Mọi tài liệu ghi chép nếu không thể được kiểm tra lại thì cũng chỉ là những mảnh giấy vụn mà thôi


Tình trẠng lưu giỮ mẪu sinh hỌc Ở các nưỚc ASEAN



tải về 0.62 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.62 Mb.
#29193
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

1.2Tình trẠng lưu giỮ mẪu sinh hỌc Ở các nưỚc ASEAN


Năm 2001-2002, Tổ chức hỗ trợ phát triển Quốc tế Australia (AusAID) đã tài trợ cho công việc bước đầu của chương trình với mục đích đánh giá lại tình trạng lưu giữ sinh vật hại và mẫu tiêu bản bệnh cây ở các nước trong khối ASEAN. Công việc này bắt nguồn từ một quyết định được thông qua tại cuộc họp lần thứ hai của Ủy ban điều hành Hội thiết lập và điều hành mạng lưới khu vực ASEAN (ASEANET6 LOOP) tổ chức năm 2000. Các đại biểu tại cuộc họp đã tán thành ý kiến về việc xây dựng báo cáo về các bảo tàng (phòng) lưu giữ sinh vật ở các nước thành viên.

Tác giả của các bản báo cáo về tình trạng lưu giữ tiêu bản dịch hại ở các nước ASEAN đều nhận xét rằng trong phạm vi dù lớn hay nhỏ, không một nước nào trong khu vực có khả năng mô tả đầy đủ về tình trạng sức khỏe nền nông nghiệp của mình. Vấn đề là ở chỗ, trong phạm vi lớn hơn, số lượng tiêu bản bệnh cây trong các phòng mẫu bệnh trong khu vực quá nhỏ. Số lượng tiêu bản côn trùng trong các phòng lưu giữ tiêu bản lớn hơn nhiều so với số lượng tiêu bản bệnh cây. Các nhà côn trùng học nhìn chung cũng thông thạo với công việc bảo quản tiêu bản và quản lý mẫu hơn là các nhà bệnh cây.



1.3TẦm quan trỌng cỦa viỆc lưu giỮ hỒ sơ tiêu bẢn


Các nguồn thông tin về sự tồn tại của một sinh vật hại rất nhiều và sẵn có với độ tin cậy khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi thương mại Quốc tế, hồ sơ lưu trữ dựa trên các tiêu bản được xác nhận trong các phòng mẫu đạt tiêu chuẩn là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về tình trạng sức khỏe thực vật của một nước. Hồ sơ dịch hại bao gồm mẫu tiêu bản và dữ liệu đi kèm tiêu bản gồm có: địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu, ký chủ và đặc tính của vi sinh vật hại. Các phòng mẫu bệnh hoạt động tốt bao giờ cũng có rất nhiều mẫu khác nhau của cùng một loài từ các ký chủ khác nhau, từ các khu vực địa lý và sản xuất nông nghiệp khác nhau. Các mẫu tiêu bản có thể được kiểm tra lại để xác định lại kết quả giám định hoặc để có được các thông tin chính xác hơn về điều kiện lấy mẫu và về phân bố của bệnh. Mặt khác, các báo cáo được xuất bản (công bố) mà không có mẫu tiêu bản bệnh làm chứng đều không có giá trị và còn là một cản trở cho thương mại nông nghiệp. Các báo cáo không đúng sự thật sẽ có thể gây khó khăn, tốn thời gian và tiền của để bác bỏ yêu cầu của đối tác thương mại sau này. Tiêu bản và các mẫu vật khác trong phòng mẫu sinh học là vũ khí đắc lực trong việc trợ giúp tiếp cận thị trường và để giải thích cho việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của sinh vật hại từ ngoài vào.

1.4Xây dỰng và phát triỂn công tác lưu giỮ mẪu bỆnh cây Ở các nưỚc ASEAN


Nếu các nhà khoa học và những người công tác trong lĩnh vực bệnh cây hiểu được sự cần thiết phải gửi mẫu bệnh vào các phòng thí nghiệm được chỉ định thì việc xây dựng các phòng mẫu bệnh ở các nước Đông Nam Á sẽ dễ dàng hơn. Chính phủ Australia đã ưu tiên trợ giúp tổ chức các hội thảo nhỏ bao gồm các nhà bảo vệ thực vật để giải thích tầm quan trọng của việc lưu giữ mẫu sinh học trong mối liên quan với thương mại và vai trò của các nhà bảo vệ thực vật trong việc phát triển công tác này. Thêm vào đó, các chương trình đào tạo dành cho những người làm công tác bệnh cây cũng được tổ chức để bảo đảm rằng họ biết cách bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu tới các phòng lưu giữ được chỉ định. Cuốn cẩm nang này chứa đựng những thông tin cần thiết để giúp cho tất cả những người làm công tác bệnh cây thực hiện trách nhiệm của họ trong việc xây dựng và phát triển bảo tàng Quốc gia về mẫu bệnh cây và mẫu vi sinh vật hại, cũng như cung cấp các tài liệu cần thiết cho những người quản lý bảo tàng.

2lưu giỮ MẪU BỆNH HẠI THỰC VẬT

2.1BẢo tàng mẪu


Bảo tàng mẫu là nơi lưu giữ các mẫu tiêu bản sinh học đã chết, khô, được ép hoặc các mẫu thực vật và nấm đã được xử lý bảo quản dài hạn, tất cả các mẫu tiêu bản đều phải có thông tin đi kèm. Đa số bảo tàng mẫu sinh vật chỉ dành một phần nhỏ để lưu trữ tiêu bản nấm và bệnh cây trong khi chỉ một số ít bảo tàng mẫu chuyên lưu trữ nấm và bệnh cây. Thực tế các bảo tàng bệnh cây đều có chức năng như hai bảo tàng, đó là lưu trữ tiêu bản thực vật bị bệnh và lưu trữ vi sinh vật gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus, viroid, tuyến trùng, phytoplasma và vi sinh vật có dạng vi khuẩn ký sinh nội bào.
Bảo tàng nấm và các thông tin được lưu trữ trong bảo tàng là đối tượng sử dụng của các nhà phân loại học, các nhà nấm học, các nhà bệnh cây, các nhà khoa học về bảo vệ thực vật, các cán bộ kiểm dịch, các nhà sưu tầm sinh vật và những người hoạch định chính sách trong rất nhiều lĩnh vực bao gồm cả việc duy trì an ninh sinh học và đa dạng sinh học. Tất cả các bảo tàng được chính thức công nhận trên thế giới đều có tên viết tắt, ví dụ Bảo tàng Bogoriense (BO) và bảo tàng CABI Bioscience, Trung tâm UK (IMI). Mỗi tiêu bản trong một bộ sưu tầm đều được đánh số thứ tự, đứng trước các số thứ tự là tên viết tắt của bảo tàng. Nếu biết số truy nhập của một tiêu bản ta có thể tìm ra nơi lưu giữ tiêu bản đó với sự trợ giúp của cuốn ‘Danh mục tra cứu các bảo tàng’ (Index Herbariorum). Cuốn sách chứa đựng thông tin về hơn 3.000 bảo tàng trên thế giới và hơn 9.000 nhân viên làm công tác lưu giữ trong các bảo tàng này. Danh mục tra cứu này có thể được truy cập qua mạng internet qua địa chỉ [http://sciweb.nybg.org/science2/IndexHerbariorum.asp] và các thông tin có thể được tìm kiếm từ các thông số như: tên cơ quan, tổ chức, tên viết tắt, tên nhân viên, chuyên ngành nghiên cứu. Cuốn danh mục tra cứu Index Herbariorum là kết quả của một dự án hợp tác giữa Hiệp hội phân loại thực vật Quốc tế và Vườn thực vật New York.

2.2BỘ sưu tẬp vi sinh vẬt


Bộ sưu tập vi sinh vật sẽ lưu giữ các mẫu nấm và vi khuẩn còn sống ở trạng thái ổn định cho đến khi được sử dụng ở những lần sau. Có nhiều cách bảo quản mẫu vi sinh vật khác nhau từ cách liên tục cấy truyền cho tới những phương pháp làm giảm hoặc gián đoạn quá trình trao đổi chất.
Hiệp hội lưu giữ mẫu vi sinh vật thế giới (WFCC) [www.wfcc.info] đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn, duy trì, mức độ chính xác và sự phân bố của các mẫu vi sinh vật cũng như mẫu tế bào sinh vật. Mục đích của liên đoàn là thúc đẩy và hỗ trợ việc xây dựng các bộ sưu tầm mẫu vi sinh vật và các dịch vụ có liên quan, là cầu nối thiết lập mạng thông tin giữa các trung tâm lưu giữ và những người sử dụng để bảo đảm sự tồn tại lâu dài của các trung tâm này. WFCC đã xây dựng một hệ thống dữ liệu mẫu vi sinh vật với phạm vi toàn cầu. Hệ thống cơ sở dữ liệu này được duy trì tại Viện di truyền Quốc gia ở Nhật Bản và lưu trữ thông tin của gần như 500 bộ sưu tập từ 62 nước khác nhau. Các thông tin được lưu giữ bao gồm tên các tổ chức, cách quản lý, dịch vụ và những dẫn liệu khoa học của các bộ sưu tập. Hệ thống cơ sở dữ liệu này đã hình thành một nguồn thông tin quan trọng cho tất cả các hoạt động liên quan đến vi sinh vật và cũng đóng vai trò trung tâm cho các hoạt động về dữ liệu của các thành viên WFCC.


Каталог: SiteCollectionDocuments
SiteCollectionDocuments -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà TĨnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> BỘ TÀi chính số: 136/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 1887 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
SiteCollectionDocuments -> V. Lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
SiteCollectionDocuments -> SỞ KẾ hoạch và ĐẦu tư phòng đĂng ký kinh doanh
SiteCollectionDocuments -> Mẫu số 04/tp-lltp
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨNH
SiteCollectionDocuments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
SiteCollectionDocuments -> TỈnh hà TĨnh số: 853 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương