Mọi tài liệu ghi chép nếu không thể được kiểm tra lại thì cũng chỉ là những mảnh giấy vụn mà thôi



tải về 0.62 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#29193
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

3.3Thu thẬp và xỬ lý mẪu bỆnh


Việc lựa chọn mẫu bệnh cho dù với mục đích giám định hay nghiên cứu về phân loại học đều phải hết sức cẩn thận. Thời điểm thu mẫu cây bệnh thích hợp nhất là ở giai đoạn đầu hoặc giữa của bệnh, khi vi sinh vật hại vẫn đang ở trạng thái hoạt động. Những mẫu bệnh bị nhiễm quá nặng thường không sử dụng được vì ở giai đoạn này vi sinh vật hại có thể không hoạt động nữa, thay vào đó là các vi sinh vật hoại sinh xâm nhập vào các các mô bệnh đã chết hoại. Vì vậy, phân lập vi sinh vật hại từ các mẫu bệnh ở giai đoạn này thường rất khó. Việc lựa chọn vị trí lấy mẫu trên cây bệnh cũng rất quan trọng. Người thu thập mẫu bệnh cần phải có kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh và nguyên nhân gây bệnh để bảo đảm rằng mẫu lấy được có vi sinh vật hại. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể xuất hiện ở vị trí này của cây nhưng vi sinh vật hại thì có thể được tìm thấy ở vị trí khác. Ví dụ như bệnh héo: triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên trên lá trong khi vi sinh vật gây bệnh lại ký sinh trong hệ thống mạch dẫn của rễ và thân. Một danh mục các dụng cụ cần thiết cho điều tra thu thập mẫu bệnh được trình bày ở hình 5.














Dụng cụ






















Kéo cắt cây

Cặp ép mẫu

Giấy báo

Nhãn

Kính lúp cầm tay

Bay, xẻng nhỏ

Túi giấy

Túi nilon

Kéo

Bút dạ

Phong bì

Bút chì

GPS

Cưa tay

Dao

Thùng đá

Bản đồ

Tài liệu tham khảo



















Hình 5 Dụng cụ thường dùng để lấy mẫu bệnh

Một số nguyên tắc cần tuân theo khi thu thập và xử lý mẫu bệnh:



  • Nhận dạng cây ký chủ. Nếu chưa xác định được tên cây ký chủ thì phải lấy mẫu cây khỏe, đặc biệt là hoa và quả. Người lấy mẫu phải bảo đảm rằng mẫu cây khỏe lấy về chính là cây ký chủ. Điều này đặc biệt quan trọng khi lấy mẫu bệnh than đen và một số bệnh phá hủy hoa của một số loài trong họ Hòa thảo vì những bệnh này thường phát triển trên những tập đoàn ký chủ khác nhau.

  • Sử dụng túi giấy để lấy giữ mẫu bệnh. Không bao giờ sử dụng túi nilon để giữ mẫu tươi vì mẫu vẫn có thể hô hấp, làm ẩm túi tạo điều kiện cho vi sinh vật hoại sinh xâm nhập và phát triển nhanh, phá hủy các mô thực vật. Túi nilon chỉ có thể được sử dụng để giữ các mẫu ướt trong thời gian ngắn.

  • Đóng, gói mẫu cẩn thận để tránh va đập và hơi nước ngưng tụ. Bề mặt ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật hoại sinh phát triển, khiến cho mẫu bệnh không thể sử dụng được.

  • Sử dụng bút chì để viết nhãn (mực sẽ không thích hợp vì có thể bị nhòe khi ẩm ướt).

  • Xin các giấy phép cần thiết để thu thập và vận chuyển mẫu bệnh. Ở một số khu vực việc lấy mẫu sinh vật có thể bị hạn chế, ví dụ như ở các vườn Quốc gia hoặc ở các khu vực do tư nhân quản lý. Việc vận chuyển mẫu từ nước này sang nước khác có thể phải cần đến giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép kiểm dịch.


3.3.1Đối với lá, thân và quả


Nên lấy mẫu lá có bề mặt khô ráo, nếu trong điều kiện mưa ẩm, bề mặt lá ướt thì có thể dùng giấy báo thấm khô trước khi kẹp mẫu giữa các lớp giấy báo hoặc các loại giấy thấm nước khác (không nên sử dụng giấy ăn vì khi ướt giấy ăn có thể tan rã ra và khó tách chúng ra khỏi mẫu lá). Khi ép và làm khô mẫu lá, cần chú ý rải lá ra sao cho không trùng lên nhau. Nếu lá dày và mọng nước, cần thay giấy báo hàng ngày cho đến khi lá khô hẳn.
Khi lấy mẫu thân cây bị bệnh cần lấy ở vị trí bao gồm cả mô khỏe và mô bệnh. Gói cẩn thận mỗi thân bệnh vào một tờ báo vì chúng rất dễ bị xây sát hoặc gãy khi được gói thành một bó chung.
Khi lấy mẫu quả mọng nước, thịt quả nhiều cần chọn những mẫu mới xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng đang ở giai đoạn giữa của sự phát triển. Các vi sinh vật gây thối thứ yếu và hoại sinh thường xâm nhập quả ở giai đoạn cuối của sự phát triển bệnh, gây cản trở cho việc giám định vi sinh vật gây bệnh. Gói mỗi quả bệnh vào một tờ giấy báo riêng rẽ. Không dùng túi nilon để gói mẫu quả.
Bệnh gỉ sắt và nấm than đen

Khi lấy mẫu nấm gỉ sắt cần kiểm tra cả 2 mặt lá để tìm bào tử đông mầu nâu đen và bào tử hạ màu vàng da cam. Nấm than đen thường phá hủy các bộ phận hoa của các loài trong họ Hòa thảo. Xác định đúng tên ký chủ là điều kiện cần thiết để giúp cho việc giám định nấm than đen, tuy nhiên việc xác định tên ký chủ đôi khi gặp khó khăn nếu hệ hoa bị phá hủy. Cần chú ý gói mẫu bệnh bằng giấy báo cẩn thận để bào tử nấm gỉ sắt và nấm than đen không bị rơi ra ngoài.


Bệnh vi khuẩn

Mô bệnh vi khuẩn thường bị phân rã rất nhanh, vì vậy khó thu thập và vận chuyển mẫu bệnh tới phòng thí nghiệm ở xa. Đặt mẫu bệnh vào túi giấy và dùng giấy báo ẩm bọc lại để tránh cho mẫu khỏi bị khô. Nên giữ mẫu ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời. Đối với mẫu đốm lá và tàn lụi do vi khuẩn, nên dùng giấy báo ép lại cho khô để lưu giữ. Nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể sống sót hàng tháng, thậm chí hàng năm trong các mẫu khô ở nhiệt độ phòng.


Bệnh virus

Mẫu bệnh cây nghi ngờ nhiễm virus sau khi thu thập nên bảo quản tạm thời trong các lọ làm khô (Hình 6). Lọ làm khô có thể được làm bằng cách lấy một lọ nhựa, đổ tinh thể Clorua Canxi (CaCl2) khan vào đến 1/3 lọ, dùng bông phủ lên ngăn cách giữa các tinh thể Clorua Canxi và mẫu bệnh. Cách bảo quản mẫu này tốt nhất ở nhiệt độ 0–4oC, tuy nhiên cũng có thể áp dụng ở nhiệt độ môi trường.


Dùng kéo hoặc lưỡi dao để cắt lá. Nếu lá bị bụi bẩn hoặc côn trùng bám vào, có thể dùng nước hoặc cồn lau sạch trước khi cắt. Cắt lá thành từng mẩu nhỏ 3 - 5 mm, nên lấy ở gần phần giữa của phiến lá, sau đó đặt 5 - 10 mẩu lá vào một lọ làm khô. Lưỡi kéo hoặc dao phải được khử trùng bằng cồn hoặc dung dịch sodium hypochlorite (NaOCl) 10% giữa các mẫu khác nhau để tránh bị tạp.
Ngoài cách xử lý mẫu như trên, có thể giữ mẫu bệnh virus trong túi nilon cùng với một ít giấy ẩm và giữ trong thùng đá cho đến khi đưa đến phòng thí nghiệm. Bằng cách này, lá cây vẫn tươi, giữ được sức trương cần thiết.



Hình 6 Lọ làm khô mẫu nghi ngờ nhiễm virus.

3.3.2Đối với rễ và đất


Thông thường các mô rễ hay các cấu trúc vi sinh vật hại ở vùng rễ thường rất mỏng manh. Không nên nhổ cây vì có thể làm đứt rễ, không lấy được phần rễ hay vi sinh vật hại, gây khó khăn cho việc giám định.
Lắc nhẹ để loại bỏ phần đất bám vào rễ, nếu có thể nên rửa rễ nhẹ nhàng (trong trường hợp định kiểm tra tuyến trùng thì không nên rửa). Trong đất có rất nhiều vi sinh vật hoại sinh xâm nhập vào các phần rễ đã chết hoặc đang chết, cản trở việc phân lập vi sinh vật gây bệnh. Khi loại bỏ đất khỏi rễ, không dùng bàn chải hoặc các vật dụng tương tự vì có thể làm mất các phần rễ quan trọng cho việc giám định. Bọc rễ trong giấy báo để vận chuyển đến phòng thí nghiệm.
Nên lấy mẫu đất đủ dùng cho việc phân tích rõ hơn về bệnh sau này. Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của việc lấy mẫu đất là chúng có thể khá nặng và cồng kềnh trong trường hợp điều tra lấy mẫu ở nhiều điểm. Khi xem xét có nên lấy mẫu đất hay không cũng nên tính đến thời gian và không gian cần thiết cho việc xử lý mẫu đất sau khi đem về.
Các vi sinh vật hại trong đất thường không phân bố đồng đều mà có xu hướng tập hợp thành từng nhóm trong điều kiện thích hợp hoặc xung quanh điểm xâm nhiễm trên cây ký chủ. Cách tốt nhất là nên lấy ngẫu nhiên một số mẫu đất. Kinh nghiệm cho thấy rằng mẫu thu thập được càng nhiều thì việc đánh giá tổng quan về bệnh càng chính xác.
Số lượng mẫu đất lấy ở từng điểm điều tra có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Cách làm thông thường là ghi lại số lượng mẫu lấy, sau đó trộn lẫn vào nhau một cách kỹ lưỡng rồi từ đó lấy mẫu đại diện. Nếu lấy mẫu bệnh tuyến trùng, cần cẩn thận để khỏi va đập làm trầy xước tuyến trùng nằm trong đất.
Không nên lấy mẫu đất quá ướt hoặc quá khô. Đất lấy mẫu nên ở độ sâu ít nhất 5-10cm so với mặt đất vì đây là vùng rễ cây nên vi sinh vật hại tập trung nhiều nhất. Nếu triệu chứng bệnh tập trung thành từng đám trên khoảnh ruộng thì nên lấy 2 mẫu đất riêng rẽ trên đám ruộng bị nhiễm nặng và đám ruộng không thể hiện triệu chứng để có thể so sánh. Mỗi mẫu đất nên lấy khoảng 250-300 g.
Nếu có thể nên lấy mẫu đất có chứa cả rễ cây, rễ có thể để lẫn trong đất hoặc để riêng. Đối với cây thân thảo, lấy khoảng 25-100 g rễ là đủ tùy thuộc vào loại cây, ví dụ đối với rau có thể lấy ít rễ (khoảng 25 g) trong khi đối với các loại cây có rễ to như chuối thì nên lấy nhiều hơn (khoảng 100 g). Đối với cây thân gỗ có thể phải đào sâu tới 30 cm gần gốc cây hoặc đào đến khi nhìn thấy đường ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh.
Mẫu đất nên giữ trong túi nilon và đặt nhãn giấy hoặc nhựa vào bên trong túi (ghi nhãn bằng bút chì nếu dùng nhãn giấy). Nên để mẫu nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời. Giữ mẫu cẩn thận, gửi mẫu phân tích hoặc xử lý mẫu càng sớm càng tốt. Nếu điều kiện không thể gửi mẫu đi hoặc xử lý mẫu ngay thì nên bảo quản mẫu trong tủ lạnh tại 4 - 8 °C trong vài ngày mà không sợ mẫu bị hỏng.

3.3.3Đối với nấm lớn


Nấm lớn, đặc biệt là các loài thuộc bộ Agaricales rất dễ tìm khi điều tra nhưng lại là một trong những nhóm khó vận chuyển đến phòng thí nghiệm nhất. Vì vậy, nên chú ý lấy một số mẫu ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của nấm. Không nên lấy mẫu nấm bằng cách nhổ lên, tránh làm gẫy thân nấm khi lấy mẫu. Dùng dụng cụ đào nấm để không làm hỏng phần gốc. Nên dùng giấy báo bọc từng cá thể riêng rẽ và đặt cẩn thận trong các hộp đựng sao cho nấm không bị nát.
Mẫu nấm lớn cần phải được làm khô càng nhanh càng tốt. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng một trong các cách sau:

    • Sấy trong tủ sấy có quạt thông gió (45°C, qua đêm);

    • Dùng máy sấy quả bằng điện;

    • Dùng các nguồn năng lượng khác như: than củi, bếp ga, đèn dầu, dưới ánh nắng mặt trời.

Việc lấy dấu vết bào tử, đặc biệt là mầu của chúng, có thể trợ giúp rất nhiều cho việc giám định, nhất là đối với các loài nấm lớn có bản mũ nấm (vách tia). Cách lấy dấu vết bào tử như sau: cắt lấy phần mũ nấm và đặt lên một tấm bìa màu trắng trong 15 phút đến một vài giờ (chú ý để mặt có bản mũ nấm ở dưới). Đặt một chiếc hộp không (đáy lên trên) sao cho luồng không khí bên ngoài không ảnh hưởng đến các dấu vết bào tử. Nếu nấm có bào tử mầu trắng thì nên sử dụng bìa mầu đen. Mầu của bào tử cũng có thể được xác định từ các dấu vết bào tử, và ngược lại, nhờ có mầu bào tử, dấu vết bào tử cũng hiện lên rõ hơn trên nền bìa.




Каталог: SiteCollectionDocuments
SiteCollectionDocuments -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà TĨnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> BỘ TÀi chính số: 136/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 1887 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> V. Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
SiteCollectionDocuments -> SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư phòng đĂng ký kinh doanh
SiteCollectionDocuments -> Mẫu số 04/tp-lltp
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨNH
SiteCollectionDocuments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 853 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương