MỤc lục trang


THỰC TRẠNG TỰ HỌC MÔN GIẢI PHẪU CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUI ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC THÁI NGUYÊN



tải về 3.59 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích3.59 Mb.
#34751
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

THỰC TRẠNG TỰ HỌC MÔN GIẢI PHẪU CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUI ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Sinh, Hoàng Thị Lệ Chi


Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Qua khảo sát 500 sinh viên chính qui đang học môn Giải phẫu theo phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang chúng tôi thấy: Thực trạng hành vi tự học môn Giải phẫu của sinh viên còn thấp chiếm 57,6% mặc dù sinh sinh đã có nhận thức rất đúng đắn về vấn đề tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ chiếm 99,1%. Nguồn tài liệu để phục vụ cho tự học môn Giải phẫu của sinh viên còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên, chủ yếu sinh viên chỉ sử dụng bài giảng của bộ môn cung cấp.Tự học môn Giải phẫu của sinh viên để thu được hiệu quả tốt nhất là sơ đồ hóa nội dung, vẽ hình (chiếm 76,7%), chỉ cần thuộc lòng bài giảng một cách máy móc thì hiệu quả tự học rất thấp (chiếm 13,1%) .

Những yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên: thứ nhất là do khối lượng kiến thức quá nhiều, chưa có phương pháp, kỹ năng học, áp lực về kiểm tra, thi và nguyên nhân cuối cùng là ít tài liệu tham khảo. Giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên là phải biết lập mục tiêu, kế hoạch học hợp lý, kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo, tăng thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, lên lớp đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài.

Từ khóa: Tự học môn Giải phẫu, Học chế tín chỉ
REAL SITUATION OF SELF-STUDY OF ANATOMY IN UNDERGRADUATES EDUCATED ACCORDING TO CREDIT SYSTEM AT ANATOMY DEPARTMENT IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE & PHARMACY
Nguyen Thi Sinh, Hoang Thi Le Chi

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Through investigating 500 full-time students who are studying anatomy according to the credit system by using the method of cross-sectional descriptive study . We found that the behavior status of anatomical self-study in students accounted for a low rate (57.6%), although students had very proper awareness regarding self-study issue in the credit system, accounting for 99.1%. Learning materials for anatomical self-study of the students were very poor and not meeting the needs of self-study of the students. Most students only use the textbooks provided by the Anatomy Department. To obtain effectiveness for anatomical self-study of students, the best was a diagramation of contents and drawing of anatomical pictures ( making up 76.7%). If students learned anatomy by heart mechanically, the self-study efficiency was very limited (only amounting for 13.1%).

Factors affecting self-study of students: Firstly, it was due to overload of anatomical knowledge. Secondly, there was not a appropriate method, poor self-study skills, then pressure on tests and exams. Finally, literatures were limited. Measures to promote anatomical self-study of students were: the students had to know how to plan goals, to have the rational study planning, reading skills and reference materials, increasing group discussions, presenting specific topics, attending fully teaching sections on the class and actively participate in the class.

Keywords: anatomical self-study, credit-based training system
I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học trong nghị quyết trung ương 4 khóa VII (1-1993), nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12-1996) và Luận Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên” [1]. Khi nhà trường chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) thì việc học của sinh viên phải thay đổi từ nhận thức đến hành động. “ Con người đứng vững bằng đôi chân, Y học bắt đầu từ Giải Phẫu”. Việc tự học môn Giải Phẫu của sinh viên chính qui như thế nào để đạt được hiệu quả tốt đang là vấn đề cấp thiết?

Thực tế sau hơn 3 năm chuyển đổi sang hình thức học chế tín chỉ tại Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên cho thấy khả năng chủ động, tích cực trong tự học vẫn còn thiếu và yếu ở nhiều sinh viên bậc đại học chính quy, nhiều sinh viên tỏ ra bị động và không hiểu rõ đường hướng học môn Giải phẫu như thế nào? Đặc biệt là một số sinh viên dân tộc ít người đến từ các tỉnh miền núi do chưa xây dựng và rèn luyện được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu nên với thời lượng học trên lớp có hạn lại phải tiếp nhận khối lượng kiến thức khổng lồ đã khiến sinh viên cảm thấy mất phương hướng, bi quan chán nản, không tìm thấy sự hứng thú trong quá trình học tập dẫn tới kết quả học tập yếu kém, không đạt đủ điểm tích lũy theo quy định. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài trên với mục tiêu:

1. Đánh giá thực trạng tự học môn Giải phẫu của sinh viên chính qui được đào tạo theo học chế tín chỉ tại bộ môn Giải phẫu trường ĐH Y_DƯỢC TN.

2. Tìm hiểu một số nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cho hành vi tự học môn Giải phẫu của sinh viên chính qui đào tạo theo học chế tín chỉ tại bộ môn Giải phẫu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả sinh viên chính qui trường y được đào tạo theo học chế tín chỉ.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Bộ môn Giải Phẫu trường ĐH Y_DƯỢC TN.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, diện điều tra cắt ngang



2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:Là sinh viên chính qui trường y được đào tạo theo học chế tín chỉ đang học môn Giải phẫu

- Chỉ tiêu nghiên cứu:

+ Các chỉ tiêu chung: Tuổi, giới tính, dân tộc, ngành học…

+ Các chỉ tiêu: kiến thức, thái độ, thực hành về tự học môn Giải phẫu của sinh viên chính qui theo học chế tín chỉ.

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp và ghi lại kết quả vào phiếu điều tra.



2.6. Phương pháp sử lý số liệu

Sử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 18.0



III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Giới tính và dân tộc của đối tượng nghiên cứu

Kết quả

Đối tượng












n

%

p

Nam

149

33,1

p>0,05



Nữ

301

66,9

Dân tộc kinh

300

66,7

Dân tộc thiểu số

150

33,3

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên là nữ chiểm 66,7% cao gần gấp đôi sinh viên nam và tỷ lệ sinh viên dân tộc kinh chiếm 66,7% cũng tương tự. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

3.2. Thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành về tự học môn Giải phẫu của sinh viên

Bảng 3.2. Mức độ kiến thức của sinh viên về tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Kết quả
Mức độ










n

%

p

Biết

446

99,1

p>0,05



Không biêt

4

0,9

Tổng

500

100

Nhận xét: Đại đa số sinh viên đã có nhận thức về tự học trong đào tạo theo HCTC chiếm 99,1%, còn một số rất ít sinh viên chưa nhận thức rõ ràng chiếm 0,9%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.3. Mức độ thái độ của sinh viên về tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Kết quả
Mức độ










n

%

p

Rất quan trọng

321

71,3

p>0,05



Quan trọng

102

22,7

Phân vân

27

6

Tổng

500

100

Nhận xét: Sinh viên đã có thái độ đúng đắn về tự học chiếm 96,0%, còn một số rất ít sinh viên chưa nghiêm túc trong thái độ chiếm 6,0%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.4. Mức độ thực hành của sinh viên về tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Kết quả
Mức độ










n

%

p

Thường xuyên

259

57,6

p>0,05



Không thường xuyên

241

42,4

Tổng

500

100

Nhận xét: Mức độ thường xuyên tự học môn Giải phẫu của sinh viên chiếm 57,6%, mức độ không thường xuyên chiếm 42,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Bảng 3.5. Nguồn tài liệu để phục vụ cho tự học của sinh viên

Kết quả
Nguồn

n

%

Thứ bậc

Bài giảng của bộ môn

500

100

1

Thư viện

131

29,1

4

Qua mạng Internet

278

61,8

2

Tài liệu của anh chị khóa trên

205

45,6

3

Khác

101

20,2

5

Nhận xét: Nguồn tài liệu để phục vụ cho tự học của sinh viên: Bài giảng của bộ môn, qua mạng Internet, tài liệu của anh chị khóa trên, thư viện...

Bảng 3.6. Cách tự học môn Giải phẫu thu được hiệu quả tốt nhất

Kết quả

Nguồn


n

%

Thứ bậc

Chỉ cần thuộc lòng bài giảng

59

13,1

3

Đọc thêm tài liệu, viết lại theo ý hiểu

236

52,4

2

Sơ đồ hóa nội dung , vẽ hình

345

76,7

1

Khác

8

1,8

4

Nhận xét: Cách tự học môn Giải phẫu thu được hiệu quả tốt nhất là sơ đồ hóa nội dung, vẽ hình chiếm 76,7%, đọc thêm tài liệu, viết lại theo ý hiểu chiếm 52,4%, chỉ cần thuộc lòng bài giảng thì hiệu quả tự học rất thấp chiếm 13,1%.

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự học môn Giải phẫu của sinh viên

Bảng 4.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tự học môn Giải phẫu của sinh viên

Kết quả

Yếu tố


n

%

Thứ bậc

Khối lượng kiến thức quá nhiếu

381

84,7

1

Ít tài liệu tham khảo

144

32

4

Áp lực về kiểm tra, thi

212

47,1

3

Thiếu thời gian

122

27,1

5

Chưa có phương pháp, kỹ năng học

283

62,9

2

Khác

20

4,4

6

Nhận xét: Yếu tố ảnh hưởng đến tự học môn Giải phẫu của sinh viên là do khối lượng kiến thức quá nhiều chiếm 84,7%, chưa có phương pháp, kỹ năng học chiếm 62,9%, áp lực về kiểm tra, thi chiếm 47,1% và ít tài liệu tham khảo chiếm 32%.

5. Giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên

Bảng 5.1. Giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên

Kết quả

Giải pháp



n

%

Thứ bậc

Tăng thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề

259

57,6

3

Kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo

260

57,8

2

Xây dựng các câu lạc bộ, nhóm tự học

125

27,8

5

Lập mục tiêu, kế hoạch học hợp lý

261

58,0

1

Lên lớp đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài

215

47,8

4

Khác

16

3,6

6

Nhận xét: Giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên là phải biết lập mục tiêu, kế hoạch học hợp lý, kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo, tăng thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, lên lớp đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài. Ngoài ra còn một vài biện pháp khác.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng về tự học môn Giải phẫu của sinh viên chính qui được đào tại theo HCTC

Đại đa số sinh viên đã có nhận thức về tự học trong đào tạo theo HCTC chiếm 99,1%, nhưng hoạt động tự học của sinh viên còn chưa cao chiếm 56,7%, thực trạng này phù hợp với thực trạng tự học của sinh viên ở một số trường Đại học Việt Nam như sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội [2], Sinh viên khoa quan hệ quốc tế Đại học Đà Nẵng [4],[5] cũng đang chuyển đổi theo phương thức đào tạo theo HTTC, Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên bao gồm cả hai công việc: Chuẩn bị cho các giờ lên lớp(lý thuyết, thảo luận nhóm, thực hành...) và tự học có hướng dẫn(nghiên cứu, đọc tài liệu, hoàn chỉnh các bài tập...) [3]. Thực tế là sinh viên đã có nhận thức rất rõ về việc tự học khi nhà trường chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo HCTC nhưng vấn đề quan tâm ở đây là chúng ta cần biến nhận thức của sinh viên thành động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tự học.

Nguồn tài liệu để phục vụ cho tự học môn Giải phẫu của sinh viên còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên: 100% sinh viên sử dụng bài giảng của bộ môn, qua mạng Internet chiếm 61,8%, tài liệu của anh chị khóa trên chiếm 45,6%, thư viện chiếm 29,1%. Có thể thấy nguồn tài liệu sinh viên sử dụng từ thư viện còn rất thấp, phải chăng do các đầu sách trên thư viện còn ít và thiếu về số lượng mượn đọc?

Qua kết quả khảo sát cho thấy cách tự học môn Giải phẫu của sinh viên để thu được hiệu quả: Vì đây là môn học hình thái nên sơ đồ hóa nội dung, vẽ hình (chiếm 76,7%) thì việc tự học sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, nếu chỉ cần thuộc lòng bài giảng một cách máy móc thì hiệu quả tự học rất thấp (chiếm 13,1%).



4.2. Một số yếu tố và giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên chính qui

- Kết quả khảo sát cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên: thứ nhất là do khối lượng kiến thức quá nhiều (chiếm 84,7%), thứ hai là chưa có phương pháp, kỹ năng học (chiếm 62,9%), thứ ba là áp lực về kiểm tra, thi (chiếm 47,1%) và nguyên nhân cuối cùng là ít tài liệu tham khảo (chiếm 32%). Những yếu tố vừa nêu xuất phát từ bản thân sinh viên thiếu hành vi tự học, thiếu kỹ năng học tập, chưa lập được mục tiêu, kế hoạch học tập hợp lý nên chịu áp lực về kiểm tra, thi. Thiếu kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo do thực tế là nguồn tài liệu sách Giải phẫu trên thư viện rất ít, đại đa số sinh viên chỉ sử dụng mỗi sách bài giảng của bộ môn.

- Giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên:

+ Rèn luyện các kỹ năng để phục vụ hoạt động tự học môn Giải phẫu như: Kỹ năng sơ đồ hóa nội dung, vẽ hình, kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo, Kỹ năng làm việc nhóm và trình bày trước đám đông...

+ Tiến hành đổi mới phương pháp học: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn để sinh viên có thể tiếp thu bài học đúng hướng, tăng cường thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề...để kích thích tính chủ động , sáng tạo của sinh viên. Có kiểm tra, đánh giá sinh viên thông qua việc giao bài tập, đồng thời tăng cường giao bài tập để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, đồng thời đóng vài trò là cố vấn học tập về môn Giải phẫu cho sinh viên; Sinh viên phải biết lập mục tiêu, kế hoạch học hợp lý cho từng bài học, tuần học cụ thể, tìm hiểu kỹ đề cương môn học, lên lớp đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài. Tham gia các câu lạc bộ, nhóm tự học, tăng cường trao đổi với bạn bè.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 500 sinh viên chính qui đang học môn Giải phẫu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Thực trạng hành vi tự học môn Giải phẫu của sinh viên còn thấp (57,6%), mặc dù sinh sinh đã có nhận thức rất đúng đắn về vấn đề tự học, chúng ta cần biến nhận thức của sinh viên thành động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tự học..

Nguồn tài liệu để phục vụ cho tự học môn Giải phẫu của sinh viên còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu tự học của sinh viên, chủ yếu sinh viên chỉ sử dụng bài giảng của bộ môn cung cấp (100%).

Tự học môn Giải phẫu của sinh viên để thu được hiệu quả tốt nhất là sơ đồ hóa nội dung, vẽ hình (76,7%).

Những yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên: thứ nhất là do khối lượng kiến thức quá nhiều, chưa có phương pháp, kỹ năng học, áp lực về kiểm tra, thi và nguyên nhân cuối cùng là ít tài liệu tham khảo.

Giải pháp thúc đẩy việc tự học môn Giải phẫu của sinh viên là phải biết lập mục tiêu, kế hoạch học hợp lý, kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo, tăng thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, lên lớp đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài.



KHUYẾN NGHỊ

Nhà trường tăng cường thêm tài liệu về Giải phẫu cho thư viện để sinh viên tham khảo và tăng thêm số tín chỉ thực hành môn Giải phẫu để thuận lợi cho quá trình tự học của sinh viên.



Bộ môn Giải phẫu tăng thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, tăng cường giao bài tập để sinh viên tự học, tự nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giá dục và Đào tạo-Vụ Đại học (1994) “ Về hệ thống tín chỉ học tập” Hà Nội.

  2. Đặng Xuân Hải, “ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam: Đặc điểm và điều kiện triển khai” Tạp chí KHGD số 13/10-2006 tr 36-37.

  3. Đặng Xuân Hải: Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. NXB Bách khoa-Hà Nội. năm 2012

  4. Đoàn Thị Ngọc Trang, "Hoạt động tự học của sinh viên Khoa quốc tế học Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHĐN trong phương thức đào tạo theo học cheea tín chỉ". Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7. Đại học Đà Nẵng năm 2010 tr 324-329.

  5. Nguyễn Mai Hương, “ Hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ”, Tạp chí giáo dục số 9 năm 2010.



ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÕNG

MẠC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN


Phạm Thị Ngọc Anh, Ninh Sỹ Quỳnh, Dương Danh Liêm

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả các hình thái tổn thương trên võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa mắt bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên.

Phương pháp: Với 80 bệnh nhân đái tháo đường chọn mẫu có chủ đích, chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc khi không xác định rõ tổn thương trên võng mạc. Phân loại của Airlie – House 1968, DRS-1981.

Kết quả: Võng mạc đái tháo đường cơ bản 60%. Võng mạc đái tháo đường tăng sinh 16,88%. Võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh 11,25%. Võng mạc đái tháo đường có nguy cơ cao11,87%. Với 15/80 chụp mạc ký huỳnh quang võng mạc: rò rỉ huỳnh quang 33,33%. thấm đọng huỳnh quang 40%, thiếu tưới máu 16,67%, xuất huyết 6,67%.

Kết luận: Chụp mạch ký huỳnh quang có giá trị phát hiện sớm tổn thương võng mạc. Nên 6 tháng 1 lần khám mắt để quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường.
CHARACTERISTICS OF RETINAL LESIONS IN DIABETICS TREATED IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Pham Thi Ngoc Anh, Ninh Sy Quynh, Duong Danh Liem

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To describe the retinal lesions in diabetic patients treated in Thai Nguyen Central General Hospital.

Method: 80 diabetics were purposively and was performed by radiographing angiography fluorescent when not being clearly identified lesions on retina . Classification of Airlie- House 1968, DRS- 1981.

Result: Basic diabetes retina was 60%, increasing diabetes retina was 16.88%, pre-increasing diabetes retina was 11.25%, diabetes retina at a high risk was 11.87%. Among diabetics, 15/80 of Radiographing angiography fluorescent retina: leaks of fluorescent was 33.33%, absorb fluorescent was 40%, lacking blood flow 16.67%, bleeding was 6.67%

Conclusion: Fluorescence angiography is valuable to detect retinal lesions early in diabetic. Patient with diabetics should have an eye test every 6 month to manage retina diabetes.
1. Đặt vấn đề

Bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của những trường hợp mù mới ở các nước công nghiệp đang phát triển, và là nguyên nhân gây mù ngày càng cao ở các nước có thu nhập trung bình. Theo tổ chức y tế thế giới, trong năm 2002, bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm 4,8% trong tổng số 37 triệu người mù lòa trên toàn thế giới.

Bệnh lý võng mạc đái tháo đường rất phong phú, đa dạng về tổn thương và hình thái. Trước đây chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường dựa vào các triệu chứng thị lực, thị trường, hình ảnh đáy mắt với máy soi đáy mắt giúp chúng ta quan sát được những thay đổi hiện trên bề mặt võng mạc. Ngày nay chụp mạch ký huỳnh quang giúp đánh giá được giai đoạn và mức độ bệnh võng mạc đái tháo đường để có hướng điều trị laser quang đông võng mạc khu trú hoặc toàn bộ tùy theo giai đoạn bệnh.

Tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên đang quản lý ngoại trú hàng ngàn bệnh nhân đái tháo đường và từ tháng 05/2011 bắt đầu triển khai kỹ thuật chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc. Vấn đề điều trị tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường còn chưa thật sự được quan tâm. Việc phát hiện và điều trị kịp thời tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh và hạn chế tỷ lệ mù lòa. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiến cứu đề tài:

" Đặc điểm tổn thương võng mạc trên bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên "

Mục tiêu: Mô tả các hình thái tổn thương trên võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường tại phòng khám mắt bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Là những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đến khám tại phòng khám mắt Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên, không phân biệt tuổi, giới, tôn giáo và địa dư.

* Tiêu chuẩn loại trừ:


  • Bệnh nhân có bệnh tại mắt: Viêm, loét giác mạc, sẹo đục giác mạc, dính đồng tử, bệnh đục thể thuỷ tinh, đục dịch kính nhiều cản trở việc khám đáy mắt.

  • Toàn thân: Có bệnh tim mạch, suy gan, suy thận, không nghiên cứu trên bệnh nhân bị bệnh tâm thần, trẻ nhỏ, không hợp tác, bệnh nhân có thai và có tiền sử dị ứng.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Tại phòng khám mắt của bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên.



2.3. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả tiến cứu. Chọn mẫu có chủ đích, cỡ mẫu thuận tiện



2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

Tuổi, giới, thị lực, tổn thương võng mạc.



2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: Tất cả các bệnh nhân đều được khai thác các bệnh lý toàn thân khác: tim mạch, huyết áp, thận .v.v. tiền sử dị ứng thuốc.

- Kiểm tra thị lực có chỉnh kính, đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maclakov, máy soi đáy mắt trực tiếp Neiz.

- Chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc khi không rõ tổn thương hoặc nghi ngờ có tổn thương võng mạc bằng hệ thống máy Kowa-10α của Nhật, quy trình của Schatz (1989) và Cohen (1997) gồm 13 bước, in 9 ảnh trên giấy A4.

- Đánh giá thị lực theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) 1985:

Thị lực tốt: ≥ 8/10. Thị lực khá: 4/10 - 7/10

Thị lực kém: ĐTN > 3m - 3/10. Mù: ĐNT ≤ 3m - ĐNT 1m



- Đánh giá các giai đoạn tổn thương võng mạc: Các giai đoạn Bệnh võng mạc đái tháo đường theo phân loại của các nhà Nhãn khoa Anh- Mỹ đã đưa ra tại hội nghị ở Airlie-House ( 1968 ); và có sự cải tiến của nhóm DRS năm 1981, với các dấu hiệu tổn thương.

+ Vi phình mạch.

+ Xuất tiết cứng; Xuất tiết mềm.

+ Xuất huyết trong võng mạc; Xuất huyết trước võng mạc; Xuất huyết dịch kính.

+ Thay đổi tĩnh mạch và bất thường vi mạch võng mạc;

+ Thiếu máu võng mạc ngoại vi.

+ Phù hoàng điểm; Bong dịch kính sau.

+ Tân mạch võng mạc và đĩa thị; Tân mạch võng mạc; Tân mạch đĩa thị

+ Tân mạch mống mắt; Tân mạch góc tiền phòng.

Các dấu hiệu tổn thương võng mạc được đánh giá theo 2 giai đoạn



* Bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh:

+ Bệnh võng mạc đái tháo đường cơ bản gồm: Vi phình mạch võng mạc, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù hoàng điểm.

+ Bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh: Giãn tĩnh mạch, thay đổi hình dạng tĩnh mạch, xuất tiết mềm, thiếu máu võng mạc chu biên, biến đổi vi mạch võng mạc vùng hậu cực, xuất huyết rộng trong võng mạc.

* Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh: Có 3 trong các dấu hiệu tổn thương võng mạc có nguy cơ cao gây mất thị lực ở giai đoạn này: Tân mạch ở võng mạc, tân mạch khu trú ở đĩa thị, xuất huyết trước võng mạc hay xuất huyết dịch kính.

- Dấu hiệu chụp mạch huỳnh quang: Howard Schatz, Grichard – Soubrrane và nhiều tác giả khác, huỳnh quang bất thường được chia làm 2 loại

+ Tăng huỳnh quang: Hiện tượng của sổ, rò huỳnh quang, đọng thuốc, nhuộm mầu tổ chức (thường do tăng thấm, tổn thương hàng rào máu võng mạc).

+ Giảm huỳnh quang: Hiện tượng che lấp (do máu, sắc tố, xuất tiết), thiếu máu (tắc động mạch, tắc tĩnh mạch), sẹo laser cũ.

- Đánh giá tổn thương bằng hình ảnh huỳnh quang: Theo Stephen và Coscas (1997) được chia 5 thì: Hắc mạc (động mạch sớm), động mạch, động – tĩnh mạch, tĩnh mạch, tĩnh mạch muộn. Thời gian huỳnh quang từ khủy tay tới mắt từ 10 – 15 giây, tới thì tĩnh mạch khoảng 20 giây, kéo dài 15 – 20 phút, thì tĩnh mạch muộn là tiếp theo và kéo dài 30 phút đến 1 giờ.

2.6. Xử lý số liệu

Sau khi chụp xong thì phân tích các triệu chứng mạch ký huỳnh quang trên phần mềm ứng dụng, đọc, in kết quả đồng thời sao lưu kết kết quả vào sổ nghiên cứu để tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê y học để so sánh và đánh giá kết quả.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Tình hình bệnh nhân

3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới

Chúng tôi đã khám 80 bệnh nhân, tuổi thấp nhất là 32 tuổi và cao nhất là 73 tuổi.



Bảng 1: tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới

Giới
Tuổi

Nam

Nữ

Tổng số

Tỷ lệ(%)

< 30

0

0

0

0,00

31→<40

3

5

8

10,00

41→<50

6

8

14

17,50

51→<60

8

17

25

31,25

61

11

22

33

41,25

Tổng số

28

52

80

100,00

Nhận xét: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, độ tuổi gặp nhiều nhất là trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 41,25%; độ tuổi gặp ít nhất là dưới 40 tuổi.

3.1.2. Tình trạng thị lực đã chỉnh kính

Kết quả thị lực sau khi đã chỉnh kính tối ưu thu được như sau



Bảng 2: Phân bố thị lực sau khi đã chỉnh kính

Thị lực



Thị lực kém

Thị lực khá

Thị lực tốt

Tổng cộng

Số mắt

20

58

42

40

160

Tỷ lệ (%)

12,5

36,25

26,25

25

100

Nhận xét: Mức độ thị lực kém là 58 mắt (36,25%). Thị lực tốt có 40 mắt (25%), thị lực trong giới hạn mù chỉ có 20 mắt (12,5%), thị lực khá có 26,25%.

3.1.3. Hình thái học bệnh võng mạc đái tháo đường

Bảng 3: Các tổn hại võng mạc trong bệnh võng mạc đái tháo đường

Tổn hại võng mạc

Số mắt

Tỷ lệ ( % )

Vi phình mạch

130

81,25

Xuất tiết cứng

68

42,5

Xuất tiết mềm

10

6,25

Xuất huyết trong võng mạc

45

28,13

Xuất huyết trước võng mạc

6

3,75

Xuất huyết dịch kính

0

0

Thay đổi tĩnh mạch và bất thường vi mạch võng mạc

33

20,62

Thiếu máu võng mạc ngoại vi

30

18,75

Phù hoàng điểm

18

11,25

Bong dịch kính sau

20

12,5

Tân mạch võng mạc và đĩa thị

10

6,25

Tân mạch võng mạc

10

6,25

Tân mạch đĩa thị

6

3,75

Tân mạch mống mắt

0

0

Tân mạch góc tiền phòng

0

0

Bong võng mạc co kéo

0

0

Nhận xét: Tổn hại vi phình mạch võng mạc chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,25%. 42,5% là xuất tiết cứng; 28,13% là có dấu hiệu xuất huyết trong võng mạc. 20,62% biểu hiện bất thường vi mạch. Ít gặp tân mạch đĩa thị (3,75%); xuất huyết trước võng mạc cũng chỉ gặp 3,75%; Thiếu máu ngoại vi 18,75%.

3.1.4. Hình ảnh huỳnh quang bất thường

Bảng 4: Kết quả chụp mạch huỳnh quang của 30 bệnh nhân

Dấu hiệu huỳnh quang

Hình ảnh

Số mắt

Tỷ lệ(%)

Tăng huỳnh quang

Rò rỉ

15

50.00

Thấm đọng

12

40.00

Hiện tưởng cửa sổ

10

33.33

tân mạch

3

10.00

Giảm huỳnh quang

Xuất huyết

2

6.67

Xuất tiết

6

20.00

Sẹo laser

2

6.67

thiếu tưới máu

5

16,67

Nhận xét: Hiện tượng rò rỉ huỳnh quang gặp nhiều nhất 15 mắt chiếm 50%. Hiện tượng thấm đọng huỳnh quang 12 mắt chiếm 40%. Hiện tượng thiếu tưới máu gặp ở 5 mắt chiếm 16,67%. Hiện tượng tân mạch và xuất huyết ít gặp chỉ có 6,67% ( xuất huyết) và 10% là có tân mạch võng mạc.

3.1.5. Các giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường

Bảng 5: Các giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường

Giai đoạn

Bệnh VMĐTĐ không tăng sinh

Bệnh VMĐTĐ tăng sinh

Tổng số

Bệnh VMĐTĐ cơ bản

Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh

Bệnh VMĐTĐ tăng sinh đơn thuần

Bệnh VMĐTĐ tăng sinh có nguy cơ cao

Số mắt

96

18

19

27

160

Tỷ lệ (%)

60,00

11,25

11,87

16,88

100

Nhận xét: Bệnh võng mạc đái tháo đường cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh có nguy cơ cao có 27 mắt chiếm 16,88%. Bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh và tăng sinh đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp.

4. Bàn luận

4.1. Đặc điểm bệnh võng mạc đái tháo đường

* Vi phình mạch

Qua nghiên cứu của chúng tôi thấy tổn hại võng mạc đái tháo đường gặp nhiều nhất là vi phình mạch (81,25%), và đây cũng là biểu hiện sớm nhất ở võng mạc do đái tháo đường. Ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện một vài vi phình mạch ở vùng võng mạc hậu cực, rồi dần dần nhiều hơn tập trung thành từng đám như chùm nho ở cả vùng võng mạc giữa. Có đến 23/30 mắt chỉ có vi phình mạch đơn thuần (chiếm tỷ lệ 63,89% ) phát hiện được bằng chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc. Ở giai đoạn này thị lực bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng nhiều nên soi đáy mắt thông thường dễ bị bỏ qua.

Klement (1980) cũng thấy trong 409 mắt bệnh nhân bị đái tháo đường soi đáy mắt kết luận bình thường nhưng có 109 mắt ( 26,65% ) được phát hiện bắt đầu có vi phình mạch bằng chụp mạch huỳnh quang. Hoàng Thu Hà ( 1998) với 53 mắt cũng có 12 mắt (chiếm tỷ lệ 26,64%) phát hiện được có vi phình mạch bằng chụp mạch ký huỳnh quang.

* Xuất tiết võng mạc

Khi bệnh tiến triển tổn hại võng mạc còn có xuất huyết, xuất tiết, thay đổi hình dạng mạch máu, vi phình mạch xuất hiện ở gianh giới các vùng có tắc mao mạch, bao quanh các xuất tiết mềm và ở giữa các xuất tiết vòng. Xuất tiết là dấu hiệu xuất hiện nhiều thư hai sau vi phình mạch 48,30%; chủ yếu là xuất tiết cứng 42,50% còn xuất tiết mềm là 6,25%.



* Xuất huyết võng mạc

Xuất huyết võng mạc gặp với tỷ lệ 31,88%, gặp cả xuất huyết trước võng mạc và trong võng mạc. Tỷ lệ xuất huyết trong võng mạc nhiều hơn chiếm 28,13%. Ở giai đoạn đầu xuất huyết chỉ là những chấm nhỏ vùng hậu cục, bằng đèn soi đáy mắt thông thường dễ nhầm với các vi phình mạch. Nhưng khi chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc thì các vi phình mạch có hình ảnh tăng huỳnh quang, còn các chấm xuất huyết có hiệu ứng che lấp. Xuất huyết sâu trong võng mạc do vỡ các vi phình mạch, máu đọng ở lớp rối ngoài và lớp nhân trong, xuất huyết hình ngọn nến do vỡ các vi phình mạch và các mao mạch mảnh và yếu do thay đổi cấu trúc thành mạch. Xuất huyết ở lớp sợi thần kinh hình ngọn nến và đi dọc theo các mạch máu lớn ở vùng hậu cực hay phân bổ rải rác ở vùng chu biên. Xuất huyết trước võng mạc, sau màng Hyaloid gặp ở giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh do vỡ các tân mạch ở trước võng mạc, đây là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây mù loà ở giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh.



* Phù hoàng điểm

Đây là nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở giai đoạn đầu của bệnh võng mạc đái tháo đường. Do tăng tính thấm của mạng mao mạch vùng hoàng điểm và những vi phình mạch xung quanh vùng hoàng điểm gây thoát huyết tương vào khoảng gian bào. Trong nghiên cứu nay chúng tôi gặp 18 mắt chiếm (11,25%). Theo nghiên cứu của nhóm WEDRS, tỷ lệ này chỉ khoảng 3% - 4% nhưng sau khoảng 20 năm bị bệnh đái tháo đường nó có thể tăng tới 23% - 30%. Như vậy, tỷ lệ phù hoàng điểm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.



* Thay đổi tĩnh mạch võng mạc

Thay đổi tĩnh mạch rất dễ nhận thấy, có thể hệ tính mạch giãn đều, hoặc thân tĩnh mạch to nhỏ không đều làm tĩnh mạch có dạng chuỗi hạt, thường gặp ở vùng võng mạc giữa. Các tiểu tĩnh mạch xoắn vặn, có hình ruột gà, hình omega, xuất hiện những mạch nối giữa các tiểu động mạch và các tiểu tĩnh mạch. Trên chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc những tĩnh mạch bị biến đổi này nằm trong vùng võng mạc thiếu tưới máu, thành tĩnh mạch tăng tính thấm làm khuếch tán fluorescein dọc theo thành mạch. Ở giai đoạn võng mạc đái tháo đường chưa tăng sinh, dấu hiệu xuất tiết mềm và những thay đổi tĩnh mạch là yếu tố rất có giá trị tiên lượng nguy cơ chuyển bệnh sang giai đoạn tăng sinh.



* Tân mạch võng mạc và xuất huyết dịch kính

Tân mạch có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên võng mạc. Kết quả của bảng 4, cho thấy trong số 26 mắt có tân mạch, thì tân mạch võng mạc có 10 mắt (38,46%), tân mạch đĩa thị có 6 mắt chiếm (23,08%), còn tân mạch võng mạc-đĩa thị có 10 mắt chiếm (38,46%). Tân mạch xuất hiện chủ yếu ở vùng hậu cực, ở nhánh mạch thái dương trên và dưới. Taylor và Dobree (1995) cho thấy tỷ lệ tân mạch ở đĩa thị và thái dương trên đều như nhau là 25%, ở tĩnh mạch thái dương dưới là 19% và ở vùng võng mạc phía mũi là 27%. Các tân mạch là nguồn gốc xuất huyết dịch kính, thời gian bệnh võng mạc đái tháo đường càng lâu thì nguy cơ xuất huyết dịch kính càng nhiều.



5. Kết luận

Bệnh lý võng mạc là thuật ngữ Y khoa chỉ những tổn thương của mạch máu nhỏ ở mắt có chức năng nuôi dưỡng võng mạc, vùng nằm ở phía sau của mắt có chức năng tiếp nhận ánh sáng và chuyển thông tin này đến não. Các mạch máu này bị ảnh hưởng là do lượng đường glucose trong máu tăng cao. Với việc phát hiện và điều trị sớm, nguy cơ bị mù sẽ giảm còn dưới 5%. Và chúng ta có thể bảo vệ mắt theo cách sau:

- Bắt đầu bằng việc khám mắt hằng năm.

- Bệnh nhân đã có Bệnh võng mạc đái tháo đường nên 6 tháng 01 lần khám mắt và chụp mạch ký huỳnh quang võng mạc để phát hiện sớm tổn thương trên võng mạc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Hoàng Thu Hà (1989).“Nhận xét tổn hại võng mạc trong bệnh ĐTĐ và kết quả bước đầu điều trị bằng Laser Diode”. Luận văn nội trú, 34-42

2. Cù Thị Thanh Phương (2000). " Nghiên cứu ứng dụng chụp mạch huỳnh quang một số bệnh hoàng điểm thường gặp". Luận văn thạc sỹ y học, 17-25.

3. Fante RJ, Durairaj VD, Oliver SCN. Diabetic retinopathy: an update on treatment. Am J Med 2010;123:213-216.

4. Garg S, Davis RM. Diabetic retinopathy screening update. Clin Diabetes 2009;27:140-145.

5. Wong TY, Liew G, Tapp RJ, et al. Relation between fasting glucose and retinopathy for diagnosis of diabetes: three population-based cross-sectional studies. Lancet 2008;371:700-702.

6. Cunha-Vaz J.G., Shakib M., Ashton N.- Studies on the permeability of the blood-retinal barrier. I: On the existence, development, and site of a blood-retonal barrier. Br-J-Ophtalmol. 1996; 50:441-54.

7. Ernest J.T.- Retinal circulation in diabetic retonopathy. Arch-Ophthalmol. Jul. 1986; 104(7): 986-990.

8. Frank R.N.- Etiologic mechanisms in diabetic retinopathy. In. Ryan S.J, ed: Retina vol. 2 st Louis CV Mosby Co 1989: 301-326.

NGHIÊN CỨU TẦN XUẤT MỘT SỐ KHÁNG NGUYÊN NHÓM MÁU TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU THÁI NGUYÊN

Phạm Thị La*, Nguyễn Văn Tư*, Nguyễn Kiều Giang*,

Vũ Bích Vân**, Cao Minh Phương**


*: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

**: Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
TÓM TẮT

Qua nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu của 512 người hiến máu và học sinh các trường dân tộc nội trú Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Dân tộc kinh 28,7%, Tày 20,5%, Nùng 12,3%, Dao 12,7%, Mường 12,7%, khác 13,1%. Các kháng nguyên D,k,Lub,s gặp với tần xuất 100%, kháng nguyên S gặp với tần xuất thấp là 6,8%, kháng nguyên K, Lua không gặp. Kiểu hình hệ Rh Dce gặp nhiều nhất với 57,07%, kiểu hình DCcE gặp ít nhất với 0,7%. Gặp kiểu hình hệ Kell là K-k+ là 100%. Kiểu hình Fy(a+b-) 86,1%, kiểu hình Fy(a-b+), Fy(a-b-)1,4%. Jk(a+b+) 41,1%, Jk(a-b-) 5,6. Le(a-b+) 65,5%, Le(a+b-) 4,3%. Lu(a-b+)100%. M+N+ 57%, M-N- 0%, S-s+ 93,2%, s- 0%, S+ gặp 6,8%.



Từ khóa: Nhóm máu phenotype

STUDY ON FREQUENCE OF SOME BLOOD GROUP ANTIGENS AT THE

THAI NGUYEN HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION CENTRE

Pham Thi La*, Nguyen Van Tu*, Nguyen Kieu Giang*

Vu Bich Van**, Cao Minh Phuong**

*: Thai Nguyen medical and pharmacy university

**: Thai Nguyen national general hospital
SUMMARY

Study on the blood group antigens of 512 blood donors and ethnic minority students in Bac Can boarding schools in Bac Kan, Thai Nguyen Tuyen Quang, we draw the following conclusions: Kinh majority was 28.7%, Tay was 20. 5%, Nung was 12.3%, Dao was 12.7%, Muong was 12.7%, others were 13.1%. The antigens : D, k, Lub, s were seen with a frequency of 100%, S antigen seen with a low frequency of 6.8%, antigen K, Lua without phenotype DCE seen at the most with 57.07%, phenotype DCcE seen at least was 0.7%. Phenotype K-k + was 100%. Phenotype Fy (a + b-) was 86.1%, phenotype Fy (a-b +), Fy (a-b-) was 1.4%. Jk (a + b +) was 41.1%, Jk (a-b-) was 5.6%. Le (a-b +) was 65.5%, Le (a + b-) was 4.3%. Lu (a-b +) was 100%. M + N + was 57%, M-N- was 0%, S-s+ was 93.2%, S- was 0%, S+ was 6.8%.



Key word: phenotype blood group


  1. Đặt vấn đề

Nhóm máu hệ hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng trong thực hành truyền máu. Theo công bố của Hội Truyền máu quốc tế đến nay người ta đã nghiên cứu và phát hiện được 30 hệ nhóm máu hồng cầu với khoảng 325 kháng nguyên khác nhau [1], [4], [5], [6], [9], [13] do vậy để lựa chọn được một đơn vị máu hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân về tất cả các hệ nhóm máu là việc không dễ thực hiện. Trên thực tế chúng ta vẫn gặp những tai biến truyền máu, thậm chí rất nghiêm trọng do trong huyết thanh của người nhận có những kháng thể bất thường chống lại các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của người cho. Để hạn chế được những tai biến truyền máu này, hiện nay trên thế giới người ta đã triển khai thực hiện một cách triệt để các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch như định nhóm máu hệ ABO, Rh và một số hệ nhóm máu khác của cả người cho và người nhận, thực hiện phản ứng hòa hợp đầy đủ và sàng lọc kháng thể bất thường cho cả người cho và người nhận từ nhiều năm nay, một số nước còn truyền máu hòa hợp phenotype cho bệnh nhân truyền máu nhiều lần [9,10,11,12,13]. Tại Việt Nam, việc thực hiện các xét nghiệm bảo đảm an toàn truyền máu còn chưa được đầy đủ, hiện nay kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường mới chỉ được thực hiện cho cả người cho máu và nhận máu tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương, ngoài ra chỉ có một số trung tâm lớn thực hiện xét nghiệm này cho người bệnh được nhận máu, do vậy việc thực hiện an toàn truyền máu là chưa triệt để [1,2,3,4,5,6,7,8]. Nghiên cứu tần suất xuất hiện các kháng nguyên hồng cầu ở người hiến máu nhóm O là rất cần thiết để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc và định danh kháng thể bất thường mang tính đặc thù của người Việt Nam và tiến tới truyền máu hòa hợp phenotype cho bệnh nhân thalassemia và bệnh nhân nhận máu nhiều lần. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu sau:

Xác định nhóm máu và kiểu hình nhóm máu của một số hệ nhóm máu Rh(D,C,c,E,c), Kell, Kidd, Duffy, Lewis, Lutheran, P1, MNSs của người hiến máu và học sinh các trường dân tộc nội trú Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

  1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu

Người hiến máu và học sinh các Trường dân tộc nội trú Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên.(nhóm máu O).

  • Định nhóm ABO bằng phương pháp Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu

  • Định nhóm Rh (D,C,c,E,e) bằng phương pháp gelcard của hãng Diamed(Thụy Sỹ).

  • Định nhóm Kell, Kidd, Duffy, Lewis, Lutheran, MNSs, P1 bằng phương pháp ống nghiệm, sử dụng kháng thể đơn dòng monoclone antibody của hãng CE (Đức).

  1. Kết quả

Bảng 1. Tỷ lệ các dân tộc trong nghiên cứu

Dân tộc

Số mẫu nghiên cứu

Tỷ lệ %

Kinh

147

28,7

Tày

105

20,5

Nùng

63

12,3

Dao

65

12,7

Mường

65

12,7

Khác

67

13,1

Tổng

512

100

Tổng số mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 512, trong đó dân tộc kinh chiếm 28,7%, tiếp đến là dân tộc Tày 20,5%, dân tộc Nùng 12,3%, Dao 12,7%, Mường 12,7%, khác 13,1%.

Bảng 2. Tần xuất kháng nguyên một số hệ nhóm máu

Hệ nhóm máu

Tên kháng nguyên

Tổng số

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %

Trần Văn Bảo

Bùi Mai An

Rh

D

512

512

100

86,1

99,2

C

512

484

94,5

91,6

93,7

c

512

217

42,3

61,1

40,6

E

512

176

34,4

36,1

33,3

e

512

501

98

100

95,3

Kell

K

512

0

0

0

0

k

512

512

100

100

100

Kid

Jka

512

345

67,4

61,1

75,8

Jkb

512

349

68,1

63,8

74,1

Duffy

Fya

512

498

97,3

88,8

98,5

Fyb

512

64

12,5

13,8

15,4

Lewis

Lea

512

115

22,4

19,4

27,6

Leb

512

428

83,6

72,2

86,3

Lutheran

Lua

512

0

0

0

0

Lub

512

512

100

100

100

P

P1

512

125

24,5

41,6

23,2

MNSs

M

512

457

89,3

91,6

80

N

512

350

68,5

36,1

61,9

S

512

35

6,8

16,6

7,4

s

512

512

100

97,2

100

Các kháng nguyên D,k,lub,s gặp với tần xuất 100%, kháng nguyên S gặp với tần xuất thấp là 6,8%, kháng nguyên K, lua không gặp trường hợp nào.

Bảng 3. Kiểu hình nhóm máu hệ Rh

Phản ứng ngưng kết

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số ngưng kết

Tỷ lệ %

Anti D

Anti C

Anti E

Anti c

Anti e

+

+

0

+

+

DCce

512

68

11,70

+

+

0

0

+

DCe

512

254

57,07

+

+

+

+

+

DCcEe

521

137

25,37

+

0

0

+

+

Dce

521

5

0,49

+

0

+

0

+

DcEe

521

10

1,47

+

0

+

+

0

DcE

521

13

1,95

+

+

+

0

+

DCEe

521

13

1,95

+

+

+

+

0

DCcE

521

6

0,7

+

+

+

0

0

DCE

521

6

0,85

0

0

0

+

+

ce

521

0

0

0

+

0

+

+

Cce

521

0

0

0

0

+

+

+

cEe

521

0

0

0

+

+

+

+

CcEe

521

0

0

Kiểu hình Dce gặp nhiều nhất với 57,07%, kiểu hình DCcE gặp ít nhất với 0,7%, các kiểu hình liên quan đến D- không gặp trường hợp nào trong nghiên cứu này.

(+): Ngưng kết.

(0): Không ngưng kết

Bảng 4. Kiểu hình nhóm máu hệ Kell

Phản ứng ngưng kết

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %

Anti K

Anti k

+

+

K+k+

512

0

0

+

0

K+k-

512

0

0

0

+

K-k+

512

512

100

0

0

K-k-

512

0

0

Gặp 100% kiểu hình hệ Kell là K-k+.

Bảng 5. Kiểu hình nhóm máu hệ Duffy

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %




Anti Fya

Anti Fyb

+

+

Fy(a+b+)

512

57

11,1

+

0

Fy(a+b-)

512

441

86,1

0

+

Fy(a-b+)

512

7

1,4

0

0

Fy(a-b-)

512

7

1,4

Kiểu hình Fy(a+b-) gặp nhiều nhất với 86,1%, kiểu hình Fy(a-b+), Fy(a-b-) gặp với 1,4%.

Bảng 6. Kiểu hình nhóm máu hệ Kid

Phản ứng ngưng kết

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %

Anti Jka

Anti Jkb

+

+

Jk(a+b+)

512

210

41,1

+

0

Jk(a+b-)

512

135

26,3

0

+

Jk(a-b+)

512

138

27,0

0

0

Jk(a-b-)

512

29

5,6

Kiểu hình Jk(a+b+) gặp nhiều nhất với 41,1%, Jk(a-b-) gặp ít nhất với 5,6%.

Bảng 7. Kiểu hình nhóm máu hệ Lewis

Phản ứng ngưng kết

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %

Anti Lea

Anti Leb

+

+

Le(a+b+)

512

93

18,1

+

0

Le(a+b-)

512

22

4,3

0

+

Le(a-b+)

512

335

65,5

0

0

Le(a-b-)

512

62

12,1

Kiểu hình Le(a-b+) gặp nhiều nhất với 65,5%, kiểu hình Le(a+b-) gặp ít nhất với 4,3%.

Bảng 8. Kiểu hình nhóm máu hệ Lutheran

Phản ứng ngưng kết

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %

Anti Lua

Anti Lub

+

+

Lu(a+b+)

512

0

0

+

0

Lu(a+b-)

512

0

0

0

+

Lu(a-b+)

512

512

100

0

0

Lu(a-b-)

512

0

0

Gặp 100% kiểu hình hệ Lutheran là Lu(a-b+).

Bảng 9. Kiểu hình nhóm máu hệ MNSs

Phản ứng ngưng kết

Kiểu hình

Tổng số nghiên cứu

Số mẫu dương tính

Tỷ lệ %

Anti M

Anti N

Anti S

Anti s

+

+







M+N+

512

296

57,8

+

0







M+N-

512

161

31,5

0

+







M-N+

512

55

10,7

0

0







M-N-

512

0

0







+

+

S+s+

512

35

6,8







+

0

S+s-

512

0

0







0

+

S-s+

512

477

93,2







0

0

S-s-

512

0

0

Kiểu hình M+N+ gặp 57%, M-N- không gặp trường hợp nào, S-s+ 93,2%, s- không gặp trường hợp nào, S+ gặp 6,8%.

  1. Bàn luận

Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định một số hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran, Lewis, MNSs, P1 cho người hiến máu và học sinh một số dân tộc, chúng tôi gặp chủ yếu dân tộc kinh, tiếp đến là Tày, Nùng, Mường, và một số dân tộc khác, do số lượng mẫu nghiên cứu của từng dân tộc chưa đủ nhiều do vậy chúng tôi chưa so sánh tỷ lệ nhóm máu theo dân tộc, tuy nhiên trong thời gian tới, nếu có đủ kinh phí chúng tôi sẽ làm thêm mẫu của các dân tộc để xác định tần xuất và đánh giá tần xuất nhóm máu theo dân tộc [2,3,9].

Bảng 2 cho thấy các kháng nguyên D,k,lub,s gặp với tần xuất 100%, kháng nguyên S gặp với tần xuất thấp là 6,8%, kháng nguyên K, lua không gặp trường hợp nào. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thị Mai An và Trần Văn Bảo, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chưa gặp nhóm máu D-, do vậy không gặp được hết các kiểu hình của hệ nhóm máu Rh [1,3,4,5,6].

Bảng 3 cho thấy kiểu hình nhóm máu hệ Rh gặp nhiều nhất là Dce, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thị Mai An và Trần Văn Bảo, các kiểu hình khác gặp ít hơn, tuy nhiên cũng gặp đủ các kiểu hình cần thiết để xây dựng panel hồng cầu sàng lọc và định danh kháng thể bất thường [1,5].

Bảng 4 cho thấy 100% kiều hình của hệ nhóm máu Kell là K-k+, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thị Mai An tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương và Trần Văn Bảo tại Bệnh viện Chợ Rẫy, [1,5].



Bảng 5, 6, 7, 8, 9 là kiểu hình của các nhóm máu khác như Duffy, kidd, Lutheran, Lewis, MNSs, tần xuất các kiểu hình khác nhau, có một số kháng nguyên như Lua không gặp trường hợp nào, s gặp 100% các trường hợp, các kết quả này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thị Mai An tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương và Trần Văn Bảo tại Bệnh viện Chợ Rẫy [1,2,3,4,5,9,13]. Với các kết quả này chúng tôi đã xây dựng được 03 bộ panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường và 02 bộ panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường, đồng thời cũng xây dựng được cơ số người hiến máu tình nguyện đã được định nhóm máu phenotype sẵn sàng hiến máu tình nguyện nhắc lại cho những bệnh nhân có kết quả định danh kháng thể bất thường, tiến tới truyền máu phenotype cho các bệnh nhân phải truyền máu nhiều lần, nhất là các bệnh nhân thiếu máu tan máu, là một bệnh lý khác đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc [1,5,9,13].

  1. Kết luận

Qua nghiên cứu nhóm máu ngoài hệ ABO của 512 người hiến máu và học sinh các trường dân tộc nội trú Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

  • Dân tộc kinh chiếm 28,7%, tiếp đến là dân tộc Tày 20,5%, dân tộc Nùng 12,3%, Dao 12,7%, Mường 12,7%, khác 13,1%.

  • Các kháng nguyên D,k,Lub,s gặp với tần xuất 100%, kháng nguyên S gặp với tần xuất thấp là 6,8%, kháng nguyên K, lua không gặp trường hợp nào.

  • Kiểu hình Dce gặp nhiều nhất với 57,07%, kiểu hình DCcE gặp ít nhất với 0,7%, các kiểu hình liên quan đến D- không gặp trường hợp nào trong nghiên cứu này.

  • Gặp 100% kiểu hình hệ Kell là K-k+.

  • Kiểu hình Fy(a+b-) gặp nhiều nhất với 86,1%, kiểu hình Fy(a-b+), Fy(a-b-) gặp với 1,4%.

  • Kiểu hình Jk(a+b+) gặp nhiều nhất với 41,1%, Jk(a-b-) gặp ít nhất với 5,6%.

  • Kiểu hình Le(a-b+) gặp nhiều nhất với 65,5%, kiểu hình Le(a+b-) gặp ít nhất với 4,3%.

  • Gặp 100% kiểu hình hệ Lutheran là Lu(a-b+).

  • Kiểu hình M+N+ gặp 57%, M-N- không gặp trường hợp nào, S-s+ 93,2%, s- không gặp trường hợp nào, S+ gặp 6,8%.

  1. Khuyến nghị

  • Tiếp tục mở rộng nghiên cứu thêm tần xuất nhóm máu của các dân tộc để có đủ số mẫu so sánh về tần xuất nhóm máu giữa các dân tộc.

  • Mở rộng tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện, mở rộng số người đăng ký hiến máu tình nguyện nhắc lại, xây dựng cơ cấu người hiến máu nhắc lại thường xuyên, định nhóm phenotype để có thể chọn đơn vị máu phù hợp sau khi có kết quả sàng lọc và định danh kháng thể bất thường, tiến tới truyền máu phenotype cho bệnh nhân truyền máu nhiều lần.

  1. Tài liệu tham khảo

  1. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí, Hoàng Thị Thanh Nga, Hoàng Nhật Lệ, Trần Ngọc Quế, Nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO của người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu, ngân hàng người hiến máu có nhóm máu hiếm tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương.Y học Việt Nam, tháng 9, số 2/2010, tr 404-408.

  2. Bùi Thị Mai An, Bạch Quốc Khánh, Hoàng Thị Thanh Nga, Hoàng Nhật Lệ, Nghiên cứu tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương (12/2009-6/2010), Y học Việt Nam, tháng 9, số 2/2010, tr 409-413.

  3. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Vi Đình Tuấn và CS (2005), Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương (2004-2005)

  4. Bùi Thị Mai An, Bạch Khánh Hoà, Nguyễn Thị Y Lăng, Nguyễn Triệu Vân, Đỗ Trung Phấn và cộng sự (1995), Kháng thể bất thường ở người cho máu và nhận máu nhiều lần tại Viện Huyết học Truyền máu, Y học Việt Nam số 9 tập 196, tr.35-39.

  5. Trần Văn Bảo, Tu Ana, Trần Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Mỹ Duyên, Oytip Nathalang, Thiết lập dàn hồng cầu mẫu dùng để phát hiện và xác định kháng thể bất thường tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 2/2010, tr 553-557.

  6. Trần Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học.

  7. Trịnh Xuân Kiếm, Bạch Quốc Tuyên, Trịnh Kim ảnh (1990), Kháng thể bất thường, nguyên nhân phản ứng tan máu muộn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Y học thực hành số 5 tập 228, tr.14-15.

  8. Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), Nghiên cứu các kháng thể bất thường kháng hồng cầu ở một số đối tượng tại Bệnh viện nhi trung ương, Luận án tiến sỹ sinh học, Tr. 11-20.

  9. AABB (2005) “Blood group”, Technical Manual, 15th edition 2005, tr 289-360.

  10. Denise M. Harmening (1999), Modern blood banking and transfusion practise, Book promotion & service, fourth edition, pp: 90-213.

  11. Helmut Schenkel – Brunner (2000), Human Blood Groups- Chemical and Biochemical- Basis of Antigen specificifi, pp. 54-622.

  12. Peter D. Issitt; Charla H. Issitt (1970), Applied Blood Group Serology, Spectra Biologicals, pp. 73-251.

13.Williams Hematology (2007), 7th edition “Transfusion medicin”.


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CIPROFLOXACIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Lương Văn Đức, Trần Văn Tuấn


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả thực trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng ciprofloxacin an toàn, phù hợp với điều kiện điều trị tại bệnh viện. Đối tượng: 54 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên, thời gian từ 3/2012 đến 10/2012. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,8. Sử dụng ciprofloxacin phù hợp là 42 trường hợp (77,8%), sử dụng không phù hợp là 12 trường hợp (20,2%). Các lý do sử dụng ciprofloxacin không phù hợp chủ yếu là sử dụng theo kinh nghiệm trong các nhiễm trùng giả và sốt. Liều dùng 24 giờ phù hợp là 36 trường hợp (66,7%), thấp hơn khuyến cáo là 18 trường hợp (33,3%). Khoảng cách đưa thuốc trong ngày mỗi 12 giờ là 5 trường hợp (9,3%), và ngắn hơn khuyến cáo là 49 trường hợp (90,7%). Số bệnh nhân đáp ứng lâm sàng với điều trị là 35 trường hợp (64,8%). Phản ứng bất lợi, nhức đầu (10,2%), ngứa (10,2%), nôn/buồn nôn (8,2%), tiêu chảy (8,2%), đau bụng (4,1%), chóng mặt (4,1%), ban đỏ (4,1%) và ảo giác (2%), phải dừng thuốc là (4,1%). Tỷ lệ tương tác thuốc, furosemid (22,2%), diazepam (16,7%), insulin (5,6%), meloxixam (3,7%), morphin (3,7%), aspirin (1,9%), ibuprofen (1,9%), codein (1,9%), và amitriptylin (1,9%).

Từ khóa: Đánh giá sử dụng thuốc, ciprofloxacin, phản ứng bất lợi, tương tác thuốc
EVALUATION OF REAL SITUATION OF CIPROFLOXACIN IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Luong Van Duc, Tran Van Tuan

Thai Nguyen university of medicine and pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe the actual use and to propose some solutions using ciprofloxacin safely, suitable with the treatment conditions in the hospital. Subjects: 54 inpatients were treated in Thai Nguyen Central General Hospital, from 3/2012 to 10/2012. Methods: A cross-sectional descriptive study used in the study. Results: The average age was 59.8 years. The utilization of ciprofloxacin was appropriate in 42 cases (77,8%) inappropriate in 12 cases (22,2%). Common reasons for inappropriate use of ciprofloxacin included: according to experience for false infections and for fever. Dose for 24h, appropriate was 36 cases (66.7%), and lower than recommended was 18 cases (33,3%). The medication given every twelve hours seen in 5 cases (9.3%), and shorter seen in 49 cases (90,7%). Treatment response seen in 35 patients (64,8%). Adverse reactions, headache (10.2%), nausea/vomiting (8.2%), itching (10.2%), diarrhea (8.2%), abdominal pain (4.1%), dizziness (4.1%), rash (4.1%) and hallucinations (2%), stopping to take medication (4.1%). The rate of drug interactions: furosemide (22.2%), diazepam (16.7%), insulin (5.6%), meloxixam (3.7%), morphine (3.7%), aspirin (1.9%), ibuprofen (1.9%), codeine (1.9%), and amitriptyline (1.9%).

Keyword: Drug utilization review, ciprofloxacin, adverse reactions, drug interaction

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trở thành vấn đề lớn của toàn thế giới. Sử dụng kháng sinh rộng rãi, là một trong những yếu tố chi phối đến sự xuất hiện và lan rộng mức kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh [4]. Ngay cả các kháng sinh mới, phổ rộng cũng đang dần mất hiệu lực [3]. Trong khi việc tìm kiếm các kháng sinh mới phục vụ điều trị ngày càng khó khăn, đòi hỏi thời gian dài và chi phí cao mà không phải quốc gia nào cũng thực hiện được.

Ciprofloxacin là một trong những kháng sinh mạnh nhất của nhóm fluoroquinolon [1], thuốc được đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 1987 [4]. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà các kháng sinh thông thường không có tác dụng [1]. Tuy nhiên, sử dụng ciprofloxacin không phù hợp dẫn tới tốn kém, thất bại trong điều trị, làm gia tăng sự kháng kháng sinh và các phản ứng bất lợi do thuốc gây ra.

Với mục đích đánh giá thực trạng sử dụng ciprofloxacin tại bệnh viện từ đó có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng ciprofloxacin, đồng thời theo dõi tác dụng phụ và tương tác thuốc nhằm nâng cao hiệu quả trị liệu cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu sau:



1. Mô tả thực trạng sử dụng ciprofloxacin tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên

2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng ciprofloxacin phù hợp với điều kiện điều trị tại bệnh viện

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gồm 54 bệnh nhân có chỉ định dùng ciprofloxacin đường truyền tĩnh mạch, được điều trị tại bệnh viện ĐKTW TN



* Tiêu chuẩn lựa chọn

- Tất cả bệnh nhân có chỉ định dùng ciprofloxacin

- Không phân biệt nam, nữ.

- Tuổi từ 18 trở lên



* Tiêu chuẩn loại trừ

- Khảo sát tác dụng phụ của thuốc: loại trừ bệnh nhân hôn mê, có mở nội khí quản

* Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2012- 10/2012

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang

- Cỡ mẫu nghiên cứu: thuận tiện

- Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích

- Các bước tiến hành: số liệu được thu thập theo mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng

- Xét nghiệm cơ bản: WBC, NE, creatinin.

- Đường dùng, liều dùng, tổng liều/24 giờ, khoảng cách đưa liều trong ngày

- Tác dụng phụ

- Các thuốc dùng phối hợp, tương tác thuốc



2.4. Xử lý số liệu: phần mềm thống kê y học SPSS 16.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1.Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Nam

Nữ

Chung

n

%

n

%

n

%

< 20

0

0,0

1

1,9

1

1,9

20-29

2

3,7

2

3,7

4

7,4

30-39

0

0,0

3

5,6

3

5,6

40-49

6

11,1

2

3,7

8

14,8

50-59

4

7,4

5

9,3

9

16,7

60-69

7

13

1

1,9

8

14,8

70-79

12

22,2

2

3,7

14

25,9

≥ 80

4

7,4

3

5,6

7

13

Cộng

35

64,8

19

35,2

54

100

Trung bình

59,80 ±18,74

Nhận xét: Bệnh nhân tuổi từ 18 đến 90. Tỷ lệ tăng dần theo nhóm tuổi, nhiều nhất là độ tuổi 70-79 (25,9%). Bệnh nhân nam (64,8%) cao hơn nữ (35,2%). Tuổi bệnh nhân trung bình là (59,80 ±18,74)

Bảng 3.2. Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân

Chức năng thận

n

%

Bình thường

8

14,8

Suy thận nhẹ

19

35,2

Suy thận trung bình

26

48,1

Suy thận nặng

1

1,9

Tổng

54

100

Nhận xét: Bệnh nhân có chức năng thân bình thường (14,8%), suy thận nhẹ (35,2%), suy thận trung bình (48,1%) và suy thận nặng (1,9%)

Bảng 3.3.Phân loại theo lý do sử dụng ciprofloxacin

Lý do sử dụng

n

%

Chẩn đoán nhiễm khuẩn

39

72,2

Không có chẩn đoán nhiễm khuẩn

nhưng có dấu hiệu nhiễm khuẩn



12

22,2

Không có dấu hiệu nhiễm khuẩn

3

5,6

Tổng

54

100

Nhận xét: Bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm khuẩn (72,2%), không có chẩn đoán nhiễm khuẩn nhưng có dấu hiệu nhiễm khuẩn (22,2%), và không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (5,6%)

Bảng 3.4. Đặc điểm phác đồ ciprofloxacin

Đặc điểm phác đồ

Thứ tự phác đồ

Đơn độc

Phối hợp

Tổng

n

%

n

%

n

%

Khởi đầu

10

18,5

9

16,7

19

35,2

Thay thế

18

33,3

17

31,5

35

64,8

Tổng

28

51,9

26

48,1

54

100

Nhận xét: Phác đồ khởi đầu (35,2%), phác đồ%) gần bằng phác đồ phối hợp (48,1%) thay thế (64,8%); Phác đồ đơn độc (51,9

Bảng 3. 5. Đặc điểm phác đồ phối hợp của ciprofloxacin

Kháng sinh phối hợp

n

%

β- Lactam

Cefotaxim

10

38,5

Imipenem – Ciclastin

2

7,7

Ceftazidim

1

3,8

Cefoperazol

2

7,7

Ampicillin –Sulbactam

1

3,8

Cefoperazol -Sulbactam

1

3,8

Aminoglycosid

Gentamycin

1

3,8

Amikacin

2

7,7

5-Nitro imidazol

Metronidazol

2

7,7

Tinidazol

2

7,7

Khác

Fosfomycin

1

3,8

Cefotaxim – Co-trimoxazol

1

3,8

Tổng

26

100

Nhận xét: Nhóm kháng sinh phối hợp nhiều nhất là β- Lactam, tiếp đó là aminoglycosid, 5-imidazol. Trong đó cefotaxim (38,5%), thấp nhât là ceftazidim (3,8%), ampicillin-sulbactam (3,8%), cefoperazol-sulbactam (3,8%), gentamycin (3,8%), fosfmycin (3,8%), và cefotaxim - co-trimoxazol (3,8%).

Bảng 3.6. Số ngày điều trị theo lý do sử dụng

Lý do sử dụng

n

Khoảng thời gian

Trung bình (số ngày)

Chẩn đoán nhiễm khuẩn

39

5-14

9,28±2,85

Dấu hiệu nhiễm khuẩn

12

1-11

6,67±2,53

Không có dấu hiệu nhiễm khuẩn

3

1-8

4,33±3,51

Thời gian điều trị trung bình

1-14

8,43±3,13

Nhận xét: Thời gian trung bình là (8,43±3,13) . Bệnh nhân có chẩn đoán nhiễm khuẩn có thời gian điều trị dài hơn (9,28±2,85), Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn là (6,67±2,53) và không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (4,33±3,51)

Bảng 3.7. Kết quả điều trị

Kết quả

n

%

Khỏi

21

40,4

Đỡ, giảm

16

30,8

Không đổi

14

26,9

Nặng lên

1

1,9

Tổng

52

100

Nhận xét: Bệnh nhân khỏi (40,4%), đỡ giảm (30,8%), không đổi (26,9%), và nặng lên (1,9%)

Bảng 3.8.Tác dụng phụ của ciprofloxacin

Tác dụng phụ

n (=49)

%

Phải ngừng thuốc

2

4,1

Trên tiêu hóa



Nôn/buồn nôn

4

8,2

Tiêu chảy

4

8,2

Đau bụng

2

4,1

Thần kinh TW

Nhức đầu

5

10,2

Chóng mặt

2

4,1

Ảo giác

1

2

Da

Ngứa

5

10,2

Ban đỏ

2

4,1

Nhận xét: Tác dụng phụ ghi nhận trên tiêu hóa, thần kinh trung ương, da. Gặp nhiều nhất là nhức đầu (10,2%), ngứa (10,2%) tiếp đó là nôn/buồn nôn (8,2%), tiêu chảy (8,2%), đau bụng (4,1%), chóng mặt (4,1%), ban đỏ (4,1%) và ảo giác (2%). Tỷ lệ bệnh nhân phải dừng thuốc là (4,1%)

Bảng 3.9. Tương tác của ciprofloxacin với các thuốc dùng phối hợp

Thuốc gây tương tác

Mức độ tương tác

n

%

NSAID



Aspirin




1

1,9

Meloxicam

Mức độ 4

2

3,7

Ibuprofen

1

1,9

Opioid


Morphin

Mức độ 4


2

3,7

Codein

1

1,9

Diazepam

Mức độ 1

9

16,7

Amitryptilin

Mức độ 5

1

1,9

Insulin




3

5,6

Furosemid

Mức độ 1

12

22,2

Nhận xét: Các thuốc tương tác gặp ở nhóm NSAID, an thần, insulin. Trong đó nhiều nhất là furosemid (22,2%), diazepam (16,7%). Insulin (5,6%), meloxicam (3,7%), morphin (3,7%), aspirin (1,9%), ibuprofen (1,9%), codein (1,9%), và amitryptilin (1,9%).

Bảng 3.10. Đánh giá phù hợp chỉ định trên bệnh nhân theo loại nhiễm trùng

Phù hợp

Không phù hợp

Tổng

Loại nhiễm khuẩn

n

%

Lý do

n

%

n

%

Đường hô hấp dưới

21

38,9

Nhiễm trùng giả

5

9,3

54



100

Phẫu thuật đường tiết niệu

9

16,7

Phẫu thuật đường tiêu hóa

5

9,3

Điều trị sốt theo kinh nghiệm

5

9,3

Phẫu thuật chấn thương

4

7,4

Khác (áp xe cơ, viêm tử cung)

3

5,6

Dự phòng

2

3,7

Tổng

42

77,8

Tổng

12

22,2

Nhận xét: Tỷ lệ chỉ định phù hợp (77,8%), chưa phù hợp (22,2%) bao gồm nhiễm trùng giả (9,3%) và điều trị theo kinh nghiệm (9,3%) và dự phòng (3,7%)

Bảng 3.11. Đánh giá liều dùng 24h trên bênh nhân không cần hiệu chỉnh và cần hiệu chỉnh (suy thận, và bệnh nhân có tuổi > 65)

Đánh giá

Đối tượng

Phù hợp

khuyến cáo

Thấp hơn

khuyến cáo

Cao hơn

khuyến cáo

Chung

n

%

n

%

n

%

n

%

Không cần hiệu chỉnh liều

0

0,0

18

33,3

0

0,0

18

33,3

Cần hiệu chỉnh liều

36

66,7

0

0,0

0

0,0

36

66,7

Tổng

54

100

Nhận xét: Liều dùng phù hợp khuyến cáo (66,7%) đều thuộc nhóm cần hiệu chỉnh liều. Liều thấp hơn khuyến cáo (33,3%) thuộc nhóm bình thường. Không có trường hợp liều sử dụng cao hơn khuyến cáo

Bảng 3.12.Đánh giá khoảng cách giữa hai lần đưa thuốc trong ngày

Phù hợp khuyến cáo (12 giờ)

Ngắn hơn khuyến cáo (6 giờ)

Dài hơn khuyến cáo

Chung

n

%

n

%

n

%

n

%

5

9,3

49

90,7

0

0,0

54

100

Nhận xét: Khoảng cách phù hợp khuyến cáo (9,3%), ngắn hơn khuyến cáo (90,7%), không có khoảng cách dài hơn khuyến cáo.

Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả sử dụng của ciprofloxacin.

Hiệu quả
Chỉ định

Hiệu quả

Không hiệu quả

Không rõ

Tổng

n

%

n

%

n

%

n

%

Phù hợp

31

57,4

9

16,7

2

3,7

42

77,8

Không phù hợp

4

7,4

5

9,3

3

5,6

12

22,2

Tổng

35

64,8

14

25,9

5

9,3

54

100

Nhận xét: Chỉ định phù hợp có hiệu quả (57,4%), không hiệu quả (16,7%), không rõ (3,7%). Chỉ định chưa phù hợp có hiệu quả (7,4%), không hiệu quả (9,3%), không rõ (5,6%). Tỷ lệ hiệu quả chung là (64,8%), không hiệu quả (25,9%), không rõ (9,3%).

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân

Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là cao tuổi, không có phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi [9]. Điều này phù hợp với khuyến cáo không dùng ciproflxacin cho trẻ em đang lớn và đang phát triển, do làm thoái hóa các sụn ở khớp chịu trọng lực [1]. Chức năng thận của bệnh nhân theo hệ số thanh thải creatinin là một tiêu chí quan trọng đánh giá chức năng thận, ảnh hưởng đến khả năng đào thải, nồng độ thuốc trong huyết thanh và liều sử dụng khi đó phải dựa vào chỉ số clearance.

Việc sử dụng ciprofloxacin cần thận trọng trong trường hợp bệnh nhân đang cho con bú, khi đó phải ngừng cho con bú bằng sữa mẹ. Ngoài ra còn có một bệnh nhân động kinh sử dụng ciprofloxacin, trường hợp này phải được theo dõi chặt chẽ, do thuốc làm tăng nguy cơ co giật do kích thích thần kinh trung ương [1]. Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm Mycobacterium tuberculosis âm tính [1], trong mẫu nghiên cứu đã có bệnh nhân có xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, điều này không được chú ý, do vậy khi bệnh nhân còn đang theo dõi xét nghiệm tìm trực khuẩn lao thì không được sử dụng ciprofloxacin và thay bằng kháng sinh khác có cùng phổ tác dụng.

4.2. Đặc điểm phác đồ điều trị

Phác đồ khởi đầu không được ưu tiên sử dụng, trong khi phác đồ thay thế được sử dụng nhiều trong các trường hợp các kháng sinh thông thường không có tác dụng. Điều này phù hợp với khuyến cáo chỉ dùng ciprofloxacin trong các nhiễm khuẩn nặng. Phác đồ phối hợp được sử dụng trong các nhiễm nặng và phức tạp. Phác đồ phối hợp chủ yếu là aminoglycosid và β- lactam.Với bệnh nhân tiên lượng phải điều trị dài, nên làm kháng sinh đồ đặc biệt trong nhiễm nhuẫn ngoại khoa, nhằm rút ngắn thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.



4.3. Đánh giá sử dụng ciprofloxacin

Tỷ lệ sử dụng ciprofloxacin hợp lý là khá cao (77,8%), trong các trường hợp biết rõ vị trí nhiễm khuẩn, cũng như nhiễm khuẩn sau phẩu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng không phù hợp do hiện tượng nhiễm trùng giả, điều trị theo kinh nghiệm ở các bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, tăng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính và ở những bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm trùng. Mặc dù vậy, nhưng sử dụng ciprofloxacin theo kinh nghiệm là có hiệu quả trong một số trường hợp nhiễm trùng giả. Báo cáo của Frieden và Mangi vào năm 1990 , đã cho thấy một tỷ lệ lớn chỉ định của ciprofloxacin là không phù hợp. Điều này có thể dẫn tới tốn kém, thất bại trong điều trị, sự phát triển của kháng kháng sinh và tác dụng phụ của thuốc [4]

Tác dụng phụ liên quan đến sử dụng ciprofloxacin bao gồm; tỷ lệ bệnh nhân phải dừng điều trị là 4% cao hơn nghiên cứu của Rick Davis và cộng sự (1,5%). Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nôn/ buồn nôn (8,2%), tiêu chảy (8,2%), và đau bụng (4%), trong nghiên cứu của Rick Davis và cộng sự thì tỷ lệ này là 5%. Tác dụng phụ trên thần kinh trung ương (với biểu hiện chính nhức đầu (10,2%), chóng mặt (4,1%), ảo giác (2%)) và da liễu (ngứa (10,2%), ban đỏ (4,1%) ) cao hơn so với tỷ lệ tương ứng là 2% và 1% của Rick Davis và cộng sự. Tỷ lệ tác dụng phụ nhiều hơn là do trong mẫu nghiên cứu, chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi, tình trạng đa bệnh lý và thể trạng yếu. Trong khi nghiên cứu của Rick Davis được tiến hành dựa trên phân tích tổng hợp.

Tỷ lệ tương tác thuốc- thuốc giữa ciprofloxacin với các thuốc khác trong điều trị là (44,4%). Cặp tương tác với các thuốc NSAIDs như meloxicam, ibuprofen... làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của ciprofloxacin [1]. Việc phối hợp này có thể gây co giật đặc biệt là ở những bệnh nhân động kinh, do vậy cần tránh sử dụng đồng thời hoặc theo dõi chặt chẽ [6]. Đối với cặp tương tác ciprofloxacin- diazepam, làm tăng nồng độ cũng như tác dụng của diazepam do ciprofloxacin ức chế enzym chuyển hóa của diazepam, và cạnh tranh với axit γ-aminobutyric (GABA) là receptor của diazepam [8].Tương tác giữa opioid với ciprofloxacin làm tăng nồng độ của ciprofloxacin [6]. Phối hợp giữa insulin với ciprofloxacin làm tăng nồng độ insulin cũng như tăng nguy cơ hạ đường huyết [5]. Còn tương tác amitriptylin- ciprofloxacin gây ra độc tính phụ với amitriptylin. Tương tác giữa ciprofloxacin với furosemid làm tăng nồng độ và tác dụng dược lý của ciprofloxacin do cạnh tranh bài tiết ở ống thận.



4.4.Đề xuất một số giải pháp.

Liều dùng trong ngày là 400mg, ở mức liều này thì đã phù hợp với bệnh nhân cần hiệu chỉnh (hệ số thanh thải creatinin ≤ 50ml/phút [5], bệnh nhân có tuổi >65 [2]). Nhưng trên bệnh nhân bình thường thì liều này thấp hơn khuyến cáo (400mg x 2) [5], do vậy có thể tăng liều cho nhóm bệnh nhân này bởi chức năng đào thải của cơ thể còn tốt, làm giảm nồng độ ciprofloxacin trong huyết thanh và mô làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Khoảng cách đưa thuốc giữa hai lần trong ngày, theo khuyến cáo là 12 giờ [5], tuy nhiên chỉ có rất ít ( 5 bệnh nhân) được sử dụng như vậy. Các trường hợp còn lại đều 6 giờ, việc dùng như vậy làm tăng khoảng chênh lệch nồng độ cao nhất và thấp nhất so với nồng độ duy trì ổn định để có hiệu quả. Do vậy cần duy trì chế độ liều 400mg x 2 lần/ ngày ( đường truyền tĩnh mạch), và khoảng cách giữa 2 lần là 12 giờ.

Tác dụng phụ của ciprofloxacin là khá cao, nên cần theo dõi các triệu chứng đó để xử lý kịp thời. Có thể dừng và chuyển thuốc khi bệnh nhân không chịu được. Một điều cần chú ý nữa, đó là khi sử dụng các thuốc có gây tương tác với ciprofloxacin thì không được phối hợp và thay bằng các thuốc khác, trong trường hợp cần thiết phải dùng thì phải thận trọng và có thể giảm liều, đồng thời theo dõi đáp ứng trên lâm sàng để có biện pháp chủ động xử lý.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng sử dụng ciprofloxacin tại bệnh viện

- Tuổi trung bình của bệnh nhân: 59,8 tuổi

- Chức năng thận theo clearance: bình thường (14,8%), suy thận nhẹ (35,2%), suy thận trung bình (48,1%) và suy thận nặng (1,9%)

- Đặc điểm phác đồ: Phác đồ khởi đầu (35,2%), phác đồ thay thế (64,8%); Phác đồ đơn độc (51,9%), phác đồ phối hợp (48,1%).



- Đánh giá phù hợp chỉ định: Phù hợp (77,8%), không phù hợp (22,2%).

- Đánh giá liều dùng 24 giờ: Phù hợp khuyến cáo (66,7%), thấp hơn khuyến cáo (33,3%)

- Khoảng cách giữa hai lần đưa thuốc trong ngày: phù hợp khuyến cáo (9,3%), ngắn hơn khuyến cáo (90,7%).

- Đánh giá hiệu quả sử dụng: đạt hiệu quả (64.8%), không hiệu quả (25,9%), không rõ (9,3%)

- Tác dụng phụ bao gồm: nhức đầu (10,2%), ngứa (10,2%), nôn/buồn nôn (8,2%), tiêu chảy (8,2%), đau bụng (4,1%), chóng mặt (4,1%), ban đỏ (4,1%) và ảo giác (2%). Tỷ lệ bệnh nhân phải dừng thuốc là (4,1%)

- Tỷ lệ các cặp tương tác thuốc-thuốc: Furosemid (22,2%), diazepam (16,7%), insulin (5,6%), meloxixam (3,7%), morphin (3,7%), aspirin (1,9%), ibuprofen (1,9%), codein (1,9%), và amitriptylin (1,9%).



2. Đề xuất giải pháp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

- Tăng liều sử dụng lên 400mg x 2 lần/ ngày (tiêm truyền tĩnh mạch), đối với bệnh nhân không phải hiệu chỉnh liều.

- Giãn khoảng cách thời gian đưa thuốc là 12 giờ

- Không phối hợp các thuốc có tương tác hoặc nếu có phối hợp thì phải theo dõi chặt chẽ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ y tế (2009), Dược thư Quốc Gia Việt Nam, NXB y học, tr 324-327

  2. Bộ y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện, tr 39-40

  3. Đỗ Văn Kính (2010), “ Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam”, Global Antibiotic Resistance Partership, tr 3-4

  4. A. Hammerman, A. Greenbergt and A.M. Yinnont (1997), “ Drug use evaluation of ciprofloxacin: impact of educational efforts on appropriateness of use”, Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutic, pp415

  5. G Glibert D.N., Moellering R.C, Chambers H.F., Saag M.S. (2010), The Sanford Guide Antimicrobial Thebary,pp 188,202

  6. Karen Baxter, Bsc, MSc, MRPharms (2010), Stockley's drug interactions pocket companion, pp 368,373

  7. Lee H., JungD., Yeon J.S., Jung S.I., Kim Y.S., Kim C.K., Chang H.H., Kim S.W., Ki H.K. (2009), “ Evaluation of ceftriaxone utilization at multicenter study”, The Korean Journal of Internal medicine, 24(4), pp 377

  8. Philip D.Hansten, John R.Horn (2011), Drug Interactions Analysis and Managenet,pp 498

  9. Rick Davis, Anthony Markham and Julia A. Balfour. Ciprofloxacin, An updated review of its pharmacology, therapeutic efficacy and tolerability. Drugs 1996, apr 51, pp1024

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương