quốc gia (kinh độ/vĩ độ và độ cao nếu biết). Máy định vị vệ tinh (GPS) là phương tiện tốt nhất để xác định tọa độ. GPS có thể tìm kiếm các vệ tinh quay quanh quỹ đạo trái đất. Với 3 vệ tinh, GPS có thể tính toán chính xác kinh độ và vĩ độ. Với 4 vệ tinh, GPS có thể tính được độ cao so với mặt biển. GPS xác định được tọa độ, vì vậy giúp cho việc xây dựng bản đồ phân bố của vi sinh vật hại;

  • Ngày lấy mẫu;

  • Tên người lấy mẫu, đánh số mẫu;

  • Triệu chứng bệnh và mức độ bệnh (ví dụ số cây bị nhiễm bệnh).

Tất cả các mẫu bệnh chuyển đến phòng mẫu đều phải ghi nhãn đầy đủ (Hình 7). Tên và địa chỉ liên lạc của người đưa mẫu cũng phải ghi lại. Giải thích lý do tại sao đưa mẫu đến, ví dụ với mục đích giám định hoặc lưu giữ.




Hình 7 Ví dụ một nhãn lấy mẫu được sử dụng tại phòng lưu giữ mẫu bệnh BRIP

3.5ĐiỀu tra và lẤy mẪu


Mục đích của các cuộc điều tra là xác định loại bệnh và mức độ gây hại của bệnh đến cây chủ. Điều tra bệnh cần thiết cho việc:

  • Xác định phạm vi phân bố và tình trạng dịch hại trong một khu vực. Trước khi tham gia cung cấp hàng hóa cho các thị trường và xuất khẩu, những khu vực này phải được xác định xem có bệnh hại thuộc đối tượng kiểm dịch hay không;

  • Xác định các bệnh quan trọng và hướng dẫn cách quản lý dịch hại để giúp cho định hướng công tác bảo vệ thực vật;

  • Phát hiện các bệnh ngoại lai và các bệnh mới xuất hiện;

  • Đánh giá thiệt hại do bệnh và xác định tình trạng sức khỏe cây trồng;

  • Hiểu biết về đa dạng dịch hại;

  • Xác định ký chủ chính;

  • Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ;

  • Xây dựng báo cáo về tình trạng dịch hại hiện tại và đối chiếu với thiệt hại về kinh tế;

  • Phát hiện thiên địch tự nhiên.

Có hai dạng điều tra: điều tra định tính và điều tra điều tra định lượng. Điều tra định tính chỉ cần xác định xem một bệnh hại nào đó có xuất hiện hay không. Điều tra định lượng xác định cả tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh liên quan đến mức độ thiệt hại cho cây ký chủ.


Điều tra phải chọn điểm đại diện cho khu vực và đủ lớn để bảo đảm mức độ chính xác. Phụ thuộc vào mục đích điều tra để chuẩn bị thiết bị, dụng cụ cũng như kỹ năng điều tra. Lượng thông tin thu thập và mức độ chính xác cũng phụ thuộc vào phạm vi điều tra.
Quy cách lấy mẫu cũng nên đơn giản, mang tính đại diện và bảo đảm độ tin cậy. Dựa vào các cuộc khảo sát sơ bộ trước khi tiến hành điều tra có thể giúp cho việc ước lượng trước số lượng mẫu lấy và ước tính mức độ bệnh hại với các số lượng mẫu lấy khác nhau. Từ việc so sánh các kết quả thu được trong các lần khảo sát, có thể lựa chọn số lượng mẫu lấy tối thiểu mà vẫn cho kết quả tin cậy về mức độ nhiễm bệnh.
Một điều quan trọng nên lưu ý là dù áp dụng phương pháp điều tra nào cũng nên tính đến sự phân bố của bệnh. Cây bị bệnh có thể phân bố rải rác, đồng đều hoặc thành từng cụm. Lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thường cho kết quả tốt bởi vì rất nhiều bệnh phân bố thành từng cụm. Trong một số trường hợp, có thể phải điều tra với quy mô lớn hơn và hệ thống hơn.
Đối với các cuộc điều tra cụ thể, cần phải thu thập thêm thông tin để lên kế hoạch điều tra đạt hiệu quả cao nhất. Các yếu tố cần tính đến là thời gian tiến hành điều tra, giai đoạn sinh trưởng nào của cây trồng là thích hợp nhất cho việc thể hiện triệu chứng bệnh. Để biết thêm thông tin về cách tiến hành điều tra trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có thể liên lạc với TS. Teresa McMaugh7 tại Văn phòng chuyên viên bảo vệ thực vật cao cấp (OCPPO), Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia (DAFF).

4phương pháp KiỂM TRA MẪU BỆNH


Việc giám định mẫu phải bắt đầu từ các đặc tính vĩ mô mà mắt thường có thể nhìn thấy được và kiểm tra dưới kính lúp soi nổi. Bước tiếp theo là dùng lam kính và kiểm tra cấu trúc của vi sinh vật hại dưới kính hiển vi quang học. Nếu người giám định chưa biết vi sinh vật này thì nên đo kích thước, vẽ hình và chụp ảnh vi sinh vật nếu có thể. Nên lưu giữ những ghi chép, hình vẽ và ảnh ban đầu cùng với tiêu bản bệnh.

4.1NhuỘm màu nẤm và vi khuẨn


Hầu hết nấm và vi khuẩn có thể quan sát được dưới kính hiển vi bằng cách đặt lên lam kính, nhỏ một giọt nước và dùng lamen phủ lên. Có thể sử dụng axit lactic làm môi trường cố định nấm. Việc nhuộm màu thường áp dụng đối với các cấu trúc nấm không màu sắc. Hai hóa chất nhuộm màu thường dùng cho nấm là thuốc nhuộm bông xanh (cotton blue) và lacto-fuchsin.








Cotton blue (hay trypan blue)







Cotton blue (trypan blue)

0,1 g

Axit lactic

25 ml

Glycerol

50 ml

Nước cất

25 ml
















Lacto-fuchsin







Acid-fuchsin

0,1 g

Axit lactic

100 ml






Việc quan sát vi khuẩn trong mô cây bệnh thường rất khó. Có thể dùng dung dịch Toluidine blue O 0,1% để nhuộm màu vi khuẩn. Cắt một mẩu nhỏ mẫu bệnh phần giữa mô khỏe và mô bệnh, đặt lên một lam kính và nhỏ một giọt chất nhuộm màu. Đặt lamen lên trên và quan sát với độ phóng đại 400 lần. Vi khuẩn (nếu có) thường di chuyển xung quanh phần mô cắt ở mép ngoài mẫu bệnh. Vi khuẩn được nhuộm thường có màu xanh nước biển đậm, mô cây màu nhạt hơn và hơi pha màu xanh lá cây.










Toluidine blue O







Toluidine blue O

0,05 g

Nước cất

50 ml






Vi khuẩn được phân làm hai nhóm chính: Nhóm có khả năng duy trì phức hợp của thuốc nhuộm crystal violet và iốt mà không bị hòa tan trong cồn ethanol (Gram dương) và nhóm không thể duy trì phức hợp này (Gram dương). Nhuộm màu Gram giúp cho việc giám định các đặc tính ban đầu của nhiều vi khuẩn gây bệnh cây. Hóa chất và phương pháp nhuộm màu Gram như sau:


Hòa tan 2 g thuốc nhuộm crystal violet trong 20 ml cồn ethanol 95%. Hòa tan 0,8 g amonium oxalat trong 80 ml nước cất. Đổ lẫn hai dung dịch vào nhau.








Dung dịch crystal violet







Crystal violet

2 g

Cồn ethanol 95%

20 ml

Ammonium oxalate

0,8 g

Nước cất

80 ml






Nghiền tinh thể iốt và muối kali iodide (KI) và hòa tan trong nước cất, đựng vào một bình kín, khuấy đều khoảng vài giờ đến khi hòa tan hoàn toàn.










Dung dịch Lugol iốt







Iốt

1 g

KI

2 g

Nước cất

300 ml






Pha dung dịch nhuộm màu safranin ban đầu bằng cách hòa tan 2,5 g safranin O trong 100 ml cồn ethanol 95%. Pha loãng 1:10 dung dịch này bằng nước cất trước khi sử dụng.










Dung dịch nhuộm màu Safranin







Safranin O

2,5 g

95% ethanol

20 g






Chuẩn bị dung dịch chứa các tế bào vi khuẩn từ một khuẩn lạc đang phát triển (sau khi cấy khoảng 24-48 giờ) và nước cất. Dùng que cấy vi khuẩn quệt một vệt nhỏ (khoảng 1 cm2) dung dịch lên một lam kính sạch. Để khô trong không khí sau đó cố định mẫu bằng cách đưa đi đưa lại lam kính (mặt có vi khuẩn lên trên) vài lần qua ngọn lửa đèn cồn. Không được làm cho lam kính quá nóng. Bằng cách cố định này, vi khuẩn sẽ dính chặt vào bề mặt lam kính trong quá trình nhuộm màu. Ngâm lam kính vào crystal violet trong 1 giờ sau đó dùng vòi nước rửa nhẹ nhàng đến khi không thấy dung dịch màu bị rửa trôi nữa. Ngâm lam kính vào dung dịch Lugol trong một phút. Dùng vòi nước rửa nhẹ và thấm khô. Dội nhẹ nhàng ethanol 95% lên lamen trong vài giây (không quá 39 giây) để rửa hết hóa chất nhuộm rồi thấm khô. Khử nhuộm màu bằng cách ngâm lam kính trong safranin trong 20 giây. Rửa sạch bằng nước sau đó thấm khô. Quan sát mẫu lam dưới kính hiển vi với độ phóng đại 1000 lần sau khi đã nhỏ 1 giọt dầu dùng cho vật kính dầu. Vi khuẩn Gram dương có màu tím xanh trong khi vi khuẩn Gram âm có màu hồng đỏ.


Để xác định mức độ tin cậy của phản ứng Gram, có thể dùng hydroxit kali (KOH) để kiểm tra lại. Dùng que cấy (nên dùng que tre hoặc gỗ) lấy một lượng nhỏ vi khuẩn từ khuẩn lạc đang phát triển và trộn đều với một giọt dung dịch KOH 3% trên một lam kính. Nhấc đầu que cấy lên cách bề mặt của lam kính khoảng vài centimet. Nếu dịch vi khuẩn dạng nhớt dính, tạo thành sợi khoảng 5 - 20 mm thì vi khuẩn đó thuộc nhóm Gram âm. Nếu dịch vi khuẩn giống như nước, không nhớt dính thì vi khuẩn đó thuộc nhóm Gram dương. Các sợi nhớt do vi khuẩn Gram âm tạo ra là do các tế bào bị phá hủy giải phóng ADN có dạng sền sệt trong nước. Ngược lại, lớp vỏ tế bào của vi khuẩn Gram dương lại có khả năng chống chịu với KOH nên không bị phá hủy và không giải phóng ra ADN. Phương pháp thử này chỉ nên áp dụng trong trường hợp vẫn nghi ngờ kết quả của phương pháp nhuộm màu.


Каталог: SiteCollectionDocuments
SiteCollectionDocuments -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà TĨnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> BỘ TÀi chính số: 136/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 1887 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> V. Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
SiteCollectionDocuments -> SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư phòng đĂng ký kinh doanh
SiteCollectionDocuments -> Mẫu số 04/tp-lltp
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨNH
SiteCollectionDocuments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 853 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương