MỤc lục trang



tải về 3.59 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích3.59 Mb.
#34751
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
5. Kết luận

- Phần mềm tra cứu Anh – Việt chuyên ngành mô học sẽ một phần nào khắc phục những khó khăn trong qua trình tìm kiếm, đọc và dịch tài liệu liên quan đến chuyên ngành mô học. Kết quả bước đầu đã thiết kế, xây dựng nên một một phần mềm tra cứu gần đầy đủ các từ Mô học tiếng anh, và giải nghĩa từ kèm theo hình ảnh minh họa.

Sau khi cài đặt chạy thử phần mềm ở một số máy tính, chúng tôi rút ra một sô nhận xét như sau:

a, Ưu điểm

+ Phần mềm chạy tốt trên các chạy trên các máy tính có hệ điều hành khác nhau

+ Không đòi hỏi máy tính có cấu hình cao.

+ Tính năng tra cứu từ nhanh,

+ Khi nhập một từ gốc có thể dẫn đến nhiều từ liên quan.

+ Hình ảnh hiện thị rõ nét

+ Thao tác đơn giản, dễ sử dụng

+ Tính bảo mật cao

+ Sau khi hoàn thành phần mềm, tác giả có thể cập nhật thêm từ, hình ảnh bổ sung

b. Nhược điểm

+ Để sử dụng được phần mềm này thì máy tính phải cài phần mềm NET Framework

+ Phần mềm có mục tiêu là tập hợp từ cho nên bước đầu có thể chưa đầy đủ hết các từ cần tra cứu.



6. Đề xuất

Xây dựng phần mềm tra cứu Anh – Việt chuyên ngành Mô học là một đề tài có tính ứng dụng và thiết thực. Nhóm tác giả mong muốn phần mềm được đưa vào sử dụng tra cứu trực tuyến trên trang Web của nhà trường.




TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ môn Mô học – Phôi thai học (2004). Mô học. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội

  2. Bộ môn Mô – Phôi thai học (2001). Atlas siêu cấu trúc – bản dịch từ quyển “An atlas of ultrastructure” của Johannes A. G. Rhodin, MD

  3. Hoàng Tử Hùng (2010). Mô phôi răng miệng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội

  4. Mai Đình Yên – Vũ Văn Vụ - Lê Đình Lương (2006). Thuật ngữ Sinh học. Hà Nội

  5. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu, Atlas giải phấu người (tài liệu dịch từ Frank H.Netter, MD). Nhà xuât bản Y học. Hà Nội

  6. Trịnh Bình (2007). Mô – Phôi. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội

  7. Từ điển Y học Pháp – Anh – Việt (2005). Nhà xuất bản Y học.

  8. Từ điển Y học Anh – Việt (2007). Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.

  9. Trịnh Thế Tiến(2009). Các Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft Visual C# 2008 - Lập Trình Căn Bản Và Nâng Cao. Nhà xuất bản Hồng Đức

  10. Nguyễn Văn Lân(2009). Lập Trình Cơ Sở Dữ Liệu Với C# - Mô Hình Nhiều Tầng. Nhà xuất bản Lao Động- Xã Hội.

  11. Phạm Hữu Khang(2008). Microsoft SQL Server 2008 - Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Tập1,2). Nhà xuất bản Lao đông – Xã hôi

  12. Junqueira’s (2010). Basic Histology Text and Atlas. 12th Edition. Anthony L.Mescher, Mac Graw Hi


KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĐÔNG MÁU TRƯỚC PHẪU THUẬT TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN NĂM 2012

Nguyễn Thế Tùng, Nguyễn Vũ Phương, Nguyễn Thu Hạnh


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT:

Rối loạn đông cầm máu là một lĩnh vực rất rộng và khó chẩn đoán. Các bệnh lý rối loạn đông cầm máu có thể tiềm ẩn trước hoặc thứ phát sau các can thiệp về phẫu thuật, thủ thuật ngoại khoa, cũng như các bệnh lý của sản khoa. Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên phát triển mạnh về hệ ngoại, mỗi năm bệnh viện thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật.

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng đông cầm máu trên những bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện Trường đại học y khoa Thái Nguyên

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

Kết quả: Tuổi trung bình của đố tượng nghiên cứu: 42,1 ± 13,3, nhỏ nhất là 2, lớn nhất là 80, không có sự khác biệt về giới tính trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân ở các Huyện chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân ở thành phố. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng ở nhóm phẫu thuật ngoại khoa là 2,9%, sản khoa là 3,0% và các phẫu thuật khác là 9,8%. Đông máu huyết tương ở các nhóm bệnh cho thấy rối loạn chủ yếu là tình trạng giảm đông .

Từ khóa: Rối loạn đông máu, đông máu trước phẫu thuật.
SURVEY OF CLOTTING STATUS BEFORE SURGERY IN PATIENTS IN THAI NGUYEN MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL IN 2012
Nguyen The Tung, Department of Physiology

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY
Hemostatic clotting disorders are a very broad field and difficult to diagnose. The pathological hemostatic clotting disorders can be hidden: primary or secondary after surgical interventions as well as the pathology of obstetrics. In Thai Nguyen Medical University Hospital, every year the hospital performs thousands of surgeries.

Objective: To evaluate the hemostatic clotting status in patients before surgery at Thai Nguyen Medical University Hospital

Subjects and Methods: The patients with indications operated at Thai Nguyen Medical University Hospital from 01/2012 to 12/2012. Study method: Cross-sectional descriptive study used in this study

Results: The average age of subjects was 42.1 ± 13.3, the youngest was 2 years, and the oldest was 80 years, there was no gender difference in the study group, the proportion of patients in the District was higher than that in the city. The percentage of patients with clinical hemorrhagic manifestations in the surgery group was 2.9%, obstetric surgery was 3.0% and others 9.8%. Plasma coagulation disorders in patient groups mainly were a reduced coagulation

Keywords: Coagulation disorders, blood clots prior to surgery.


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên là một Bệnh viên thực hành, Bệnh viện phát triển mạnh về hệ ngoại, mỗi năm bệnh viện thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật trên những bệnh nhân ngoại khoa và sản khoa. Mục tiêu triển của Bệnh viện là có phòng đẻ để tiếp nhận

Từ ngày thành lập đến nay, trước lúc phẫu thuật, các bác sỹ thường chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm thời gian máu chảy, thời gian máu đông. Nếu các kết quả xét nghiệm này trong giới hạn bình thường thì các phẫu thuật viên đã có thể yên tâm thực hiện các ca mổ (dù là tiểu phẫu, trung phẫu hoặc đại phẫu).

Thực tế cho thấy, không ít trường hợp các tai biến chảy máu do một bệnh lý nào đó của hệ thống đông máu đã xảy ra đặc biệt là trong các cuộc mổ lớn.

Chỉ hai xét nghiệm thời gian máu chảy và thời gian máu đông thì chưa đánh giá đầy đủ các yếu tố tham gia trong hệ thống cầm máu, đông máu và tiêu fibrin; Mặt khác đây chỉ là hai xét nghiệm thô sơ (đặc biệt là khi làm thời gian máu chảy theo phương pháp Duke và thời gian máu đông theo phương pháp Milian), bởi vậy không đủ độ nhạy cần thiết (<20%) cho việc phát hiện ra một rối loạn đông máu tiềm ẩn.[7],[8].

Đề tài tiến hành sẽ khuyến cáo cho các bác sỹ hiểu rõ hơn về nguy cơ có thể xảy ra tai biến chảy máu trong các cuộc phẫu thuật nhằm đưa bộ xét nghiệm đông máu tiền phẫu thành xét nghiệm thường quy tại Bệnh viện, thay cho hai xét nghiệm thời gian máu chảy, thời gian máu đông.

Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá một cách tổng quát về rối loạn đông cầm máu trên toàn bộ bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện và nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả các xét nghiệm đông cầm máu trên lâm sàng với mục tiêu:



- Đánh giá tình trạng đông máu trên những bệnh nhân trước phẫu thuật tại Bệnh viện Trường đại học y khoa Thái Nguyên.

  1. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

900 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên từ tháng 01/2012 đến tháng 8/2012.



2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu : mô tả cắt ngang.

- Chỉ tiêu nghiên cứu

* Lâm sàng: xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng.

* Các xét nghiệm thăm dò: Đếm số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin



(PT), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT), định lượng fibrinogen, thrombin time(TT), định lượng D- dimer, định lượng các yếu tố đông máu

- Mô hình nghiên cứu :


- Thời gian nghiên cứu : Từ 01/2012 – 12/2012.

- Địa điểm nghiên cứu : Bệnh viện Trường đại học y khoa Thái Nguyên

2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn đông máu và yếu tố nguy cơ

- Lâm sàng: có xuất huyết

- Xét nghiệm: Số lượng tiểu cầu (bình thường 150 - 400 G/l), PT (Bình thường  70%), rAPTT = (Bình thường B/c 0,8- 1,25), fibrinogen (Bình thường 2 - 5 g/l), nghiệm pháp . Rối loạn về xét nghiệm khi các thông số ngoài giới hạn bình thường.

2.4. Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện theo quy trình đang được áp dụng tại phòng xét nghiệm đông máu, tế bào, Khoa cận lâm sàng - Bệnh viện Trường đại học y khoa Thái Nguyên.



  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố mẫu theo tuổi, giới, nơi ở

Đặc điểm

n

%


p

Tuổi Trung bình (SD)

42,1 ± 13,3




Nhỏ nhất

2

Lớn nhất

78

Giới : Nữ

462

51,3

p > 0,05


Nam

438

48,7

Địa phương : TPTN

272

30,2

p < 0,01


Các Huyện

628

69,8

- Nhận xét: Tuổi trung bình của những bệnh nhân phẫu thuật là 42,1, không có sự khác biệt giữa hai giới. Bệnh nhân đến từ các huyện chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm bệnh nhân ở thành phố.

Bảng 3.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo các nhóm bệnh lý phẫu thuật



Phân nhóm bệnh

Bệnh nhân phẫu thuật

n

%

Nhóm bệnh ngoại khoa

542

60,2

Nhóm bệnh sản khoa

297

33,0

Nhóm bệnh khác

61

6,8

Tổng số

900

100

- Nhận xét:

Trong các bệnh nhân phẫu thuật ngoại khoa chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là sản khoa và các chuyên khoa khác.

Bảng 3.3. Triệu chứng xuất huyết

Triệu chứng

n

%

Có xuất huyết

31

3,4

Không xuất huyết

869

96,6

Tổng số

900

100

- Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng là 3,4%.

Bảng 3.4. Triệu chứng xuất huyết theo nhóm bệnh



Phân loại

Nhóm ngoại khoa


Nhóm sản khoa

Nhóm bệnh khác

n

%

n

%

n

%

Có xuất huyết

16

2,9

9

3,0

6

9,8

Không xuất huyết

526

97,1

288

97

55

91,2

Tổng số

542

100

297

100

61

100

- Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng ở nhóm phẫu thuật ngoại khoa là 2,9%, sàn khoa là 3,0% và các phẫu thuật khác là 9,8%.

Bảng 3.5. Các loại xuất huyết



Loại xuất huyết

Nhóm ngoại khoa


Nhóm sản khoa

Nhóm bệnh khác

n

%

n

%

n

%

Dưới da

5

31,25

2

22,2

1

16,7

Niêm mạc

4

25,0

3

33,3

3

50,0

Dưới da + Niêm mạc

2

12,5

1

11,2

2

33,4

Nội tạng

5

31,25

3

33,3

0

0,0

Tổng

16

100

9

100

6

100

- Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết ở các nhóm bệnh, thường gặp là xuất huyết dưới da(31,2%, 22,2% và 16,7%) và xuất huyết nội tạng(31,2%, 33,3%).

Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu về số lượng tiểu cầu






Nhóm ngoại khoa

Nhóm sản khoa

Nhóm bệnh khác

Số lượng TC


n

%

n

%

n

%

Số lượng TC giảm(<150G/l)

21

3,9

14

4,7

4

6,6

Số lượng TC bình thường

521

96,1

283

95,3

57

93,4

Số lượng TC tăng (>450G/l)

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Tổng


542

100

297

100

61

100

- Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có giảm số lượng tiểu cầu ở nhóm phẫu thuật ngoại khoa là 3,9%, sàn khoa là 4,7% và các phẫu thuật khác là 6,6%. Không gặp trường hợp nào có số lượng tiểu cầu tăng.

Bảng 3.7 Kết quả nghiên cứu đông máu huyết tương






Nhóm ngoại khoa

Nhóm sản khoa

Nhóm bệnh khác

XN bất thường

n

%

n

%

n

%

Tỷ lệ % PT giảm (<70%)

5

0,9

2

0,7

1

1,6

INR > 1,25


5

0,9

2

0,7

1

1,6

APTT kéo dài

(> 39 giây)



3

0,6

1

0,3

1

1,6

TT kéo dài

1

0,19

0

0,0

0

0.0

Fibrinogen giảm

(<2g/l)


9

1,6

4

1,3

0

0,0



- Nhận xét : Kết quả đông máu huyết tương ở các nhóm bệnh cho thấy chủ yếu là tình trạng giảm đông : Giảm tỷ lệ prothrombin ,APTT kéo dài, và giảm fibrinogen trong huyết tương.

4. BÀN LUẬN



Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2012 đến 8/2012 có 900 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viên, tuổi trung bình: 42,1 ± 13,3, nhỏ nhất là 2, lớn nhất là 80, không có sự khác biệt về giới tính trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân ở các Huyện chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân ở thành phố, các kết quả này cũng phù hợp vì sự phân bố về đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của bệnh nhân, kết quả cũng tương đương với nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.[1] trong số bệnh nhân phẫu thuật có 31 trường hợp có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng, chiếm 3,4%. Tỷ lệ này khá cao đối với Bệnh viện đa khoa, tuy nhiên lại phù hợp với các bệnh lý về ngoại khoa, sản khoa và chuyên khoa tai mũi họng, răng hàm mặt… là những khoa mà có tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật lớn của Bệnh viện, kết quả của chúng tôi cũng tương đương với thống kê của Bệnh viện 103 về tỷ lệ rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng [5] .

Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có biểu hiện lâm sàng là xuất huyết, có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc hoặc xuất huyết nội tạng, Trong số các bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết thì xuất huyết dưới da chiếm tỷ lệ cao nhất với 75,9%, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương và nghiên cứu của Nguyễn Kiều Giang [1],[2]. Xuất huyết nội tạng ở nhóm bệnh lý ngoại khoa chiếm 31,25,6% trong số bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết, chủ yếu là xuất huyết hệ tiết niệu, nhiều nhất trong nhóm bệnh ngoại khoa (ngoại bụng) điều này phù hợp với cơ cấu bệnh tật, vì Bệnh viên trường đại học y khoa phát triển và thu hút nhiều bệnh nhân điều tri về tiết niệu. Các kết quả này không phản ánh được tình trạng xuất huyết nội tạng chung cho cả Bệnh viện mà chỉ đại diện được cho nhóm bệnh [1],[2].

Khi xem xét bộ xét nghiệm đông máu cơ bản của tất cả các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng xuất huyết , chúng tôi thấy gặp tỷ lệ khá cao bệnh nhân có các rối loạn về xét nghiệm vòng đầu, trong đó gặp nhiều nhất là số lượng tiểu cầu giảm, giảm fibrinogen, APTT kéo dài, cuối cùng là PT kéo dài (PT% giảm), điều này cho thấy các bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết thường không có biểu hiện rối loạn đơn độc 1 xét nghiệm mà thường phối hợp nhiều các rối loạn khác nhau như số lượng tiểu cầu giảm phối hợp với PT kéo dài hoặc số lượng tiểu cầu giảm và APTT kéo dài. Các rối loạn về xét nghiệm vòng đầu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ [3], do trong nghiên cứu tác giả cũng làm xét nghiệm trên các bệnh nhân xuất huyết. Giải thích điều này theo chúng tôi có một số lý do sau: nhóm bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết gồm các nhóm bệnh lý và đều có thể biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng, do vậy về xét nghiệm nhiều khả năng sẽ có rối loạn ở các mức độ nhất định. Tuy nhiên trong những bệnh nhân xuất huyết chúng tôi cũng gặp một số trường hợp không có rối loạn về bộ xét nghiệm đông máu vòng đầu, sở dĩ như vậy là do có những bệnh nhân có những triệu chứng xuất huyết niêm mạc hoặc nội tạng cấp tính, được cấp cứu, xử trí, điều trị kịp thời nên không có sự biến đổi rối loạn đông máu về xét nghiệm.[7],

Về xét nghiệm PT: Bảng 3.7 cho ta thấy có 8 bệnh nhân xét nghiệm PT % giảm (INR > 1,25) hai trường hợp PT% giảm đơn thuần, bệnh nhân không có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng. Trong điều kiện hiên tại do không định lượng được các yếu tố đông máu cho nên chúng tôi khó xác định được nguyên nhân gây PT% giảm đơn thuần, khi phân tích cụ thể từng trường hợp chúng tôi nghĩ rằng có lẽ những trường hợp này bệnh nhân bị thiếu vitamin K. Tương tự đối với xét nghiệm APTT (bảng 3.7) có 5 trường hợp APTT kéo dài (rAPTT > 1,25) và các trường hợp đều kết hợp với PT % giảm và giảm số lượng tiểu cầu , tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kiều Giang [1]. Do nghiên cứu của chúng tôi trên các bệnh nhân vào viện phẫu thuật, , không chỉ đơn độc PT kéo dài, còn nghiên cứu của Nguyễn Kiều Giang trên tổng số bệnh nhân huyết học các rối loạn về xét nghiệm đông cầm máu gặp phối hợp nhiều dạng [1].


  1. KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng trước phẫu thuật là 3,4%.

- Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng ở nhóm phẫu thuật ngoại khoa là 2,9%, sản khoa là 3,0% và các phẫu thuật khác là 9,8%.

- Trong nhóm bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết ở các nhóm bệnh, thường gặp là xuất huyết dưới da(31,2%, 22,2% và 16,7%) và xuất huyết nội tạng(31,2%, 33,3%).

- Tỷ lệ bệnh nhân có giảm số lượng tiểu cầu ở nhóm phẫu thuật ngoại khoa là 3,9%, sàn khoa là 4,7% và các phẫu thuật khác là 6,6%. Không gặp trường hợp nào có số lượng tiểu cầu tăng trong nhóm đối tượng nghiên cứu.

- Đông máu huyết tương ở các nhóm bệnh rối loạn chủ yếu là tình trạng giảm đông .



  1. KHUYẾN NGHỊ:

Qua nghiên cứu trên chúng tôi thấy vai trò rất quan trọng của Bác sỹ trong khảo sát tình trạng đông cầm máu trên lâm sàng và bộ xét nghiệm đông máu cơ bản nhằm hạn chế đến mức tối đa các biến chứng trong và sau phẫu thuật, do vậy chúng tôi có khuyến nghị sau:

Cần sớm đưa ra và tuân thủ một quy trình kiểm tra chi tiết tình trạng đông cầm máu trước phẫu thuật cho bệnh nhân để loại trừ và chẩn đoán sớm các rối loạn đông cầm máu.



  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO



Nguyễn Kiều Giang (2008), nghiên cứu đặc điểm rối loạn đông cầm máu gặp tại viện huyết học- truyền máu trung ương từ 8/2007 đến 7/2008, luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.



Nguyễn Thị Lan Hương (2001), nghiên cứu rối loạn đông- cầm máu trên một số bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính tại khoa lâm sàng các bệnh máu, viện huyết học- truyền máu, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.



Nguyễn Thị Nữ (2010) Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu trên bệnh nhân lơxêmi cấp dòng lymphô tại Viện huyết học truyền máu trung ương, Tạp trí y học Việt Nam, Số 2/2010. tr279-283.



Nguyễn Anh Trí (2002), “sinh lý quá trình cầm máu” đông máu- ứng dụng trong lâm sàng, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 22.



Y học quân Y. (2012) Rối loạn đông máu trong ngoại khoa. http://Yhocquany.com (Cập nhật 10/2012 )



Nguyễn Tuấn Tùng; Phạm Quang Vinh và cs (2007), “một số rối loạn đông máu cấp tính gặp tại bệnh viện bạch mai từ tháng 1 đến tháng 12-2007”, Y học việt nam 2007,344, tr 141-147



Andoh k, Kubota t, Takada m, Tanka h, Kobayashi n, Maekawa t (1987), “tissue factor activity in leukemia cells. special reference to disseminated intracvascular coagulation”, cancer, 59 (4), pp. 748-754



Tornebohm e, Blomback m, Lockner d, Egberg n, Paul c (1992) “bleeding coplications and coagulopathy in acute leukemia”, leuk res, 16 (10), pp 1041-1048.



TÌNH HÌNH THAI DỊ DẠNG VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ TẠI KHOA PHỤ SẢN

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2012


Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Bình, Đặng Văn Hùy



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thai dị dạng theo phân loại ICD-10 và thái độ xử trí thai dị dạng tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng: 58 thai phụ được chẩn đoán là mang thai dị dạng tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tất cả các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đều được chẩn đoán thai dị dạng trước sinh bằng siêu âm hoặc thai dị dạng bằng thăm khám toàn diện trẻ sau khi sinh ra. Kết quả : Tuổi thai phát hiện dị dạng nhiều nhất là 18-23 tuần là 31,03%. Trong các loại dị dạng, dị dạng về hệ thần kinh chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 29,31%. Tỉ lệ đình chỉ thai nghén bằng Misoprostol đơn thuần chiếm 63,79%. Kết luận: Xây dựng chính sách Quốc gia về sàng lọc và chẩn đoán trước sinh thông qua tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, tăng cường truyền thông trong cộng đồng nhằm giúp phụ nữ có thai được khám thai sớm, chẩn đoán và xử trí thai bất thường sớm.

Từ khóa: Thai dị dạng, phụ nữ có thai, sàng lọc, siêu âm, phá thai
SITUATION OF FETAL MALFORMATION AND ATTITUDE TOWARDS TREATMENT AT DEPARTMENT OF OBSTETRICS & GYNECOLOGY IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL
By Nguyen Thi Hong, Nguyen Thi Binh, Dang Van Huy

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

ABSTRACT

Objective: To investigate the rate of fetal malformation classified according to ICD - 10 system, and attitude towards the treatment of fetal defects. Methods: A cross sectional descriptive study. Subjects: 58 pregnant women diagnosed with fetal malformation at Dpt of Obstetrics & Gynecology in Thai nguyen Central General Hospital. All of patients diagnosed with fetal malformation based on prenatal ultrasound or postpartum check-up. Results: Gestational age diagnosed with fetal malformation mainly was in 18-23 weeks and accounting for 31.03%. In types of fetal malformation, the rate of nervous system malformation was the highest ( 29.31%) ,and the rate of pregnant women who were suspended the pregnancy by using Misoprostol. was 63.79%. Conclusions: Building the national policy on prenatal screening and diagnosis based on strengthening to train health workers and strengthening health education- communication in the community to help pregnant women get early prenatal care and treat abnormal fetus early.

Key words: Fetal malformation , pregnancy, screening, ultrasonongaphy, abortion.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh là những bất thường của thai nhi khi thai còn nằm trong tử cung, cho dù những bất thường này có nguyên nhân do di truyền hay không do di truyền đều dẫn tới bất thường của các cơ quan thai nhi và những ảnh hưởng này là vĩnh viễn [5]. Trong quá trình hình thành và phát triển phôi thai chịu tác động của nhiều yếu tố có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Tất cả các cặp vợ chồng bất kể ở lứa tuổi, chủng tộc nao với điều kiện sống khác nhau, đều có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh. Một số trường hợp thai nhi dị tật bẩm sinh có thể chết ngay khi còn ở trong tử cung, một số chết ngay sau sinh, đa số chết trong năm đầu tiên của cuộc sống, số trẻ còn sống thường thiểu năng trí tuệ hoặc kém phát triển thể lực. Nghiên cứu của Boy PA và cộng sự (2005) tại bốn vùng của nước Anh cho thấy dị tật bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chu sinh, chiếm 20% tổng số chết chu sinh và tử vong trẻ trong năm đầu tiên [5]. Theo thống kê của Đinh Thị Phương Hòa (2006) tỉ lệ chết sơ sinh do dị tật bẩm sinh ở Việt Nam là 12,8%. Dị tật bẩm sinh không những là nguyên nhân đe dọa đến sự sống của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng sống hòa nhập cộng đồng của trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bởi vậy, hiện nay ở các nước trên thế giới nền y học chú trọng vào công tác phòng ngừa và phát hiện sớm bất thường thai nhi. Việc phát hiện sớm thai dị tật bẩm sinh sẽ giúp thầy thuốc tư vấn cho thai phụ và gia đình chọn những phương pháp giải quyết thích hợp nhằm giảm nguy cơ tử vong, nguy cơ mắc bệnh của trẻ làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tỉ lệ dị dạng bẩm sinh trên thế giới khoảng 2-3% các dị dạng nặng và nếu tính cả dị dạng lên đến 7-8% [5]. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng các phương pháp để chẩn đoán sớm dị dạng thai nhi dựa vào siêu âm xét nghiệm sinh hóa máu mẹ, xét nghiệm di truyền [3]. Xử trí dị dạng bẩm sinh khác nhau ở mỗi quốc gia trên thế giới do có sự khác nhau về văn hóa, kinh tế xã hội, tôn giáo, chính trị. Ngày nay trên thế giới cũng như ở nước ta, đa số những trường hợp phát hiện thai dị dạng có 2 lựa chọn chấm dứt thai nghén hoặc can thiệp ngoại khoa sớm sau khi trẻ sinh ra. Vì vậy để góp phần vào nghiên cứu chung dị tật bẩm sinh chúng tôi tiến hành đề tài: “Tình hình dị tật bẩm sinh và thái độ xử trí tại Khoa sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Năm 2012” nhằm mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thai dị dạng theo phân loại ICD-10 và thái độ xử trí thai dị dạng tại Khoa sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.



2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán thai dị dạng trước sinh bằng siêu âm hoặc không được chẩn đoán thai dị dạng trước sinh mà chỉ chẩn đoán được sau khi trẻ đã sinh ra tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012



2. 2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Bệnh nhân được siêu âm phát hiện thai dị dạng tại phòng siêu âm của Khoa sản hoặc tại phòng siêu âm của Khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.



2.3. Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Bệnh nhân có kết quả siêu âm thai bình thường và đẻ thai bình thường

2.4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu

Chọn mẫu nghiên cứu thuận tiện: lấy tất cả các bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu



2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu:

  • Độ tuổi của phụ nữ có thai.

  • Tuổi thai chẩn đoán dị dạng.

  • Kết quả siêu âm.

  • Phương pháp đình chỉ thai nghén

  • Kết quả khám trẻ sau sinh

2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Phỏng vấn thai phụ: tuổi, tiền sử

  • Siêu âm mô tả đặc điểm dị dạng của thai nhi được chia theo cơ quan bị dị dạng: đầu , mặt, cổ, ngực , bụng , dị dạng chi và các dị dạng khác

  • Phương pháp đình chỉ thai nghén: dùng thuốc, đẻ đường dưới, mổ lấy thai.

  • Đặc điểm của trẻ sau sinh, khám trẻ để phát hiện các dị dạng so sánh với kết quả siêu âm.

2.7. Xử lý số liệu

  • Số liệu được quản lý và phân tích bằng chương trình SPSS 16.0

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

- Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được tư vấn về kết quả siêu âm chẩn đoán thai di dạng, tư vấn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên đẻ hội chẩn, những bệnh nhân đình chỉ thai nghén cấn phải viết giấy cam đoan và sẽ được thực hiện đình chỉ thai trong điều kiện tốt nhất.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm độ tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi

Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

20-24

14

24,14

25-29

25

43,10

30-34

8

13,79

35-39

5

8,62

40

3

5,17

Tổng số

58

100

Nhận xét:

Độ tuổi 25- 29 chiếm tỉ lệ cao nhất 43,10%. Tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất 42 tuổi.



Bảng 3.2. Tuổi thai phát hiện dị dạng

Tuổi thai

12-17

18-23

24-27

28-31

32-35

>=36

Tổng

Số bệnh nhân

9

18

11

10

6

4

58

Tỉ lệ (%)

15,52

31,03

18,96

17,24

10,34

6,91

100

Nhận xét:

Tuổi thai phát hiện dị dạng từ 18- 23 tuần chiếm tỉ lệ cao nhất 31,03%.

Sớm nhất là 12 tuần muộn nhất là 38 tuần.

Bảng 3.3. Bảng phân loại các dị dạng

Loại dị dạng

Thai nhi

Tỉ lệ (%)

Thần kinh trung ương

17

29,31

Đa dị dạng

9

15,51

Phù thai

8

13,79

Sứt môi, hở hàm ếch

6

10,34

Hệ tuần hoàn

5

8,62

Cơ xương

5

8,62

Hệ tiêu hóa

4

6,90

Tiết niệu

4

6,90

Tổng

58

100

Nhận xét:

Thai dị dạng hệ thần kinh trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất 29,31%.

Thai đa dị dạng chiếm 15,51%, phù thai chiếm tỉ lệ 13,79%.

Bảng 3. 4. Xử trí các trường hợp thai dị dạng

Phương pháp

Thai phụ

Tỉ lệ (%)

Misoprostol đơn thuần

37

63,79

Chuyển dạ tự nhiên

7

12,07

Truyền Oytocin

5

8,62

Chuyển tuyến trên hội chẩn

5

8,62

Mổ lấy thai

4

6,90

Tổng

58

100

Nhận xét:

Khởi phát chuyển dạ bằng Misoprostol đơn thuần chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 63,79%.

Có 4 trường hợp phải mổ lấy thai chiếm 6,9%.

IV. BÀN LUẬN

Bảng 3.2 cho thấy trong 58 trường hợp được phát hiện dị dạng bẩm sinh trước sinh tuổi thai phát hiện dị dạng nhiều nhất là 18 - 23 tuần, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng [2]. Nhìn chung thời điểm phát hiện thai dị dạng ở nước ta còn cao hơn so với các tác giả nước ngoài. Bởi vì ở các nước việc sàng lọc ở quý I đo khoảng sáng sau gáy, xét nghiệm sinh hóa máu được tiến hành cho tất cả các phụ nữ có thai nên có thể phát hiện dị dạng bẩm sinh ngay từ quý I [5]. Ở Việt Nam việc sàng lọc mới chỉ được tiến hành ở những trung tâm lớn, phụ nữ có thai thường đi khám thai muộn nên việc phát hiện sớm dị tật khó thực hiện được, đây cũng là lý do khiến tỉ lệ phát hiện dị dạng bẩm sinh ở giai đoạn muộn còn chiếm tỉ lệ cao. Tại nghiên cứu này siêu âm là phương pháp chẩn đoán dị tật bấm sinh, thời kỳ 18-22 tuần siêu âm hình thái học có thể phát hiện phần lớn các dị tật vì thai còn nhỏ, nước ối nhiều siêu âm rất dễ quan sát. Cho nên tỉ lệ phát hiện dị dạng cao nhất ở tuổi thai 18-23 tuần là phù hợp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân loại dị dạng bẩm sinh theo ICD- 10. Trong đó dị dạng về hệ thần kinh chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 29,31%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của của Lưu Thị Hồng [1], Lê Minh Toàn [3]. Bởi vì, dị tật hệ thần kinh là dị tật có thể phát hiện được sớm hơn các dị tật ở cơ quan khác và sau khi được phát hiện thường đình chỉ thai vì đây là loại dị tật lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ sau này của trẻ, và không thể sửa chữa được sau khi trẻ sinh ra. Hiện nay, y học đã chứng minh acid Folic có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và hoàn thiện ống thần kinh ở thai nhi. Còn dị tật ở những cơ quan khác khó phát hiện hơn và có thể khắc phục được sau khi trẻ ra đời và vẫn sống khỏe mạnh nên khi chần đoán được thường bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên để hội chẩn, nên tỉ lệ dị tật ở các cơ quan khác ít hơn.

Bảng 3.4 cho thấy trong các trường hợp phát hiện dị dạng tỉ lệ khởi phát chuyển dạ bằng Misoprostol chiếm tỉ lệ chủ yếu 63,27% kết quả này cũng tương tự như các tác giả Lê Minh Toàn [3]. Tại nghiên cứu này chúng tôi thấy có 4 trường hợp phải kết thúc thai nghén bằng phương pháp mổ lấy thai vì khi chẩn đoán dị tật ở quý 3 khi thai đã to đồng thời bệnh nhân có vết mổ ở tử cung nếu những trường hợp này được phát hiện dị tật sớm ở quý 2 thì có thể gây chuyển dạ. còn 7 trường hợp chuyển dạ đẻ tự nhiên và trong đó có 5 trường hợp không phát hiện được dị tật trước sinh. Mặc dù bệnh nhân cũng đã đi khám thai và siêu âm tại nhưng do việc siêu âm thai không đúng thời điểm nên việc phát hiện dị tật khó khăn và dễ bỏ sót dị tật. Hơn nữa để phát hiện dị tật thai thi người làm siêu âm thai phải được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm về chẩn đoán hình ảnh dị dạng bẩm sinh, máy siêu âm có cấu hình cao cho hình ảnh rõ nét thì việc chấn đoán sẽ ít bỏ sót. Cho nên ở các phòng khám siêu âm chuyên khoa thì khả năng phát hiện dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn phòng khám siêu âm ở cộng đồng. Đồng thời bệnh nhân cũng phải đến siêu âm thai đúng thời điểm thì việc phát hiện dị tật sẽ dễ dàng hơn, có 3 thời điểm quan trọng để phát hiện dị tật đó là 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy đây là một dấu hiệu giúp phát hiện sớm dị tật thai, 20- 22 tuần là thời điểm có thể khảo sát hầu hết các dị tật của thai, đến tuần 30-32 siêu âm phát hiện những dị tật xuất hiện muộn và đánh giá sự phát triển của thai. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng việc tuyên truyền cho thai phụ đi siêu âm thai đúng thời điểm là thực sự cẩn thiết.

Mặc dù, tất cả các bệnh nhân đều được tư vấn nhưng chỉ có 5 bệnh nhân đến trung tâm chẩn đoán trước sinh của Bệnh viện Phụ trung ương hội hội chẩn. Theo chúng tôi việc hội chẩn tại trung tâm chẩn đoán trước sinh của Bệnh viện Phụ sản trung ương là thực sự cần thiết. Sau khi hội chẩn hội đồng chẩn đoán trước sinh bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác dị tật và đưa ra phương án xử trí phù hợp nhất đối với từng loại dị tật. Từ đó bệnh nhân và gia đình lựa chọn giải pháp phù hợp với những dị tật nặng không thẻ sử chữa được cho trẻ sau sinh thì tư vấn đình chỉ thai nghén, những dị tật có thể khắc phục được sau sinh thì tư vấn cho gia đình chọn nơi sinh phù hợp và chuyển đến nơi có khả năng khắc phục dị tật tốt nhất cho trẻ sau sinh một cách an toàn. Đồng thời tại bệnh nhân sẽ làm một số xét nghiêm từ đó có thể tìm được nguyên nhân thai bất thường để dự phòng cho lần mang thai sau. Mặt khác việc xử trí thai dị dạng rất tế nhị và là vấn đề đạo đức. Ở nước ta chưa có luật về đình chỉ thai nghén. Và không phải tất cả các trường hợp thai dị dạng được phát hiện đều có quyết định đình chỉ thai nghén. Việc đình chỉ thai nghén phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi thai, loại dị dạng bẩm sinh, khả năng sửa chữa các dị dạng cho trẻ sau sinh và quyết định của thai phụ và gia đình.

5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu 58 trường hợp thai dị dạng tại khoa sản bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:



  • Tuổi thai phát hiện dị dạng nhiều nhất là 18-23 tuần chiếm 31,03%.

  • Trong các loại dị dạng, dị dạng hệ thần kinh chiếm tỉ lệ cao nhất 29,31%.

  • Trong các trường hợp thai dị dạng được chẩn đoán tỉ lệ đình chỉ thai nghén bằng Misoprostol đơn thuần chiếm tỉ lệ cao nhất 63,79%.

6. KIẾN NGHỊ

- Xây dựng chính sách quốc gia về sàng lọc và chẩn đoán trước sinh thông qua tăng cường đào tạo cán bộ y tế , tăng cường truyền thông trong cộng đồng nhằm giúp phụ nữ có thai được khám thai sớm, chẩn đoán và xử trí thai bất thường sớm.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lưu Thị Hồng (2008) “ Phát hiện dị dạng thai nhi bằng siêu âm và một số yếu tố liên quan đến dị dạng . Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

  2. Nguyễn Việt Hùng (2006) “Xác định giá trị của một số phương pháp phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi ở tuổi thai 13-26 tuần”. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

  3. Lê Minh Toàn, Phan viết Tâm (2011) “Tình hình dị tật bẩm sinh và thái độ xử trí tại Khoa Phụ sản bệnh Viện trung Ương Huế từ 2009-2010”. Tạp chí hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp tr 55-61

  4. Dickinson JE, and Evans SF(2003), “A comparisison of oral misoprostol with vaginal misoprostol administration in second- trimester preg”, 124-132.

  5. Jemes LM, Erickson JD, McClearn AB(2007), “Prevalence of Birth Defect” Data from Action. CDC Public Health Surveirllance for Women, Infants and children, 206-216.

  6. WHO (2007), Internationnal classifiction of Disease Version 10. World Heath Organization, Geneva, 159-167.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương