MỤc lục phần mở ĐẦU



tải về 0.51 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.51 Mb.
#22777
1   2   3   4   5   6   7

Thu thập thông tin


Nhóm "Thu thập thông tin" bao gồm các 4 hoạt động: 1) thu thập/ đọc tin tức, 2) sử dụng trang tìm kiếm, 3) nghiên cứu cho học tập hoặc công việc, và 4) tìm kiếm việc làm.

Đọc tin tức là hoạt động phổ biến nhất trên Internet. Hơn 90% đã đọc tin tức trên Internet và 50% trong số họ đọc hàng ngày.

Các trang web tìm kiếm như Google cũng được một nửa số người sử dụng Internet truy cập hàng ngày.

Nghiên cứu cho học tập hay công việc là hoạt động được sử dụng ít thường xuyên hơn, nhưng cũng vẫn được thực hiện bởi hơn 50% lượng người sử dụng 1 lần mỗi tuần hay nhiều hơn.

Tìm kiếm việc làm trực tuyến chỉ được sử dụng bởi một số lượng nhỏ một cách chủ động.

Đọc tin tức và sử dụng các trang web tìm kiếm là các hoạt động phổ biến nhất trong tất cả các nhóm tuổi và các khu vực địa lý tại Việt Nam. Nam giới đang sử dụng các trang tin tức thường xuyên hơn nữ giới, và các đô thị lớn ở Việt Nam (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có mức độ sử dụng cao hơn. Mức độ đều đặn đọc tin tức trực tuyến tăng cùng với độ tuổi. Mặt khác, những trang web tìm kiếm lại được những người trẻ tuổi sử dụng thường xuyên hơn. Trong vòng 3 năm trở lại đây, việc sử dụng những trang web tìm kiếm đã trở nên quan trọng. Trong khi dưới 75% đã sử dụng những trang web tìm kiếm vào thời điểm năm 2007, con số này đã tăng lên đến hơn 90% sử dụng vào năm 2009. Ngoài ra, đọc tin tức trực tuyến và nghiên cứu cho học tập/công việc cũng đã tăng trong vài năm gần đây.

Điều này cho thấy, để thu hút độc giả tiềm năng, một báo điện tử có nhiều cơ hội, miễn là chúng ta cung cấp được những thông tin mà công chúng cần.

Giải trí


Giải trí trực tuyến bao gồm các hoạt động sau: 1) nghe nhạc, 2) tải nhạc, 3) xem phim, 4) tải phim, 5) tải hoặc đăng hình ảnh, 6) chơi game trên các trang web, và 7) chơi game trên các ứng dụng trực tuyến.

Giải trí là một lĩnh vực quan trọng của việc sử dụng Internet tại Việt Nam. Hoạt động chủ yếu liên quan đến giải trí là nghe nhạc với hơn một nửa người sử dụng đã từng nghe nhạc trực tuyến một cách thường xuyên. 60% đã từng tải nhạc và 40% thực hiện điều này một lần mỗi tuần hoặc thường xuyên hơn. Gần một nửa số người sử dụng Internet đã từng xem phim trực tuyến. Chơi game ít phổ biến hơn tuy nhiên vẫn có một lượng cố định là 10% người sử dụng Internet chơi game hàng ngày.

Giải trí rõ ràng là một hoạt động dành cho những người trẻ tuổi hơn. Những người trong độ tuổi từ 15-24 sử dụng các hoạt động trực tuyến nhiều hơn hẳn. Sự khác biệt lớn nhất được thấy ở hoạt động nghe/ tải nhạc trực tuyến và chơi game trên các trang web và trên các ứng dụng trực tuyến.

Các hoạt động giải trí trực tuyến đã tăng nhẹ và giành được tầm quan trọng trong một vài năm trở lại đây. Tỷ lệ người sử dụng Internet tải nhạc đã tăng thêm 9%, và việc xem phim trực tuyến đã trở nên phổ biến từ năm 2007 (các hoạt động giải trí khác không có dữ liệu qua từng năm).

Điều này cho thấy không thể xem nhẹ nội dung thông tin giải trí nếu một báo điện tử mong muốn thu hút độc giả.

Giao tiếp


Giao tiếp trong báo cáo này bao gồm 4 hoạt động sau: 1) email/ thư điện tử, 2) chat (tán gẫu), 3) gửi tin nhắn, và 4) nhắn tin nhanh.

Giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng Internet.

Các dạng giao tiếp thường gặp nhất là chat và email. Tuy mức độ sử dụng của chat và email đều vào khoảng 70%, nhưng trung bình một tuần mọi người vẫn chat thường xuyên hơn sử dụng email. Gửi tin nhắn trực trực tuyến hay nhắn tin nhanh ít phổ biến hơn (20-25%).

Những người trẻ thường giao tiếp trực tuyến thường xuyên hơn. Chat là một trong những hoạt động phổ biến nhất cho những người sử dụng Internet trẻ tuổi, gần một nửa số người trong độ tuổi 15-24 chat hàng ngày. Bên cạnh đó, email lại được nhóm tuổi 25 -34 sử dụng thường xuyên hơn.

Báo điện tử có thể tận dụng thói quen nhắn tin của cộng đồng mạng để họ giúp chúng ta quảng bá một thông tin bổ ích trên báo của chúng ta tới đông đảo người quen, bạn bè của họ.
Blog và mạng xã hội

Blog và mạng xã hội bao gồm các hoạt động: 1) xem các diễn đàn, 2) viết/ đăng bài trên diễn đàn, 3) xem blog, 4) viết blog, và 5) vào các trang mạng xã hội.

Blog và mạng xã hội được sử dụng bởi một số lượng lớn người Việt Nam và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống Internet. Gần một nửa người sử dụng Internet đã từng ghé thăm các diễn đàn, blog và mạng xã hội. Mức độ sử dụng hàng ngày cao nhất đối với mạng xã hội (13%), trong khi diễn đàn và blog được sử dụng thường xuyên ở mức độ hàng tuần.

Người sử dụng thường thụ động khi vào blog: trong khi có 40% đã từng xem blog thì chỉ có 20% đã thực sự viết blog của mình. Tương tự với diễn đàn: 50% những người sử dụng Internet đã từng ghé thăm một diễn đàn nhưng chỉ có 16% đã từng đăng bài trên diễn đàn.

Blog và mạng xã hội rõ ràng là hoạt động cho giới trẻ. Một số lượng lớn người sử dụng Internet ở độ tuổi dưới 25 đã từng viếng thăm diễn đàn, blog và mạng xã hội, tỷ lệ sử dụng là 50%, cao hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn. Sự khác biệt nhất có thể nhìn thấy ở các nhóm tuổi khác nhau đó là mức độ đóng góp tích cực về nội dung trên Internet: người sử dụng dưới 25 tuổi thường đăng bài trên diễn đàn và viết blog gấp khoảng 3 lần so với những người sử dụng có độ tuổi 25-65.

Một điểm khác biệt thú vị khác đó là tỷ lệ giới tính. Nữ giới thường xem và viết blog nhiều hơn trong khi xem và đăng bài trên các diễn đàn lại phổ biến hơn đối với nam giới. Riêng mạng xã hội, hầu như không có sự khác biệt rõ ràng nào về tỷ lệ giới tính sử dụng.

Ngoài ra còn có sự khác biệt về địa lý: miền Bắc (Hà Nội và Hải Phòng), blog và mạng xã hội hiện đang phổ biến hơn các khu vực khác. Sự khác biệt lớn nhất có thể thấy được nằm ở các hoạt động có thể thể hiện bản thân. 40% người sử dụng Internet ở Hà Nội viết blog và đăng tin trên diễn đàn, gấp đôi so với người sử dụng Internet ở thành phố Hồ Chí Minh.

Với sự tăng trưởng của tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam, số lượng những người sử dụng blog và mạng xã hội vẫn có thể tăng. Blog và các mạng xã hội có thể giúp quảng bá thông tin của báo rất nhanh và hiệu quả theo cách thức lan truyền.


Kinh doanh trực tuyến

Kinh doanh trực tuyến bao gồm các hoạt động sau đây: 1) sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, và 2) mua sắm/ xem trang web mua bán/ đấu giá.

Kinh doanh trực tuyến chưa thật sự phát triển ở Việt Nam. Chỉ có khoảng 40% người sử dụng Internet ở Việt Nam đã từng truy cập một trang web mua bán hay đấu giá trực tuyến, và chỉ có một số ít đã từng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Mua sắm trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn ở phía Bắc (Hà Nội và Hải Phòng) và chủ yếu phổ biến với nhóm tuổi 15-35. Tỷ lệ mua sắm trực tuyến và sử dụng ngân hàng trực tuyến tăng theo thành phần kinh tế.

Kinh doanh trực tuyến là một trong những lĩnh vực thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong hầu hết các hoạt động vài năm trở lại đây. Mua sắm trực tuyến đã tăng thêm 12% và đạt mức 40% ở thành phố Hồ Chí Minh/Hà Nội.

Sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn này với mức tăng từ 7% lên đến 11%. Nếu trong tương lai, mua bán trực tuyến trở nên phổ biến thì báo điện tử cũng có thể thu lợi thông qua các dịch vụ trực tuyến của mình.


- Các website và báo điện tử được truy cập nhiều

Theo dữ liệu của giai đoạn tháng 10 đến tháng 11 năm 2009 do NetCitizen cung cấp: Google là trang web được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam. Gần một nửa số người sử dụng Internet có truy cập Google trong vòng 1 tháng qua. Google là trang web được sử dụng thường xuyên nhất xuyên suốt các nhóm tuổi, giới tính, thành phần kinh tế và vùng miền. Bởi vậy, việc kết quả tìm kiếm liên quan đến báo điện tử của chúng ta xuất hiện trên Google là vô cùng quan trọng.

Báo điện tử Dân Trí (dantri.com.vn) được truy cập bởi gần 20% người sử dụng trên cả nước và gần 50% người sử dụng Internet ở Hà Nội. VnExpress (vnexpress.net) và Tuổi Trẻ (tuoitre.com.vn) đều có tỷ lệ sử dụng là 16-17%. Bạn đọc của VnExpress chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn Việt Nam (Hà Nội/ thành phố Hồ Chí Minh), và độc giả của Tuổi Trẻ chủ yếu sống tại phía Nam.

(Kết quả của phần này liên quan đến tỷ lệ sử dụng các trang web trên tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam. Tỷ lệ này được tính bằng phần trăm của những người sử dụng Internet đã sử dụng những trang web cụ thể trong vòng 4 tuần qua. Tỷ lệ này không được hiểu là mức độ thường xuyên truy cập, thời lượng truy cập, hay số lần click. Chính vì vậy, số liệu được viết trong báo cáo này có thể khác với những kết quả được báo cáo bởi các công cụ đo lường phân tích trang web, nơi hiệu suất của trang web thường được đo bằng “pageview”, “số người truy cập”, “lượng truy cập” hoặc các số liệu tương tự...)


2.2.3. Kinh nghiệm nghiên cứu đối tượng của các báo điện tử Việt Nam

Các báo điện tử trong nước cũng như mọi cơ quan báo chí, đều nhận thức được tầm quan trọng của việc khảo sát người đọc để điều chỉnh nội dung và hình thức trình bày của mình. Tuy nhiên, tùy điều kiện riêng mà mỗi báo tiến hành việc khảo sát theo một cách thức riêng; mức độ quan tâm và đầu tư cho việc này mỗi nơi một khác.


** Báo Vietnamplus dưa vào kết quả nghiên cứu khoa học của nước ngoài

Ông Lê Quốc Minh- Tổng Biên tập Vietnamplus cho rằng, giao diện là yếu tố cốt tử của một tờ báo. Chính vì vậy, Vietnamplus đã xây dựng một layout dựa trên cách đọc chung của phần lớn độc giả. Vietnamplus đã ứng dụng một số nội dung trong nghiên cứu dày 340 trang mang tên Eyetrack III của Viện Poynter Hoa Kỳ và một số kết quả nghiên cứu của Trung tâm Estlow về Báo chí và Truyền thông mới.

Theo ông Minh, “không thể nói những kết quả đó chính là tiêu chuẩn để chúng ta làm báo điện tử, song đó là những bằng chứng mang tính khoa học về phản ứng chung của độc giả khi nhìn lên màn hình để đọc các thông tin. Hãy coi đây là bước đi đầu tiên trên cả chặng đường dài”.

Khi kiểm tra những chuyển động của mắt với những độc giả tham gia thử nghiệm, người ta phát hiện một cách đọc chung: người đọc thường nhìn vào góc trên bên trái của trang, sau đó ánh mắt “chạy quanh” một lúc tại khu vực đó rồi mới chuyển từ trái sang phải. Và chỉ sau khi đọc kỹ phần đầu trang, ánh mắt mới chuyển xuống phần dưới. Tất nhiên tùy thuộc vào layout của trang mà cách đọc có thể khác đi chút ít.





Hình 2.1. Sơ đồ minh họa đơn giản về chuyển động của mắt

khi nhìn vào màn hình máy tính
Một điểm đáng lưu ý là các tiêu đề nổi bật chính là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc - nhất là khi tiêu đề nằm ở góc trên bên trái. Nghiên cứu cho thấy phản xạ tự nhiên của người đọc là trước hết nhìn vào logo và các tiêu đề ở phần trên bên trái.

Hầu như tất cả các báo điện tử trong nước hiện nay:



www.vietnamplus.vn/

http://tienphong.vn

http://vnexpress.net

http://vietnamnet.vn/

http://tuoitre.vn/

http://dantri.com.vn/

http://hn.24h.com.vn/

http://sggp.org.vn/

http://ngoisao.net

http://www.thanhnien.com.vn

đều đặt hình ảnh/logo ở góc trên bên trái và giữ thiết kế trang nhất quán chứ không thay đổi layout như báo in.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số đặc điểm khi viết bài và lên trang có thể ảnh hưởng đến hành vi nhìn của độc giả.

Chẳng hạn xét về độ dài của tin. Hầu hết các trang tin hiện nay đều dùng đoạn văn ngắn, chỉ là một câu đơn với độ dài khoảng 20-25 chữ. Đoạn văn ngắn thì hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung vào các bài viết với các đoạn văn ngắn cao gấp đôi so với các bài với những đoạn văn dài. Các đoạn văn dài có xu hướng làm người đọc thấy ngại.

Vậy còn ảnh trong bài? Sẽ thật ngạc nhiên nếu biết rằng mắt thường nhìn vào phần chữ trước khi chuyển sang ảnh kèm theo. Xin lưu ý, hành vi ngược lại thường xảy ra với báo in.

Về phần chapeau (đoạn văn mở đầu hay phi lộ giới thiệu tóm tắt nội dung bài), thông thường khi đọc một bài có phần chapeau được in đậm, 95% sẽ đọc toàn bộ hoặc một phần đoạn chapeau đó. Tuy nhiên, có phần tóm tắt không có nghĩa là thu hút được người đọc hơn bởi thời lượng dành cho bài có tóm tắt và không có tóm tắt tương đương nhau. Và cần lưu ý một điểm: những người đọc kỹ phần tóm tắt thì thường đọc lướt phần nội dung, và những người đọc lướt phần tóm tắt thì lại càng lướt qua phần nội dung chính.

Nghiên cứu này còn chỉ ra một điều thú vị: Cỡ chữ nhỏ kích thích sự tập trung (đọc cả từ), trong khi cỡ chữ lớn khiến cho độc giả chỉ đọc lướt. Nói chung, khi dùng chữ lớn thì độc giả có xu hướng không tập trung vào các từ và cứ nhìn quanh để tìm các từ hoặc cụm từ mà họ thấy chú ý. Điều này đặc biệt đúng với các tiêu đề có cỡ chữ lớn trên trang chủ. Tiêu đề càng lớn thì người ta càng đọc lướt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là càng thu nhỏ chữ càng tốt mà phải đảm bảo cỡ chữ đủ để đọc. Đặc biệt thú vị là cách đọc tiêu đề và phần dẫn trên trang chủ. Nếu cả tiêu đề và phần dẫn đều cùng cỡ font và đều được in đậm thì người ta chuyển ngay sang đọc phần dẫn. Nếu tiêu đề lớn hơn và nằm ở dòng riêng thì người ta có xu hướng chỉ đọc tiêu đề và bỏ qua phần dẫn.

Theo các nhà nghiên cứu, khi một tiêu đề lớn hơn phần dẫn kèm theo thì người ta cho rằng nó là yếu tố quan trọng hơn trong cái khối tiêu đề - phần dẫn đó - và như vậy thì chỉ cần đọc tiêu đề là đủ.

Các tiêu đề có gạch chân khiến người đọc thường bỏ qua phần dẫn. Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu chú ý tới hiện tượng độc giả không đọc quá dòng kẻ.

Đa số các website sử dụng phần dẫn kèm theo tiêu đề trên trang chủ. Về cỡ chữ của tiêu đề, tỉ lệ dùng chữ lớn và chữ nhỏ ngang nhau. Khi nhìn vào phần dẫn ở dưới tiêu đề trên các trang tin, người ta thường chỉ nhìn vào một phần ba (1/3) nằm ở bên trái. Nói cách khác, họ chỉ nhìn vào mấy chữ đầu và chỉ tiếp tục đọc nếu mấy chữ này hấp dẫn họ. Độc giả thường chỉ nhìn lướt cả danh sách các tiêu đề chứ không đọc từng tiêu đề. Nếu những chữ đầu tiên thu hút họ thì họ sẽ đọc tiếp. Nhìn chung, thời lượng mà người đọc dành cho mỗi tiêu đề không quá một giây. Đối với các tiêu đề - nhất là các tiêu đề dài - nếu muốn người đọc chú ý thì phải dùng những chữ đầu tiên thật “đắt”. Tình trạng tương tự với các phần dẫn. Nghiên cứu cho thấy không chỉ nên viết phần dẫn ngắn gọn mà những chữ đầu tiên phải thu hút sự chú ý của người đọc.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ảnh to giữ mắt nhìn lâu. Các website tin thường dùng template và ấn định trước kích cỡ ảnh. Việc dùng thiết kế theo template vẫn còn đang được tranh cãi nhiều, nhưng ít ra kết quả của cuộc nghiên cứu Eyetrack III (tạm dịch nghĩa: Theo dấu nhìn của mắt) có thể cho chúng ta thấy nên để ảnh lớn đến mức nào.

Tuy ảnh không phải là điểm mà mắt người đọc nhìn vào trước tiên nhưng chúng cũng thu hút đáng kể. Và ảnh càng lớn thì người ta nhìn càng lâu hơn. Trên một trang thử nghiệm, chiếc ảnh bé bằng con tem chỉ được 10% người tham gia ngó đến, trong khi bức ảnh vuông cỡ 230 pixel được tới 70% chú ý. Kết quả cho thấy những bức ảnh có kích thước tối thiểu 210 x 230 pixel sẽ được hơn 50% người đọc nhìn vào, và những ảnh trên trang chủ có các khuôn mặt rõ ràng thì càng được chú ý. Trong số 25 website tin, chỉ có 20% thường xuyên dùng ảnh nhỏ trên trang chủ. Cứ 5 website thì có 4 website đặt ảnh chính ở góc trên bên trái trang chủ.

Một điều thú vị khác: Người đọc có xu hướng nhấp chuột vào các bức ảnh – tuy rằng ảnh trên các trang thử nghiệm chẳng dẫn họ tới đâu (và thông thường ảnh trên nhiều trang tin không hề có đường kết nối).

Dựa vào các lý luận trên đây mà Vietnamplus xây dựng website như hiện nay, với một số đặc điểm nổi bật như:

- Vị trí ảnh và tin quan trọng nhất của website là đầu tiên, bên trái.

- Tít tin, bài đều rất ngắn gọn; cố gắng sử dụng những từ ngữ ấn tượng. Có thể nói Vietnamplus khá thành công trong việc rút tít tin, bài ngắn gọn và hấp dẫn.

- Tít tin, bài và phần văn bản nội dung tin, bài được trình bày với phông chữ, cỡ chữ hợp lý, dễ nhìn.
** Báo điện tử Dân Trí: tính tương tác là công cụ khảo sát độc giả

Cũng giống như các báo điện tử khác, Dân Trí thường xuyên khảo sát độc giả căn cứ vào những kết quả thống kê hàng ngày, dựa trên các công cụ kỹ thuật sẵn có.

Ông Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập báo Dân Trí nhấn mạnh: Đặc điểm của báo điện tử là có khả năng phản hồi trực tiếp và tương tác hai chiều nhanh nhất, người đọc có thể phát biểu ý kiến tức thời ngay sau khi đọc tin bài và ý kiến này lập tức được chuyển về tòa soạn. Chính nhờ vậy, người làm báo điện tử có cơ hội theo dõi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và chính kiến của bạn đọc để có những điều chỉnh thích hợp. Dân Trí có cả phiên bản báo bằng tiếng Anh mà ông Phạm Huy Hoàn bày tỏ quan điểm cho rằng phiên bản này vô cùng quan trọng, dành cho đối tượng bạn đọc cả ở trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài và cả người nước ngoài. Nhờ tính tương tác của báo điện tử, những ý kiến trao đổi hoặc những video clip được gửi qua thư bạn đọc đang làm sống động và phong phú thêm nền báo chí điện tử của Việt Nam.

Quan điểm của ông Phạm Huy Hoàn là dựa vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam, vừa đẩy mạnh hoạt động từ thiện xã hội, vừa là cách thức thu hút bạn đọc. Ông Phạm Huy Hoàn đưa ra một ví dụ về tính tương tác được phát huy tốt: một bài viết kèm 1 video clip có hình ảnh và tiếng khóc chỉ kéo dài vài giây thể hiện cơn đau của một em bé bị bỏng nặng khi ngã vào thùng nước sôi đang được cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia đã gây xúc động đông đảo bạn đọc trong nước và nước ngoài. Hàng trăm bạn đọc qua báo Dân Trí đã chuyển những lời động viên tới gia đình cháu, cùng góp tiền ủng hộ cháu bé chữa bệnh. Nhờ vậy, cháu bé đã được nhiều người quan tâm, được cứu chữa bằng nguồn thuốc tốt nhất. Cháu đã xuất viện khoẻ mạnh sau đó không lâu.

Một khía cạnh nữa mà ông Hoàn đề cập khi nhấn mạnh về tính tương tác của báo điện tử, là những ý kiến phản hồi, có những ý kiến đồng thuận nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều, không chỉ phản biện mà còn thể hiện quá khích, chống lại nhà nước Việt Nam. Những ý kiến này cần được báo chọn lọc, đăng để thể hiện quan điểm khách quan nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tính định hướng.
** Vietnamnet: Quan tâm đối tượng độc giả trẻ

Đối với Vietnamnet (http://www.vietnamnet.vn/), Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cho biết, rất quan tâm tới đối tượng động giả trẻ. Việc thay đổi giao diện và cải tiến nội dung của Vietnamnet luôn hướng tới mục tiêu thu hút đông đảo đối tượng độc giả trẻ.

“Ngoài những "đặc sản” đã được biết đến như bàn tròn trực tuyến, bảo vệ người tiêu dùng..., chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng nội dung ở các chuyên trang về giải trí, thể thao, dân sinh để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật để các độc giả trẻ và người làm báo có thể tương tác hàng ngày với nhau nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng về nội dung của Vietnamnet”- ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.

Giao diện mới nhất của Vietnamnet (ra mắt ngày 20/7/2010) là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng các giải pháp kỹ thuật và nội dung dựa trên kết quả của khảo sát thói quen, nhu cầu tìm kiếm thông tin và ý kiến phản hồi của độc giả. Giao diện được xây dựng cung cấp tối đa những tiện ích cho độc giả trong việc khai thác và chia sẻ thông tin. Độc giả thuận lợi khi được tiếp cận thông tin theo cách: chỉ một lượng tối thiểu lần nhấp chuột sẽ đọc được một lượng tối đa tin tức.

Vietnamnet là đơn vị thay đổi giao diện khá thường xuyên và có những thời gian ứng dụng giao diện linh hoạt thay đổi theo chủ đề, cũng là một cách tạo ấn tượng mới lạ hấp dẫn độc giả.
** VnExpress.net: Xác định “khách hàng” mục tiêu là khâu vô cùng quan trọng!

Ông Thang Đức Thắng, Tổng Biên tập VnExpress (VnExpress.net) đúc kết tiêu chí dành cho những ai muốn làm một trang báo điện tử thành công: Xác định được khách hàng mục tiêu là một khâu vô cùng quan trọng, và khi đã làm được điều đó thì khả năng thành công là rất lớn.

Theo ông Thắng, làm được điều này, chúng ta sẽ tìm ra cách để thu hút người đọc tiếp tục quay trở lại đọc báo của chúng ta.

Ông Thang Đức Thắng nhấn mạnh một số điểm chính mà VnExpress thực hiện ựa theo nhu cầu độc giả, đó là:



- Tốc độ đưa tin: Trong thời đại thông tin truyền thông hiện nay, ai là người đưa tin đầu tiên, người đó sẽ chiến thắng.

- Cách thức giật tít và đưa tin, thuộc về kỹ năng làm báo. Báo nào cũng phải làm điều này thật tốt mới thu hút được độc giả.

- Văn phong khách quan, không áp đặt, vì người đọc rất thông minh và hiểu biết, họ có quyền bình luận, phán xét. Nhà báo chỉ nên đưa sự kiện, không nêu quan điểm một cách khiên cưỡng.

- Độ tin cậy của thông tin phải được kiểm chứng thật tốt. Không được ỉ thế dựa vào đặc thù kỹ thuật của báo mạng là dễ sửa chữa mà làm mất niềm tin của bạn đọc dành cho tòa soạn. VnExpress có quan điểm: Đã đăng rồi thì không gỡ bỏ xuống.

- Ngày nay, khi có sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thì lượng người đưa tin thậm chí còn nhiều không kém lượng người đọc. “Để giữ vững vị trí trong làng báo điện tử, VnExpress đang huấn luyện cho chính độc giả trở thành những phóng viên” – ông Thang Đức Thắng nói. Thực tế độc giả của VnExpress rất hào hứng được tham gia làm báo và nhờ vậy nội dung thông tin của báo ngày càng phong phú hơn.

- Sự tiện dụng khi truy cập vào trang: Kết cấu trang phải mạch lạc, không rối mắt.  Báo được trình bày có trọng tâm: khi vào trang chủ có thể thấy một bức ảnh lớn hoặc một tít hấp dẫn để người đọc không thể rời mắt và thúc đẩy họ click vào đó để đọc. Hệ thống menu được trình bày ở trên như hiện tại (khác với ban đầu VnExpress trình bày theo kiểu menu dọc- tức là tên các chuyên mục nằm dọc bên trái trang) là để người đọc tiện lựa chọn; sắp xếp công cụ tìm kiếm (search engine) ở phía trên, vị trí dễ nhìn; dùng một Font chữ cố định để giúp người dùng đọc nhanh hơn, đỡ mỏi mắt...


Báo SGGP

Tổng biên tập Trần Thế Tuyển: Báo SGGP xác định đối tượng phục vụ chính là cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân và thừa nhận, đối tượng độc giả còn bó hẹp. Ông cũng cho biết, trong thời gian tới, báo hướng mạnh tới đối tượng là lớp trẻ như các đảng viên trẻ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, công nhân. Bên cạnh việc giữ vững định hướng thông tin, Báo SGGP sẽ tăng cường thông tin dân sinh, thông tin có tính điều tra, phản biện xã hội.


2.3. Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng ở VOVNews

2.3.1. Xác định tầm quan trọng của công tác tìm hiểu đối tượng

Kể từ khi lên mạng (3/2/1999), VOVNews luôn xác định tầm quan trọng của mối quan hệ tương tác với bạn đọc. Những ngày đầu tiên có mặt trên mạng, VOVNews đã nhận được thư của những kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tình cờ tìm thấy website và rất vui mừng (vì lúc đó chưa có nhiều báo điện tử Việt Nam trên mạng Internet). Lúc đó, khảo sát từ địa chỉ IP cho thấy có tới hơn 2/3 lượng người truy cập là người Việt ở nước ngoài. VOVNews đã cử người chuyên trách việc trả lời thư cho độc giả. Những lá thư này đều được soạn cẩn thận với nội dung hỏi thăm họ thông qua những điều họ đã tâm sự (để tạo cảm tình), sau đó là các câu hỏi khảo sát sâu hơn như: Họ ở địa phương nào, vì sao họ biết tới VOVNews, vào VOVNews họ cảm nhận như thế nào, họ thích và không thích chuyên mục gì, họ mong muốn VOVNews cung cấp thêm những thông tin gì có ích cho họ vv…

Nhiều độc giả đã rất cảm động khi nhận được thư của VOVNews, họ không những cung cấp thông tin phản hồi cho VOVNews mà còn tự nguyện “kiểm thính”, báo ngay cho VOVNews mỗi khi phát hiện có lỗi kỹ thuật văn bản hoặc lỗi kỹ thuật. Không những thế, nhiều người đã góp phần quảng bá VOVNews tới bạn bè, người thân.

Một thời gian ngắn sau khi lên mạng, VOVNews đã nghiên cứu và đăng tải những file âm thanh; mà trước tiên là nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam, một âm thanh đặc trưng khiến cho nhiều thính giả, độc giả ở nước ngoài khi lần đầu được nghe lại đã trào nước mắt vì xúc động. Qua thư từ của độc giả, VOVNews xác định được nhu cầu nghe âm thanh của người truy cập, họ muốn nghe lại những bài hát được thu âm từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước; rất quen thuộc với lớp thính giả thời đó của Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời kỳ khi VOVNews còn phát thử nghiệm các file âm thanh ngắn, với chất lượng rất phải chăng do hạn chế về điều kiện kỹ thuật, đã có rất nhiều bạn nghe gửi thư đề nghị: “VOVNews hãy phát chính thức, không cần thử nghiệm nữa…”

Trong các đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ âm thanh và video clip trên VOVNEWS” (2004-2005), “Nghiên cứu đưa sản phẩm âm thanh thương mại lên Internet và ứng dụng vào báo điện tử VOVNews” (2006)… các nhóm nghiên cứu đề tài khoa học của VOVNews cũng tiến hành những thăm dò ý kiến độc giả, thính giả qua mạng. Từ những kết quả thời gian đó cho thấy, đặc điểm của người truy cập đã thay đổi theo thời gian, trong bối cảnh công nghệ thông tin và hạ tầng viễn thông có những bước phát triển to lớn và nhanh chóng. Nếu như trước kia, người nghe có thể hài lòng với chất lượng âm thanh không cao lắm nghe qua mạng, thì hôm nay, họ đòi hỏi chất lượng âm thanh tốt hơn. Số người truy cập từ trong nước tăng lên, chiếm áp đảo so với số người truy cập từ nước ngoài. Trước kia, khi Internet chưa thông dụng, người ta thường truy cập ở cửa hàng dịch vụ hay ở văn phòng làm việc, thì nay, nhiều người truy cập Internet tại gia đình. Thời lượng lướt mạng cũng tăng lên vì phí thuê bao và khai thác rẻ hơn nhiều...

VOVNews cũng làm các cuộc thăm dò ý kiến nhanh qua mạng (quick vote), để từ đó biết được đa số người truy cập nghĩ gì, mong muốn gì hoặc làm gì khi vào website VOVNews.


tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương