MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12


PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG



tải về 0.5 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.5 Mb.
#2533
1   2   3   4   5

PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG


Phòng Tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty.    
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ THỊ TRƯỜNG

Phòng Kế hoạch và thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng.


PHÒNG KẾ TOÁN

Phòng Kế toán là Phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.


PHÒNG KIỂM TRA VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của công ty.

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC


Phòng Thông tin và công nghệ tin học là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Công ty; quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng.
1.1.4. Chiến lược phát triển của PVFC.

1.1.4.1.Quan điểm chủ đạo.

Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí.

Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí

Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm vụ chính sau:



Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí.

Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn

Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.

1.1.4.2.Mục tiêu chiến lược.

Xây dựng PVFC trở thành định chế đầu tư tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí - Định chế đầu tư tài chính hàng đầu ở Việt Nam.



1.1.4.3.Nội dung chiến lược.

Chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển PVFC là: Dựa vào vị thế, tiềm năng và nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành một định chế đầu tư tài chính mạnh, hiện đại đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn Dầu khí.

Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt và quan điểm chủ đạo, chiến lược phát triển PVFC về đầu tư và phát triển sản phẩm ,dịch vụ là:

Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ

PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm dịch vụ tài chính để phục vụ nhu cầu đầu tư và quản trị vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế mạnh của Công ty và lợi thế của ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu từ năm 2015 PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các CTTC hiện đại của các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm dịch vụ theo ba hướng:

-Thứ nhất: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn:

Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu của Công ty. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận mang từ hoạt động đầu tư tài chính chiếm 30% và các dịch vụ tài chính tiền tệ chiếm 30% trong tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của PVFC.

-Thứ hai:Các sản phẩm dịch vụ nền tảng:

Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty.



+ Huy động vốn:

Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Petrovietnam, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước



+ Hoạt động tín dụng: Thực hiện ph­ương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ.

-Thứ ba: Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị:

PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của PetroVietnam. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ quyền như phát hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý tài chính, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí.


1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở PVFC.

1.2.1. Quy trình đầu tư dự án của PVFC.

1.2.1.1.Tìm kiếm cơ hội đầu tư

  • Các thông tin kinh tế, chính trị và pháp luật…

  • Các thông tin hoạt động của các lĩnh vực đầu tư nằm trong danh mục đầu tư của PVFC.

  • Các thông tin về các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nằm trong danh mục đầu tư của PVFC.

  • …..

Thông tin về cơ hội đầu tư được tìm hiểu thông qua các kênh thông tin:

  • Thông tin từ đối tác.

  • Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

  • Thông tin do các phòng ban khác trong công ty cung cấp.

  • Thông qua các cá nhân, đơn vị khác trong công ty.

Biện pháp thu thập thông tin:

  • Thu thập trực tiếp thông qua các buổi làm việc trực tiếp với đối tác, với các đơn vị chủ đầu tư dự án.

  • Thu thập gián tiếp qua các kênh thông tin tại mục 1.2.

Thông qua các thông tin thu thập được, Phòng Đầu tư tiến hành chọn lọc, nghiên cứu và tìm ra các cơ hội đầu tư dự án, đầu tư cổ phần, xác định cơ hội đầu tư phù hợp với chức năng nhiệm vụ và quy mô về vốn đầu tư của PVFC để làm mục tiêu nghiên cứu.

1.2.1.2.Tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư.

Phòng Đầu tư tiến hành thu thập và tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư. Các nội dung thông tin yêu cầu thu thập bao gồm:

- Các thông tin về các bên liên quan đến dự án (chủ đầu tư, đối tác hợp tác đầu tư…) bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý của đơn vị.

+ Báo cáo tài chính.

+ Các thông tin có liên quan khác.



  • Môi trường pháp lý liên quan đến dự án.

  • Thị trường:

+ Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm của dự án.

+ Các nhà cung cấp.

+ Sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.

1.2.1.3.Phân tích thông tin về dự án

phân tích, đánh giá cơ hội đầu tư dự án trên các mặt:



  • Đánh giá chủ đầu tư dự án, các đối tác tham gia đầu tư dự án (đánh giá về khả năng tài chính, uy tín trên thị trường, kinh nghiệm, số dự án tương tự đã thực hiện, mức độ quan hệ với PVFC…)

  • Hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án (đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, phân tích các chỉ tiêu kinh tế như: tổng mức đầu tư, giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận hàng năm do dự án đem lại, chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn… )

  • Hiệu quả về mặt xã hội (đánh giá tác động môi trường, đánh giá các lợi ích xã hội do dự án đem lại…)

  • Khả năng tham gia hợp tác đầu tư của PVFC.

1.2.1.4.Lập phương án hợp tác đầu tư sơ bộ

Dựa trên kết quả phân tích sơ bộ , Phòng Đầu tư tiến hành lập phương án tham gia hợp tác đầu tư trình Giám đốc Công ty gồm:



  • Báo cáo đánh giá sơ bộ về cơ hội đầu tư.

  • Đánh giá khả năng hợp tác của chủ đầu tư.

  • Đề xuất về phương án tham gia của PVFC.

1.2.1.5.Ký hợp đồng nguyên tắc

Sau khi Giám đốc Công ty/ HĐQT phê duyệt phương án đầu tư sơ bộ, P.ĐT tiến hành soạn thảo Thoả thuận hợp tác/ Hợp đồng nguyên tắc quy định quyền và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án



1.2.1.6.Lập báo cáo nghiên cứu khả thi(FS)

Dựa trên các điều khoản của Hợp đồng nguyên tắc/ Thoả thuận hợp tác, P.ĐT cùng các đối tác lập FS của dự án (trong một số dự án cụ thể, P.ĐT có thể phối hợp với P.DVTC để cùng tham gia lập FS), thực hiện các công việc:



  • Chuyên viên đầu tư thu thập, nghiên cứu đánh giá các thông tin liên quan tới dự án, phối hợp với chủ đầu tư và các đối tác để lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (FS).

  • Do đặc thù của một tổ chức tài chính, PVFC không thực hiện toàn bộ các công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi, PVFC chỉ tham gia đánh giá và thực hiện các công việc như: Khảo sát thị trường, lập phương án tài chính, đánh giá hiệu quả tài chính…

  • Tiến hành đàm phán với đối tác và các bên liên quan (nếu có) phương án hợp tác đầu tư, quản lý vận hành dự án.

1.2.1.7.Xây dựng phương án đầu tư chi tiết

Sau khi thu thập và đánh giá đầy đủ các thông tin có liên quan đến dự án, Phòng Đầu tư tiến hành lập phương án đầu tư vào dự án.

Phương án đầu tư phải đảm bảo các khía cạnh:


  • Tính hiệu quả.

  • Phù hợp với quy định của Pháp luật.

  • Phù hợp với khả năng về nguồn vốn, nhân lực… của PVFC.

  • Phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược của PVFC.

Phương án đầu tư được xây dựng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin:

  • Khối lượng vốn đầu tư, tỷ lệ tham gia đầu tư tương ứng của PVFC.

  • Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của PVFC khi tham gia đầu tư dự án dựa trên một số chỉ tiêu tài chính như: NPV, IRR, Thời gian thu hồi vốn đầu tư…

  • Tiến độ đầu tư: Khối lượng vốn đầu tư theo tiến độ góp vốn, cân đối theo danh mục đầu tư của Công ty.

  • Phương án nguồn vốn tham gia đầu tư:

+ Nguồn uỷ thác đầu tư: P. ĐT lên phương án uỷ thác vốn đầu tư và thực hiện theo Quy trình Uỷ thác đầu tư hiện hành của Công ty.

+ Nguồn vốn tự có: Phối hợp với P. QLDT để cân đối nguồn vốn tham gia đầu tư.



  • Đánh giá rủi ro và đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro.

Đưa ra kết luận về phương án tham gia đầu tư: hiệu quả đầu tư, những thuận lợi và khó khăn của PVFC khi tham gia đầu tư, biện pháp khắc phục…
1.2.1.8.Phê duyệt đầu tư
1.2.1.9.Hoàn thiện thủ tục thành lập tổ chức kinh doanh mới

PVFC cùng các bên liên quan phối hợp hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để dự án được đầu tư:

+ Soạn thảo Điều lệ Công ty (trong trường hợp thành lập Công ty để quản lý, vận hành dự án); hoặc Quy chế hoạt động của Ban Quản lý Hợp doanh (trường hợp thực hiện Hợp đồng HTKD).

+ Thực hiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư và xin phép thành lập pháp nhân mới (nếu có thành lập pháp nhân mới).

+ P. ĐT đề nghị Giám đốc Công ty cử cán bộ trực tiếp hoặc kiêm nhiệm tham gia các mô hình quản lý dự án.

1.2.2. Một số nguyên tắc chủ yếu đầu tư dự án của PVFC.

1.2.2.1. Lĩnh vực đầu tư.

Công ty đầu tư vào các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên sau:

Các hoạt động Dầu khí và năng lượng: Các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng... dưới mọi hình thức.

Hoạt động tài chính – tín dụng: Các ngân hàng, định chế tài chính, các Công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư...

Du lịch cao cấp: Khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, khu du lịch...

Các ngành nghề về sản xuất công nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển.



1.2.2.2. Đối tượng đầu tư.

Các doanh nghiệp được Công ty xem xét thực hiện việc hợp tác đầu tư bao gồm:

- Các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

- Các doanh nghiệp thành viên của các tổ chức mà Công ty đang tham gia hoặc có thoả thuận hợp tác toàn diện.

- Các doanh nghiệp khác hội đủ các tiêu chí đầu tư của Công ty.

- Điều kiện bắt buộc:

- Đối với dự án: Công ty chỉ xem xét tham gia đầu tư góp vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện thời gian xây dựng dự án không quá 24 tháng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn góp dự kiến đạt tối thiểu 15%.

- Đối với đầu tư góp vốn nắm giữ cổ phần, Chứng tư có giá (CTCG): Công ty chỉ xem xét tham gia đầu tư khi doanh nghiệp 03 năm liên tục có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 12%. Các trường hợp khác có thể được xem xét ra quyết định đầu tư, bao gồm:

+ Doanh nghiệp mới cổ phần hoá, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 3 năm trước cổ phần hóa tăng dần, có năm đạt 12%.

+ Doanh nghiệp đã có 03 năm tăng trưởng liên tục với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 12%, nhưng do đang triển khai các dự án đầu tư mà làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận.

+ Doanh nghiệp có 03 năm tăng trưởng liên tục với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 12%, tuy nhiên do việc tăng vốn điều lệ để phát triển sản suất kinh doanh mà làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

+ Doanh nghiệp mới thành lập và/hoặc mới đi vào hoạt động nhưng đã có lợi nhuận. Đồng thời, trong báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập Doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp khi hoạt động ≥ 12%/năm.



-Các trường hợp đặc biệt khác.

1.2.2.3. Thẩm định đầu tư.

*. Thẩm định đầu tư áp dụng bắt buộc đối với các hoạt động đầu tư ngoài ngành Dầu khí, bao gồm:

  • Góp vốn đầu tư dự án dưới các hình thức.

  • Đầu tư góp vốn nắm giữ cổ phần, CTCG của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

*. Thẩm định đầu tư không áp dụng bắt buộc đối với các hoạt động đầu tư trong ngành Dầu khí, trừ các trường hợp đặc biệt do Giám đốc Công ty yêu cầu.

*.Thẩm định đầu tư được thực hiện theo Quy trình thẩm định độc lập và các văn bản hướng dẫn về công tác thẩm định của Công ty.

*.Nội dung thẩm định đầu tư Dự án bao gồm:

  • Thẩm định chủ đầu tư: thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư; đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình công nợ của chủ đầu tư cũng như mối quan hệ của chủ đầu tư với Công ty.

  • Thẩm định chi tiết của dự án: thẩm định về mục tiêu, quy mô, tiến độ dự án; thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; đánh giá về cung sản phẩm, thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn; các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án,…

  • Thẩm định phương án tham gia đầu tư của Công ty: thẩm định nguồn vốn tham gia, hình thức tham gia, thời hạn, nhân sự tham gia quản lý dự án…

*.Nội dung thẩm định đầu tư góp vốn nắm giữ cổ phần, CTCG bao gồm:

  • Thẩm định đơn vị phát hành: thẩm định tư cách pháp lý của đơn vị phát hành; đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình công nợ của đơn vị phát hành cũng như mối quan hệ với Công ty.

  • Thẩm định phương án phát hành: thẩm định về mục tiêu, quy mô, tiến độ phát hành…

  • Thẩm định phương án tham gia đầu tư của Công ty: thẩm định nguồn vốn tham gia, hình thức tham gia, hiệu quả đầu tư dự kiến…

  • Thẩm định hiệu quả đầu tư: phương án kinh doanh, hiệu quả sau đầu tư...

*. Tổ chức thẩm định:

  • Căn cứ vào kết quả thẩm định của Tổ Thẩm định độc lập, Giám đốc Công ty hoặc HĐQT Công ty quyết định đầu tư theo phạm vi phân cấp.

  • HĐTĐ được quyền ra quyết định đầu tư theo nhiệm vụ và yêu cầu của Giám đốc Công ty phân công.

1.2.2.4. Quản lý vốn đầu tư.

*. Việc quản lý vốn đầu tư dự án, nắm giữ cổ phần, CTCG được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:

  • Phải tổ chức theo dõi quản lý chặt chẽ số vốn đã đầu tư, cử cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tư theo quy định và hướng dẫn tại quy trình quản lý sau đầu tư và quy chế cử cán bộ biệt phái của Công ty.

  • Thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư theo quy định của Công ty:

+ Trước ngày 31/12 hàng năm, tiến hành thẩm định lại các khoản đã đầu tư theo các nội dung quy định.

+ Đề xuất các giải pháp quản lý vốn đầu tư Dự án, cổ phần, CTCG trình Giám đốc Công ty/ HĐQT Công ty theo phạm vi phân cấp quy định.



*. Quản lý vốn đầu tư Dự án, cổ phần, CTCG:

Công ty cử cán bộ tham gia đại diện cho phần vốn góp của Công ty, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể được đề cử vào các vị trí sau:



  • Thành viên Ban hợp vốn.

  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên HĐQT.

  • Trưởng ban kiểm soát.

  • Các chức danh khác theo thoả thuận hợp tác đầu tư hoặc/và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư.

Việc quản lý vốn đầu tư phải tuân thủ các chế độ báo cáo được quy định hiện hành của Công ty, bao gồm:

  • Trước ngày 25 hàng tháng, cán bộ tham gia quản lý vốn đầu tư phải có báo cáo gửi về Giám đốc Công ty và Trưởng các bộ phận đầu tư.

  • Báo cáo bất thường (khi có các nghiệp vụ phát sinh ngoài dự kiến, khi phát sinh sai phạm hoặc khi có yêu cầu của lãnh đạo).

  • Các báo cáo phải được thực hiện đúng thời hạn, kịp thời, đúng biểu mẫu quy định tại các quy trình nghiệp vụ đầu tư, quy trình quản lý sau đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn hiện hành.

1.2.3. Mạng lưới, bộ máy thực hiện đầu tư:

Các phòng, ban có liên quan trong hoạt động đầu tư:

    • Hiện nay, hoạt động đầu tư tại PVFC được thực hiện và quản lý bởi:

Đơn vị

Chức năng đối với hoạt động đầu tư

Phòng Đầu tư

Thực hiện đầu tư, quản lý sau đầu tư

Phòng Thẩm định

Tiến hành thẩm định độc lập

Phòng QLVUTĐT

Chịu trách nhiệm đối với các khoản vốn uỷ thác

Phòng Quản lý Dòng tiền

Kiểm soát dòng tiền đầu tư

Phòng Kế toán

Thực hiện công tác quản lý, hạch toán các khoản đầu tư

Phòng KTKSNB

Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đầu tư đúng quy định của Pháp luật và PVFC

Phòng Kế hoạch

Xây dựng kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch

Phòng TXV&TDDN

Thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của PVFC

Phòng TCNS&TL

Đảm bảo nhân sự cho hoạt động đầu tư và quản lý sau đầu tư

Hoạt động đầu tư là hoạt động do Phòng Đầu tư thực hiện và quản lý song lại có liên quan đến hoạt động của rất nhiều Phòng, Ban khác nhau trong Công ty. Trên thực tế, trong giai đoạn 2000-2006, hoạt động đầu tư còn thực hiện ở mức khiêm tốn, các đơn vị đã thực hiện khá tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đối với hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, khi mạng lưới hoạt động của Công ty được mở rộng, nhiều phòng ban mới được thành lập trong khi chưa quy định rõ về chức năng và nhiệm vụ đã gây nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện và kiểm soát thực hiện hoạt động đầu tư. Cụ thể:



    • Phòng QLRR được thành lập mới, tuy nhiên chưa có văn bản nào thông báo về chức năng nhiệm vụ của phòng QLRR với các đơn vị, chế độ thực hiện công tác giữa Phòng QLRR và Phòng Đầu tư.

    • Phòng QLVUT chịu trách nhiệm đối với các khoản vốn uỷ thác của Công ty, tuy nhiên, về chức năng và nhiệm vụ Phòng Đầu tư vẫn là đơn vị đi thực hiện đầu tư của Công ty. Chính vì vậy, nhiều khi Phòng Đầu tư rất bị động trong việc thực hiện đầu tư đối với các khoản vốn uỷ thác do thông tin chậm.

    • Việc đề cử nhân sự tham gia quản lý các dự án đầu tư đến nay vẫn do Phòng Đầu tư đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhân lực tham gia quản lý dự án đến nay vẫn còn nhiều bất cập và điển hình là khi P.TCNSTL điều chuyển nhân sự phòng Đầu tư sẽ rất bị động đối với các cán bộ đang tham gia quản lý được điều động đi thực hiện nhiệm vụ khác.

    • Hiện nay, có rất nhiều dự án mà PVFC vừa tham gia đầu tư vừa thực hiện cấp tín dụng cho dự án. Điều này có thuận lợi vì PVFC tham gia đầu tư sẽ kiểm soát tốt hơn việc thực hiện dự án tuy nhiên lại phát sinh rủi ro rất cao vì PVFC vừa chịu rủi ro tín dụng, vừa chịu rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên, chưa có cơ chế phối hợp giữa P.TXV và P. ĐT để nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động trên.

1.2.4. Các dự án mà PVFC đã tham gia trong thời gian qua.

1.2.4.1. Các dự án tiêu biểu mà PVFC đã tham gia.

-Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của PVFC:

+ Dầu khí: Là một đơn vị trong ngành Dầu khí, PVFC luôn dành quyền ưu tiên đầu tư vào các dự án trong ngành Dầu khí, các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngành Dầu khí.

+ Năng lượng: Ngoài ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực Dầu khí, PVFC còn đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình vào các lĩnh vực cùng ngành kinh tế kỹ thuật khác. Mong muốn được hợp tác với các đối tác để thực hiện các dự án trong lĩnh vực năng lượng.

+ Du lịch cao cấp: Trong chiến lược đầu tư của mình, PVFC luôn ưu tiên tham gia đầu tư vào các dự án du lịch có hiệu quả đầu tư cao.

- Cụ thể là trong những năm qua tổng giá trị thu xếp vốn của PVFC đạt hơn 7000 tỷ đồng trong đó thu xếp vốn cho các dự án của ngành Dầu khí đạt 5.500 tỷ đồng,chiếm 70% tổng số thu xếp vốn với 38 dự án.Có các dự án tiêu biểu sau:

*Dự án đường ống khí Rạng Đông Bạch Hổ: Tổng giá trị thu xếp 24 triệu USD.

*Dự án mua tàu trở dầu thô:33 triệu USD.

*Dự án xây dựng cảng đạm Phú mỹ:15 triệu USD.

*Đường dây 220KV Tuyên Quang – Thái Nguyên :100 tỷ VNĐ.



- Các dự án tiêu biểu PVFC tham gia góp vốn đầu tư dự án và góp vốn mua cổ phần với tư cách là cổ đông chiến lược:

*Dự án nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh

*Dự án tàu FPSO

*Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

* Nhà máy thuỷ điện

* Nhà máy thuỷ điện Nậm chiến 1+2

*Công ty xây lắp điện 1

*Ngân hàng HABUBANK

*Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

*Ngân hàng toàn cầu Gbank

*Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Đảo Ngọc Hoà Bình.

-PVFC là đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp

*Phát hành trái phiếu dầu khí đợt 1 năm 2003: Tổng giá trị phát hành 300 tỷ đồng

*Phát hành trái phiếu Tài chính dầu khí đợt 1 năm 2006: Tổng giá trị phát hành 690 tỷ đồng

* Đang tiến hành phát hành trái phiếu quốc tế của PetroVietnam dự kiến khoảng 200 triệu USD.



-PVFC tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp : Cổ phần hoá , công ty TNHH một thành viên cho một số công ty sau:

*Công ty dịch vụ khoan và hoá phẩm dầu khí(DMC)

*Công ty dịch vụ khoan dầu khí (PVD)

* Công ty dịch vụ du lịch dầu khí (PETROSETCO)

* Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)

* Công ty vận tải dầu khí (PVTranco)

* Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI)

* Các đơn vị thành viên trực thuộc của Tổng công ty Sông Đà



- PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân:

*Bộ tài chính

*Tổng công ty dầu khí

*Các đơn vị trong ngành dầu khí

-Các dự án đầu tư PVFC đang tham gia:

* Các dự án trong ngành Dầu khí:

+ Dự án đầu tư sản xuất nhà máy vỏ bình khí.

+ Hợp đồng hợp tác đầu tư và kinh doanh tàu FPSO.

* Các dự án phát triển và phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngành Dầu khí:

+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình II”.

+ Dự án “Hệ thống mạng phân phối Gas khu đô thị mới Mỹ Đình I”.

*  Lĩnh vực Năng lượng:

+ Dự án Thuỷ điện An Điềm II.



*  Lĩnh vực đầu tư hạ tầng đô thị và khu công nghiệp:

+ Dự án Khu đô thị mới Nghi phú – Vinh – Nghệ An.



* Lĩnh vực kinh tế môi trường:

+ Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất phân hữu cơ Bỉm Sơn.



* Lĩnh vực Vật liệu xây dựng:

+ Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Tây.

+ Dự án nhà máy xi măng Thanh Liêm – Hà Nam.

* Các công ty cổ phần PVFC đã tham gia góp vốn:

+ Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng.

+ Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Việt nam (CAVICO)

Với phương châm đặt mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận lên hàng đầu(không để mất vốn) và thực hiện nghĩa vụ chính trị với tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVFC thường tập trung đầu tư các dự án lớn trong ngành dầu khí với vai trò thu xếp vốn cho các dự án của tổng công ty hay các thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, hoặc là cổ đông góp vốn cho các dự án đó. Ngoài ra những dự án trong lĩnh vực năng lượng như thuỷ điện, nhiệt điện có lợi nhuận thấp nhưng rủi ro thấp nên cũng được PVFC chú trọng và thuộc vào nhóm các dự án được ưu tiên đầu tư.



1.2.4.2.Các dự án đang trong giai đoạn thực hiện.

Hầu hết các dự án PVFC tham gia dưới hình thức góp vốn (PVFC thu xếp vốn hoặc tài trợ tín dụng cho các dự án) với các đối tác hoặc kí hợp đồng hợp tác trong đó PVFC có thể là chủ đầu tư, là cổ đông góp vốn hay cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia dự án như tư vấn tài chính, tư vấn lập dự án và vận hành dự án…




Bảng 1:Các dự án đang trong giai đoạn thực hiện.

Đơn vị:VNĐ

Stt

Tên công trình

Tổng mức đầu tư

1

Nhà máy xi măng Long thọ

486,802,281,000

2

DA nhà máy sản xuất sắt xốp va phôi thép Cao Bằng

144,740,000,000

3

CTCP thuỷ điện Nậm Chiến

4,174,000,000,000

4

CTCP dầu khí Sông Hồng

28,000,000,000

5

Toà nhà Petro Tower

25,660,260(USD)

6

Tàu EFSO

15,341,107(USD)

7

Xi măng Hạ Long

5,219,000,000,000

8

Thuỷ điện An Điền

315,000,000,000

9

Thuỷ điện Hủa Na

4,000,000,000,000

10

Thủy điện Thác Xăng

235,650,000,000

11

Kho LPG Đình vũ

388,000,000,000

12

Nhà máy chuyển hoá than thành nhiên liêu lỏng

4,000,000,000(USD)

13

Xi măng Sơn Dương

428,703,126,887

14

Nhà máy sử lý rác thải rắn và phân hữu cơ

39,141,741,000

15

Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn

1,200,000,000,000

16

Trụ sở văn phòng cho thuê của TCT XD Sông Hồng

400,000,000,000

17

Nhà B4 và B14

B4: 110,978,417,000

B14: 100,236,595,000



18

Trường ĐH tư thục Công nghệ Đông á

170,000,000,000

19

Thuỷ điện Hương Sơn

555,306,624,000

Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty tài chính dầu khí (2006).

PVFC tham gia thu xếp vốn hay góp vốn vào những dự án đầu tư có quy mô lớn như PVFC là chủ đầu tư dự án tàu EFSO ,góp vốn 12% dự án thuỷ điện Hương Sơn... và thu xếp hàng nghìn tỉ đồng cho các dự án thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Hủa Na..Vốn của PVFC bao gồm vốn tự có,vốn từ tổng công ty rót xuống , một phần là vốn uỷ thác.

Năm 2005 là một năm không thuận lợi với hoạt động đầu tư dự án, tất cả các cơ hội đầu tư chỉ dừng lại ở công tác nghiên cứu và xây dựng phương án nhưng cũng không đạt hiệu quả. Tuy nhiên năm 2006 là năm đánh dấu cho sự phát triển của hoạt động đầu tư dự án. Phòng Đầu tư đã tiến hành nghiên cứu nhiều các cơ hội đầu tư, chủ yếu là các dự án lớn, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. Năm 2006, Phòng Đầu tư đã tiến hành giải ngân đầu tư vào 3 dự án lớn là: Dự án Xi măng Long Thọ 2, dự án Xi măng Hạ Long, Dự án Ngòi Hút 1 với tổng giá trị đầu tư đã cam kết là 98.4 tỷ và đã giải ngân được 22 tỷ.

Cuối năm 2006, công ty đã hoàn thành thủ tục đầu tư vào 3 dự án lớn khác nhưng chưa tiến hành giải ngân là: Dự án Thủy điện Hương Sơn, Dự án Thuỷ điện Nậm chiến, Dự án Xi măng Sơn Dương. Chi nhánh HCM cũng đầu tư được 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 46 tỷ.

Ngoài ra, Phòng Đầu tư đang tiến hành trình duyệt, thẩm định những dự án lớn khác như: Dự án Thuỷ điện Việt Lào, Dự án Thuỷ điện Trạm Tấu, Dự án Thuỷ điện Dakring, Dự án Khu du lịch Hồ Đồng Thái và sân golf 36 lỗ Yên Thắng, Dự án Kho LPG Đình Vũ…

Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dự án là không nhiều do đặc thù của hoạt động đầu tư mang tính dài hạn và hầu hết các dự án Phòng Đầu tư tham gia là các dự án nằm trong giai đoạn đầu tư hoặc mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.



Bảng 2:Các dự án đã có quyết định đầu tư của tổ dự án và đang trong quá trình thực hiện:

Đơn vị:VNĐ

Stt

Tên dự án

Năm đầu tư

Hình thức
hợp tác

Đối tác

Vốn đầu tư dự án

Vốn đầu tư PVFC

Vốn PVFC đã
giải ngân

Tình trạng hiện tại

Tổng vốn đầu tư










I

Dự án ngành Dầu khí

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án tàu FPSO

2003

HĐHTKD

PTSC-PVFC-PVI

15,341,107,000

15,341,107,000

15,341,107,000

Quản lý và khai thác

2

Petrotower

Mới được bàn giao từ phía Tcty

 

3,766,780.0

 

Quản lý và khai thác

3

Dự án vỏ bình khí

2004

Liên doanh

Petrosetco,
PV Gas và PVFC

86,712,206,640

17,342,441,328

 

Đang giải ngân và theo dõi gói thầu B1

II

Lĩnh vực Du lịch cao cấp

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án công ty
cổ phần Thiên An

2005

Công ty CP

CT TNHH ĐT&PT
Đô thị Phát thịnh,CT
Hoàng Nhật Quang
và PVFC

45,000,000,000

9,000,000,000

250,000,000

Đang giải ngân để thực hiện dự án




III

Lĩnh vực năng lượng

 

 

 

 

 

 

 

1

Cty cổ phần Dầu
khí Sông Hồng

2003

Công ty CP

Cty TNHH
Tân Lâm Viên và PVFC

3,000,000,000

600,000,000

600,000,000

Đang trong quá trình
theo dõi và quản lý

IV

Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án công ty cổ phần
khoáng sản và
luyện kim Việt Nam

2006

Cty CP

PVFC và
CTCP SIC

30,000,000,000

6,500,000,000

6,500,000,000

Thực hiện
dự án

2

Công ty cổ phần
CAVICO

2003

Công ty CP

 

 

3,000,000,000

1.380.000.000


Quản lý
và theo dõi

Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty tài chính Dầu khí (2006).
1.2.4.3. Các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư.

Bảng 3: Các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư_PVFC.

Đơn vị :VNĐ

Stt

Tên dự án

Chủ đầu tư

Tổng vốn đầu
tư của dự án

Vốn điều lệ
Cty CP để thực
hiện dự án

Vốn đầu tư
PVFC (dự kiến)

Tình trạng hiện tại

I

Dự án ngành Dầu khí

 

 

 

 

 

1

Dự án tàu FSO

PTSC

 

 

6.5 triệu USD

 

II

Lĩnh vực Du lịch cao cấp

 

 

 

 

 

2

Khu du lịch Biển Tiên sa

Cty CP đầu tư
phát triển Tiên Sa

155,888,000,000

 

 

Đã thanh lý
hợp đồng tư vấn

III

Lĩnh vực năng lượng

 

 

 

 

 

2

Dự án thuỷ điện Nậm Khoá 3

 

205,600,000,000

40,000,000,000

8,000,000,000

Đang đàm phán
và tiến tới thành
lập công ty cổ phần

3

Dự án thuỷ điện Nậm Chiến

TCT XD Sông Đà,CAVICOVN,
cty CP đầu tư
Bắc Hà, Cty Điện lực 1

3,943,423,000,000

550,000,000,000

27,500,000,000

Nghiên cứu cơ hội đầu tư , lập báo cáo đầu tư

4

Dự án thuỷ điện Ngòi Hút 1

TCT XD Sông Hồng

170,900,000,000

25,635,000,000

2,819,850,000

đang tiến hành thủtục thành
lập Cty cổ phần

IV

Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

1

Dự án nhà máy xử lý rác
thải theo công nghệ Seraphin

 

 

 

 

 

2

Dự án nhà máy
xi măng Long Thọ II

TCT XD Bạch Đằng

442,322,000,000

 

30,962,540,000

Đã được đồng ý đầu
tư của chủ tịch HĐTĐ

3

Dự án khu xạ
trị Cyber knife

Quỹ ĐTPT TP Hà Nội

110,000,000,000

55,000,000,000

6,050,000,000

Nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi

4

Dự án nhà máy
xi măng Thanh Liêm

Cty CP xi măng
Thanh Liêm

437,000,000,000

72,000,000,000

7,200,000,000

Đang chờ kết quả thẩm định báo cáo đầu tư dự án

5

Dự án nhà máy xử lý rác thải và sx phân hữu
cơ tại Bỉm Sơn

Cty CP AE
Toàn Tích Thiện

15,000,000,000

1,500,000,000








Nguồn: Phòng đầu tư- Công ty tài chính Dầu khí (2006).

Trong những dự án đang được nghiên cứu cơ hội đầu tư PVFC đang có một số sự chuyển hướng sang lĩnh vực sản xuất xi măng và xử lý rác thải, phân bón đó cũng là các lĩnh vực mà thị trường đang có nhu cầu cao, cung không đáp ứng đủ cầu, các dự án về năng lượng có 3 dự án về thuỷ điện trong đó PVFC đóng góp 27,5 tỷ đồng vào dự án thuỷ điện Nậm Chiến, đây vẫn là lĩnh vực được ưu tiên trong danh mục đầu tư.Các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu và chờ quyết định đầu tư của hội đồng quản trị công ty. Việc mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác nhau trong thời điểm này là rất cần thiết thực hiện mục tiêu đa dạng hoá danh mục đầu tư của PVFC.

Trong mấy tháng đầu năm 2007 các hợp đồng kinh doanh đã đạt hơn 6000 tỷ gấp hai lần vốn điều lệ của công ty. Các dự án kêu gọi sự tham gia của PVFC là rất nhiều với khối lượng lớn đã tạo ra những cơ hội lớn cho hợp tác và phát triển, cũng là nguyên nhân để PVFC liên tục tăng vốn điều lệ trong thời gian qua (từ 300 tỷ đồng năm 2005, 1000 tỷ đồng năm 2006 lên 3000 tỷ đồng năm 2007) để thích ứng với tiềm năng và cơ hội tăng trưởng mạnh trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển năng động như hiện nay.

1.2.5. Thực trạng đầu tư , quản lý đầu tư của PVFC trong thời gian qua.

1.2.5.1. Vốn đầu tư dự án giai đoạn 2000-2006.

Bảng 4: Tổng hợp giá trị đầu tư PVFC tính đến hết T12/2006:

Đơn vị:Triệu VNĐ

Stt

Hoạt động

Tổng giá trị đầu tư

1

Đầu tư dự án, mua cổ phần

1.862.000.000

-

Nguồn PVFC

1.027.000.000

-

Nguồn uỷ thác

835.000.000

2

Đầu tư CTCG

1.417.000.000




Tổng:

3.279.000.000

Nguồn: Công ty tài chính dầu khí(2006).

Hoạt động đầu tư hiện nay được thực hiện trên 03 mảng đầu tư chính là:



    • Đầu tư dự án

    • Đầu tư cổ phần và CTCG

    • Kinh doanh chứng khoán.

Đầu tư dự án là một mảng trong tổng đầu tư của PVFC, đây là một mảng quan trọng mang lại lợi ích lâu dài cho công ty. Trong thời gian vừa qua hoạt động đầu tư này không mang lại lợi nhuận lớn như đầu tư mua cổ phần và chứng từ có giá nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam có những tiến triển tích cực.Tính trong những năm qua tổng đầu tư dự án của công ty đạt hơn 1000 tỷ đồng.trong đó nguồn vốn của PVFC chiếm khoảng 30%, nguồn vốn nhận uỷ thác chiếm khoảng 25%.

Nguồn vốn đầu tư vào từng mảng được phân bổ một cách hợp lý theo hạn mức mà lãnh đạo công ty đề ra.Việc quản lý nguồn vốn phân bổ vào từng mảng hoạt động nhằm phân bổ danh mục đầu tư hợp lý, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn vốn.

Phòng đầu tư sẽ có trách nhiệm quản lý đầu tư dự án từ việc phân tích đánh giá, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi tiến hành dự án. Trong giai đoạn triển khai và vận hành dự án các phòng ban trong công ty phối hợp thu thập dữ liệu , tổng hợp lại đồng thời đánh giá các kết quả đạt được , phát hiện những rủi ro và đề xuất phương hướng ngăn ngừa. Công tác quản lý sát sao từng bước thực hiện dự án được tiến hành theo từng tháng, từng quý và có báo cáo lên cấp trên. Tất cả các công việc trên đều được thực hiện dựa trên quy trình,quy chế của công ty.

1.2.5.2. Vốn đầu tư cho từng lĩnh vực.

Phân bổ vốn cho đầu tư dự án

- Tăng tỷ trọng đầu tư dự án lên khoảng 50% trong tổng hạn mức đầu tư của PVFC, tương đương với hạn mức 600.000.000 triệu đồng. Phân bổ theo các lĩnh vực như sau:



  • Lĩnh vực dầu khí năng lượng: 40%

  • Lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng: 20%

  • Lĩnh vực du lịch cao cấp: 20%

  • Lĩnh vực khác (nằm trong các dự án có Tập đoàn Dầu khí tham gia đầu tư): 20%

Lĩnh vực dầu khí và năng lượng là những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của PVFC trong thời gian gần đây PVFC đã thu xếp 5500 tỷ đồng( Chiếm 70% tổng giá trị thu xếp) cho lĩnh vực này. Về đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng trong thời gian tới chiếm khoảng 40% tổng đầu tư tức khoảng 240 tỷ đồng. Ngoài nghĩa vụ chính trị với tổng công ty thì dâù khí cũng là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao PVFC góp vốn trong các dự án dầu khí của tổng công ty. Thời gian gần đây PVFC đang tập trung đầu tư vào dự án trong lĩnh vực năng lượng đặc biệt là thuỷ điện và sản suất xi măng như đóng góp hơn 577 tỷ đồng trong dự án thuỷ điện Việt Lào; 60 tỷ đồng dự án CTCP xi măng Hạ Long...Lĩnh vực du lịch chất lượng cao cũng được công ty ưu tiên đầu tư :PVFC góp số vốn không nhỏ trong xây dựng các khu du lịch sinh thái, sân golf chất lượng cao. Kế hoạch đầu tư dự án trong thời gian tới của PVFC như sau:

Bảng 5:Kế hoạch đầu tư dự án trong những năm tới.

Đơn vị: VNĐ

TT

CÁC DỰ ÁN

Vốn điều lệ

Vốn tham gia của PVFC

VNĐ

Vốn tham gia

Tỷ lệ

Tiến độ góp vốn năm 2006

Dự tính góp vốn từ 2007 - 2010

1

Dự án tàu FPSO

237,326,924,207

3,732,692,421

10%

23,732,692,421

 

2

Dự án CTCP Dầu khí Sông Hồng

3,000,000,000

600,000,000

20%

600,000,000

 

3

Dự án CTCP CAVICO VN

60,000,000,000

3,600,000,000

6%

3,600,000,000

 

4

Dự án CTCP Khoáng sản và Luyện kim VN

30,000,000,000

6,500,000,000

22%

6,500,000,000

 

5

Dự án CTCP Năng lượng Sông Hồng

25,500,000,000

9,945,000,000

39%

1,989,000,000

7,956,000,000

6

Dự án CTCP Thuỷ điện Việt Lào

5,247,000,000,000

577,170,000,000

11%

 

577,170,000,000

7

Dự án CTCP Xi măng Hạ Long

600,000,000,000

60,000,000,000

10%

18,485,000,000

41,515,000,000

8

Dự án CTCP Xi măng Long Thọ

87,640,942,510

28,526,520,000

33%

5,200,000,000

23,326,520,000

9

Dự án CTCP Thuỷ điện Nậm Chiến

550,000,000,000

27,500,000,000

5%




27,500,000,000

10

Dự án Thuỷ điện Trạm Tấu

135,000,000,000

13,500,000,000

10%

 

13,500,000,000

11

Dự án Thuỷ điện Hủa Na

600,000,000,000

60,000,000,000

10%

 

 

12

Dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Thái

270,000,000,000

27,000,000,000

10%

 

 

13

Dự án khu du lịch sân golf 36 lỗ Yên Thắng

180,000,000,000

18,000,000,000

10%

 

 

14

Dự án nhà máy xi măng Sơn Dương (Tuyên Quang)

80,000,000,000

0,000,000,000

25%




20,000,000,000

15

Dự án Thuỷ điện Dakring

112,000,000,000

11,200,000,000

10%




11,200,000,000

16

Dự án kho LPG Đình Vũ

388,903,870,000

38,890,387,000

10%




38,890,387,000

17

Dự án CTCP Thuỷ điện An Điềm

112,000,000,000

31,360,000,000

28%

16,150,546,359

15,209,453,641

Nguồn: Công ty tài chính dầu khí(2006).

1.2.5.3. Cơ cấu vốn đầu tư dự án trong đầu tư của công ty.

Bảng 6: Cơ cấu sử dụng vốn.































Đơn vị tính: Tỷ đồng







Nguồn vốn

Sử dụng vốn

Chỉ tiêu

2005

%

Chỉ tiêu

2005

%

2006

%

Ngắn hạn (d­ới 1 năm)

5,957

83%

Ngắn hạn (d­ới 1 năm)

5,302

74%

9,241

82%

Trung hạn (1-3 năm)

840

12%

Trung hạn (1-3 năm)

1,292

18%

550

5%

Dài hạn (trên 3 năm)

350

5%

Dài hạn (trên 3 năm)

554

8%

1,509

13%

Nguồn vốn

7,147




Sử dụng vốn

7,147




11,300




Nguồn:Phòng kế hoạch và thị trường- Công ty tài chính Dầu khí (2006).

Như vậy tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng chậm (chậm hơn tăng trưởng tín dụng). Quy mô nguồn vốn khá lớn nhưng tập trung chủ yếu ở hình thức ngắn hạn(dưới 1 năm) chiếm 74% tổng nguồn vốn, nguồn vốn này lại không dùng để đầu tư dự án.Vốn trung và dài hạn dùng đầu tư dự án chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng gia tăng, dẫn tới ảnh hưởng xấu đến cơ cấu vay vốn và khả năng thanh toán. Những khoản nợ xấu có xu hướng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn của công ty.

Hiện nay vốn đầu tư cho dự án chỉ chiếm 1/3 tổng đầu tư của công ty và đạt hơn 1000 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn cho dự án là rất lớn vì thế PVFC cần phải thay đổi hạn mức đầu tư và cơ cấu phân bổ lại tỷ trọng đầu tư trong thời gian tới như sau:

Quan điểm chủ đạo và mục tiêu phấn đấu cho giai đoạn đầu tư đến 2010 là “Đưa hoạt động đầu tư trở thành hoạt động mũi nhọn mang tính chiến lược của Công ty”. Cụ thể:



    • Đầu tư mang lại hiệu quả cao; nâng cao giá trị đầu tư trong ngành.

    • Dự kiến phân bổ tỷ trọng đầu tư như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Stt

Hoạt động

Tỷ trọng

Giá trị đầu tư

1

Đầu tư dự án

½ tổng hạn mức đầu tư

600.000.000

2

Đầu tư cổ phần

½ tổng hạn mức đầu tư

600.000.000

3

Đầu tư trái phiếu

5% - 8% tổng tài sản

1.000.000.000

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương